Thứ Năm, 7 tháng 9, 2023

Hy vọng gì vào giới trẻ ngày nay ?

Hy vọng gì vào giới trẻ ngày nay ? 
“Tre già măng mọc” quy luật ngàn năm vẫn vậy. Cũng như đời người, sự cống hiến, hy sinh của thế hệ đi trước rồi cũng sẽ đến lúc nhường chỗ cho thế hệ trẻ vươn lên làm chủ vận mệnh đất nước. Và tuổi trẻ chính là tương lai của đất nước, tuổi trẻ sẽ quyết định sự tồn vong và thịnh suy của một quốc gia. Thế nhưng nhìn vào giới trẻ ngày ngay, liệu thế hệ chúng ta có thể hy vọng họ thay thế được thế hệ chúng ta vừa bảo vệ vững chắc tổ quốc, vừa xây dựng và phát triển triển đất nước giầu đẹp hơn ? Cá nhân tôi bi quan lắm. 

Người xưa nói chỉ có thanh niên mới là tương lai, là sự phát triển của đất nước. Đó là vì theo quy luật nguyên thủy, tre già măng mọc, cây già ngã xuống, cây non vươn lên. Con người cũng vậy, thế hệ chúng ta già thì phải nghỉ ngơi để chuẩn bị rời bỏ thế giới này, nhưng đất nước và xã hội sẽ phải tiếp tục phát triển với các thế hệ con cháu tiếp nối. 

Hơn nữa, theo cơ chế chọn lọc tự nhiên, phẩm chất của cây non luôn luôn tốt hơn cây già. Thế hệ trẻ được trang bị ngày càng đầy đủ và hoàn chỉnh về mọi mặt: sức khỏe, tri thức và đạo đức, giúp chúng vận dụng những điều đã học vào đời sống cá nhân và xã hội khi trưởng thành. Một thế hệ tài năng, có tư duy và đạo đức hôm nay sẽ là nền tảng vững chãi cho một tương lai tươi sáng và bền vững của đất nước.

Ảnh hưởng của thế hệ trẻ đối với tương lai của đất nước còn thể hiện ở kinh nghiệm của thế hệ chúng ta truyền lại cho chúng. Thế giới không ngừng phát triển, khoa học công nghệ đã đưa nền văn minh nhân loại lên những bước không thể tưởng tượng được, trong khi thế hệ trẻ có sức trẻ, lòng nhiệt huyết, trí tuệ và óc sáng tạo sẽ dễ dàng tiếp thu và vận dụng những tri thức mới. Vì thế họ chính là những chủ nhân tương lai của đất nước.

Tất cả những đoạn trên đều là lý thuyết và là thực tế của những thế hệ xa xưa hay cách đây nhiều thập kỷ. Dễ thấy cách đây chỉ vài chục năm hay nửa thế kỷ, xã hội nước ta hầu như không có trộm cắp; học sinh sinh viên đều chăm chỉ, cần mẫn học tập; điều gì không hiểu đều không ngại ngùng hỏi ngay thầy giáo hay người lớn. Các nhà giáo, nhà khoa học đều làm việc hăng say, ngành khoa học nào cũng có những nhóm các nhà khoa học đầu ngành rất giỏi, không thua kém nhiều so với quốc tế. Nhân dân lao động thì ra sức lao động, mỗi người làm việc bằng hai. Cả xã hội miệt mài làm việc mà không cầu lương cao, bổng lộc lớn.

Đáng tiếc, Thế hệ trẻ bây giờ đã rất khác. Quan sát trong xã hội và ở các trường đại học, tôi không hiểu nhiều thanh thiếu niên thời nay rốt cuộc đang bị làm sao vậy, trên mạng cho biết phổ biến tồn tại 10 hiện tượng sau:

1. Con cái ở ngoài thì ngoan ngoãn lễ phép với người khác nhưng ở nhà lại bất kính với bố mẹ. Người lớn nói những lời đạo lý và kinh nghiệm thì con cháu cho rằng toàn nói những điều thừa vì chúng luôn hiểu hết, thông thạo mọi chuyện.

2. Điện thoại di động không bao giờ rời khỏi tay, trong nhà ra phố chỗ nào cũng thấy thanh thiếu niên xem điện thoại. Nhiều bố mẹ bảo chúng có thể ngồi cả tiếng đồng hồ trong phòng vệ sinh để xem điện thoại trên tay.

3. Điện thoại luôn ở chế độ im lặng trừ khi chúng muốn liên lạc với ai đó. Đối với bố mẹ, chỉ khi nào cần tiền bạc hay nhờ vả cái gì thì chúng mới tìm đến, tron g khi bạn tìm chúng còn khó hơn lên trời. Gọi không được, nhắn tin không trả lời, chúng chỉ gửi tin nhắn khi cần tiền.

4. Quần áo không còn là quần áo vì rách tả tơi hay in hình, in chữ vô văn hóa loang lổ, nhưng được chúng gọi là mốt hiện đại.

5. Lười học, học dốt nhưng thích bảng điểm tốt nghiệp toàn điểm cao; học không cần ấy kiến thức, chỉ cần lấy bằng để hợp pháp hóa việc chạy xin việc có lương cao, bổng lộc nhiều

6. Mua đồ một cách hào phóng bằng tiền của người bố mẹ, không cần mặc cả. Việc tiêu tiền của người lớn được chúng coi là điều đương nhiên, trong khi người lớn tiêu tiền thì tính toán từng đồng lẻ để tiết kiệm cho chúng.

7. Đến bữa ăn không phải gọi ba bốn hoặc năm lần mới là chuyện lạ, gọi đồ ăn mang về là chuyện thường ngày, thức ăn do người lớn nấu dường như khiến chúng “nghẹt thở”, "buồn nôn".

8. Cửa phòng lúc nào cũng đóng không cho ai vào. Căn phòng bừa bộn khiến cả nhà ngạt thở, chăn không gấp, tất không giặt rác vứt đầy phòng, người lớn muốn dọn dẹp cho chúng thì phải báo trước.


9. Vừa lười vừa dốt, việc gì cũng không làm được, trừ việc thức khuya là giỏi, học rốt nhưng lại cận thị sớm, thích đeo kính trông như người có học thức cao.

10. Làm việc nhà thì mặc cả xin tiền bố mẹ. Trong khi làm việc thì nghe nhạc, đeo tai nghe vào tai, không biết say công việc hay say âm nhạc.

Liệu những thanh thiếu niên như vậy có thể ổn định cuộc sống và sống tốt trong xã hội trong tương lai? Liệu 
thế hệ chúng ta có thể hy vọng họ thay thế được thế hệ chúng ta vừa bảo vệ vững chắc tổ quốc, vừa xây dựng và phát triển triển đất nước giầu đẹp hơn ?

Tôi nghi ngờ lắm, vì cứ nhìn xu thế từ 1960 đến nay thì rất rõ. Mặt nào, lĩnh vực nào cũng xuống cấp, sản phẩm ngày càng kém chất lượng. Trộm cướp nổi lên khắp nơi. Học sinh sinh viên ngày càng lười học và thụ động nghe giảng. Chưa bao giờ quay cóp khi thi cử nhiều như bây giờ. Các nhà giáo, nhà khoa học đều chán nản không muốn làm việc tích cực. Cũng chẳng còn ngành khoa học nào cũng có những nhóm các nhà khoa học đầu ngành rất giỏi. Nhân dân lao động thì tìm cách lãn công, năng suất lao động thấp kém. Đặc biệt tham nhũng đang tràn lan khắp nơi trong những xã hội.

Hy vọng gì vào giới trẻ ngày nay ?

Buồn ngủ quá, xin dừng ở đây.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét