Thứ Hai, 8 tháng 5, 2023

Ăn nhiều đậu phụ có thể giảm nguy cơ ung thư dạ dày

Biết là ăn nhiều đậu nành là tốt nên tôi hay ăn đậu nành; thường trong túi đi đường luôn luôn có lọ đậu nành, đậu đen, đậu xanh hay lạc rang để ăn khi đói. Có hai hình thức ăn đậu nành. Một là đem đậu nành ngâm nước qua đêm, sáng hôm sau nấu với các thực phẩm khác hoặc luộc hay rang. Hai là rang trực tiếp qua lò vi sóng. Điều lạ lùng là trên mạng giới thiệu rất nhiều công dụng của máy vi sóng nhưng không hề viết về dùng máy này để rang (chứ không phải nướng, vì máy vi sóng nhà tôi không có chức năng nướng). Cách rang đậu nành bằng máy vi sóng y như rang lạc...
Ăn nhiều đậu phụ có thể giảm nguy cơ ung thư dạ dày
Lisa Bian • Ung thư dạ dày là dạng ung thư phổ biến với tỷ lệ tử vong cao. Một nghiên cứu gần đây của Hàn Quốc được công bố vào tháng 2 năm 2023 trên Tạp chí Dinh dưỡng Châu Âu tiết lộ rằng, những người tiêu thụ nhiều sản phẩm từ đậu nành, chẳng hạn như đậu phụ, có thể giảm đáng kể nguy cơ phát triển ung thư dạ dày.
Cộng đồng y tế tin rằng chế độ ăn uống không lành mạnh, béo phì và nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori là một trong nhiều yếu tố nguy cơ liên quan đến ung thư dạ dày.

Nam giới có xu hưởng bị ung thư dạ dày ảnh hưởng nhiều hơn so với nữ giới, với hầu hết các trường hợp xảy ra ở những người trên 60 tuổi. Ung thư dạ dày đã cướp đi sinh mạng của Naonobu Fujii, một vận động viên bóng chuyền nam nổi tiếng của Nhật Bản, vào ngày 31 tháng 3 năm 2023. Nhà soạn nhạc nổi tiếng người Anh Andrew Lloyd Webber cũng mất con trai Nicholas, mới 43 tuổi, vì bệnh ung thư dạ dày vào tháng 3 năm 2023.

1. Tác dụng của đậu nành

Vậy thực phẩm nào có tác dụng phòng chống ung thư dạ dày tốt hơn? Theo một nghiên cứu gần đây, câu trả lời là đậu phụ.

Đậu phụ, có nguồn gốc từ đậu nành, là một loại thực phẩm rất bổ dưỡng, chứa nhiều protein, ít natri và chất béo bão hòa, đồng thời không chứa cholesterol. Ngoài giá cả phải chăng, đậu phụ còn được biết đến với đặc tính chống lại bệnh tật.

Theo nghiên cứu của Health Examinees (HEXA) được thực hiện từ năm 2004 đến năm 2013 với sự tham gia của 139.267 người Hàn Quốc trong độ tuổi từ 40-69, một nhóm các nhà nghiên cứu từ Đại học Seoul đã phát hiện ra rằng, những người đàn ông ăn hai khẩu phần đậu phụ mỗi tuần có nguy cơ mắc ung thư dạ dày thấp hơn 37% so với những người hiếm khi ăn đậu phụ.

Các nhà nghiên cứu đã theo dõi những cá nhân này trong trung bình 9,21 năm, một khoảng thời gian đủ để thu thập dữ liệu chính xác. Nghiên cứu cũng lưu ý rằng lượng đậu phụ thay đổi tùy thuộc vào trọng lượng cơ thể.

Sau khi phân tích dữ liệu, nhóm nghiên cứu kết luận rằng thực phẩm đậu nành có thể làm giảm nguy cơ ung thư dạ dày do genistein và isoflavone, với đặc tính chống viêm và chống oxy hóa. Theo các nghiên cứu, các hợp chất này làm giảm sự tăng sinh tế bào ở niêm mạc và cản trở sự phát triển của H. pylori, loại vi khuẩn có thể gây ung thư dạ dày.

Giáo sư Kang Daehee, người đứng đầu nghiên cứu, cho biết: “Đậu nành có chứa các hợp chất hoạt tính sinh lý giúp tăng cường chức năng miễn dịch và kích hoạt các tế bào miễn dịch như tế bào NK, nhưng cũng có thể ngăn ngừa tổn thương DNA và tạo điều kiện sửa chữa”.

Một nghiên cứu được công bố vào năm 2020 trên Tạp chí Cancer Science cũng chỉ ra rằng, thực phẩm từ đậu nành làm giảm nguy cơ ung thư dạ dày do mọi nguyên nhân, cũng như nguy cơ tử vong do ung thư dạ dày.

2. Đảm bảo an toàn cho thực phẩm làm từ đậu nành

Các nghiên cứu phát hiện thực phẩm từ đậu nành có thể làm giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư khác nhau, bao gồm ung thư vú và tuyến tiền liệt; đồng thời nó cũng mang lại lợi ích phòng ngừa bệnh tim mạch, loãng xương và các vấn đề sức khỏe khác. 

Mặc dù vậy, những bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh ung thư vú dương tính với thụ thể estrogen có thể lo ngại về tác hại tiềm ẩn của việc tiêu thụ thực phẩm có nguồn gốc từ đậu nành.

Viện Ung thư Dana-Farber đã chỉ ra rằng:
  • Phytoestrogen có cấu trúc khác với estrogen của con người và ít mạnh hơn đáng kể.
  • Phytoestrogen khi được tiêu thụ không chuyển hóa thành estrogen trong cơ thể.
  • Tiêu thụ đậu nành với lượng vừa phải thông qua thực phẩm không thúc đẩy sự phát triển của tế bào ung thư.
Theo viện, các nghiên cứu khoa học hiện tại cũng đã chỉ ra rằng: Ở các quốc gia trên khắp châu Á, nơi chế độ ăn uống lành mạnh thường bao gồm các loại thực phẩm làm từ đậu nành, tỷ lệ mắc ung thư tuyến tiền liệt và ung thư vú thường thấp hơn.

Tiêu thụ đậu nành ở dạng thực phẩm tự nhiên, như đậu phụ, đậu chiên và sữa đậu nành, được coi là an toàn, ngay cả đối với bệnh nhân ung thư.

Bệnh nhân ung thư không cần phải loại bỏ tất cả các nguồn thực phẩm từ đậu nành khỏi chế độ ăn uống của họ.

Hiện tại, đậu nành biến đổi gen (GM) chiếm 90% tổng sản lượng ở Hoa Kỳ. Điều này đã làm dấy lên mối lo ngại của công chúng về những nguy cơ tiềm ẩn đối với sức khỏe liên quan đến việc tiêu thụ đậu nành GM.

Do mới xuất hiện, các nhà khoa học vẫn chưa thể rút ra những kết luận chắc chắn về ảnh hưởng của chúng đối với sức khỏe con người. Do đó, điều cần thiết là phải thực hiện các quan sát dài hạn sâu rộng hơn.

Thực phẩm biến đổi gen có phương pháp trồng hoàn toàn khác với thực phẩm tự nhiên. Theo Tiến sĩ Jingduan Yang, giảng viên tại Trung tâm Y học Tích hợp Đại học Arizona, chúng ta nên coi trọng và tôn vinh thiên nhiên bằng cách sử dụng các phương pháp tự nhiên và trí tuệ truyền thống để sản xuất thực phẩm bổ dưỡng.

Theo Wei-Chieh Hung, giám đốc y học gia đình tại Bệnh viện E-Da ở Đài Loan, đậu phụ là một nguồn protein đặc biệt. Dịch vụ Y tế Quốc gia ở Đài Loan liệt kê đậu phụ là nguồn protein hàng đầu, bên cạnh cá, trứng và thịt.

Ông cũng cho biết tiêu thụ đậu phụ từng được cho là gây ra một số nguy cơ sức khỏe, chẳng hạn như bệnh Gout. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây đã bác bỏ quan điểm này. Thay vào đó, rượu, hải sản và súp mới là thủ phạm chính. 

Điều quan trọng cần lưu ý là, đậu phụ không được khuyến khích cho những người bị dị ứng thực phẩm đậu nành. Ngoài ra, nếu bạn bị đầy hơi sau khi ăn đậu phụ, bạn nên ăn nó ở mức độ vừa phải.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét