Thứ Tư, 24 tháng 5, 2023

Thủ tướng Hungary: Ukraine 'không có cơ hội' thắng Nga

Hoan hô Thủ tướng Hungary Viktor Orban, Ngoại trưởng Hungary Péter Szijjártó và Ban lãnh đạo đất nước Ukraine đã kiên quyết bảo vệ lợi ích của đất nước họ, không ngoan ngoãn vâng lời Mỹ và các nước lớn ở Tây Âu.
Thủ tướng Hungary: Ukraine 'không có cơ hội' thắng Nga
Hôm 23/5, Thủ tướng Hungary Viktor Orban, người thường xuyên bất đồng quan điểm với các đối tác phương Tây về vấn đề Ukraine, đã tuyên bố rằng Ukraine ‘không có cơ hội’ giành chiến thắng trong cuộc xung đột với Nga. Hungary, một thành viên EU và NATO, đã giữ lập trường trung lập về cuộc xung đột đang diễn ra tại Ukraine. Budapest đã từ chối cắt đứt quan hệ với Moscow và phản đối việc mở rộng NATO. Giống như Thổ Nhĩ Kỳ, Hungary vẫn chưa phê chuẩn tư cách thành viên của Thụy Điển trong liên minh quân sự và ông Orban đã bày tỏ những lo ngại cụ thể về triển vọng gia nhập NATO của Ukraine.
Thủ tướng Hungary Viktor Orbán phát biểu trước Bảo tàng Quốc gia Budapest, 15/03/2015. (Ảnh: Attila Kisbenedek/AFP/Getty Images)

1. Ukraine 'không có cơ hội' thắng Nga 

Phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Qatar ở Doha hôm 23/5, nhà lãnh đạo Hungary cho biết Ukraine “không có cơ hội giành chiến thắng trong cuộc chiến này”, và cuộc xung đột bắt đầu từ 15 tháng trước chỉ có thể được giải quyết bằng con đường ngoại giao.


“Nhìn vào thực tế, các con số, bối cảnh xung quanh, việc Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) chưa sẵn sàng gửi quân, rõ ràng là không có chiến thắng nào cho những người Ukraine tội nghiệp trên chiến trường. Đó là quan điểm của tôi”, ông Orban nói, đưa ra một triển vọng ảm đạm mà ít nhà lãnh đạo châu Âu nào công khai đồng ý.

“Cuộc chiến chỉ có thể dừng lại nếu người Nga đạt được thỏa thuận với người Mỹ. Ở châu Âu, chúng tôi không hài lòng với điều này, nhưng đó là lối thoát duy nhất”'.

Tại sự kiện ở Doha hôm 23/5, ông Orban cho biết, nếu Ukraine cần thêm tiền, Ukraine nên tôn trọng Hungary và không trừng phạt các công ty Hungary. Ông nói thêm rằng Budapest “không thuộc cách tiếp cận chủ đạo của châu Âu”.

“Hungary ở một vị trí độc nhất vì cách Ukraine không xa. Hungary có các dân tộc thiểu số sống ở Ukraine và họ là một phần của cuộc chiến. Họ phải nhập ngũ, họ là những người lính trong quân đội Ukraine và nhiều người trong số họ đã hy sinh. Vì vậy, chúng ta đang mất các sinh mạng - và các sinh mạng của người Hungary cũng vậy”, ông nói, ám chỉ người dân tộc Hungary ở Ukraine.

“Trái tim của chúng tôi hướng về người Ukraine. Chúng tôi hiểu bao nhiêu chuyện đã xảy ra. Nhưng tôi đang nói ở đây với tư cách là một chính trị gia và giải pháp là cứu các sinh mạng”, Thủ tướng Hungary nhấn mạnh.

Tuần trước, ông Orban đã phản đối việc Liên minh châu Âu (EU) gửi thêm viện trợ quân sự cho Ukraine sau khi chính quyền của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy liệt Ngân hàng OTP - ngân hàng thương mại lớn nhất của Hungary vào “danh sách đen”.

2. Đức và Hungary khẩu chiến về gói viện trợ cho Ukraine

Theo tờ Politico, trong cuộc gặp của các ngoại trưởng EU tại Brussels (Bỉ) ngày 22/5 về vấn đề viện trợ cho Ukraine, hai nhà ngoại giao Đức và Hungary đã nổ ra tranh cãi về vai trò của một ngân hàng Hungary liên quan đến cuộc xung đột Nga - Ukraine.

Ngân hàng OTP đã trở thành tâm điểm chú ý của các quan chức EU trong những ngày gần đây, khi Hungary từ chối phê duyệt thêm viện trợ quân sự của EU cho Ukraine cho đến khi Kyiv loại OTP khỏi danh sách “các nhà tài trợ chiến tranh”. Các nhà ngoại giao EU cũng nói rằng những bất đồng này đang trì hoãn các biện pháp trừng phạt mới nhằm vào Nga.

Khi Ngoại trưởng Hungary Péter Szijjártó nhắc lại lập trường của mình trong một cuộc họp kín, Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock đã phản ứng. Bà Baerbock đã trích dẫn các thông tin nói rằng OTP công nhận các khu vực Luhansk và Donetsk do Nga sáp nhập và đã mở rộng hạn mức tín dụng cho Moscow.

Hungary đã phủ nhận các cáo buộc, gọi chúng là sai sự thật và nói rằng OTP đã công khai bày tỏ sự ủng hộ đối với Ukraine.

3. Hungary ra ‘tối hậu thư’ về viện trợ cho Ukraine

Hôm 17/5 Ngoại trưởng Hungary đã ra một tối hậu thư cho Kyiv, theo đó Budapest tuyên bố sẽ không ủng hộ việc phân bổ thêm viện trợ của EU cho Ukraine trừ khi Kyiv từ bỏ thái độ “ngày càng thù địch” đối với nước này.

Cảnh báo trên được đưa ra ngay sau khi Hungary vừa chặn một chương trình viện trợ quân sự mới trị giá 500 triệu euro (544 triệu USD) từ Quỹ Hòa bình châu Âu (EPF) cho Ukraine.

Người đứng đầu ngành ngoại giao Hungary giải thích tại một cuộc họp báo vào ngày 17/5 ở Vienna rằng quyết định của Hungary trong việc chặn vòng thứ 8 của gói viện trợ EPF cho Ukraine được thúc đẩy bởi "thái độ ngày càng hiếu chiến của Kyiv đối với nước láng giềng thuộc Liên minh châu Âu".

Ông Szijjarto thẳng thắn bày tỏ: “Công bằng mà nói thì chúng tôi đã chịu đủ rồi”.

“Tôi muốn nói rõ ràng rằng chừng nào Ukraine còn giữ OTP trong danh sách các nhà tài trợ chiến tranh quốc tế, chúng tôi không thể ủng hộ các quyết định đòi hỏi sự hy sinh kinh tế và tài chính mới từ phía Liên minh châu Âu và các quốc gia thành viên. Điều tương tự cũng xảy ra đối với các biện pháp trừng phạt chống lại Nga,” Ngoại trưởng Szijjarto tuyên bố đồng thời nhấn mạnh rằng ngân hàng của họ “không vi phạm bất kỳ luật nào ở Ukraine, không vi phạm bất kỳ luật quốc tế nào, cũng như không vi phạm bất kỳ biện pháp trừng phạt nào”.

Hungary, một thành viên EU và NATO, đã giữ lập trường trung lập về cuộc xung đột đang diễn ra tại Ukraine

Budapest đã từ chối cắt đứt quan hệ với Moscow và phản đối việc mở rộng NATO. Giống như Thổ Nhĩ Kỳ, Hungary vẫn chưa phê chuẩn tư cách thành viên của Thụy Điển trong liên minh quân sự và ông Orban đã bày tỏ những lo ngại cụ thể về triển vọng gia nhập NATO của Ukraine.

Là người theo chủ nghĩa dân túy, chính trị gia 59 tuổi này thường thổi bùng các cuộc tranh luận ở Brussels mỗi khi 27 quốc gia thành viên EU phải đi đến thống nhất quyết định về các biện pháp trừng phạt cứng rắn hơn đối với Nga hay viện trợ tài chính và quân sự nhiều hơn cho Ukraine.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét