Mỹ đang sai đường lạc lối trong chính sách công nghiệp
Andrew Thornebrooke • Chỉ số thị phần toàn cầu của các ngành công nghiệp then chốt cho thấy Mỹ đang tụt lại sau Trung Quốc và nằm dưới mức trung bình toàn cầu. Việc gia tăng khả năng cạnh tranh trong những ngành này của Mỹ là rất quan trọng, đặc biệt là trước sự đối đầu thù địch từ phía Trung Quốc.Tổng thống Mỹ Joe Biden cười với các nhà sản xuất khi xem các bộ phận máy móc tại United Performance Metals vào ngày 06/05/2022 tại Cincinnati, Ohio, Mỹ. (Ảnh: Jon Cherry/Getty Images)
1. Mỹ đi sai đường
Theo một số chuyên gia về chính sách công nghệ và công nghiệp, Mỹ đã tụt lại phía sau Trung Quốc và nhiều quốc gia khác trong bảng xếp hạng thị phần toàn cầu của các ngành công nghiệp then chốt.
Các chuyên gia tại hội nghị chiến lược công nghiệp ngày 27/04 do Quỹ Đổi mới và Công nghệ Thông tin (ITIF) tổ chức cho biết: Thị phần toàn cầu của Mỹ trong các ngành công nghiệp có giá trị cao đã giảm đáng kể đến mức quốc gia này hiện chỉ xếp trên Ý và sau Mexico trong bảng xếp hạng các ngành công nghiệp tiên tiến then chốt.
Ông Robert Atkinson, người sáng lập ITIF cho biết: “Chúng ta đang ở dưới mức trung bình toàn cầu…Chúng ta đang đi sai hướng”.
“Chúng ta gần như là một quốc gia đang phát triển.”
Các ngành được đo lường trong cái gọi là “Chỉ số Hamilton” bao gồm dược phẩm, thiết bị điện, máy móc, xe có động cơ, thiết bị máy tính và các ngành then chốt khác. Chúng là các ngành đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc xác định lợi thế cạnh tranh của quốc gia.
Ông Atkinson cho biết, trong khi Mỹ đã giành được thị phần lớn trong các lĩnh vực có giá trị gia tăng thấp như CNTT và dịch vụ thông tin, thì nước này đã dần mất đi thị phần toàn cầu của mình trong các ngành công nghiệp tiên tiến, có giá trị cao trong suốt ba thập kỷ qua.
Hơn nữa, ông Atkinson nói thêm, các nhà hoạch định chính sách của Washington dường như là những người chịu trách nhiệm phần lớn cho xu hướng tiêu cực này.
Ông Atkinson nói, “Chính sách công ở Washington đang cố tình làm suy yếu vị thế của chúng ta [trong những ngành này]”.
“Một khi bạn mất đi những năng lực này, thật khó để lấy lại chúng. Bạn phải chiến đấu".
2. Những quan niệm sai lầm
Ông Atkinson nói rằng, nhiều nhà hoạch định chính sách của Mỹ tin rằng tất cả các ngành công nghiệp về cơ bản đều bình đẳng về mặt kinh tế và niềm tin đó khiến họ không có khả năng soạn thảo ra những đạo luật có ý nghĩa để tăng cường và củng cố các ngành công nghệ quan trọng nhất của quốc gia.
Ông nhắc đến câu nói 'tai tiếng' hiện nay của ông Michael Boskin, cố vấn kinh tế của Tổng thống George HW Bush. Ông Boskin đã từng nói: “Khoai tây chiên, vi mạch máy tính, đâu là sự khác biệt?” [một hình thức chơi chữ khi từ tiếng Anh dùng để chỉ 2 sản phẩm này đều kết thúc bằng "chips": potato chips, computer chips].
Ông nói, việc không nhận ra rằng một số ngành đóng vai trò lớn hơn trong việc đảm bảo lợi thế cạnh tranh của quốc gia vẫn tồn tại dai dẳng ở Washington. Thay đổi suy nghĩ đó trong giới lãnh đạo chính trị là cuộc đấu tranh quan trọng. Nó sẽ quyết định tương lai khả năng cạnh tranh của Mỹ.
Ông Atkinson nói: “Trận chiến duy nhất mà chúng ta phải chiến đấu là trận chiến tri thức, không phải trận chiến chính trị”.
“Vi mạch máy tính quan trọng hơn khoai tây chiên”.
Ông Atkinson nói thêm rằng, lợi thế cạnh tranh của quốc gia “không phải được trao cho”, mà ta phải “chiến đấu để giành lấy” và việc từ bỏ các lý thuyết kinh tế “cấp tiến” và “tân tự do” đã được Washington áp dụng trong nhiều thập kỷ là rất quan trọng.
Ông Atkinson nói, “Đây là về cạnh tranh”.
“Nếu bạn không muốn cạnh tranh, bạn sẽ thua”.
Theo một số chuyên gia về chính sách công nghệ và công nghiệp, Mỹ đã tụt lại phía sau Trung Quốc và nhiều quốc gia khác trong bảng xếp hạng thị phần toàn cầu của các ngành công nghiệp then chốt.
Các chuyên gia tại hội nghị chiến lược công nghiệp ngày 27/04 do Quỹ Đổi mới và Công nghệ Thông tin (ITIF) tổ chức cho biết: Thị phần toàn cầu của Mỹ trong các ngành công nghiệp có giá trị cao đã giảm đáng kể đến mức quốc gia này hiện chỉ xếp trên Ý và sau Mexico trong bảng xếp hạng các ngành công nghiệp tiên tiến then chốt.
Ông Robert Atkinson, người sáng lập ITIF cho biết: “Chúng ta đang ở dưới mức trung bình toàn cầu…Chúng ta đang đi sai hướng”.
“Chúng ta gần như là một quốc gia đang phát triển.”
Các ngành được đo lường trong cái gọi là “Chỉ số Hamilton” bao gồm dược phẩm, thiết bị điện, máy móc, xe có động cơ, thiết bị máy tính và các ngành then chốt khác. Chúng là các ngành đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc xác định lợi thế cạnh tranh của quốc gia.
Ông Atkinson cho biết, trong khi Mỹ đã giành được thị phần lớn trong các lĩnh vực có giá trị gia tăng thấp như CNTT và dịch vụ thông tin, thì nước này đã dần mất đi thị phần toàn cầu của mình trong các ngành công nghiệp tiên tiến, có giá trị cao trong suốt ba thập kỷ qua.
Hơn nữa, ông Atkinson nói thêm, các nhà hoạch định chính sách của Washington dường như là những người chịu trách nhiệm phần lớn cho xu hướng tiêu cực này.
Ông Atkinson nói, “Chính sách công ở Washington đang cố tình làm suy yếu vị thế của chúng ta [trong những ngành này]”.
“Một khi bạn mất đi những năng lực này, thật khó để lấy lại chúng. Bạn phải chiến đấu".
Tổng thống Mỹ Joe Biden lắng nghe Giám đốc điều hành của Micron Technology, ông Sanjay Mehrotra, tại SRC Arena ở Syracuse, New York, Mỹ, vào ngày 27/10/2022. (Ảnh: MANDEL NGAN / AFP qua Getty Images)
2. Những quan niệm sai lầm
Ông Atkinson nói rằng, nhiều nhà hoạch định chính sách của Mỹ tin rằng tất cả các ngành công nghiệp về cơ bản đều bình đẳng về mặt kinh tế và niềm tin đó khiến họ không có khả năng soạn thảo ra những đạo luật có ý nghĩa để tăng cường và củng cố các ngành công nghệ quan trọng nhất của quốc gia.
Ông nhắc đến câu nói 'tai tiếng' hiện nay của ông Michael Boskin, cố vấn kinh tế của Tổng thống George HW Bush. Ông Boskin đã từng nói: “Khoai tây chiên, vi mạch máy tính, đâu là sự khác biệt?” [một hình thức chơi chữ khi từ tiếng Anh dùng để chỉ 2 sản phẩm này đều kết thúc bằng "chips": potato chips, computer chips].
Ông nói, việc không nhận ra rằng một số ngành đóng vai trò lớn hơn trong việc đảm bảo lợi thế cạnh tranh của quốc gia vẫn tồn tại dai dẳng ở Washington. Thay đổi suy nghĩ đó trong giới lãnh đạo chính trị là cuộc đấu tranh quan trọng. Nó sẽ quyết định tương lai khả năng cạnh tranh của Mỹ.
Ông Atkinson nói: “Trận chiến duy nhất mà chúng ta phải chiến đấu là trận chiến tri thức, không phải trận chiến chính trị”.
“Vi mạch máy tính quan trọng hơn khoai tây chiên”.
Ông Atkinson nói thêm rằng, lợi thế cạnh tranh của quốc gia “không phải được trao cho”, mà ta phải “chiến đấu để giành lấy” và việc từ bỏ các lý thuyết kinh tế “cấp tiến” và “tân tự do” đã được Washington áp dụng trong nhiều thập kỷ là rất quan trọng.
Ông Atkinson nói, “Đây là về cạnh tranh”.
“Nếu bạn không muốn cạnh tranh, bạn sẽ thua”.
3. Mỹ và G7 tụt lại
Ông David Sainsbury, cựu Bộ trưởng Khoa học và Đổi mới của Vương quốc Anh, đồng tình với đánh giá trên. Ông Sainsbury nói rằng, một lý thuyết mới về tăng trưởng và cạnh tranh là cần thiết để phá vỡ sự thống trị kinh tế đang ngày càng gia tăng của Trung Quốc và tạo ra một con đường phía trước cho Mỹ, Vương quốc Anh và các quốc gia G7 khác.
Thật vậy, ông nói, tất cả các quốc gia G7 đều phải đối mặt với tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm kể từ khoảng năm 1990, khi khoảng ⅔ GDP toàn cầu của họ chững lại và bước vào thời kỳ suy giảm nghiêm trọng. Điều này có liên quan với việc Trung Quốc thực sự gia nhập vào thị trường quốc tế.
Ông nói, tổn thất trong các ngành công nghiệp có giá trị gia tăng cao như năng lượng, khai thác mỏ và sản xuất tiên tiến, trong khi chúng bị thay thế bằng các dịch vụ có giá trị gia tăng thấp hơn, đã cản trở đáng kể sự phát triển kinh tế của G7.
Ông Sainsbury cho biết: “Chúng ta có tỷ lệ đổi mới kém trong các ngành công nghiệp tiên tiến, vốn thực sự là động lực của tăng trưởng kinh tế”.
“Đó là cuộc chạy đua đến đỉnh cao và tiến vào những lĩnh vực cao cấp hơn”.
Hơn nữa, ông nói, Mỹ phải đối mặt với thâm hụt thương mại 250 tỷ USD trong các lĩnh vực tiên tiến như những lĩnh vực được liệt kê trong Chỉ số Hamilton. Nước này sẽ cần triển khai các chiến lược mới nhằm phát triển một cách có chủ ý các lĩnh vực đó, thông qua việc trợ cấp hoặc khuyến khích nghiên cứu và phát triển, đào tạo kỹ năng, và cung cấp nguồn tài chính.
Ông nói, giới lãnh đạo Mỹ cuối cùng cần phải chấp nhận rằng họ chỉ có thể cải thiện năng lực công nghiệp của chính mình và khiến Trung Quốc gặp khó khăn. Nếu không, họ sẽ để ĐCSTQ tiến lên và Mỹ sẽ phải trả giá.
Ông Sainsbury nói: “Vấn đề với cạnh tranh là một số người thắng và một số người thua”.
Ông David Sainsbury, cựu Bộ trưởng Khoa học và Đổi mới của Vương quốc Anh, đồng tình với đánh giá trên. Ông Sainsbury nói rằng, một lý thuyết mới về tăng trưởng và cạnh tranh là cần thiết để phá vỡ sự thống trị kinh tế đang ngày càng gia tăng của Trung Quốc và tạo ra một con đường phía trước cho Mỹ, Vương quốc Anh và các quốc gia G7 khác.
Thật vậy, ông nói, tất cả các quốc gia G7 đều phải đối mặt với tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm kể từ khoảng năm 1990, khi khoảng ⅔ GDP toàn cầu của họ chững lại và bước vào thời kỳ suy giảm nghiêm trọng. Điều này có liên quan với việc Trung Quốc thực sự gia nhập vào thị trường quốc tế.
Ông nói, tổn thất trong các ngành công nghiệp có giá trị gia tăng cao như năng lượng, khai thác mỏ và sản xuất tiên tiến, trong khi chúng bị thay thế bằng các dịch vụ có giá trị gia tăng thấp hơn, đã cản trở đáng kể sự phát triển kinh tế của G7.
Ông Sainsbury cho biết: “Chúng ta có tỷ lệ đổi mới kém trong các ngành công nghiệp tiên tiến, vốn thực sự là động lực của tăng trưởng kinh tế”.
“Đó là cuộc chạy đua đến đỉnh cao và tiến vào những lĩnh vực cao cấp hơn”.
Hơn nữa, ông nói, Mỹ phải đối mặt với thâm hụt thương mại 250 tỷ USD trong các lĩnh vực tiên tiến như những lĩnh vực được liệt kê trong Chỉ số Hamilton. Nước này sẽ cần triển khai các chiến lược mới nhằm phát triển một cách có chủ ý các lĩnh vực đó, thông qua việc trợ cấp hoặc khuyến khích nghiên cứu và phát triển, đào tạo kỹ năng, và cung cấp nguồn tài chính.
Ông nói, giới lãnh đạo Mỹ cuối cùng cần phải chấp nhận rằng họ chỉ có thể cải thiện năng lực công nghiệp của chính mình và khiến Trung Quốc gặp khó khăn. Nếu không, họ sẽ để ĐCSTQ tiến lên và Mỹ sẽ phải trả giá.
Ông Sainsbury nói: “Vấn đề với cạnh tranh là một số người thắng và một số người thua”.
4. Thúc đẩy khả năng cạnh tranh của Mỹ
Ông David Adler là một nhà kinh tế đã viết một cuốn sách về chính sách công nghiệp. Theo ông Adler, việc đảm bảo lợi thế cạnh tranh so với Trung Quốc trong dài hạn sẽ đòi hỏi những khoản đầu tư lớn hơn nhiều vào cả chiều sâu và chiều rộng của hệ sinh thái đổi mới của Mỹ.
Ông Adler lưu ý rằng, các quan chức cấp cao của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã coi ngành công nghiệp là “chiến trường chính của đổi mới công nghệ” và chính sách công nghiệp là nền tảng quan trọng nhất để giành chiến thắng trong cuộc cạnh tranh [với Mỹ].
Ông nói, để chống lại nỗ lực lật đổ nền kinh tế Mỹ của ĐCSTQ, Mỹ nên học hỏi từ chiến lược an ninh kinh tế mới của Nhật Bản. Đây là chiến lược mà ông coi là khuôn khổ để đối phó với thách thức Trung Quốc.
Ông cho biết, theo chiến lược này, toàn bộ hệ thống chính trị của Nhật Bản đang được tái hợp nhất để chống lại sự tấn công của ĐCSTQ. Họ đang cung cấp tài chính để cải thiện sự vững chắc của chuỗi cung ứng, thúc đẩy các ngành công nghiệp quan trọng và điều chỉnh khu vực doanh nghiệp cho phù hợp với các mục tiêu chính của chính phủ.
Ông nói, Mỹ có thể theo đuổi một con đường tương tự, đầu tư một cách chiến lược không phải vào các công ty đơn lẻ, mà vào toàn bộ các lĩnh vực được coi là có tầm quan trọng sống còn đối với an ninh quốc gia.
Ông nói: “Chìa khóa của công nghiệp hóa là cạnh tranh”. Ông đồng thời cho biết thêm rằng, quốc gia nên phát triển các lĩnh vực quan trọng trong nước hoặc ở các quốc gia đồng minh đồng thời di dời chúng khỏi các đối thủ cạnh tranh chiến lược như ĐCSTQ.
Ông Michael Brown, cựu giám đốc Đơn vị Đổi mới Quốc phòng của Lầu Năm Góc, đồng ý với nhận định, nhưng nói thêm rằng Mỹ sẽ cần chi nhiều tiền hơn để hướng các công ty Mỹ đi theo các mục tiêu chiến lược trong dài hạn.
Ông Brown nói: “Tôi nghĩ rằng hệ thống tư bản chủ nghĩa mà chúng ta có ngày nay được tối ưu hóa cho các kết quả ngắn hạn”.
“Chúng ta thực sự không chi tiền đủ vì các công ty… rất yếu ớt… và chúng ta phải thực hiện cam kết [trong một thời gian dài]”.
Ông nói, trong khi một số công ty như SpaceX có thể có một tỷ phú lập dị sẵn sàng vung tiền và chấp nhận rủi ro, thì hầu hết các tập đoàn không có được sự xa xỉ đó. Các tập đoàn được khuyến khích đặt lợi ích ngắn hạn lên trên lợi ích lâu dài của công ty, chưa nói gì đến lợi ích ít quốc gia.
Ông nói, bằng cách cung cấp các ưu đãi, chính phủ Mỹ có thể giúp hỗ trợ việc chấp nhận rủi ro vừa phải và tăng trưởng vốn dài hạn trong khi thuyết phục các ngành công nghiệp chính rút khỏi Trung Quốc.
Ông Brown nói: “Chúng ta đã chiến thắng [Chiến tranh Lạnh lần thứ nhất] như thế nào? Một chính sách ngăn chặn nhất quán”.
“Không có công ty nào nghĩ về cách [họ có thể] mở rộng sang Nga”.
Ông David Adler là một nhà kinh tế đã viết một cuốn sách về chính sách công nghiệp. Theo ông Adler, việc đảm bảo lợi thế cạnh tranh so với Trung Quốc trong dài hạn sẽ đòi hỏi những khoản đầu tư lớn hơn nhiều vào cả chiều sâu và chiều rộng của hệ sinh thái đổi mới của Mỹ.
Ông Adler lưu ý rằng, các quan chức cấp cao của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã coi ngành công nghiệp là “chiến trường chính của đổi mới công nghệ” và chính sách công nghiệp là nền tảng quan trọng nhất để giành chiến thắng trong cuộc cạnh tranh [với Mỹ].
Ông nói, để chống lại nỗ lực lật đổ nền kinh tế Mỹ của ĐCSTQ, Mỹ nên học hỏi từ chiến lược an ninh kinh tế mới của Nhật Bản. Đây là chiến lược mà ông coi là khuôn khổ để đối phó với thách thức Trung Quốc.
Ông cho biết, theo chiến lược này, toàn bộ hệ thống chính trị của Nhật Bản đang được tái hợp nhất để chống lại sự tấn công của ĐCSTQ. Họ đang cung cấp tài chính để cải thiện sự vững chắc của chuỗi cung ứng, thúc đẩy các ngành công nghiệp quan trọng và điều chỉnh khu vực doanh nghiệp cho phù hợp với các mục tiêu chính của chính phủ.
Ông nói, Mỹ có thể theo đuổi một con đường tương tự, đầu tư một cách chiến lược không phải vào các công ty đơn lẻ, mà vào toàn bộ các lĩnh vực được coi là có tầm quan trọng sống còn đối với an ninh quốc gia.
Ông nói: “Chìa khóa của công nghiệp hóa là cạnh tranh”. Ông đồng thời cho biết thêm rằng, quốc gia nên phát triển các lĩnh vực quan trọng trong nước hoặc ở các quốc gia đồng minh đồng thời di dời chúng khỏi các đối thủ cạnh tranh chiến lược như ĐCSTQ.
Ông Michael Brown, cựu giám đốc Đơn vị Đổi mới Quốc phòng của Lầu Năm Góc, đồng ý với nhận định, nhưng nói thêm rằng Mỹ sẽ cần chi nhiều tiền hơn để hướng các công ty Mỹ đi theo các mục tiêu chiến lược trong dài hạn.
Ông Brown nói: “Tôi nghĩ rằng hệ thống tư bản chủ nghĩa mà chúng ta có ngày nay được tối ưu hóa cho các kết quả ngắn hạn”.
“Chúng ta thực sự không chi tiền đủ vì các công ty… rất yếu ớt… và chúng ta phải thực hiện cam kết [trong một thời gian dài]”.
Ông nói, trong khi một số công ty như SpaceX có thể có một tỷ phú lập dị sẵn sàng vung tiền và chấp nhận rủi ro, thì hầu hết các tập đoàn không có được sự xa xỉ đó. Các tập đoàn được khuyến khích đặt lợi ích ngắn hạn lên trên lợi ích lâu dài của công ty, chưa nói gì đến lợi ích ít quốc gia.
Ông nói, bằng cách cung cấp các ưu đãi, chính phủ Mỹ có thể giúp hỗ trợ việc chấp nhận rủi ro vừa phải và tăng trưởng vốn dài hạn trong khi thuyết phục các ngành công nghiệp chính rút khỏi Trung Quốc.
Ông Brown nói: “Chúng ta đã chiến thắng [Chiến tranh Lạnh lần thứ nhất] như thế nào? Một chính sách ngăn chặn nhất quán”.
“Không có công ty nào nghĩ về cách [họ có thể] mở rộng sang Nga”.
5. Ngăn chặn Trung Quốc
Ông Jonathan Ward, Người sáng lập hãng tư vấn Tổ chức Atlas, cho biết, Cuộc Chiến tranh Lạnh mới giữa TQ và Mỹ cũng làm phức tạp quá trình ra quyết định nhằm tìm ra cách thúc đẩy tốt nhất lợi thế kinh tế của Mỹ.
Ông Ward cho biết, TQ đang theo đuổi một “thế giới hậu Mỹ”. Do đó, phát triển khả năng công nghiệp của Mỹ là không đủ để đảm bảo tương lai. Thay vào đó, Mỹ cũng phải tích cực hành động để hạn chế quyền lực và sự đổi mới của TQ.
Ông Ward nói: “Họ có một tầm nhìn địa chính trị rất rõ ràng về cơ bản là nhằm phá hủy trật tự do Mỹ lãnh đạo”.
“Chúng ta muốn hạn chế sự phát triển của Trung Quốc chừng nào TQ còn nắm quyền”.
Ông Ward giải thích rằng, phần lớn tầm nhìn dài hạn của TQ coi Mỹ về cơ bản là “ngáng đường”. Kết quả là chính phủ này đang xây dựng quân đội với mục đích rõ ràng là chống lại Mỹ ở Thái Bình Dương và đẩy Mỹ ra khỏi khu vực.
Ông Ward đề xuất việc duy trì thương mại với Trung Quốc trong một số lĩnh vực cơ bản như nông nghiệp, đồng thời tiến hành tách rời một cách chiến lược các lĩnh vực quan trọng đối với lợi thế cạnh tranh của Mỹ như AI và sinh tổng hợp.
Thượng nghị sĩ Todd Young (Cộng Hòa - Indiana) cho rằng, Mỹ sẽ cần phải khuyến khích sự phát triển của một số ngành công nghiệp vì Trung Quốc đang “vũ khí hóa” chính sách công nghiệp để chống lại Mỹ.
Ông Young thừa nhận việc ủng hộ chính sách công nghiệp như vậy giống như một biện pháp kỳ lạ đối với phe Cộng hòa vốn ủng hộ việc hạn chế quyền lực của chính phủ. Tuy nhiên, mối đe dọa mà TQ gây ra cho Mỹ thông qua chính sách công nghiệp tạo ra sự cần thiết phải có một ngoại lệ.
Ông Young nói: “Nếu chúng ta muốn trở thành người dẫn đầu thế giới trong nhiều ngành công nghiệp chiến lược, điều đó có nghĩa là phải đưa ra các quyết định chiến lược".
“Chúng ta cần khuyến khích [sự phát triển của các ngành công nghiệp chiến lược]”.
Ông Ward cho biết, TQ đang theo đuổi một “thế giới hậu Mỹ”. Do đó, phát triển khả năng công nghiệp của Mỹ là không đủ để đảm bảo tương lai. Thay vào đó, Mỹ cũng phải tích cực hành động để hạn chế quyền lực và sự đổi mới của TQ.
Ông Ward nói: “Họ có một tầm nhìn địa chính trị rất rõ ràng về cơ bản là nhằm phá hủy trật tự do Mỹ lãnh đạo”.
“Chúng ta muốn hạn chế sự phát triển của Trung Quốc chừng nào TQ còn nắm quyền”.
Ông Ward giải thích rằng, phần lớn tầm nhìn dài hạn của TQ coi Mỹ về cơ bản là “ngáng đường”. Kết quả là chính phủ này đang xây dựng quân đội với mục đích rõ ràng là chống lại Mỹ ở Thái Bình Dương và đẩy Mỹ ra khỏi khu vực.
Ông Ward đề xuất việc duy trì thương mại với Trung Quốc trong một số lĩnh vực cơ bản như nông nghiệp, đồng thời tiến hành tách rời một cách chiến lược các lĩnh vực quan trọng đối với lợi thế cạnh tranh của Mỹ như AI và sinh tổng hợp.
Thượng nghị sĩ Todd Young (Cộng Hòa - Indiana) cho rằng, Mỹ sẽ cần phải khuyến khích sự phát triển của một số ngành công nghiệp vì Trung Quốc đang “vũ khí hóa” chính sách công nghiệp để chống lại Mỹ.
Ông Young thừa nhận việc ủng hộ chính sách công nghiệp như vậy giống như một biện pháp kỳ lạ đối với phe Cộng hòa vốn ủng hộ việc hạn chế quyền lực của chính phủ. Tuy nhiên, mối đe dọa mà TQ gây ra cho Mỹ thông qua chính sách công nghiệp tạo ra sự cần thiết phải có một ngoại lệ.
Ông Young nói: “Nếu chúng ta muốn trở thành người dẫn đầu thế giới trong nhiều ngành công nghiệp chiến lược, điều đó có nghĩa là phải đưa ra các quyết định chiến lược".
“Chúng ta cần khuyến khích [sự phát triển của các ngành công nghiệp chiến lược]”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét