Bộ Ngoại giao TQ phủ nhận 'Trung Quốc là nước phát triển'
Đáp lại việc Mỹ thông qua dự luật yêu cầu chấm dứt địa vị nước đang phát triển của Trung Quốc, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân gần đây đã công khai phủ nhận “Trung Quốc là nước phát triển”.Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân gần đây đã công khai phủ nhận “Trung Quốc là nước phát triển”.
Trong cuộc họp báo thường kỳ hôm 12/5, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân đã được hỏi về việc Hạ viện Mỹ thông qua dự luật xác định Trung Quốc không phải là nước đang phát triển. Ông Uông trả lời rằng, "Trung Quốc không đội nổi chiếc mũ mang tên ‘nước phát triển’ này" và tuyên bố rằng "Trung Quốc là một quốc gia đang phát triển".
Vậy tại sao Trung Quốc không muốn trở thành một "nước phát triển"?
Ông Hồ Bình (Hu Ping), Tổng biên tập danh dự của ấn phẩm chính luận hải ngoại Mùa xuân Bắc Kinh (Beijing Spring), nói với Đài Á châu Tự do (RFA) rằng, "Một mặt, (ông Tập Cận Bình) cật lực khoe khoang rằng nền kinh tế Trung Quốc đã có được những bước tiến vĩ đại nhường nào, nói rằng Trung Quốc đã trở nên giàu có hơn, mạnh hơn, và rằng mô hình của Trung Quốc thế này thế kia; nhưng hễ nhắc tới vị thế quốc gia đang phát triển thì Trung Quốc lại một mực phủ nhận (sự phát triển kinh tế của mình), việc này rất khôi hài”.
Ông Lý Hằng Thanh (Li Hengqing) là một nhà kinh tế tại "Viện Thông tin và Chiến lược" – một tổ chức phi chính phủ ở Hoa Kỳ. Ông nói rằng, trên danh nghĩa là một quốc gia đang phát triển, Trung Quốc đã được hưởng rất nhiều phúc lợi trên trường quốc tế trong nhiều thập kỷ, bao gồm cả viện trợ kinh tế và các chính sách ưu đãi, và việc này đã vắt kiệt các nguồn tài nguyên mà lẽ ra phải dành cho các nước đang phát triển theo đúng nghĩa.
Ông Lý phân tích rằng, nhờ sự hỗ trợ của Hoa Kỳ vào đầu thế kỷ này, Trung Quốc đã được Tổ chức Thương Mại Thế giới (WTO) mở cửa chào đón. Tuy nhiên, Trung Quốc không chỉ vơ vét lợi ích trong các tổ chức quốc tế, mà còn thông qua quy chế tối huệ quốc vĩnh viễn để lợi dụng Mỹ. Trung Quốc được hưởng các đãi ngộ đặc biệt như miễn giảm thuế quan… Nhưng Trung Quốc vẫn không thể cải thiện tình hình nhân quyền của chính mình như đã hứa trước đó, điều này đương nhiên làm dấy lên sự bất mãn ở Hoa Kỳ.
Vào cuối tháng Ba năm nay, Hạ viện Hoa Kỳ đã nhất trí thông qua dự luật của lưỡng đảng, theo đó yêu cầu Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ hành động để chấm dứt vị thế hoặc đãi ngộ "nước đang phát triển" của Trung Quốc trong các tổ chức quốc tế. Bởi những đãi ngộ này cho phép Bắc Kinh có được các khoản vay ưu đãi và các lợi ích kinh tế khác.
Dự luật này do Dân biểu đảng Cộng hòa Young Kim và Dân biểu đảng Dân chủ Gerry Connolly cùng đề xuất.
Bà Young Kim chỉ trích việc Trung Quốc lợi dụng vị thế là một quốc gia đang phát triển để xin viện trợ phát triển và các khoản vay từ các tổ chức quốc tế. Song song với đó, nước này lại sử dụng sáng kiến "Vành đai và Con đường" để cung cấp các khoản vay lớn cho các dự án cơ sở hạ tầng ở các nước đang phát triển, khiến các nước này rơi vào bẫy nợ.
Bà Kim còn chỉ ra, Trung Quốc là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, chiếm 18,6% nền kinh tế toàn cầu, chỉ đứng sau Hoa Kỳ; Hoa Kỳ được coi là một quốc gia phát triển thì Trung Quốc cũng phải vậy.
Ông Gerry Connolly nói: “Trong một thời gian dài, Trung Quốc đã lợi dụng vị thế là một quốc gia đang phát triển để đánh lừa hệ thống”.
Ông Lý Nguyên Hoa (Li Yuanhua) nguyên là giáo sư tại Đại học Sư phạm Thủ đô ở Trung Quốc. Trong một cuộc phỏng vấn với The Epoch Times vào ngày 31/3, ông cho biết rằng việc Hoa Kỳ thông qua dự luật này sẽ ngăn chính quyền Trung Quốc lừa gạt các tổ chức quốc tế để có được một số khoản vay hoặc viện trợ thông qua danh nghĩa nước đang phát triển.
-------------------------------
Nước đang phát triển là một quốc gia có bình quân mức sống còn khiêm tốn, có nền tảng công nghiệp chưa được phát triển hoàn toàn và có chỉ số phát triển con người (HDI) cũng như thu nhập bình quân đầu người không cao. Ở các quốc gia này, ngoại trừ nhóm thiểu số (các nước công nghiệp mới) đạt đến được mức khá hoặc cao, phần lớn còn lại có thu nhập bình quân đầu người và chỉ số phát triển con người chỉ ở mức trung bình.
Nước đang phát triển là một quốc gia có bình quân mức sống còn khiêm tốn, có nền tảng công nghiệp chưa được phát triển hoàn toàn và có chỉ số phát triển con người (HDI) cũng như thu nhập bình quân đầu người không cao. Ở các quốc gia này, ngoại trừ nhóm thiểu số (các nước công nghiệp mới) đạt đến được mức khá hoặc cao, phần lớn còn lại có thu nhập bình quân đầu người và chỉ số phát triển con người chỉ ở mức trung bình.
Các quốc gia có sự tiến bộ vượt trội so với các nước đang phát triển nhưng chưa đạt tới trình độ của các nước phát triển được đưa vào nhóm nước mới công nghiệp hóa. Theo tôi TQ đang ở mức này.
Các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới thường được xếp vào 5 nhóm lớn như sau:
1) Các nước công nghiệp phát triển cùng các cường quốc công nghiệp phát triển với kỹ nghệ tiên tiến, thu nhập bình quân đầu người cùng chỉ số phát triển con người luôn duy trì ở mức rất cao: Nhóm G7: Mỹ, Anh, Pháp, Ý, Đức, Nhật Bản, Canada và Liên minh châu Âu (EU). 4 con Rồng kinh tế châu Á: Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Singapore. Khu vực Trung Đông - Vùng Vịnh: Israel, UAE, Qatar, Oman, Bahrain, Kuwait. Đặc khu hành chính Ma Cao (Trung Quốc). Hai nước thuộc Châu Đại Dương: Úc, New Zealand.
2) Các nước mới công nghiệp hóa - đây là nhóm quốc gia đã cơ bản hoàn thành quá trình công nghiệp hóa, xếp sau các nước phát triển nhưng đứng trên các nước nông nghiệp đang phát triển, chỉ số kinh tế - xã hội duy trì ở mức trung bình đến cao bao gồm: các quốc gia thuộc G-20: Argentina, Thổ Nhĩ Kỳ, Nam Phi, México, Nga, Trung Quốc, Brasil, Ả Rập Xê Út, Liban, khu vực Đông Nam Á: Indonesia, Thái Lan, Malaysia, một số ít các nước Đông Âu, Ngoại Kavkaz và hai quốc gia Trung Á phát triển nhất (Kazakhstan và Turkmenistan) thuộc Liên Xô cũ... Khu vực Nam Mỹ: Chile, Uruguay...
3) Các quốc gia đang phát triển với nền kinh tế phát triển ổn định và thuận lợi trong một thời gian dài nhưng vẫn phụ thuộc lớn vào nông nghiệp, tỷ trọng công nghiệp trong cơ cấu nền kinh tế có sự gia tăng nhưng chưa cao, GDP đầu người ở mức trung bình thấp: Việt Nam, phần lớn Nam Á (Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh...), phần lớn Bắc Phi, phần lớn Trung Mỹ, một số nước Nam Mỹ như Colombia, Peru, Ecuador, Bolivia... phần lớn Trung Á (Mông Cổ, Uzbekistan, Kyrgyzstan, Tajikistan) một số ít quốc gia châu Âu từng tham gia Hiệp ước Warsawa...
4) Các quốc gia đang phát triển nhưng có sự phát triển kinh tế không ổn định do các yếu tố quản lý hoặc chính trị, phụ thuộc lớn, bị động vào tài nguyên, nông nghiệp, tỷ trọng công nghiệp ở mức thấp: Phần lớn châu Phi, một số ít quốc gia Trung Mỹ (ngoại trừ Panama, Jamaica và Puerto Rico), khu vực Tây Á: Iran, Iraq, một phần thế giới Ả Rập ngoại trừ các nước Vùng Vịnh, một số nước Đông Nam Á như Lào, Campuchia, Đông Timor, Châu Đại Dương: Papua New Guinea...
5) Các quốc gia kém phát triển nhất cùng các nước có bình quân thu nhập ở mức thấp, đây là nhóm nước có nền kinh tế chậm phát triển nhất trên thế giới do nhiều nguyên nhân khác nhau như xung đột, chiến tranh, nội chiến, tội phạm, chế độ độc tài, lệnh trừng phạt... kéo dài, tự tách biệt, cô lập với phần còn lại của thế giới, đóng cửa nền kinh tế, nền kinh tế suy sụp, thiếu thông tin nghiêm trọng, trình độ công nghiệp lạc hậu... như: Syria, Haiti, Ethiopia, Angola, Yemen, Somalia, Sudan, Myanmar, Afghanistan, Zimbabwe, CHDCND Triều Tiên, Venezuela...
Thuật ngữ "nước đang phát triển" có thể áp dụng cho bất kỳ nhóm nào kể trên ngoại trừ nhóm thứ nhất.
Ngân hàng Thế giới phân loại các nền kinh tế trên thế giới thành bốn nhóm, dựa trên tổng thu nhập quốc dân bình quân đầu người được tính bằng phương pháp Atlas, được thiết lập lại hàng năm vào ngày 1 tháng 7:
các nước có thu nhập thấp (tương tự như các nước kém phát triển nhất)
các nước có thu nhập trung bình thấp
các nước có thu nhập trung bình cao
các nước có thu nhập cao (tương tự như các nước phát triển)
Ba nhóm không có "thu nhập cao" được gọi chung là "các nước có thu nhập thấp và trung bình" (LMICs). Ví dụ: đối với năm tài chính 2022,
- Một quốc gia có thu nhập thấp được xác định là quốc gia có GNI bình quân đầu người dưới 1.045 theo đô la Mỹ hiện tại;
- Quốc gia có thu nhập trung bình thấp là quốc gia có GNI bình quân đầu người từ 1.046 đến 4.095 theo đô la Mỹ hiện tại;
- Quốc gia có thu nhập trung bình cao là quốc gia có GNI bình quân đầu người từ 4.096 đến 12.695 tính theo đô la Mỹ hiện tại và quốc gia có thu nhập cao là quốc gia có GNI bình quân đầu người trên 12.696 tính theo đô la Mỹ hiện tại.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét