Chủ Nhật, 28 tháng 5, 2023

HOAN HÔ NGA ĐÃ BẮT ĐẦU ĐÒI NỢ BA LAN

Hôm qua tôi đã bình luận "Chỉ khi nào có ai tát thật lực vào mặt Mỹ và đánh tan nát vài thằng đàn em lâu la của Mỹ để Mỹ thấy thì mới hy vọng Mỹ tỉnh ngộ". Ukraine là đàn em lâu la đầu tiên đang bị Nga trừng trị. Kẻ tiếp theo chắc là Ba Lan rồi. Tôi không ủng hộ chiến tranh nhưng tôi ủng hộ đôi lúc vẫn phải dùng chiến tranh để tiêu diệt những tên phát xít mới, cũng giống như phải dùng án tử hình đối với những kẻ xã hội không thể giáo dục, cải tạo được. HOAN HÔ NGA ĐÃ BẮT ĐẦU CỨNG RẮN VỚI BA LAN. Để xem Mỹ và 30 nước NATO khác bảo vệ Ba Lan như thế nào. Tôi luôn luôn tin tưởng vào sức mạnh của đất nước và con người Nga.
HOAN  HÔ NGA ĐÃ BẮT ĐẦU ĐÒI NỢ BA LAN
Ngày 18/5/2023 chính phủ Balan đã đòi Gazprom của Nga bồi thường 1,8 tỉ USD tiền thiệt hại do tập đoàn này ngưng cung cấp khí đốt cho Balan 1 năm qua. Trước đó Balan đã dựa hơi Mỹ liên tục có những hành động thù địch với Nga, tuyên truyền bôi nhọ Nga nhiều năm, tạt sơn vào mặt ngài đại sứ Nga, chặn xe đòi hành hung ông ta, tịch thu tiền chi phí hành chánh của toà đại sứ Nga gửi tại ngân hàng Balan, trắng trợn tịch thu trường học của Nga mở tại Balan khiến các cháu học sinh phải nghỉ học, vi phạm thoả thuận Hensinky bằng cách cho Mỹ đặt tên lửa tầm trung tại Balan (điều khoản quy định các quốc gia có quyền liên kết quân sự nhưng không được có hành động đe doạ đến an ninh nước khác), tích cực hỗ trợ quân sự cho Ukcraine đánh Nga, là nơi tập kết vũ khí lớn nhất của Nato để vận chuyển sang Ukcraine. Hành vi đòi Gazprom bồi thường là chạm tới giới hạn nhịn nhục cuối cùng của Nga.

Là một người chơi công bằng theo luật, ông Putin quyết định trả đũa theo luật. Ngày 21/5 chủ tịch Hạ viện Nga căn cứ hiệp định Posdam ký kết năm 1945, nay yêu cầu Balan phải bồi thường tài chính cho Nga khoản tiền cả 10 tỉ USD Liên Xô đã dùng để tái thiết Balan sau chiến tranh đệ nhị. Liên Xô trước kia và ngày nay là nước Nga chịu trách nhiệm kế thừa những di sản cũ theo luật quốc tế, số tiền trên được quy ra theo thời giá hiện tại bây giờ là 750 tỉ USD (không tính lãi). Nhà nước Nga sẽ gửi văn bản chính thức ra toà Công lý quốc tế buộc Balan phải bồi thường theo hiệp định.

Đây là một khoản tiền quá khủng ngoài khả năng chi trả của Balan, bởi ông Putin còn tính đến những thiệt hại của Nga trong tương lai cần phải bù đắp lại đó là ngưng cung cấp khí đốt cho Balan 24 năm nữa. không những chỉ có Balan mà còn nhiều quốc gia thuộc liên xô trước kia đã được nhà nước Xô Viết bỏ tiền ra xây dựng tái thiết sau chiến tranh đệ nhị, đầu tư nhiều nhất là Ukcraine. Các chính phủ này bây giờ phải tháo mồ hôi trộm sờ gáy mình xem còn sống nữa hay không nếu Nga tiếp tục chơi sòng phẳng như Balan.

Chủ tịch Hạ Viện Nga căn cứ hiệp định trên yêu cầu Balan trả lại những khu khu vực LX giao cho Balan giáp biên giới Đức trong đó có 100 km giáp biển Bantích, đây là khu cảng quân trọng nhất của Balan ngày nay, nếu Nga đòi lại vùng đất này sẽ là thảm hoạ cho nền kinh tế, quân sự của Balan cũng như Nato. 

Theo hiệp định Posdam năm 1945 Đông Phổ được chia ra làm 3 phần, phần phía tây được LX giao cho Balan quản lý nhưng chủ quyền gốc là Liên Xô. Tại sao đến tận bây giờ ông Putin mới đòi lại ? Bởi do Balan đã phản bội lại lòng tốt của Nga, phủ nhận xương máu của người Nga bỏ ra để cho họ có một cơ ngơi đồ sộ như ngày nay, thậm chí bây giờ còn làm nhục Nga trên trường quốc tế và chuẩn bị lực lượng quân sự để chiến tranh với Nga. Hành động đòi Nga bồi thường 1.8 tỉ USD vào ngày 18/5 của chính phủ Balan như một giọt nước cuối cùng làm tràn ly.

Balan muốn đấu lý thì Nga đấu lý tới cùng. Giấy trắng mực đen còn đó, Balan sẽ còn lại cái nịt nếu Nga đòi ráo riết. Các quốc gia khác hãy nhìn cái gương Balan mà liệu hồn !

Nguồn: Trên mạng
-------------------------

Nga thử thành công động cơ 1.000 km/s, cơ hội tới hệ mặt trời cách 40 năm ánh sáng mới phát hiện?

19/03/2017 Một nhà khoa học Nga tuyên bố thử thành công động cơ lượng tử phản trọng lực, mở ra cơ hội cho loài người tiếp cận với những hành tinh xa xôi có khoảng cách đo bằng năm ánh sáng.

Các động cơ đẩy hiện nay đều hoạt động dựa trên nguyên lý phản lực. Lực đẩy vật thể về phía trước luôn kèm với sự phóng ra một khối lượng vật chất tương ứng về phía sau.

Chuyển động cơ học cũng cần có các cơ cấu truyền động, trên nguyên tắc sử dụng phản lực để di chuyển. Tuy nhiên với động cơ lượng tử, phản trọng lực thì hoàn toàn khác.
Mô phỏng xe tăng lắp động cơ lượng tử.

Động cơ lượng tử

Động cơ lượng tử được các nhà khoa học Nga thử nghiệm thành công năm 2009. Đến năm 2014, người Nga đã thử nghiệm thành công động cơ có trọng lượng 54kg nhưng tạo ra lực đẩy theo phương thẳng đứng với xung lực có cường độ 500-700kg lực với năng lượng điện tiêu thụ chỉ bằng 1kw.

Với động cơ này, các nhà khoa học Nga đã chế tạo thành công khí tài bay chuyển động với gia tốc lớn gấp 10-12 gia tốc trọng trường (chuyển động rơi tự do), nghĩa là lớn gấp 10-12 lần tốc độ rơi tự do của các vật thể trên bề mặt Trái Đất.
Tiến sĩ Vladimir Leonov đang nghiên cứu động cơ phản trọng lực.

Đây là nghiên cứu của nhà khoa học Vladimir Leonov, người từng đạt Giải thưởng Nhà nước Liên bang Nga, cũng là tác giả của nhiều nghiên cứu về lý thuyết siêu hợp nhất (superunification).

Theo ông Lebanov, động cơ tên lửa thông thường có trọng lượng 100 tấn chỉ chở được tải trọng có ích khoảng 5 tấn (hiệu suất 5%), còn động cơ lượng tử trọng lượng 100 tấn có thể chở được 90 tấn hàng (hiệu suất 90%).

Tốc độ tối đa của thiết bị gắn động cơ phản vật chất có thể lên tới 1.000 km/s, nghĩa là tàu vũ trụ có thể bay tới sao Hỏa trong vòng 42 giờ, và tới Mặt Trăng chỉ mất 3,6 giờ. Thời gian di chuyển bằng máy bay có lắp động cơ phản trọng lực giữa Matxcơva và New York sẽ giảm từ 10 giờ xuống còn một giờ.

Cơ hội tới hệ mặt trời mới

Ngày 23/2 vừa qua, các nhà khoa học NASA tuyên bố phát hiện ra hệ Mặt trời mới, có 7 hành tinh, trong đó có 3 hành tinh có thể tồn tại sự sống.

Hệ ngoại hành tinh (exoplanet) này được đặt tên là Trappist-1, cách Trái đất khoảng 40 năm ánh sáng, đa số tồn tại ở dạng rắn chứ không phải khí và đủ điều kiện có nước dạng lỏng trên bề mặt.

Trong đó, năm ánh sáng là đơn vị đo khoảng cách, được sử dụng phổ biến trong khoa học vũ trụ. Năm ánh sáng là khoảng cách có thể đi được trong 1 năm với vận tốc ánh sáng, quy đổi tương đương 9.460 tỷ km.

Giả sử, động cơ lượng tử được nghiên cứu thành công và lắp đặt vào các tàu vũ trụ tương lai với vận tốc đạt 1.000 km/s tức mỗi giờ đi được 3.600.000 km. Nếu duy trì vận tốc này, con người sẽ đến Trappist-1 sau 105.111.111 giờ, số thời gian này tương đương 12.000 năm.

Trong khi đó, hiện nay, tàu thăm dò ghi giữ kỷ lục về tốc độ của loài người là Juno với vận tốc 265.000 km/h khi bay ngang sao Mộc do tác động của lực hấp dẫn của hành tinh này.

Giả sử, nếu tàu này duy trì liên tục được vận tốc đó, thì để đi từ Trái đất tới Trappist-1, con người cần 1.427.924.528 giờ, tương đương 163.000 năm.

So với 163.000 năm của tàu Juno, 12.000 năm của động cơ lượng tử là con số bé hơn rất nhiều, tuy nhiên, tính khả thi để con người có thể đến được Trappist-1, nơi có các hành tinh tương tự Trái đất và nhiều khả năng duy trì được sự sống vẫn chưa rõ ràng.

TÙNG ĐINH (TỔNG HỢP)
https://vtc.vn/nga-thu-thanh-cong-dong-co-1000-km-s-co-hoi-toi-he-mat-troi-cach-40-nam-anh-sang-moi-phat-hien-ar310341.html?fbclid=IwAR3Ntf6g70yDwADsnMXR8q5Ysm-rl5uIrA5qUh2DEg5FSQQEskf4oYjT_T4

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét