Thế giới đang chạy đua chuẩn bị Thế chiến mới ???
Tập Cận Bình kết thúc chuyến thăm chính thức kéo dài 3 ngày (20-2/3) tới Nga. Tổng thống Vladimir Putin cho biết các cuộc hội đàm, bao gồm cuộc gặp kín giữa hai nhà lãnh đạo cũng như cuộc hợp giữa phái đoàn quan chức hai Nước, đã diễn ra “thành công” trong bầu không khí nồng ấm, hữu nghị và mang tính xây dựng”.Phó chủ tịch Hội đồng An ninh Quốc gia Nga Dmitry Medvedev
1. Hợp tác Nga - Trung
Tập và Putin đã ký kết 14 văn kiện, bao gồm 2 tuyên bố chung, các nghị định thư về tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực, từ thương mại, công nghiệp đến khoa học, quân sự; đã đặt ra khuôn khổ và phản ảnh đầy đủ tính chất đặc biệt của quan hệ Nga – Trung, mối quan hệ mà Tổng thống Nga mô tả là “đang ở mức cao nhất trong lịch sử”.
Trong hai tuyên bố chung, Nga và Trung Quốc cam kết “làm sâu sắc thêm quan hệ đối tác toàn diện và hợp tác chiến lược bước vào một kỷ nguyên mới”, đồng thời xây dựng một kế hoạch phát triển cho các lĩnh vực hợp tác kinh tế quan trọng đến năm 2030.
Nga tuyên bố tái khẳng định tuân thủ nguyên tắc “một Trung Quốc”, công nhận Đài Loan (Trung Quốc) là một phần không thể tách rời của lãnh thổ Trung Quốc, phản đối mọi hình thức “Đài Loan độc lập” và kiên quyết ủng hộ các biện pháp của Trung Quốc để bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ (đối với đảo Đài Loan).
2. Phản ứng cứng rắn của Mỹ
Phải chăng Chính phủ Mỹ đã nhận thức được nguy cơ nếu Nga Trung hợp tác, kẻ Á, người Âu thì Mỹ khó giữ được vai trò bá chủ thế giới, nên Bộ Quốc Phòng đã thúc đẩy Quốc hội phê chuẩn ngân sách 842 tỷ đô la, nhằm hiện đại hóa lực lượng ở châu Á và trên toàn thế giới.
“Đây là một ngân sách định hướng chiến lược – một ngân sách được thúc đẩy bởi mức độ nghiêm trọng của cuộc cạnh tranh chiến lược với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa,”Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin nói rằng việc răn đe và chuẩn bị cho chiến tranh “rất tốn kém”, nhưng nó không đắt bằng việc tiến hành một cuộc chiến tranh. Ngân sách này ngăn chặn chiến tranh và chuẩn bị cho chúng ta chiến đấu nếu cần thiết.”
Austin nói thêm rằng: Hoa Kỳ chưa thấy Trung Quốc cung cấp vũ khí cho Nga, nhưng nếu có, “điều đó sẽ kéo dài cuộc xung đột và chắc chắn mở rộng cuộc xung đột có khả năng không chỉ trong khu vực mà còn trên toàn cầu.”
Hai thập kỷ chiến tranh ở Iraq và Afghanistan đã làm xói mòn thiết bị quân sự và sự sẵn sàng của quân đội, vì vậy Hoa Kỳ phải nỗ lực thay thế các hệ thống vũ khí và cho quân đội thời gian để thiết lập lại. Tướng Milley TTMT cho biết hơn 60% lực lượng đang hoạt động ở trạng thái sẵn sàng cao nhất và có thể triển khai chiến đấu trong vòng chưa đầy 30 ngày, trong khi 10% có thể triển khai trong vòng 96 giờ.
Chẳng những Mỹ đã nhận thức được nguy cơ về sự hợp tác và tham vọng của Nga Trung, mà ngay cả Đức, Nhật cũng thấy cuộc xâm lược Ukraine của Nga là nguy hiểm, nên buộc cả hai Nước phải chuẩn bị quân sự nghiêm túc hơn.
3. Liên Bang Đức tăng mạnh chi phí quốc phòng
Mặc dù là ngày Chủ Nhật, các nghị sĩ được triệu về, bỏ cả kỳ nghỉ cuối tuần cho phiên họp Quốc Hội khẩn cấp, thông qua luật tăng chi phí quốc phòng của Đức lên hơn 2% GDP.
Thủ tướng Đức, Olaf Scholz (đảng cánh tả SPD) công bố lý do thay đổi chi tiêu quốc phòng của nước này là vì khủng hoảng Ukraine: một hành động gây hấn, xâm lăng của Nga.
Trước Quốc hội Đức, ông cho biết 100 tỷ euro sẽ được bổ sung vào ngân sách quân sự của Berlin trong năm nay.
Ông Scholz, người gặp riêng ông Putin trong tuần qua, nói “không còn ai nghi ngờ là Putin muốn lập ra một trật tự mới ở châu Âu và không e dè khi dùng bạo lực quân sự để đạt mục tiêu đó”.
‘Phải ngăn chặn Putin ngay bây giờ’
Thủ tướng Đức Olaf Scholz gọi thời điểm này là một “bước ngoặt lịch sử”.
Bà Eva Hogl, Ủy viên phụ trách lực lượng vũ trang của Quốc hội Liên bang (Bundestag), báo cáo quân đội Đức hiện đang có quá nhiều thiếu hụt cả về nguồn lực và thiết bị: “Những người lính dù của chúng tôi thậm chí còn thiếu mũ bảo vệ. Còn đối với các biệt kích thủy quân lục chiến ở căn cứ Eckernforde (bên bờ biển Baltic), họ đã không có bể bơi từ 10 năm nay, đến nỗi phải đi xa hàng dặm để tìm địa điểm bơi lặn và huấn luyện”.
Nhiều chiến hạm Đức không sẵn sàng cho một số nhiệm vụ được lên kế hoạch cho năm 2023 ở Địa Trung Hải; các hệ thống radar lỗi thời làm suy yếu an ninh không phận Đức…
Đối với Lục quân, một phần khoản tiền được sử dụng cho dự án xe tăng chiến đấu thế hệ mới (MGCS) của châu Âu nhằm thay thế các mẫu xe tăng Leclerc của Pháp và Leopard của Đức vào năm 2035.
Lực lượng không quân sẽ nhận được phần lớn nhất để mua 35 máy bay chiến đấu F-35 mà Chính phủ Đức đã quyết định mua của Lockheed Martin để thay thế đội bay Tornado cũ kỹ được biên chế từ những năm 1970. “Siêu phẩm” F-35, loại máy bay duy nhất có khả năng mang bom hạt nhân của Mỹ, sẽ cho phép Đức tiếp tục tham gia cơ chế “chia sẻ hạt nhân”, hay nói cách khác là chương trình răn đe của NATO.
Để củng cố thêm sức mạnh không quân, Berlin cũng có ý định mua máy bay chiến đấu Eurofighter ECR của Airbus, trực thăng vận tải Chinook CH-47-F của Boeing, cũng như máy bay không người lái Heron TP của Israel; và dự án phát triển hệ thống phòng không chiến đấu trong tương lai (FCAS) gồm Đức, Pháp, Tây Ban Nha, dự kiến kết thúc vào năm 2040.
Phần còn lại của ngân quỹ sẽ được sử dụng cho các chương trình khác, chẳng hạn khoản 20 tỷ euro được phân bổ cho dự án số hóa Bundeswehr, bao gồm mua thiết bị liên lạc mới và tăng cường hệ thống vệ tinh.
Khoản cuối cùng sẽ được dùng để mua đạn dược và trang bị cho binh sĩ.
4. Nhật Bản chuẩn bị mọi mặt
Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida đã chỉ thị cho Bộ trưởng Quốc phòng Yasukazu Hamada và Bộ trưởng Tài chính Shunichi Suzuki phải tính toán để tăng gấp đôi chi tiêu quốc phòng lên 2% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) vào năm 2027.
Nhật Bản từ lâu đã duy trì giới hạn không chính thức đối với chi tiêu quốc phòng ở mức khoảng 1% GDP, với ngân sách quốc phòng cho năm 2022 là khoảng 5,4 nghìn tỷ yen (khoảng 47 tỷ USD).
Nhưng hiện tình mới nhất rất quan trọng được diễn ra sau một loạt các cuộc tập trận quân sự của Trung Quốc quanh eo biển Đài Loan từ hồi tháng 8 liên quan chuyến thăm của bà Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi tới Đài Loan.
Cùng sự hiện diện của tàu thuyền Trung Quốc xung quanh các đảo tranh chấp với Nhật Bản, các vụ thử hỏa tiễn dồn dập gần đây của Triều Tiên, và bối cảnh địa chính trị toàn cầu thay đổi rất nhiều sau xung đột Nga – Ukraine.
Vào đầu tháng 8, Tokyo đã gửi công hàm phản đối Bắc Kinh sau khi năm tên lửa đạn đạo của Trung Quốc trong cuộc tập trận phóng ra đã rơi vào vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Nhật Bản.
Việc tự tăng cường năng lực quân sự của Nhật sẽ làm thay đổi cán cân sức mạnh ở khu vực Đông Bắc Á. Ông Kishida nhiều lần nhắc lại cam kết “củng cố cơ bản” khả năng phòng thủ của đất nước trong bối cảnh “môi trường an ninh ngày càng nghiêm trọng”.
Ngoài ra, việc tăng chi tiêu quân sự mở đường cho Nhật Bản đầu tư hàng tỷ USD cho ngành công nghiệp quốc phòng, nâng cao năng lực sản xuất vũ khí, giúp thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng của các ngành công nghệ cao và chính xác; đầu tư vào hỏa tiễn tầm xa, phi cơ không người lái và các công nghệ không người lái khác, tàu chiến được trang bị hệ thống đánh chặn tên lửa Aegis; sẽ giúp Nhật Bản tăng cường năng lực “phản công”, phát triển vũ khí có thể nhắm mục tiêu vào các địa điểm phóng tên lửa hay căn cứ của đối phương. hoặc tấn công từ mặt đất, với tàu và máy bay chiến đấu tới các mục tiêu bên trong các quốc gia đối thủ trong tầm bắn.
Phải chăng Chính phủ Mỹ đã nhận thức được nguy cơ nếu Nga Trung hợp tác, kẻ Á, người Âu thì Mỹ khó giữ được vai trò bá chủ thế giới, nên Bộ Quốc Phòng đã thúc đẩy Quốc hội phê chuẩn ngân sách 842 tỷ đô la, nhằm hiện đại hóa lực lượng ở châu Á và trên toàn thế giới.
“Đây là một ngân sách định hướng chiến lược – một ngân sách được thúc đẩy bởi mức độ nghiêm trọng của cuộc cạnh tranh chiến lược với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa,”Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin nói rằng việc răn đe và chuẩn bị cho chiến tranh “rất tốn kém”, nhưng nó không đắt bằng việc tiến hành một cuộc chiến tranh. Ngân sách này ngăn chặn chiến tranh và chuẩn bị cho chúng ta chiến đấu nếu cần thiết.”
Austin nói thêm rằng: Hoa Kỳ chưa thấy Trung Quốc cung cấp vũ khí cho Nga, nhưng nếu có, “điều đó sẽ kéo dài cuộc xung đột và chắc chắn mở rộng cuộc xung đột có khả năng không chỉ trong khu vực mà còn trên toàn cầu.”
Hai thập kỷ chiến tranh ở Iraq và Afghanistan đã làm xói mòn thiết bị quân sự và sự sẵn sàng của quân đội, vì vậy Hoa Kỳ phải nỗ lực thay thế các hệ thống vũ khí và cho quân đội thời gian để thiết lập lại. Tướng Milley TTMT cho biết hơn 60% lực lượng đang hoạt động ở trạng thái sẵn sàng cao nhất và có thể triển khai chiến đấu trong vòng chưa đầy 30 ngày, trong khi 10% có thể triển khai trong vòng 96 giờ.
Chẳng những Mỹ đã nhận thức được nguy cơ về sự hợp tác và tham vọng của Nga Trung, mà ngay cả Đức, Nhật cũng thấy cuộc xâm lược Ukraine của Nga là nguy hiểm, nên buộc cả hai Nước phải chuẩn bị quân sự nghiêm túc hơn.
3. Liên Bang Đức tăng mạnh chi phí quốc phòng
Mặc dù là ngày Chủ Nhật, các nghị sĩ được triệu về, bỏ cả kỳ nghỉ cuối tuần cho phiên họp Quốc Hội khẩn cấp, thông qua luật tăng chi phí quốc phòng của Đức lên hơn 2% GDP.
Thủ tướng Đức, Olaf Scholz (đảng cánh tả SPD) công bố lý do thay đổi chi tiêu quốc phòng của nước này là vì khủng hoảng Ukraine: một hành động gây hấn, xâm lăng của Nga.
Trước Quốc hội Đức, ông cho biết 100 tỷ euro sẽ được bổ sung vào ngân sách quân sự của Berlin trong năm nay.
Ông Scholz, người gặp riêng ông Putin trong tuần qua, nói “không còn ai nghi ngờ là Putin muốn lập ra một trật tự mới ở châu Âu và không e dè khi dùng bạo lực quân sự để đạt mục tiêu đó”.
‘Phải ngăn chặn Putin ngay bây giờ’
Thủ tướng Đức Olaf Scholz gọi thời điểm này là một “bước ngoặt lịch sử”.
Bà Eva Hogl, Ủy viên phụ trách lực lượng vũ trang của Quốc hội Liên bang (Bundestag), báo cáo quân đội Đức hiện đang có quá nhiều thiếu hụt cả về nguồn lực và thiết bị: “Những người lính dù của chúng tôi thậm chí còn thiếu mũ bảo vệ. Còn đối với các biệt kích thủy quân lục chiến ở căn cứ Eckernforde (bên bờ biển Baltic), họ đã không có bể bơi từ 10 năm nay, đến nỗi phải đi xa hàng dặm để tìm địa điểm bơi lặn và huấn luyện”.
Nhiều chiến hạm Đức không sẵn sàng cho một số nhiệm vụ được lên kế hoạch cho năm 2023 ở Địa Trung Hải; các hệ thống radar lỗi thời làm suy yếu an ninh không phận Đức…
Đối với Lục quân, một phần khoản tiền được sử dụng cho dự án xe tăng chiến đấu thế hệ mới (MGCS) của châu Âu nhằm thay thế các mẫu xe tăng Leclerc của Pháp và Leopard của Đức vào năm 2035.
Lực lượng không quân sẽ nhận được phần lớn nhất để mua 35 máy bay chiến đấu F-35 mà Chính phủ Đức đã quyết định mua của Lockheed Martin để thay thế đội bay Tornado cũ kỹ được biên chế từ những năm 1970. “Siêu phẩm” F-35, loại máy bay duy nhất có khả năng mang bom hạt nhân của Mỹ, sẽ cho phép Đức tiếp tục tham gia cơ chế “chia sẻ hạt nhân”, hay nói cách khác là chương trình răn đe của NATO.
Để củng cố thêm sức mạnh không quân, Berlin cũng có ý định mua máy bay chiến đấu Eurofighter ECR của Airbus, trực thăng vận tải Chinook CH-47-F của Boeing, cũng như máy bay không người lái Heron TP của Israel; và dự án phát triển hệ thống phòng không chiến đấu trong tương lai (FCAS) gồm Đức, Pháp, Tây Ban Nha, dự kiến kết thúc vào năm 2040.
Phần còn lại của ngân quỹ sẽ được sử dụng cho các chương trình khác, chẳng hạn khoản 20 tỷ euro được phân bổ cho dự án số hóa Bundeswehr, bao gồm mua thiết bị liên lạc mới và tăng cường hệ thống vệ tinh.
Khoản cuối cùng sẽ được dùng để mua đạn dược và trang bị cho binh sĩ.
4. Nhật Bản chuẩn bị mọi mặt
Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida đã chỉ thị cho Bộ trưởng Quốc phòng Yasukazu Hamada và Bộ trưởng Tài chính Shunichi Suzuki phải tính toán để tăng gấp đôi chi tiêu quốc phòng lên 2% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) vào năm 2027.
Nhật Bản từ lâu đã duy trì giới hạn không chính thức đối với chi tiêu quốc phòng ở mức khoảng 1% GDP, với ngân sách quốc phòng cho năm 2022 là khoảng 5,4 nghìn tỷ yen (khoảng 47 tỷ USD).
Nhưng hiện tình mới nhất rất quan trọng được diễn ra sau một loạt các cuộc tập trận quân sự của Trung Quốc quanh eo biển Đài Loan từ hồi tháng 8 liên quan chuyến thăm của bà Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi tới Đài Loan.
Cùng sự hiện diện của tàu thuyền Trung Quốc xung quanh các đảo tranh chấp với Nhật Bản, các vụ thử hỏa tiễn dồn dập gần đây của Triều Tiên, và bối cảnh địa chính trị toàn cầu thay đổi rất nhiều sau xung đột Nga – Ukraine.
Vào đầu tháng 8, Tokyo đã gửi công hàm phản đối Bắc Kinh sau khi năm tên lửa đạn đạo của Trung Quốc trong cuộc tập trận phóng ra đã rơi vào vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Nhật Bản.
Việc tự tăng cường năng lực quân sự của Nhật sẽ làm thay đổi cán cân sức mạnh ở khu vực Đông Bắc Á. Ông Kishida nhiều lần nhắc lại cam kết “củng cố cơ bản” khả năng phòng thủ của đất nước trong bối cảnh “môi trường an ninh ngày càng nghiêm trọng”.
Ngoài ra, việc tăng chi tiêu quân sự mở đường cho Nhật Bản đầu tư hàng tỷ USD cho ngành công nghiệp quốc phòng, nâng cao năng lực sản xuất vũ khí, giúp thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng của các ngành công nghệ cao và chính xác; đầu tư vào hỏa tiễn tầm xa, phi cơ không người lái và các công nghệ không người lái khác, tàu chiến được trang bị hệ thống đánh chặn tên lửa Aegis; sẽ giúp Nhật Bản tăng cường năng lực “phản công”, phát triển vũ khí có thể nhắm mục tiêu vào các địa điểm phóng tên lửa hay căn cứ của đối phương. hoặc tấn công từ mặt đất, với tàu và máy bay chiến đấu tới các mục tiêu bên trong các quốc gia đối thủ trong tầm bắn.
5. Trung Quốc có dám phát động chiến tranh
Liệu sự tăng ngân sách Quốc phòng này có kịp thời để chặn đứng tham vọng của Tập Cận Bình trong ý đồ tấn chiếm Đài Loan không? Và có ngăn chặn được Thế chiến không hay chỉ làm cho chiến tranh sớm xảy ra hơn, bởi vì:
Lịch sử cho thấy hành vi đó chỉ kích động chứ không ngăn chặn xung đột. Bởi khi một quốc gia tìm cách tự trang bị vũ khí với trọng tâm là nhắm vào một quốc gia khác, thì quốc gia kia sẽ đáp trả, tạo ra một chu kỳ leo thang. Khi một quốc gia nhận thấy rằng họ đang phải đối mặt với sự ngăn chặn quân sự, hoặc một cuộc tấn công phủ đầu có thể xảy ra, thì “lựa chọn duy nhất” của họ là tấn công trước, giáng đòn trước.
Thực tế nguy cơ chiến tranh sớm xảy ra hơn nữa vì theo Thuyết Thucydides”:
“một xu hướng rõ ràng dẫn đến chiến tranh khi một cường quốc mới nổi lên, Trung Quốc, đe dọa thay thế một cường quốc hiện đang làm bá chủ khu vực hoặc quốc tế”- MỸ -.
Chỉ cầu mong Tập Cận Bình nhận thức được hiện tình phũ phàng :
– Âu Châu: Nga không thực sự mạnh như từng tuyên bố; đã hơn 1 năm không chiếm nỗi 1/3 lãnh thổ của Ukraine, hao mòn quân lực mà viễn ảnh cho thấy, tiến thoái lưỡng nan, chỉ thua không thể thắng.
Nato, Anh Quốc thừa sức khống chế Nga, nhất là Đức đã tăng ngân sách Quốc Phòng để có một quân đội tân tiến. Nga Trung muốn sử dụng vũ khí Hạt Nhân thì sợ Mỹ đáp trả, không dại gì làm liều khi biết rõ yếu điểm của mình.
Chuyển Vũ Khí Hạt nhân đến Belarus chỉ là ” đòn hù” .
Có dám dùng không là một chuyện khác?
– Trung Đông: IRAN nếu gây chiến, Do Thái thừa sức nghiềm nát xứ này trong chớp mắt!
– Á Châu: Khi lâm trận Nhật, Ấn, Úc với sự phụ giúp của Nam Hàn, Đài Loan, Phi Luật Tân có thể cô lập, phong tỏa Trung Cộng, chặn đường giao thông trên Biển, thì TC như Cá nằm trên cạn, chờ chết!
Đài Loan đang sản xuất 65% chip trên thị trường thế giới, 90% chip công nghệ cao cấp đều do các hãng Đài Loan độc quyền. TC đụng tới Đài Loan, là họ ngưng ngay cung cấp các chip, hãng xưởng Trung quốc đóng cửa dẹp tiệm. Kinh tế sụp đổ, thất nghiệp gia tăng, Trung cộng có chịu nổi không?
Nếu chiếm được Đài Loan, TC mở được đường thông ra Thái Bình Dương, rất thuận tiện cho hải quân, nhất là các tàu ngầm…
Nhưng Mỹ đời nào chịu như vậy?!
– Hiện tình Trung Cộng không thể thắng được Tứ Cường Mỹ, Ấn, Nhật, Úc và Anh Quốc hợp lại!
Tập Cận Bình nếu tính sai nước cờ, có thế đưa Trung Quốc đến nhiều khủng hoảng, thì cảnh "giậu đổ bìm leo” khó tránh.
6. Nga còn cứng rắn hơn Trung Quốc: Cựu Tổng thống Nga cảnh báo hậu quả thảm khốc chờ đón ‘lực lượng gìn giữ hoà bình’ EU
Liệu sự tăng ngân sách Quốc phòng này có kịp thời để chặn đứng tham vọng của Tập Cận Bình trong ý đồ tấn chiếm Đài Loan không? Và có ngăn chặn được Thế chiến không hay chỉ làm cho chiến tranh sớm xảy ra hơn, bởi vì:
Lịch sử cho thấy hành vi đó chỉ kích động chứ không ngăn chặn xung đột. Bởi khi một quốc gia tìm cách tự trang bị vũ khí với trọng tâm là nhắm vào một quốc gia khác, thì quốc gia kia sẽ đáp trả, tạo ra một chu kỳ leo thang. Khi một quốc gia nhận thấy rằng họ đang phải đối mặt với sự ngăn chặn quân sự, hoặc một cuộc tấn công phủ đầu có thể xảy ra, thì “lựa chọn duy nhất” của họ là tấn công trước, giáng đòn trước.
Thực tế nguy cơ chiến tranh sớm xảy ra hơn nữa vì theo Thuyết Thucydides”:
“một xu hướng rõ ràng dẫn đến chiến tranh khi một cường quốc mới nổi lên, Trung Quốc, đe dọa thay thế một cường quốc hiện đang làm bá chủ khu vực hoặc quốc tế”- MỸ -.
Chỉ cầu mong Tập Cận Bình nhận thức được hiện tình phũ phàng :
– Âu Châu: Nga không thực sự mạnh như từng tuyên bố; đã hơn 1 năm không chiếm nỗi 1/3 lãnh thổ của Ukraine, hao mòn quân lực mà viễn ảnh cho thấy, tiến thoái lưỡng nan, chỉ thua không thể thắng.
Nato, Anh Quốc thừa sức khống chế Nga, nhất là Đức đã tăng ngân sách Quốc Phòng để có một quân đội tân tiến. Nga Trung muốn sử dụng vũ khí Hạt Nhân thì sợ Mỹ đáp trả, không dại gì làm liều khi biết rõ yếu điểm của mình.
Chuyển Vũ Khí Hạt nhân đến Belarus chỉ là ” đòn hù” .
Có dám dùng không là một chuyện khác?
– Trung Đông: IRAN nếu gây chiến, Do Thái thừa sức nghiềm nát xứ này trong chớp mắt!
– Á Châu: Khi lâm trận Nhật, Ấn, Úc với sự phụ giúp của Nam Hàn, Đài Loan, Phi Luật Tân có thể cô lập, phong tỏa Trung Cộng, chặn đường giao thông trên Biển, thì TC như Cá nằm trên cạn, chờ chết!
Đài Loan đang sản xuất 65% chip trên thị trường thế giới, 90% chip công nghệ cao cấp đều do các hãng Đài Loan độc quyền. TC đụng tới Đài Loan, là họ ngưng ngay cung cấp các chip, hãng xưởng Trung quốc đóng cửa dẹp tiệm. Kinh tế sụp đổ, thất nghiệp gia tăng, Trung cộng có chịu nổi không?
Nếu chiếm được Đài Loan, TC mở được đường thông ra Thái Bình Dương, rất thuận tiện cho hải quân, nhất là các tàu ngầm…
Nhưng Mỹ đời nào chịu như vậy?!
– Hiện tình Trung Cộng không thể thắng được Tứ Cường Mỹ, Ấn, Nhật, Úc và Anh Quốc hợp lại!
Tập Cận Bình nếu tính sai nước cờ, có thế đưa Trung Quốc đến nhiều khủng hoảng, thì cảnh "giậu đổ bìm leo” khó tránh.
6. Nga còn cứng rắn hơn Trung Quốc: Cựu Tổng thống Nga cảnh báo hậu quả thảm khốc chờ đón ‘lực lượng gìn giữ hoà bình’ EU
01/04/2023 Sau khi xuất hiện thông tin Liên minh châu Âu (EU) thảo luận về một số hình thức gìn giữ hoà bình ở Ukraine, cựu Tổng thống Liên bang Nga Dmitry Medvedev cảnh báo rằng điều duy nhất cần được làm rõ là liệu châu Âu đã sẵn sàng cho “một hàng dài quan tài” trở về từ Ukraine hay chưa.
Trong một phát biểu được đài RT dẫn lời, ông Medvedev, người hiện nay đang giữ chức phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga, gọi ý tưởng đưa lực lượng gìn giữ hoà bình đến Ukraine là sự hoài nghi tột độ.
Ông Medvedev nhấn mạnh bất kỳ "lực lượng gìn giữ hòa bình" nào của EU được cử đến Ukraine sẽ bị nhìn nhận như các chiến binh của kẻ thù trực tiếp tham gia vào cuộc xung đột, bị đối xử tương xứng và sẽ trở về trong các túi đựng xác chết.
Ngày 31/3, cựu Tổng thống Nga đã viết trên Telegram rằng khối (quân sự) do Mỹ lãnh đạo “tiếp tục cung cấp vũ khí, xe tăng và các thiết bị quân sự khác cho chế độ Kiev”, vì vậy, thật khó để tưởng tượng họ mong muốn hòa bình.
Theo ông Medvedev, mục đích thực sự của khối này rất rõ ràng, nhằm thiết lập một nền hòa bình có lợi cho họ dựa trên thế mạnh. Do vậy, họ muốn đưa lực lượng “gìn giữ hòa bình” đội mũ sắt màu xanh, có ngôi sao vàng vào Ukraine với súng máy và xe tăng.
Nói cách khác, cái gọi là “lực lượng gìn giữ hòa bình của NATO” sẽ tham gia vào cuộc xung đột và đứng cùng phía với kẻ thù của Nga.
Và như vậy, ông Medvedev nhấn mạnh: “Rõ ràng là những 'người kiến tạo hòa bình' như vậy là kẻ thù trực tiếp của chúng ta. Sói đội lốt cừu”.
Trong trường hợp như thế nào, ông Medvedev cho rằng họ sẽ trở thành “mục tiêu hợp pháp” của các lực lượng vũ trang Nga nếu họ được triển khai ở tuyến đầu mà không có sự đồng ý của Moskva, với vũ khí trong tay và đe dọa trực tiếp tới các lực lượng của Nga.
Do những “người kiến tạo hòa bình” như vậy là “binh sỹ của kẻ thù”, là “các chiến binh”, cho nên, theo ông Medvedev, họ phải bị tiêu diệt không thương tiếc.
Ông Medvedev kết luận, điều duy nhất cần được làm rõ là liệu châu Âu đã sẵn sàng cho “một hàng dài quan tài” trở về từ Ukraine hay chưa.
Trước đó, vào sớm cùng ngày, Thủ tướng Hungary Viktor Orban cho biết trong một cuộc phỏng vấn trên đài phát thanh rằng các nhà lãnh đạo EU sắp có một cuộc thảo luận về “một số hình thức của lực lượng gìn giữ hoà bình” cho Ukraine, có thể đặt dưới sự bảo trợ của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
Đáp lại bình luận của ông Orban, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cảnh báo việc thảo luận về khả năng triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình phương Tây ở Ukraine có thể là một ý tưởng rất nguy hiểm.
“Nếu chúng ta đang nói về một số loại đàm phán nghiêm túc, thì đây là một cuộc thảo luận cực kỳ nguy hiểm. Trong thực tiễn thế giới, các lực lượng như vậy thường chỉ được sử dụng khi có sự đồng ý của cả hai bên. Trong trường hợp này, nó có khả năng là một chủ đề rất nguy hiểm”, ông Peskov nói với các nhà báo.
Nga đã nhiều lần cảnh báo Mỹ và các đồng minh ngừng gửi vũ khí tới Ukraine, bởi điều này chỉ kéo dài xung đột và mang tới nguy cơ đối đầu trực tiếp giữa các cường quốc sở hữu vũ khí hạt nhân.
Tới nay, theo thống kê chưa đầy đủ, NATO đã gửi viện trợ quân sự trị giá hơn 100 tỷ USD, bao gồm cả xe tăng và máy bay chiến đấu cho Kiev.
NATO khẳng định khối này không tham gia vào cuộc xung đột. Tuy nhiên, theo RT, nhiều quan chức cấp cao của phương Tây lại nói rằng mục tiêu của họ là một "thất bại chiến lược" của Nga.
https://baotintuc.vn/the-gioi/cuu-tong-thong-nga-canh-bao-hau-qua-tham-khoc-cho-don-luc-luong-gin-giu-hoa-binh-eu-20230401175930691.htm
Trong một phát biểu được đài RT dẫn lời, ông Medvedev, người hiện nay đang giữ chức phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga, gọi ý tưởng đưa lực lượng gìn giữ hoà bình đến Ukraine là sự hoài nghi tột độ.
Ông Medvedev nhấn mạnh bất kỳ "lực lượng gìn giữ hòa bình" nào của EU được cử đến Ukraine sẽ bị nhìn nhận như các chiến binh của kẻ thù trực tiếp tham gia vào cuộc xung đột, bị đối xử tương xứng và sẽ trở về trong các túi đựng xác chết.
Ngày 31/3, cựu Tổng thống Nga đã viết trên Telegram rằng khối (quân sự) do Mỹ lãnh đạo “tiếp tục cung cấp vũ khí, xe tăng và các thiết bị quân sự khác cho chế độ Kiev”, vì vậy, thật khó để tưởng tượng họ mong muốn hòa bình.
Theo ông Medvedev, mục đích thực sự của khối này rất rõ ràng, nhằm thiết lập một nền hòa bình có lợi cho họ dựa trên thế mạnh. Do vậy, họ muốn đưa lực lượng “gìn giữ hòa bình” đội mũ sắt màu xanh, có ngôi sao vàng vào Ukraine với súng máy và xe tăng.
Nói cách khác, cái gọi là “lực lượng gìn giữ hòa bình của NATO” sẽ tham gia vào cuộc xung đột và đứng cùng phía với kẻ thù của Nga.
Và như vậy, ông Medvedev nhấn mạnh: “Rõ ràng là những 'người kiến tạo hòa bình' như vậy là kẻ thù trực tiếp của chúng ta. Sói đội lốt cừu”.
Trong trường hợp như thế nào, ông Medvedev cho rằng họ sẽ trở thành “mục tiêu hợp pháp” của các lực lượng vũ trang Nga nếu họ được triển khai ở tuyến đầu mà không có sự đồng ý của Moskva, với vũ khí trong tay và đe dọa trực tiếp tới các lực lượng của Nga.
Do những “người kiến tạo hòa bình” như vậy là “binh sỹ của kẻ thù”, là “các chiến binh”, cho nên, theo ông Medvedev, họ phải bị tiêu diệt không thương tiếc.
Ông Medvedev kết luận, điều duy nhất cần được làm rõ là liệu châu Âu đã sẵn sàng cho “một hàng dài quan tài” trở về từ Ukraine hay chưa.
Trước đó, vào sớm cùng ngày, Thủ tướng Hungary Viktor Orban cho biết trong một cuộc phỏng vấn trên đài phát thanh rằng các nhà lãnh đạo EU sắp có một cuộc thảo luận về “một số hình thức của lực lượng gìn giữ hoà bình” cho Ukraine, có thể đặt dưới sự bảo trợ của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
Đáp lại bình luận của ông Orban, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cảnh báo việc thảo luận về khả năng triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình phương Tây ở Ukraine có thể là một ý tưởng rất nguy hiểm.
“Nếu chúng ta đang nói về một số loại đàm phán nghiêm túc, thì đây là một cuộc thảo luận cực kỳ nguy hiểm. Trong thực tiễn thế giới, các lực lượng như vậy thường chỉ được sử dụng khi có sự đồng ý của cả hai bên. Trong trường hợp này, nó có khả năng là một chủ đề rất nguy hiểm”, ông Peskov nói với các nhà báo.
Nga đã nhiều lần cảnh báo Mỹ và các đồng minh ngừng gửi vũ khí tới Ukraine, bởi điều này chỉ kéo dài xung đột và mang tới nguy cơ đối đầu trực tiếp giữa các cường quốc sở hữu vũ khí hạt nhân.
Tới nay, theo thống kê chưa đầy đủ, NATO đã gửi viện trợ quân sự trị giá hơn 100 tỷ USD, bao gồm cả xe tăng và máy bay chiến đấu cho Kiev.
NATO khẳng định khối này không tham gia vào cuộc xung đột. Tuy nhiên, theo RT, nhiều quan chức cấp cao của phương Tây lại nói rằng mục tiêu của họ là một "thất bại chiến lược" của Nga.
https://baotintuc.vn/the-gioi/cuu-tong-thong-nga-canh-bao-hau-qua-tham-khoc-cho-don-luc-luong-gin-giu-hoa-binh-eu-20230401175930691.htm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét