Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Nhiều doanh nghiệp lớn đã phải bán gần hết tài sản
09/05/2023 Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nêu thực tế nhiều doanh nghiệp lớn đã phải bán gần hết tài sản. Những gì bán được đều đã bán, nhiều trường hợp chỉ bán bằng 50% giá trị thực.Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng - Ảnh: GIA HÂN
Doanh nghiệp hầu như "đứng bóng"
Giải trình về báo cáo của Chính phủ liên quan tình hình kinh tế - xã hội năm 2022 và những tháng đầu năm 2023 tại phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng 9-5, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho hay khó khăn bên trong là tâm lý thị trường, niềm tin xã hội và né tránh, sợ trách nhiệm cán bộ các cấp.
Ông nêu lại việc năm 2022, TP.HCM gửi, hỏi bộ 584 văn bản và bộ đã trả lời 604 văn bản. Các vấn đề đó không quan trọng, mà quan trọng là các nội dung hỏi đều thuộc thẩm quyền của TP.HCM.
"Đó là hiện tượng né tránh, đá bóng”, ông Dũng nói.
Ông dẫn lại việc mỗi năm của giai đoạn 2018-2021, TP.HCM cấp trung bình khoảng 70 dự án bất động sản.
"Nhưng trong 2 năm vừa qua, TP.HCM cấp có 8 dự án, còn lại hầu như "đứng bóng". Đấy là vấn đề lớn nhất, cán bộ các cấp sợ, né tránh, đùn đẩy, lẩn tránh không làm", ông Dũng nói thêm.
Về khó khăn của doanh nghiệp, theo ông Dũng, có rất nhiều vấn đề. Trong đó, đầu tiên là dòng tiền. Hiện nay điều hành tín dụng có vấn đề, lúc thả ra nhanh quá, lúc siết lại nhanh quá nên doanh nghiệp rất khó khăn.
"Nhiều doanh nghiệp lớn đã phải bán gần hết tài sản. Những gì bán được thì đã bán, và bán bằng 50% giá thực", ông Dũng thông tin và cho hay người mua ở đây "toàn nước ngoài".
"Đây là câu chuyện chúng tôi đã cảnh báo nhiều lần. Người mua nước ngoài rất nguy hiểm, nhất là đối với các doanh nghiệp mà chúng ta cần giữ, cần phải hỗ trợ để cho nền kinh tế. Đây là vấn đề chúng tôi rất lo ngại", ông nói thêm.
Theo ông Dũng, các thủ tục đầu tư hiện nay không làm, hoặc mất hai năm mới giải quyết được một vấn đề. Có thủ tục mất một năm, doanh nghiệp không làm gì được.
Kinh tế khó khăn nhưng tinh thần giải quyết công việc như vậy rất khó, ông nhận định.
Về môi trường đầu tư, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đánh giá là cũng kém.
Ông nhắc lại việc đã đấu tranh mấy năm qua để cải thiện, cải tiến thể chế, giảm các điều kiện kinh doanh... Nhưng hiện nay, thông qua các văn bản của bộ, ngành, địa phương cho thấy đã phát sinh hàng ngàn thủ tục.
Hiện bộ cho cơ quan chuyên môn tiến hành rà soát, xem văn bản nào của bộ, ngành trái quy định, đi ngược, hạn chế quyền của người dân, doanh nghiệp.
Bộ trưởng Dũng cho biết Chính phủ đã rất nỗ lực với nhiều nghị quyết, chỉ thị, công điện được đưa ra, bước đầu đã có chuyển biến tích cực. Từ tháng 4-2023 đã có những dấu hiệu tốt. Tới đây sẽ có tham mưu phù hợp hơn để tăng trưởng các quý sau phục hồi, phát triển.
Tuy nhiên, ông Dũng lo ngại với mục tiêu tăng trưởng 6,5%, các quý sau phải tăng trưởng quanh 8%. Hiện nay, Chính phủ vẫn giữ mục tiêu này để phấn đấu.
"Màu hồng" chưa đưa hết, yếu kém đề cập chung chung
Trước đó, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho rằng các kết quả "màu hồng" chưa đưa hết, yếu kém thì đề cập chung chung trong các báo cáo về kinh tế, xã hội.
Ông nêu các vấn đề liên ngành như đầu tư, xây dựng, đất đai, môi trường… qua số liệu điều tra của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho thấy hiệu lực điều hành rất yếu, kể cả cấp trung ương và địa phương.
Ông đặt vấn đề một bộ phận cán bộ lẩn tránh, né tránh trách nhiệm, sợ sai, không chịu làm, đùn đẩy trách nhiệm khi "việc của anh đùn cho người khác, việc cấp dưới đẩy lên cấp trên" có phải là nguyên nhân chính không.
"Chúng ta nói thách thức khó khăn nhiều hơn thuận lợi, thì cần chỉ ra khó khăn là gì để nhận diện", ông Huệ nói.
Trưởng Ban Công tác đại biểu Nguyễn Thị Thanh nêu việc địa phương khó làm quá thì làm văn bản hỏi trung ương, các bộ, ngành. Các bộ, ngành lại trích theo luật và đề nghị làm theo luật.
"Tình trạng phổ biến là người ta bí, không làm được thì hỏi. Hỏi lại trả lời làm theo luật, cứ qua lại, qua lại", bà Thanh nêu.
Còn Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương thẳng thắn chia sẻ: "Báo cáo này rất nhiều màu hồng. Phần phân tích về tồn tại, hạn chế và nguyên nhân không rõ".
Ông Phương nêu việc qua tiếp xúc cử tri, nhiều doanh nghiệp đã nói rất thẳng thắn về việc họ phải dùng những đồng dự trữ cuối cùng để trang trải cho 2 năm vừa qua, bây giờ không còn dư địa nào để làm...
https://tuoitre.vn/bo-truong-nguyen-chi-dung-nhieu-doanh-nghiep-lon-da-phai-ban-gan-het-tai-san-20230509130156967.htm
Giải trình về báo cáo của Chính phủ liên quan tình hình kinh tế - xã hội năm 2022 và những tháng đầu năm 2023 tại phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng 9-5, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho hay khó khăn bên trong là tâm lý thị trường, niềm tin xã hội và né tránh, sợ trách nhiệm cán bộ các cấp.
Ông nêu lại việc năm 2022, TP.HCM gửi, hỏi bộ 584 văn bản và bộ đã trả lời 604 văn bản. Các vấn đề đó không quan trọng, mà quan trọng là các nội dung hỏi đều thuộc thẩm quyền của TP.HCM.
"Đó là hiện tượng né tránh, đá bóng”, ông Dũng nói.
Ông dẫn lại việc mỗi năm của giai đoạn 2018-2021, TP.HCM cấp trung bình khoảng 70 dự án bất động sản.
"Nhưng trong 2 năm vừa qua, TP.HCM cấp có 8 dự án, còn lại hầu như "đứng bóng". Đấy là vấn đề lớn nhất, cán bộ các cấp sợ, né tránh, đùn đẩy, lẩn tránh không làm", ông Dũng nói thêm.
Về khó khăn của doanh nghiệp, theo ông Dũng, có rất nhiều vấn đề. Trong đó, đầu tiên là dòng tiền. Hiện nay điều hành tín dụng có vấn đề, lúc thả ra nhanh quá, lúc siết lại nhanh quá nên doanh nghiệp rất khó khăn.
"Nhiều doanh nghiệp lớn đã phải bán gần hết tài sản. Những gì bán được thì đã bán, và bán bằng 50% giá thực", ông Dũng thông tin và cho hay người mua ở đây "toàn nước ngoài".
"Đây là câu chuyện chúng tôi đã cảnh báo nhiều lần. Người mua nước ngoài rất nguy hiểm, nhất là đối với các doanh nghiệp mà chúng ta cần giữ, cần phải hỗ trợ để cho nền kinh tế. Đây là vấn đề chúng tôi rất lo ngại", ông nói thêm.
Theo ông Dũng, các thủ tục đầu tư hiện nay không làm, hoặc mất hai năm mới giải quyết được một vấn đề. Có thủ tục mất một năm, doanh nghiệp không làm gì được.
Kinh tế khó khăn nhưng tinh thần giải quyết công việc như vậy rất khó, ông nhận định.
Về môi trường đầu tư, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đánh giá là cũng kém.
Ông nhắc lại việc đã đấu tranh mấy năm qua để cải thiện, cải tiến thể chế, giảm các điều kiện kinh doanh... Nhưng hiện nay, thông qua các văn bản của bộ, ngành, địa phương cho thấy đã phát sinh hàng ngàn thủ tục.
Hiện bộ cho cơ quan chuyên môn tiến hành rà soát, xem văn bản nào của bộ, ngành trái quy định, đi ngược, hạn chế quyền của người dân, doanh nghiệp.
Bộ trưởng Dũng cho biết Chính phủ đã rất nỗ lực với nhiều nghị quyết, chỉ thị, công điện được đưa ra, bước đầu đã có chuyển biến tích cực. Từ tháng 4-2023 đã có những dấu hiệu tốt. Tới đây sẽ có tham mưu phù hợp hơn để tăng trưởng các quý sau phục hồi, phát triển.
Tuy nhiên, ông Dũng lo ngại với mục tiêu tăng trưởng 6,5%, các quý sau phải tăng trưởng quanh 8%. Hiện nay, Chính phủ vẫn giữ mục tiêu này để phấn đấu.
"Màu hồng" chưa đưa hết, yếu kém đề cập chung chung
Trước đó, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho rằng các kết quả "màu hồng" chưa đưa hết, yếu kém thì đề cập chung chung trong các báo cáo về kinh tế, xã hội.
Ông nêu các vấn đề liên ngành như đầu tư, xây dựng, đất đai, môi trường… qua số liệu điều tra của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho thấy hiệu lực điều hành rất yếu, kể cả cấp trung ương và địa phương.
Ông đặt vấn đề một bộ phận cán bộ lẩn tránh, né tránh trách nhiệm, sợ sai, không chịu làm, đùn đẩy trách nhiệm khi "việc của anh đùn cho người khác, việc cấp dưới đẩy lên cấp trên" có phải là nguyên nhân chính không.
"Chúng ta nói thách thức khó khăn nhiều hơn thuận lợi, thì cần chỉ ra khó khăn là gì để nhận diện", ông Huệ nói.
Trưởng Ban Công tác đại biểu Nguyễn Thị Thanh nêu việc địa phương khó làm quá thì làm văn bản hỏi trung ương, các bộ, ngành. Các bộ, ngành lại trích theo luật và đề nghị làm theo luật.
"Tình trạng phổ biến là người ta bí, không làm được thì hỏi. Hỏi lại trả lời làm theo luật, cứ qua lại, qua lại", bà Thanh nêu.
Còn Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương thẳng thắn chia sẻ: "Báo cáo này rất nhiều màu hồng. Phần phân tích về tồn tại, hạn chế và nguyên nhân không rõ".
Ông Phương nêu việc qua tiếp xúc cử tri, nhiều doanh nghiệp đã nói rất thẳng thắn về việc họ phải dùng những đồng dự trữ cuối cùng để trang trải cho 2 năm vừa qua, bây giờ không còn dư địa nào để làm...
https://tuoitre.vn/bo-truong-nguyen-chi-dung-nhieu-doanh-nghiep-lon-da-phai-ban-gan-het-tai-san-20230509130156967.htm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét