Thứ Bảy, 27 tháng 5, 2023

Nga sẽ giáng đòn phủ đầu vào Ukraine nếu phương Tây...

Nga sẽ giáng đòn phủ đầu vào Ukraine nếu phương Tây cung cấp vũ khí hạt nhân cho Ukraine
Theo Pravda, Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev nói với các phóng viên rằng phương Tây không nhận ra rằng Nga sẽ phải giáng một đòn phủ đầu vào Ukraine nếu phương Tây cung cấp vũ khí hạt nhân cho Ukraine.
Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev. Ảnh AP

1. Nga sẽ phải giáng một đòn phủ đầu vào Ukraine

"Có những quy luật chiến tranh không thể đảo ngược. Nếu liên quan đến vũ khí hạt nhân, chúng ta sẽ phải giáng một đòn phủ đầu", ông Medvedev nói.

Ông Medvedev cho biết các quốc gia NATO không nhận thức đầy đủ khả năng xảy ra một kết quả như vậy và nói thêm rằng sự phát triển như vậy có thể xảy ra trong một số điều kiện nhất định.

Ông Medvedev trước đó cho rằng cuộc xung đột ở Ukraine có thể leo thang thành một cuộc chiến tranh thế giới khác. Nếu các khu vực phía tây Ukraine nằm dưới sự kiểm soát của EU và các khu vực phía đông - dưới sự kiểm soát của Nga, thì phần còn lại của quốc gia này sẽ bày tỏ mong muốn gia nhập EU và NATO. Ông Medvedev cho rằng trong hoàn cảnh như vậy, nguy cơ nổ ra chiến tranh thế giới thứ ba sẽ tăng lên đáng kể.

Ryabkov: Nga không có ý định sử dụng vũ khí hạt nhân ở Ukraine

Trong khi đó, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Ryabkov cho biết các nước không thân thiện vẫn tiếp tục đồn đoán về chủ đề sử dụng vũ khí hạt nhân ở Ukraine. Tuy nhiên, Moscow không có ý định sử dụng vũ khí hạt nhân ở Ukraine, ông nói.

"Không có thay đổi nào trong cách tiếp cận của chúng tôi đối với vấn đề phức tạp và đáng lo ngại này đối với nhiều người," ông Ryabkov nói, TASS đưa tin.


2. Ông Dmitry Medvedev về số phận Ukraine. Theo chính trị gia hàng đầu nước Nga, một trong ba lựa chọn đang chờ Ukraina:

Phương án 1. Các khu vực phía tây của Ukraine sẽ nằm dưới sự kiểm soát của một số quốc gia EU với sự nuốt chừng sau đó những vùng đất này bởi các quốc gia nhận.

Phương án 2. Ukraina hoàn toàn biến mất sau khi hoàn thành CDQSDB trong quá trình phân chia giữa Nga và một số nước EU.

Phương án 3. Điều tương tự cũng xảy ra như trong trường hợp đầu tiên, nhưng với dấu hiệu ngược lại. Vùng đất phía Tây Ukraina gia nhập một số nước EU. Người dân miền trung và một số vùng vô chủ khác của Ukraine trong khuôn khổ của điều 1 của Hiến chương Liên Hợp Quốc ngay lập tức tuyên bố quyền tự quyết của mình bằng cách gia nhập Liên bang Nga. Yêu cầu này sẽ được chấp thuận, và cuộc xung đột kết thúc với đủ sự đảm bảo về việc nó sẽ không tái diễn trong thời gian dài.

Dmitry Medvedev không xem xét các lựa chọn khác.


3. ĐỂ HIỂU ĐƯỢC CHÍNH XÁC NHỮNG GÌ ĐANG DIỄN RA Ở UCRAINE VÀ BẢN CHẤT CỦA CUỘC CHIẾN NGA -UCRAINE HÃY NGHE CỰU CỐ VẤN AN NINH CỦA TỔNG THỐNG MỸ, MỘT CHÍNH KHÁCH HÀNG ĐẦU CỦA HOA KỲ, MỘT CHIẾN LƯỢC GIA BẬC NHẤT CỦA NƯỚC MỸ, NGÀI HENRY KISSINGER:

MOSCOW, 27/05/2023- RIA NEWS - Cựu cố vấn an ninh Hoa Kỳ, ông Henry Kissinger đã tuyên bố rằng nỗ lực biến Ucraina trở thành thành viên NATO là một sai lầm nghiêm trọng của Mỹ và các đồng minh phương Tây, và đó chính là nguyên nhân dẫn đến cuộc chiến Nga -Ucraine.

"Tôi nghĩ rằng đề nghị kết nạp Ucraine vào khối NATO là một sai lầm nghiêm trọng đã dẫn đến cuộc chiến tranh giữa Nga và Ucraine", ông Henry Kissinger tuyên bố khi trả lời phỏng vấn tờ THE WALL STREET JOURNAL.

Theo tờ báo, ông Henry Kissinger nhận xét rằng suốt chiều dài lịch sử hàng trăm năm, nước Nga luôn lựa chọn vị thế hai mặt trong mối quan hệ với châu Âu. Theo ông, Moscow luôn quan tâm tới sự phát triển quan hệ tốt với châu Âu, nhưng bên cạnh đó vẫn luôn quan ngại những mối đe dọa có thể xảy ra từ người hàng xóm.

4. Người phát ngôn điện Kremlin Dmitry Peskov nhận định:

Giới lãnh đạo Ukraine một lần nữa thể hiện bản chất "khủng bố" khi đe dọa ám sát Tổng thống Putin, đồng thời đảm bảo rằng nhà lãnh đạo Nga đang được bảo vệ tốt.
“Một chính quyền khủng bố nói về những tham vọng khủng bố của mình", ông Peskov nhận định trên Rossiya 24 ngày 25/5.

Bình luận trên của Người phát ngôn 
điện Kremlin được đưa ra sau khi phó lãnh đạo Tổng cục Tình báo quốc phòng Ukraine (GUR) Vadim Skibitsky nhận định với hãng tin Die Welt của Đức ngày 24/5 rằng Tổng thống Putin nằm trong danh sách tấn công của cơ quan này.

Ông Peskov cho rằng, những bình luận trên cho thấy chiến dịch quân sự của Nga trở nên "hợp lý và cần thiết hơn cũng như phải được hoàn thành".

Khi được hỏi liệu an ninh của Tổng thống Putin có được tăng cường hay không sau đe dọa từ Kiev, ông Peskov đã trả lời rằng: "Hãy tin tôi, các cơ quan an ninh của chúng ta biết công việc của họ và những gì họ đang làm".

Trong một cuộc trả lời phỏng vấn, ông Skibitsky cho rằng Tổng thống Putin "đã nhận thấy chúng tôi ngày càng tiến gần ông ấy", song cũng thừa nhận rằng cho đến nay các đặc vụ của Ukraine vẫn chưa thể tiếp cận nhà lãnh đạo Nga. 

Quan chức tình báo Ukraine cũng cho biết GUR đang cố gắng ám sát người đứng đầu công ty quân sự tư nhân Wagner Evgeny Prighozhin, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergey Shoigu và Tổng tham mưu trưởng Lực lượng vũ trang Nga Valery Gerasimov.

Hồi đầu tháng 5, hai UAV nhỏ đã bị hệ thống phòng không Nga vô hiệu hóa khi cố gắng tấn công nơi ở của Tổng thống Putin tại Moscow. Nhà lãnh đạo Nga không ở đó vào thời điểm vụ tấn công xảy ra và không ai bị thương. Mặc dù các nhà chức trách Ukraine phủ nhận liên quan đến vụ việc song Moscow đã gọi vụ việc trên là "hành động khủng bố được lên kế hoạch từ trước" và là nỗ lực ám sát Tổng thống Nga.

Điện Kremlin tuyên bố Nga sẽ đáp trả vụ tấn công "bất kỳ ở đâu và bất kỳ thời điểm nào khi cần thiết", trong khi nghị sĩ cấp cao Nga Vyacheslav Volodin kêu gọi sử dụng "các vũ khí có thể ngăn chặn và phá hủy chính quyền Kiev".

5. Độc lạ Ukraine

Đang yên đang lành', Kiev tước danh hiệu Công dân danh dự của cố Tổng Bí thư Trường Chinh. Theo quyết định mới đây của Hội đồng thành phố Kiev, cố Tổng bí thư Trường Chinh, người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam trong những năm 1980, đã bị tước danh hiệu "Công dân danh dự thành phố Kiev".

Trong danh sách này, còn có Leonid Brezhnev, Tổng bí thư thứ ba của Đảng Cộng sản Liên Xô cùng nhiều cựu lãnh đạo Đảng và nhà nước Liên Xô khác như Alexey Epishev, Vitaly Masol, Kirill Moskalenko, Alexey Fedorov.

Danh hiệu "Công dân danh dự thành phố Kiev" được trao cho công dân Ukraina, người nước ngoài có đóng góp quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa của thành phố của Kiev, giúp đang dạng hoá di sản văn hóa tinh thần; có thành tích xuất sắc trong sự nghiệp phát triển khoa học, giáo dục, văn hóa, nghệ thuật, y tế, thể thao, kinh doanh và các lĩnh vực khác, góp phần củng cố vị thế trong và ngoài nước của thủ đô Kiev.

Đáng chú ý, trước đó, Quyết định của Hội đồng thành phố Kiev ngày 1/6/2000 đã nêu rõ danh hiệu “Công dân danh dự thành phố Kiev" được trao cho cá nhân đủ tiêu chuẩn theo quyết định của Hội đồng thành phố và có giá trị trọn đời.

6. "Chúng tôi không để họ sai khiến ý muốn của họ đối với chúng tôi": Ngoại trưởng Hungary tuyên bố cứng rắn chống phương Tây tại một cuộc mít tinh ở Serbia.

“Cả hai quốc gia chúng ta đang đối mặt với các vấn đề và cả hai đều đang bị tấn công không ngừng bởi dòng chính trị quốc tế. Nhưng tại sao họ lại tấn công chúng ta? Bởi vì người Hungary và người Serb đang bảo vệ lợi ích quốc gia của mình. Bởi vì chúng ta có những nhà lãnh đạo mạnh mẽ. Họ tấn công chúng ta vì chúng ta muốn hòa bình ở Ukraine và không góp phần vào sự leo thang. Họ tấn công chúng tôi vì chúng tôi cam kết với các giá trị gia đình và không cho phép họ ra lệnh cho chúng tôi", Peter Szijjártó nói.

5. NGÒI NỔ CUỘC CHIẾN UKRAINA

Từ xa xưa tới nay, nước Ukraina chưa khi nào là một quốc gia thống nhất, mà đều có xu hướng phân làm 3 cực: phía Đông gốc Nga, thân Nga; phía Tây gốc Do Thái, thân Italy, ở giữa trung hoà, theo chính thể đương nhiệm.

Thực chất thế sự ở Ukraina là cuộc đối đầu giữa MỸ & NGA. Vậy bản chất của thế sự tại đây là gì:

- 1991 Liên Xô tan rã, Nga như con thú trúng đạn co mình, ở thế yếu & bị động muốn yên thân, không đe doạ châu Âu, Mỹ.

- Nhưng cây muốn lặng, gió chẳng đừng, Mỹ & NATO luôn dồn ép, thu hẹp không gian chiến lược tạo nguy cơ với an ninh quốc gia của Nga - 5 lần mở rộng NATO về phương Đông, áp sát biên giới Nga và đang có kế hoạch kết nạp tiếp một số nước sát nách Nga (trong đó có Ukraina).

Mà tầm bắn của tên lửa siêu thanh đặt ở đó thì Nga không thể nào chống đỡ nổi.

Bản chất đối đầu này khởi xướng là Mỹ, muốn dồn ép Nga đến tận cùng suy yếu. Nga thì đã kiếm đường hòa bình với châu Âu.

Ngày 27/5/1997 tại Paris, Nga & NATO ký thỏa thuận tương trợ hòa bình ổn định, hiệp ước đưa Nga & châu Âu trở nên bạn bè láng giềng.

Thế nhưng vừa ký xong, NATO lại nhiều lần trở mặt:

- 1999: NATO xâm lược Nam Tư.
- 2002 vừa ký kết tại Roma, Mỹ rút khỏi Hiệp ước vũ khí tiến công chiến lược.
- 2003 Mỹ tấn công I-rắc.
- 2010 Mỹ xâm lược Libi.
- 2018: Mỹ rút khỏi Hiệp ước tên lửa tầm trung.
- 2019: Mỹ rút khỏi Hiệp ước vùng trời mở.

Mỹ muốn ép và tìm mọi cách làm Nga suy yếu. Nga đã nhân nhượng nhiều trên chính trường như Triều Tiên, Cuba, Iran, Nam Phi...

Có các thế lực nhóm mồi lửa chiến tranh ở Ukraina hiện nay:

- Các tập đoàn tài chính tổ hợp quân sự phổ uôn ở Mỹ, họ cần tạo ra sự căng thẳng, xung đột để bán vũ khí (cái này có cả việc nằm ngoài tầm tay của TT Joe Biden), chỉ vụ này Mỹ vừa bán cho Ba Lan đã 6 tỷ đôla vũ khí, cả 30 nước chắc là rất lớn (đây mới thực sự bản chất của bản chất vấn đề xung đột).

- Kẻ châm mồi lửa cuộc chiến này chính là TT Zelensky. Lên làm TT mà đưa đất nước đến muôn vàn khó khăn, 3 năm chưa thực hiện được lời hứa nào. Nhằm gây chú ý, lấy lòng và lôi kéo Mỹ, châu Âu hỗ trợ, Zelensky tạo xung đột vùng Donbass.

- Năm 2021, tổ chức pháo kích dữ dội hàng ngàn đạn pháo cỡ lớn vào vùng ly khai, gây ra hàng trăm vụ vi phạm hiệp ước Minsk (ký giữa Nga- Ukraina). Sự thật, mấy tháng rồi Mỹ & phương Tây đã ném cho ông ta hơn 3 tỷ đôla (đúng ý đồ của ông ta & NATO, nhưng tính chất phản bội lại anh em Nga).

Nga cực chẳng đã, phải tìm cách dập tắt ngòi lửa thế trận, chính là phải thay Zelensky và bộ máy chính quyền đương nhiệm để “Sắp xếp lại trật tự khu vực" này. Vì nếu để tiếp diễn, sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến An ninh quốc gia Nga.

Nga đổi trục: tháng 2/2022 tại Thế vận hội mùa đông Bắc Kinh mới đây, Nga đã ký kết đối tác chiến lược không hạn chế với Trung Quốc, sẵn sàng làm đồng minh lực lượng lớn này hợp tác có thể xoay trục thế giới.

Ngày 24/2/2-22, chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine bắt đầu.

7. T
hời cơ làm suy tàn chủ nghĩa bá quyền đế quốc đã xuất hiện

Có một bài báo phương Tây với tựa đề “Các ngành công nghiệp của EU đang dính đòn của chính mình”. Theo hãng tin Anh Reuters, các nhà máy lọc dầu tại lục địa già đã mất lợi nhuận đáng kể, vì châu Á – nơi gần như chuyển hoàn toàn sang nhiên liệu thô của Nga, rồi từ đó lại xuất sang châu Âu. Điều đó khiến cho lợi nhuận của nhà máy lọc dầu châu Âu đối với nhiên liệu diesel đã giảm xuống còn 13 USD/thùng, mức thấp nhất kể từ tháng 2 năm 2022, theo Reuters. Đồng thời, lợi nhuận từ việc xử lý dầu Brent Biển Bắc chuẩn đã giảm 71% xuống còn 3,56 USD/thùng trong tháng Tư.

Vì đâu nên nỗi? Chẳng qua là vì cấm vận, đòi trừng phạt rồi tẩy chay nguồn nhiên liệu giá rẻ của Nga. Để rồi nghe theo quan thầy nhắm mắt mua của Mỹ. “Mình làm mình chịu, kêu mà ai thương !”.

Dự rằng, cái CDQSĐB mà Nga đang tiến hành ở Ukraine sẽ là sự kiện “khai mạc” cho một thời kỳ suy sụp của thế giới đơn cực của kẻ bá quyền, mở ra một thế giới đa cực. 

Một cực vẫn được lãnh đạo bởi một siêu cường (nhưng đã bắt đầu suy tàn) dưới trướng là những chư hầu (và cũng có thể là đồng minh); và cực bên kia là những quốc gia mới trỗi dậy, không chịu cảnh bị điều khiển và bị chi phối bởi kẻ từng là bá chủ thiên hạ. Chẳng những thế, ngay trong những nước chư hầu thì nhân dân cũng đã hiểu ra rằng, mọi thứ tốt đẹp nhất trong đất nước ấy không dành cho họ, mà cho giới tinh hoa là chủ yếu, vì thế trong nội bộ các quốc gia ấy đã có nhiều cuộc biểu tình trong một thời gian ngắn. Nhân dân ở đó muốn có một thứ gì đó tốt đẹp.

Đi song song với sự suy đồi của chủ nghĩa bá quyền đơn cực là vị trí của đồng dollar cũng đang bị suy giảm, và nhiều nước đã có những biện pháp thay thế đồng US dollar bằng một đồng tiền khác.

“Gặp thời thế, thế thời phải thế”, đó là cuộc tụ họp đại diện của 100 quốc gia trên thế giới, tại Moskva vào ngày 29/04 vừa qua, để bàn về “Chủ nghĩa đa cực toàn cầu” (Global Conference on Multipoliarity). Chẳng phải các nước này đã thấy thời thế đã thay đổi, thời cơ làm suy tàn chủ nghĩa bá quyền đế quốc đã xuất hiện. Tất nhiên không có cuộc đấu tranh nào là dễ dãi cả, chẳng những thế đây còn là một cuộc chiến lâu dài, song “nhất định thành công”.

Giới tinh hoa của nước Mỹ và các nước phương Tây nên tự vấn – vì đâu nên nỗi? Câu trả lời là “gieo gió thì gặt bão” và “gieo nhân nào thì gặt quả đó” như triết lý nhà Phật vậy. 

Nếu không có những hành động làm suy yếu nước Nga thì nước Nga không có lý do gì để lấy lại 4 vùng lãnh thổ của Ukraine, và lực lượng tân phát-xít do Mỹ và phương Tây dựng lên, cổ súy và nuôi dưỡng cũng không xuất hiện và bị Nga tiêu diệt. 

Nếu không có sự chống Nga điên cuồng thì cũng không đẩy nước Nga vào vòng tay Trung quốc; nếu không có những hành động như vậy của Mỹ thì các nước Trung đông, trung Á, châu Phi vân vân đã không liên kết với Nga chặt chẽ như hiện nay.

May mắn thay cho chúng ta, những người được sống trong một giai đoạn hỗn loạn của lịch sử thế giới, song cũng nhờ thế mà chúng ta được chứng kiến những bước suy tàn của chủ nghĩa thực dân, đế quốc.

Nguồn: Trên mạng

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét