Thứ Bảy, 13 tháng 5, 2023

Tượng Phật ngồi trên lưng vua độc nhất Việt Nam..

Chùa Hòe Nhai là một trong những chùa đẹp ở Hà Nội mà các bạn nên đến tham quan. Câu chuyện trong bài này cho chúng ta hai bài học sâu sắc. Một là, khi thấy vua ra sắc lệnh đuổi hết tăng ni lên rừng, ai ngoan cố không rời khỏi kinh thành sẽ bị khép vào trọng tội và đem xử trảm, Thiền sư Chân Dung Tông Diễn đã dâng vua một chiếc hộp nói là ngọc quý, nhưng thực chất bên trong là một tờ sớ ghi lại những điều lợi cho xã hội mà Phật giáo mang lại. Nội dung bên trong chủ yếu nói về việc đời Lý, Trần các vua vì hết sức coi trọng đạo Phật mà quốc gia thịnh trị nên đạo Phật là "một viên ngọc quý của quốc gia”. Đúng quá. Không chỉ đạo Phật, mà mọi ý kiến đóng góp của người dân để làm cho đất nước hưng thịnh cũng nên được coi là những viên ngọc quý cần nâng niu, tôn trọng, tiếp thu chứ đừng coi chúng chỉ là những ý kiến vớ vẩn vô thưởng vô phạt của đám dân đen để khinh thường, bỏ qua. Hai là, sau khi đọc xong, nhà vua chợt bừng tỉnh, lập tức cho mời nhà sư vào triều để cúi mình tạ lỗi, thu hồi lại sắc lệnh cấm Phật giáo, lại cho người tạc bức tượng Phật ngồi lưng vua đặt trong chùa Hòe Nhai để tự răn mình. Bái phục ông vua này quá. Giá các quan lãnh đạo quốc gia ngày nay cũng học được tính khiêm cung, cầu tiến như vua chúa ngày xưa thì đất nước ta sẽ vĩ đại biết bao nhiêu, làm cho các nước lớn như Trung Quốc cũng phải nể trọng, kiêng dè như thế nào. Chỉ buồn là thời nay, khi cầu xin ý kiến của người dân, nhưng một trong bốn ông vua tập thể của đất nước đã tuyên bố xanh rờn: "Ý kiến trái với chủ trương, đường lối của Đảng, trái Hiến pháp thì không tiếp thu, nhưng cần giải trình thuyết phục". Lãnh đạo quốc gia như thế thì đất nước muôn đời không phát triển, vì chủ trương, đường lối của Đảng có phải bao giờ cũng đúng đâu; đất nước hết trải qua khủng hoảng này đến khủng hoảng khác là vì thế, và đã có rất nhiều lần Đảng phải thừa nhận sai lầm, chấp nhận kỷ luật cán bộ lãnh đạo... Nói thêm là ông ta còn là Giáo sư Tiến sĩ, tức là loại nhân sĩ trí thức hàng đầu cả nước, trong khi phát biểu của ông như trên hoàn toàn phản khoa học.
Tượng Phật ngồi trên lưng vua độc nhất Việt Nam..
Chùa Hòe Nhai nằm tại số 19 Hàng Than, Ba Đình, Hà Nội. Nhiều tài liệu cho rằng chùa được xây dựng từ thời nhà Lý (1010 - 1225). Đây là một trong những ngôi chùa lớn nhất kinh đô Thăng Long xưa, nổi tiếng với nhiều tượng cổ, trong đó có pho tượng kép, thể hiện một vị vua quỳ để tượng Phật ngồi trên lưng trong gian chính điện. Vua Lê Hy Tông cho tạc tượng đặt trong chùa Hòe Nhai để bày tỏ sám hối vì đã cư xử sai lầm với đạo Phật.


Tượng Phật ngồi lưng vua hay còn có tên gọi khác là Vua sám hối. Theo các nhà nghiên cứu, nguồn gốc của bức tượng bắt nguồn từ thời vua Lê Hy Tông (1663-1716), vị vua thứ 10 của nhà Lê trung hưng. 

Năm 1678, vua ra sắc lệnh đuổi hết tăng ni lên rừng, ai ngoan cố không rời khỏi kinh thành sẽ bị khép vào trọng tội và đem xử trảm khiến Phật giáo thời kỳ này rơi vào thảm cảnh. 

Thiền sư Chân Dung Tông Diễn, Tổ thứ hai của thiền phái Tào Động Việt Nam, thấy vậy đã dâng lên vua một chiếc hộp nói là ngọc quý, nhưng thực chất bên trong là một tờ sớ ghi lại những điều lợi cho xã hội mà Phật giáo mang lại. Nội dung bên trong chủ yếu nói về việc “đời Lý, Trần các vua vì hết sức coi trọng đạo Phật mà quốc gia thịnh trị, khiến người ta biết ăn uống đúng mực, không sân si, không giết người cướp của, nó như một viên ngọc quý của quốc gia”.



Tương truyền sau khi đọc xong, nhà vua chợt bừng tỉnh, lập tức cho mời nhà sư vào triều để cúi mình tạ lỗi, thu hồi lại sắc lệnh cấm Phật giáo. Vua Lê Hy Tông hứa với thiền sư Tông Diễn rằng, ông sẽ sửa mình và cho người tạc bức tượng Phật ngồi lưng vua đặt trong chùa Hòe Nhai. Đây là pho tượng độc nhất vô nhị trong các tác phẩm điêu khắc của Phật giáo.



Chùa Hoè Nhai nằm trên một khuôn viên rộng khoảng 3.000 m2 gồm 2 tòa bái đường 5 gian, chính điện 3 gian và nhà tổ 7 gian tạo thành hình chữ “Công”. Sân chùa có 3 ngọn tháp cao ba tầng, ngọn tháp Ấn Quang mới được dựng năm 1963 để kỷ niệm ngày Hòa Thượng Thích Quảng Đức tự thiêu phản đối chế độ Ngô Đình Diệm đàn áp Phật giáo.



Sáu lớp tượng Phật tại khu chính điện. Ở gian ngoài còn có tượng hộ pháp, Ngọc Hoàng cùng Nam Tào, Bắc Đẩu… như thường thấy ở các chùa Việt.



Hệ thống tượng Phật ở đây được giới khảo cổ gia ghi nhận là đa dạng về chất liệu như gỗ quý, đất nện, đồng hun.



Bên cạnh pho tượng kép nổi tiếng, trong chùa còn lưu giữ nhiều pho tượng cổ độc đáo khác như tượng Thích Ca sơ sinh, bộ tượng Dược Sư tam tôn cổ nhất Việt Nam, Hoa Nghiêm tam thánh…



Trong chùa còn có 28 văn bia, cổ nhất là tấm bia có niên đại từ năm 1703. Nội dung trong tấm bia nhắc tới vị trí chùa Hòe Nhai ngày trước, giúp các nhà khảo cổ xác định được địa điểm chiến thắng của nhà Trần trước quân Nguyên, giải phóng kinh thành.

Theo wiki, Chùa Hoè Nhai tên chữ là Hồng Phúc tự ở số 19 phố Hàng Than, phường Nguyễn Trung Trựcquận Ba ĐìnhHà Nội. Đây là ngôi chùa cổ, tương truyền có từ đời nhà Lý.

Theo văn bia năm Chính Hòa thứ 24 (1703) đời vua Lê Hy Tông (1676 - 1705) do Tiến sĩ Hồ Tông Mục soạn ghi "chùa xây tại Hòe Nhai tại bến Đông Bộ Đầu". Văn Bia còn có đoạn miêu tả vị thế chùa như sau:

"Hồng Phúc ở Hà Thành

Núi Nùng như vạt áo

Sông Nhị như giải lưng

Hồ Trúc Bạch chắn ngang

Dòng Tô Lịch vòng lại

Đây thực là chốn Tùng Lâm lâu đời của đất Thăng Long..."

Chùa Hòe Nhai trải qua nhiều lần sửa chữa lớn khá thường xuyên vào các năm 1699, 1703, 1812, 1894, 1920, 1946, 2010. Phạm vi chùa trước kia khá lớn, sang thời Pháp thuộc bị thu lại như hiện nay.

Chùa này là chốn đại tổ đình của Phật giáo miền Bắc nói riêng và Việt Nam nói chung từ thế kỷ 17, có đến 2 vị quốc sư, 3 vị Tăng Thống, 2 Pháp chủ xuất thân và trụ trì ở đây – là một điều vô cùng hiếm gặp ở các chùa Việt nam:

  • Đạo Nam Quốc Sư, Thông Giác Thủy Nguyệt Thiền Sư, Sơ Tổ Tông Tào Động Việt Nam.
  • Đại Tuệ Quốc Sư, Chân Dung Tông Diễn Thiền sư, Nhị tổ Tông Tào Động Việt Nam.
  • Tăng Thống Tịnh Giác Từ Sơn Hành Nhất Thiền Sư.
  • Tăng Thống Hải Điện Mật Đa Thiền Sư.
  • Tăng Thống Khoan Dực Phổ Chiếu Thiền Sư.
  • Thiền gia pháp chủ Thích Thanh Hanh Đại Lão Hòa Thượng (1840 – 1936), đây là ngôi chùa ngài xuất gia năm 10 tuổi với sư tổ họ Nguyễn ở đây.
  • Pháp Chủ Thích Đức Nhuận Đại Lão hòa thượng (1897 – 1993) trụ trì chùa giai đoạn 1980 – 1993.
Chùa được xây dựng theo kiểu chữ công trên diện tích khoảng 3000 m2 gồm 2 tòa bái đường 5 gian, chính điện 3 gian, nhà tổ 7 gian. Phía trước là chính điện, phía sau là nhà tổ và tăng phòng, xung quanh là hành lang. Thượng điện còn giữ được nhiều bức chạm hình tứ linh và các cửa võng sơn son thếp vàng. Chùa có nhiều tượng Phật được bày làm 6 lớp. Tổng số tượng ở chùa Hòe Nhai gồm 68 pho, được làm bằng nhiều chất liệu khác nhau như đồng hun, gỗ quý, đất nện, được sơn son thếp vàng. Chùa có một quả chuông mang niên hiệu Long Đức 3 (1734). Sân chùa có hai ngọn tháp cao 3 tầng. Trong chùa còn có đến 28 tấm bia, cổ hơn cả là bia dựng năm Chính Hoà 24 (1703) ghi rõ vị trí chùa ở phường Hoè Nhai, tại Đông Bộ Đầu tức Bến Đông. Chính nhờ bia này mà giới sử học ngày nay xác định được vị trí trận chiến thắng ngày 29 tháng 1 năm 1258 của quân nhà Trần mà sử chép là chiến thắng Đông Bộ Đầu, đuổi quân Nguyên, giải phóng kinh thành có vị trí ở khu vực gần chùa Hoè Nhai ngày nay.


Trong chùa có nhiều tượng cổ, cổ nhất là tượng Cửu Long (Thích Ca sơ sinh). Đặc sắc nhất pho tượng kép hình một vị vua quỳ để tượng Phật trên lưng. Tương truyền sau khi vua Lê Hy Tông đuổi nhiều hòa thượng lên núi, sư Tông Diễn (Tổ Cua) đã thức tỉnh vua, nên vua Lê Hy Tông cho làm pho tượng này thể hiện sự sám hối của mình.

Chùa còn bộ Tượng Dược Sư tam tôn (Dược Sư Phật, Nhật Quang Bồ tát, Nguyệt Quang bồ tát) cổ nhất VN, cùng với một bộ Hoa Nghiêm Tam thánh, các tượng Phật, Bồ tát này đặc biệt nhất Việt Nam vì tạo hình đầu trọc như 1 vị sư chứ không có tóc bụt ốc,...

Chùa Hòe Nhai là "chốn tổ" của phái Tào Động, một trong hai phái lớn của Phật giáo ở miền Bắc Việt Nam.

Di vật quý:

  • Khánh Đồng: cao 1m, rộng 1.5m, đúc năm giáp Dần niên hiệu Long Đức thứ 3 (1734) đời Lê Thuần Tông
  • Trống Đồng: đúc vào niên hiệu Tự Đức (1848 – 1883) nhà Nguyễn
  • 28 Tấm bia đá, cổ nhất là bia Chính Hòa thứ 24 (1703)
  • Tháp Ấn Quang xây năm 1963 thờ Hòa thượng Thích Quảng Đức, người đã vị pháp vong thân


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét