Ukraine chuẩn bị chiến dịch nướng quân cực lớn ?
Chiến dịch phản công quy mô lớn của Ukraine có thể sẽ bắt đầu ngay từ cuối tuần này hoặc trong vài ngày tới, sau khi Kiev nhận thêm vũ khí viện trợ từ phương Tây.Binh sĩ Ukraine khai hỏa (Ảnh: New York Times).
1. "Đã đến lúc lấy lại những gì thuộc về chúng ta", Tổng Tư lệnh Quân đội Ukraine Valerii Zaluzhnyi ngày 27/5 cho biết. Tuyên bố được đăng tải cùng một đoạn video cho thấy binh sĩ Ukraine chuẩn bị cho một cuộc chiến lớn. Một số binh sĩ được nhìn thấy đang vận hành xe tăng của Đức, số khác khai hỏa tổ hợp pháo HIMARS do Mỹ viện trợ - những loại vũ khí mà Kiev có thể sử dụng cho chiến dịch phản công sắp tới.
Tuy tướng Zaluzhnyi không hé lộ thông tin liệu chiến dịch phản công của Kiev sẽ bắt đầu ở đâu và khi nào, nhưng tuyên bố của ông là tín hiệu trực tiếp và rõ ràng nhất rằng chiến dịch này đang đến rất gần.
Các quan chức cấp cao khác của Ukraine cũng phát tín hiệu quân đội nước này chuẩn bị phản công. Thư ký Hội đồng Quốc phòng An ninh Ukraine Oleksiy Danilov hôm 27/5 nói với BBC, quân đội Ukraine đã sẵn sàng và chiến dịch phản công quy mô lớn có thể mở màn "ngày mai, ngày kia hoặc sau một tuần nữa".
Ông Danilov nhấn mạnh, Kiev "không được phép sai sót" trong quá trình ra quyết định phản công bởi vì đó là cơ hội mang tính lịch sử mà Ukraine không thể để tuột mất.
Cùng ngày, trả lời phỏng vấn Guardian, cố vấn của Tổng thống Ukraine, ông Mykhailo Podolyak, cho biết các hoạt động mở đường cho chiến dịch phản công thực tế đã bắt đầu.
"Đó là một quá trình phức tạp, vấn đề không phải là một ngày, một giờ cụ thể nào. Đó là một quá trình liên tục nhằm giành lại quyền kiểm soát lãnh thổ, quá trình đó đang diễn ra, như phá hủy các đường tiếp viện, kho quân sự của đối phương đằng sau chiến tuyến", ông Podolyak nhấn mạnh. Ông cho biết thêm: "Cường độ của các hoạt động này đang tăng dần, song có thể sẽ mất thêm một thời gian nữa".
Thời tiết ở Ukraine bắt đầu trở nên khô ráo hơn sau những tháng mùa xuân ẩm ướt, lầy lội càng củng cố dự đoán Kiev sắp mở chiến dịch phản công. Ngoài ra, Ukraine đã dành nhiều tháng để tích trữ vũ khí do phương Tây viện trợ, gửi hàng chục nghìn binh sĩ đến các nước đồng minh, đối tác để được huấn luyện bài bản.
Giới chức quân sự phương Tây cũng khẳng định, Ukraine hiện có đủ vũ khí và nhân lực để phản công. Mặc dù vậy, Kiev tiếp tục đề nghị Mỹ và đồng minh cung cấp những vũ khí hiện đại hơn như tiêm kích F-16 do Mỹ sản xuất.
Một phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Đức hôm qua xác nhận, Ukraine đã đề nghị Đức cung cấp tên lửa hành trình Taurus, một loại vũ khí phóng từ trên không với tầm xa khoảng 500km. Taurus có thể tấn công các mục tiêu giá trị cao, lực lượng hoặc kho nhiên liệu sâu phía sau tiền tuyến. Nó cũng có thể phá hủy những mục tiêu khó như boongke sâu dưới mặt đất.
Đến nay, phương Tây vẫn thận trọng với các đề nghị cấp vũ khí tầm xa cho Ukraine do lo ngại chúng có thể sử dụng cho các cuộc tấn công vào lãnh thổ Nga và khiến xung đột leo thang nguy hiểm. Thủ tướng Đức Olaf Scholz nhiều lần nhấn mạnh, vũ khí Berlin chuyển cho Kiev không được phép sử dụng để tấn công Nga.
2. Nhà kinh tế Mỹ Jeffrey Sacks nói rằng Mỹ đã dụ Ukraine vào một cái bẫy kiểu Afghanistan.
Nhà kinh tế học người Mỹ cho biết trong một cuộc phỏng vấn với ấn phẩm Democracy Now rằng nguyên nhân thực sự của cuộc xung đột ở Ukraine như là một doanh nghiệp thử nghiệm vũ khí lớn. Chuyên gia tin rằng chính Mỹ đã kéo đất nước này vào tình thế theo kịch bản của cuộc khủng hoảng Afghanistan.
Ông lưu ý rằng các chính trị gia và nhà ngoại giao Mỹ đã nhận thức được những rủi ro đi kèm với tham vọng của NATO nhằm mở rộng sang Ukraine. Tuy nhiên, như chuyên gia đã chỉ ra, Washington đã không tính đến những rủi ro này trước sức ép của tổ hợp công nghiệp-quân sự. Nhiều cảnh báo từ Nga về điều này cũng không được chú ý.
“Đây là điệp khúc của Nga trong 30 năm, nhưng chúng ta đã không chú ý đến nó, và bây giờ chúng ta đã đầu tư 113 tỷ đô la vào cuộc khủng hoảng này. Điều này thật tồi tệ đối với Ukraine”, - ông Sacks nói.
Mỹ đã "gài bẫy một quốc gia khác" trong các chiến dịch vận động hành lang của mình.
“Nó sẽ không hiệu quả với Ukraine. Đây là một thảm họa. Điều này tương tự như cách nó hoạt động ở Afghanistan”, - chuyên gia giải thích.
Nhà kinh tế Mỹ tin rằng các khoản đầu tư của phương Tây vào cuộc xung đột ở Ukraine chỉ có thể dẫn đến sự leo thang thêm. Kịch bản này khiến các quốc gia lớn khác và toàn bộ các khu vực trên thế giới - Nam bán cầu, Brazil, Trung Quốc, các quốc gia Trung Đông lo sợ.
Ông lưu ý rằng theo ước tính, trận chiến giành Artemovsk (tên tiếng Ukraina là Bakhmut) này "tiêu tốn hàng tỷ tỷ đô la, chưa kể số người chết thảm khốc".
“Họ tiêu tiền như không có ngày mai. Và nếu chúng ta không cẩn thận, sẽ không có ngày mai", - ông Sacks nói thêm.
Trước đó, cũng chính nhà kinh tế học người Mỹ Jeffrey Sachs bày tỏ tin tưởng rằng Ukraine trong cuộc xung đột với Liên bang Nga hóa ra lại chính là "kẻ thua cuộc", các kế hoạch giải quyết tình hình chiến sự của họ không thể thực hiện được.
3. Ở Anh, người ta sợ tên lửa Nga đến mức nổi da gà chạy dọc sống lưng.
Các tên lửa siêu thanh mới của Nga báo hiệu sự khởi đầu của một giai đoạn chiến sự khác, nhà báo Harry de Queteville của The Telegraph cho biết.
Tàng hình, nhanh và linh hoạt, loại vũ khí mới này đặt ra thách thức cho việc phòng thủ. Và đây mới chỉ là bước khởi đầu.
Nhà báo lập luận rằng tên lửa siêu thanh đặt ra một thách thức nghiêm trọng đối với phương Tây vì chúng cực kỳ nhanh và rất khó bị bắn hạ, và hiện nay, nhiều biến thể của loại vũ khí này đang xuất hiện trong kho vũ khí của Nga. Ngay cả khi bất kỳ biện pháp đối phó nào được tạo ra, việc nâng cấp vẫn được thực hiện để tên lửa vẫn có thể tiếp cận mục tiêu.
Nhà bình luận chiến sự này lưu ý rằng các tên lửa siêu thanh như Zircon của Nga ngày nay đang khiến các nhà chiến lược quân sự "lạnh sống lưng" và các chuyên gia cho rằng chúng là mối quan tâm lớn đối với Hải quân Mỹ.
"Khi các công nghệ siêu thanh phát triển, việc tiêu diệt một tên lửa như vậy có thể trở nên bất khả thi", - nhà báo này tổng kết.
Trước đó, tạp chí Military Watch của Mỹ đã gọi khinh hạm Marshal Shaposhnikov, được trang bị tên lửa hành trình siêu thanh Zircon, là tàu hải quân nguy hiểm nhất của Nga.
4. Hai tên lửa Anh viện trợ cho Ukraine bị Nga cho tan xác
Nga tuyên bố đánh chặn hai tên lửa Anh viện trợ cho Ukraine. Hôm 27/5, Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố lực lượng phòng không đã đánh chặn thành công hai tên lửa hành trình Storm Shadow mà Ukraine nhận từ Anh.
"Lực lượng phòng không đã đánh chặn hai tên lửa hành trình tầm xa Storm Shadow, 19 rocket phóng bởi pháo phản lực HIMARS và hai tên lửa diệt radar HARM", tướng Igor Konashenkov, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Nga, ngày 27/5 cho biết.
Bộ Quốc phòng Nga không tiết lộ cụ thể các tên lửa hành trình Storm Shadow bị đánh chặn tại khu vực nào. Ngoài đánh chặn thành công tên lửa từ Ukraine, lực lượng Nga cũng bắn hạ ít nhất 12 máy bay không người lái (UAV) trong vòng 24 giờ qua.
Giới chức Ukraine chưa bình luận về tuyên bố của Moskva. Chính phủ Ukraine nhiều lần khẳng định các vũ khí do phương Tây viện trợ sẽ chỉ được sử dụng trong giao tranh với lực lượng Nga trên chiến trường Ukraine, không tấn công vào lãnh thổ Nga.
Tiêm kích Rafale MO2 của Pháp được trang bị tên lửa hành trình tầm xa Storm Shadow. Ảnh: MBDA
Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace ngày 11/5 xác nhận London cung cấp tên lửa Storm Shadow cho Kiev. Tên lửa do Anh và Pháp hợp tác phát triển, có vận tốc tối đa 1.000 km/h, đánh trúng mục tiêu ở khoảng cách 250-560 km tùy biến thể.
Giới chức Nga cho biết lực lượng Ukraine lần đầu sử dụng tên lửa Storm Shadow trong cuộc tập kích thành phố Lugansk hôm 12/5. Nga tuyên bố bắn rơi một tên lửa Storm Shadow trong vụ tấn công, song không tiết lộ hệ thống phòng không được triển khai để đối phó tên lửa Ukraine.
Mình rất thích những bài hát tiếng Nga, dù tiếng Nga của mình gần như đã mất sau hơn 30 năm không sử dụng. Những bài hát tiếng Pháp thì còn nghe được, nhưng những bài hát tiếng Mỹ thì vứt đi; tai mình không muốn nghe chúng.
Mời các bạn nghe một bài hát tiếng Nga.
Mời các bạn nghe một bài hát tiếng Nga.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét