NHÂN - QUẢ
Cô dâu nhà nghèo và cô dâu nhà giàu gặp nhau hai lần trong đời, nhưng giàu nghèo đổi thay, cuối cùng họ cùng nhau hưởng sự giàu có, đầm ấm đáng mơ ước trên đời. Họ kết mối lương duyên tốt đẹp nhờ một cặp ví thêu có chứa những nén vàng, khiến cuộc đời của họ thay đổi.Nhà chủ trang trí đèn lồng và dây hoa đẹp đẽ, mời một đoàn kịch tới, giống như chuẩn bị chiêu đãi những vị khách quý. (Tranh Hồng Lâu Mộng của Tôn Ôn)
Thời xưa, ở những khu vực đông dân cư, mỗi dịp vào ngày lành tháng tốt, thông thường có hơn chục gia đình sẽ chọn làm ngày tổ chức hôn lễ. Một ngày nọ, hai gia đình chuẩn bị gả con gái, một nhà rất giàu và nhà kia lại rất nghèo. Khi họ đi được nửa đường, chiếc kiệu của hai gia đình gặp nhau. Lúc này, trời bỗng đổ mưa to, những người khiêng kiệu của hai gia đình đặt kiệu vào trong đình rồi tự đi tìm chỗ trú mưa.
Trên chiếc kiệu của mình, cô gái nhà nghèo khóc rất thương tâm, mãi không ngơi. Cô gái nhà giàu nghe vậy cũng thấy xót xa, đã cử một người hầu gái đến hỏi cô gái nhà nghèo tại sao lại buồn như vậy. Cô gái đáng thương trả lời: “Nhà mẹ tôi rất nghèo, bây giờ lại gả tôi cho con trai của một người ăn xin, không biết sau này sẽ ra sao, tôi rất buồn”.
Những lời nói này khiến cô gái nhà giàu vô cùng xúc động, thương xót và đồng cảm, nên cô bèn lấy của hồi môn ra có hai túi thêu hoa sen, mỗi túi đựng một nén vàng nặng khoảng hơn 20 lạng, rồi sai thị nữ mang đưa đến tận tay cho cô gái nghèo. Cô dặn người thị nữ nhắn lại với cô gái nghèo rằng, duyên tương phùng gặp nhau, mà không thể tặng một món quà tốt hơn, những nén vàng này có thể đổi lấy chút tiền, tránh cho ngày sau khỏi ăn đói mặc rách. Cô gái nghèo cảm kích nhận những nén vàng.
Khi cô gái nghèo vừa định hỏi tên ân nhân, thì lúc này trời đã tạnh mưa, kiệu phu thúc giục mọi người lên kiệu, ai nấy vội vã rời đi. Sau khi cô gái nghèo đi lấy chồng, cô lấy hai nén vàng được tặng đưa cho chồng và lấy chúng làm vốn để kinh doanh. Hai vợ chồng họ rất chăm chỉ, bắt đầu từ buôn bán nhỏ, dần dần việc buôn bán ngày càng lớn mạnh, gia đình nhanh chóng trở nên giàu có. Cô nhanh chóng trở thành một doanh nhân lớn ở địa phương. Sau đó, cô mua rất nhiều đất đai và điền trang. Nhưng kỳ lạ là tài sản cô mua đều theo cặp, mua đất phải mua hai mảnh, mua nhà cũng nhất định phải mua hai căn giống nhau, tiền làm ăn kiếm được cũng phải chia làm hai phần. Mọi người không ai lý giải được việc này của cô. Cô rất hào phóng và bố thí rộng. Người dân địa phương gọi cô là người tốt bụng.
Sau hơn mười năm kết hôn, cô mới sinh hạ được một cậu con trai, nên nâng niu như báu vật. Cô rất cẩn thận tuyển chọn nhũ mẫu cho con. Khi người nhũ mẫu đến, tỳ nữ và người hầu trong nhà chỉ vào một tòa nhà nhỏ ba tầng ở phía sau mà căn dặn: “Bà chủ mỗi sáng sau khi tắm rửa xong sẽ mang lư hương lên lầu, bà không được lên trên đó. Nếu vi phạm, bà sẽ bị trừng phạt”.
Khi người nhũ mẫu hỏi nguyên do, mọi người đều trả lời: “Chúng tôi đã ở đây hơn 10 năm và mọi người đều không biết về điều đó, chỉ biết rằng chúng tôi phải tuân thủ các quy tắc”.
Cậu bé được người nhũ mẫu nuôi nấng dần lớn lên và có thể chạy đi khắp nơi. Một hôm, cậu bé muốn leo lên lầu, nhũ mẫu ngăn lại thì cậu bé òa khóc. Người nhũ mẫu bất đắc dĩ đành phải đi theo cậu bé lên lầu. Bà thấy trong phòng chẳng có gì ngoài một lư hương và một cái khám hướng về phía nam, phía trước có bức màn che, người nhũ mẫu vén bức màn lên nhìn vào một hồi lâu, bất chợt khóc nức nở. Mọi người nghe thấy âm thanh, vội báo với bà chủ và đưa người nhũ mẫu đến gặp bà chủ để hỏi tội.
Người nhũ mẫu thú nhận: “Cậu chủ muốn leo lên lầu, nhưng tôi sợ cậu ấy ngã nên trong lúc cấp bách không suy nghĩ gì, nên đã vi phạm quy định, phải chịu trừng phạt thế nào tôi cũng không oán trách”.
Bà chủ hỏi tại sao nhũ mẫu lại khóc, người nhũ mẫu rơm rớm nước mắt, rồi nói: “Tôi nhìn thấy túi thêu hoa sen treo bên trong phòng, rất giống với cái túi mà tôi đã nhét vào tay áo khi đi lấy chồng. Vào ngày xuất giá năm đó, trên đường đi tôi đã đưa cả túi thơm và nén vàng bên trong. Khi đó nhà tôi và nhà chồng đều rất giàu có, tôi cũng không để ý gì tới hai nén vàng đó, cũng không biết chúng quý giá như thế nào. Không ngờ rằng bản thân lại có ngày cơ cực như hôm nay”.
Nói xong, người nhũ mẫu lại bắt đầu khóc, người hầu gái lớn tiếng quát bắt bà im lặng.
Bà chủ hỏi người nhũ mẫu: “Bà lấy chồng vào ngày tháng năm nào?”.
Người nhũ mẫu trả lời chính xác ngày cưới. Bà chủ lại hỏi: “Ngày bà lấy chồng trời có mưa không?”.
Người nhũ mẫu nói: “Nếu trời không mưa thì túi thêu hoa đó đã ở đây với tôi”.
Bà chủ nghe vậy lặng lẽ không nói gì, cũng không trách mắng người nhủ mẫu mà bảo bà tìm chồng tới. Người nhũ mẫu chắc mẩm sẽ bị đuổi việc nên càng đau buồn.
Ngày hôm sau, nhà chủ trang trí đèn lồng và dây hoa đẹp đẽ, mời một đoàn kịch tới, giống như chuẩn bị chiêu đãi những vị khách quý. Tất cả người nhà và họ hàng đều được mời đến. Đến lúc khai tiệc, trong sảnh sắp xếp hai bàn tiệc, phía trên sảnh đặt hai chiếc ghế, bên cạnh đặt hai chiếc bàn nhỏ, trên đó chất đầy sổ sách kế toán cao khoảng một thước. Chồng của người nhũ mẫu đang ở phòng bên ngoài, bà chủ sai bốn người hầu dẫn ông vào, bốn người giúp việc cũng mời người nhũ mẫu đến, bảo họ ngồi yên ở hai chiếc ghế phía trên.
Sau đó, ông chủ và bà chủ cúi xuống chào họ, rồi họ đứng dậy nói: “Tôi và vợ tôi ngày xưa đã may mắn được hai ông bà tặng hai nén vàng. Nếu không có hai nén vàng mà ông bà tặng, chúng tôi đã không thể ở đây. Vì vậy, túi hoa sen của ân nhân được cất giữ trên lầu, điều đó có nghĩa là chúng tôi sẽ không bao giờ quên ân đức của ân nhân. Ngày nào tôi cũng thắp hương thăm viếng, mong có ngày được gặp lại ân nhân. Do đó, tài sản của gia đình chúng tôi đều chia làm hai, không dám độc chiếm một mình. Giờ đây, chúng tôi được Thượng Thiên chiếu cố, cuối cùng cũng không phụ ân tình này. Tất cả ruộng đất, tài sản nơi đây đều chia đôi, chúng tôi chỉ giữ một nửa, còn một nửa còn lại mong ân nhân hãy nhận lấy”.
Đồng thời, họ nói với mọi người trong gia tộc không nên phản đối quyết định này.
Vợ chồng người nhũ mẫu bối rối đến mức không biết làm sao, và chỉ nói đi nói lại “Không dám, không dám”.
Chủ nhà mời mọi người ngồi xuống, bắt đầu nâng cốc chúc mừng, yến tiệc bắt đầu, âm nhạc của đoàn kịch vang lên. Đến hai giờ sáng, họ sai người hầu thắp đèn, đưa hai vợ chồng nhũ mẫu đến ở đông viện. Ở đông viện, giường chiếu, đồ đạc không khác gì của gia chủ.
Có người hoài nghi, phải chăng hai vợ chồng người nhũ mẫu chỉ ngồi mát ăn bát vàng, may mắn có được kết cục như vậy?
Thời xưa, ở những khu vực đông dân cư, mỗi dịp vào ngày lành tháng tốt, thông thường có hơn chục gia đình sẽ chọn làm ngày tổ chức hôn lễ. Một ngày nọ, hai gia đình chuẩn bị gả con gái, một nhà rất giàu và nhà kia lại rất nghèo. Khi họ đi được nửa đường, chiếc kiệu của hai gia đình gặp nhau. Lúc này, trời bỗng đổ mưa to, những người khiêng kiệu của hai gia đình đặt kiệu vào trong đình rồi tự đi tìm chỗ trú mưa.
Trên chiếc kiệu của mình, cô gái nhà nghèo khóc rất thương tâm, mãi không ngơi. Cô gái nhà giàu nghe vậy cũng thấy xót xa, đã cử một người hầu gái đến hỏi cô gái nhà nghèo tại sao lại buồn như vậy. Cô gái đáng thương trả lời: “Nhà mẹ tôi rất nghèo, bây giờ lại gả tôi cho con trai của một người ăn xin, không biết sau này sẽ ra sao, tôi rất buồn”.
Những lời nói này khiến cô gái nhà giàu vô cùng xúc động, thương xót và đồng cảm, nên cô bèn lấy của hồi môn ra có hai túi thêu hoa sen, mỗi túi đựng một nén vàng nặng khoảng hơn 20 lạng, rồi sai thị nữ mang đưa đến tận tay cho cô gái nghèo. Cô dặn người thị nữ nhắn lại với cô gái nghèo rằng, duyên tương phùng gặp nhau, mà không thể tặng một món quà tốt hơn, những nén vàng này có thể đổi lấy chút tiền, tránh cho ngày sau khỏi ăn đói mặc rách. Cô gái nghèo cảm kích nhận những nén vàng.
Khi cô gái nghèo vừa định hỏi tên ân nhân, thì lúc này trời đã tạnh mưa, kiệu phu thúc giục mọi người lên kiệu, ai nấy vội vã rời đi. Sau khi cô gái nghèo đi lấy chồng, cô lấy hai nén vàng được tặng đưa cho chồng và lấy chúng làm vốn để kinh doanh. Hai vợ chồng họ rất chăm chỉ, bắt đầu từ buôn bán nhỏ, dần dần việc buôn bán ngày càng lớn mạnh, gia đình nhanh chóng trở nên giàu có. Cô nhanh chóng trở thành một doanh nhân lớn ở địa phương. Sau đó, cô mua rất nhiều đất đai và điền trang. Nhưng kỳ lạ là tài sản cô mua đều theo cặp, mua đất phải mua hai mảnh, mua nhà cũng nhất định phải mua hai căn giống nhau, tiền làm ăn kiếm được cũng phải chia làm hai phần. Mọi người không ai lý giải được việc này của cô. Cô rất hào phóng và bố thí rộng. Người dân địa phương gọi cô là người tốt bụng.
Sau hơn mười năm kết hôn, cô mới sinh hạ được một cậu con trai, nên nâng niu như báu vật. Cô rất cẩn thận tuyển chọn nhũ mẫu cho con. Khi người nhũ mẫu đến, tỳ nữ và người hầu trong nhà chỉ vào một tòa nhà nhỏ ba tầng ở phía sau mà căn dặn: “Bà chủ mỗi sáng sau khi tắm rửa xong sẽ mang lư hương lên lầu, bà không được lên trên đó. Nếu vi phạm, bà sẽ bị trừng phạt”.
Khi người nhũ mẫu hỏi nguyên do, mọi người đều trả lời: “Chúng tôi đã ở đây hơn 10 năm và mọi người đều không biết về điều đó, chỉ biết rằng chúng tôi phải tuân thủ các quy tắc”.
Cậu bé được người nhũ mẫu nuôi nấng dần lớn lên và có thể chạy đi khắp nơi. Một hôm, cậu bé muốn leo lên lầu, nhũ mẫu ngăn lại thì cậu bé òa khóc. Người nhũ mẫu bất đắc dĩ đành phải đi theo cậu bé lên lầu. Bà thấy trong phòng chẳng có gì ngoài một lư hương và một cái khám hướng về phía nam, phía trước có bức màn che, người nhũ mẫu vén bức màn lên nhìn vào một hồi lâu, bất chợt khóc nức nở. Mọi người nghe thấy âm thanh, vội báo với bà chủ và đưa người nhũ mẫu đến gặp bà chủ để hỏi tội.
Người nhũ mẫu thú nhận: “Cậu chủ muốn leo lên lầu, nhưng tôi sợ cậu ấy ngã nên trong lúc cấp bách không suy nghĩ gì, nên đã vi phạm quy định, phải chịu trừng phạt thế nào tôi cũng không oán trách”.
Bà chủ hỏi tại sao nhũ mẫu lại khóc, người nhũ mẫu rơm rớm nước mắt, rồi nói: “Tôi nhìn thấy túi thêu hoa sen treo bên trong phòng, rất giống với cái túi mà tôi đã nhét vào tay áo khi đi lấy chồng. Vào ngày xuất giá năm đó, trên đường đi tôi đã đưa cả túi thơm và nén vàng bên trong. Khi đó nhà tôi và nhà chồng đều rất giàu có, tôi cũng không để ý gì tới hai nén vàng đó, cũng không biết chúng quý giá như thế nào. Không ngờ rằng bản thân lại có ngày cơ cực như hôm nay”.
Nói xong, người nhũ mẫu lại bắt đầu khóc, người hầu gái lớn tiếng quát bắt bà im lặng.
Bà chủ hỏi người nhũ mẫu: “Bà lấy chồng vào ngày tháng năm nào?”.
Người nhũ mẫu trả lời chính xác ngày cưới. Bà chủ lại hỏi: “Ngày bà lấy chồng trời có mưa không?”.
Người nhũ mẫu nói: “Nếu trời không mưa thì túi thêu hoa đó đã ở đây với tôi”.
Bà chủ nghe vậy lặng lẽ không nói gì, cũng không trách mắng người nhủ mẫu mà bảo bà tìm chồng tới. Người nhũ mẫu chắc mẩm sẽ bị đuổi việc nên càng đau buồn.
Ngày hôm sau, nhà chủ trang trí đèn lồng và dây hoa đẹp đẽ, mời một đoàn kịch tới, giống như chuẩn bị chiêu đãi những vị khách quý. Tất cả người nhà và họ hàng đều được mời đến. Đến lúc khai tiệc, trong sảnh sắp xếp hai bàn tiệc, phía trên sảnh đặt hai chiếc ghế, bên cạnh đặt hai chiếc bàn nhỏ, trên đó chất đầy sổ sách kế toán cao khoảng một thước. Chồng của người nhũ mẫu đang ở phòng bên ngoài, bà chủ sai bốn người hầu dẫn ông vào, bốn người giúp việc cũng mời người nhũ mẫu đến, bảo họ ngồi yên ở hai chiếc ghế phía trên.
Sau đó, ông chủ và bà chủ cúi xuống chào họ, rồi họ đứng dậy nói: “Tôi và vợ tôi ngày xưa đã may mắn được hai ông bà tặng hai nén vàng. Nếu không có hai nén vàng mà ông bà tặng, chúng tôi đã không thể ở đây. Vì vậy, túi hoa sen của ân nhân được cất giữ trên lầu, điều đó có nghĩa là chúng tôi sẽ không bao giờ quên ân đức của ân nhân. Ngày nào tôi cũng thắp hương thăm viếng, mong có ngày được gặp lại ân nhân. Do đó, tài sản của gia đình chúng tôi đều chia làm hai, không dám độc chiếm một mình. Giờ đây, chúng tôi được Thượng Thiên chiếu cố, cuối cùng cũng không phụ ân tình này. Tất cả ruộng đất, tài sản nơi đây đều chia đôi, chúng tôi chỉ giữ một nửa, còn một nửa còn lại mong ân nhân hãy nhận lấy”.
Đồng thời, họ nói với mọi người trong gia tộc không nên phản đối quyết định này.
Vợ chồng người nhũ mẫu bối rối đến mức không biết làm sao, và chỉ nói đi nói lại “Không dám, không dám”.
Chủ nhà mời mọi người ngồi xuống, bắt đầu nâng cốc chúc mừng, yến tiệc bắt đầu, âm nhạc của đoàn kịch vang lên. Đến hai giờ sáng, họ sai người hầu thắp đèn, đưa hai vợ chồng nhũ mẫu đến ở đông viện. Ở đông viện, giường chiếu, đồ đạc không khác gì của gia chủ.
Có người hoài nghi, phải chăng hai vợ chồng người nhũ mẫu chỉ ngồi mát ăn bát vàng, may mắn có được kết cục như vậy?
Thực chất, năm đó chính lòng trắc ẩn và hành động thiện lương của cô đã giúp cho người con gái nghèo trở nên giàu có. Còn người con gái nghèo khó bỗng trở nên giàu có, cô muốn báo đáp ân nhân của mình. Đây chính là sự sắp đặt của số phận, lẽ nào tạo hóa lại tuỳ tiện ban phát hạnh phúc cho con người?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét