Thứ Hai, 4 tháng 9, 2023

Học sinh và Giáo viên nói gì về môn Lịch sử ?

Đoạn này hay: "Các sự kiện lịch sử đã thúc đẩy những vận động của xã hội ở mỗi quốc gia - ví dụ như các bước đột phá giữa các thời kỳ công nghiệp hóa, sự thay đổi về chính sách hay hệ thống nhà nước - và hình thành nên những đặc trưng riêng trong đời sống tinh thần, văn hóa, xã hội và tư duy của mỗi công dân quốc gia đó. Đối với em, học lịch sử không chỉ đơn thuần là học để thuộc bài và biết về các sự kiện đã xảy ra trong quá khứ mà còn để hiểu hơn về văn hóa, đời sống, xã hội và tư duy của những người đến từ nhiều quốc gia khác nhau. Môn Lịch sử mang đến những nét đặc sắc trong đời sống tinh thần của con người để ta tôn trọng lẫn nhau khi giao tiếp; những bài học sâu sắc từ xã hội; và cả những góc nhìn mới, những đổi mới về tư duy khi xử lý các vấn đề ở nhiều lĩnh vực khác nhau như phát triển kinh tế, nghiên cứu khoa học…" Đúng thế, sử không phải chỉ toàn những "chiến thắng oanh liệt của nước nhà tự cổ chí kim", "ông này tắt thở, ông kia lên ngôi"..., mà sử phải bao gồm cả những kiến thức và bài học kinh nghiệm về kinh tế, văn hóa, xã hội, địa lý, quan hệ xã hội... trong mỗi thời kỳ lịch sử. Tôi đồng ý với cô giáo dạy sử Nguyễn Thị Huyền Thảo: "Sử là môn học bắt buộc nhưng là môn thi tự chọn". Tôi chỉ bổ sung đối với những trường thuộc các quốc phòng an ninh, bảo vệ pháp luật, quản lý hành chính nhân sự, thì sử phải là môn thi bắt buộc. Đọc câu của GS.NGND Phan Huy Lê, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, được dẫn trong bài, mình thấy chán ngấy như ăn phải cục sạn. Lão này toàn nói những câu to tát, sáo rỗng và nịnh bợ, trong khi chủ trì viết sách, giảng dạy thì xuyên tạc lịch sử phục vụ giới chính trị. Trước đây còn có một ông Đại tướng làm Chủ tịch danh dự Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam hàng chục năm cho đến khi chết. Ông này thờ chữ NHẪN, cũng rất hèn nhát và ích kỷ, nên toàn nhắm mắt, bịt tai, cho cấp dưới viết sử theo đúng ý đồ của chính những đối thủ mà ông ta căm ghét. Tôi rất ghét người hèn và ích kỷ nên tôi cũng rất ghét ông tướng này.
Học sinh và Giáo viên nói gì về môn Lịch sử ?
04/09/2023 TPO - Nhiều học sinh yêu thích môn Lịch sử chia sẻ, dịp lễ 2/9 em không chỉ cảm thấy vui vẻ vì được nghỉ mà xen vào đó là sự tự hào cùng biết ơn khi để có được hoà bình và độc lập như ngày nay thì bậc ông cha ngày trước đã bỏ ra rất nhiều về tài, chí, lực.
Em Lâm Yến Bửu
Lâm Yến Bửu, học sinh trong đội tuyển học sinh giỏi môn Lịch sử Lịch sử (TP.HCM): Tự hào và biết ơn.

Lâm Yến Bửu, học sinh trong đội tuyển học sinh giỏi môn Lịch sử Lịch sử (TP.HCM) cho rằng, từ khi còn là một học sinh tiểu học, em vẫn luôn cảm thấy hiếu kì và tò mò với những chiến thắng oanh liệt của nước nhà tự cổ chí kim.

Có lẽ bởi sự tò mò và ngưỡng mộ ấy, em đã có những cơ hội để tham gia những cuộc hành trình ngược về quá khứ thông qua sách vở và lời giảng của thầy cô để chứng kiến những cột mốc huy hoàng của nhân dân ta. Lịch sử đã trở thành tấm gương soi và là động lực để em hoàn thiện bản thân mỗi ngày.

Vì vậy, càng hiểu rõ con đường nguy nan, chông chênh và đầy rẫy những thách thức thời đại mà ông cha ta đã lèo lái qua để đi đến sự độc lập và toàn vẹn lãnh thổ như ngày hôm nay, em vẫn luôn tự nhủ bản thân cần cố gắng để làm rạng danh đất nước trong thời bình, và để không hổ thẹn với những hi sinh của thế hệ đi trước đã kiến thiết cho lớp học sinh chúng em một tương lai rộng mở.

Lúc trước, em nghĩ cũng như hầu hết mọi người ngày 2/9 đơn giản là ngày lễ để chúng em được nghỉ ngơi và dành thời gian bên gia đình. Tuy nhiên, từ khi có cơ hội tiếp xúc với các kiến thức trong đội tuyển sử, em biết được rằng để có được ngày lịch sử 2/9/1945 tại quảng trường Ba Đình chính là nhờ quá trình đấu tranh trên mọi mặt trận của nhân dân ta. Đó là sự đấu tranh về trí và về lực của toàn thể dân tộc do Đảng lãnh đạo trong suốt 15 năm kể từ ngày thành lập Đảng để đi đến thời khắc “Độc lập” ấy.

Do đó, hiện tại vào ngày 2/9 em không chỉ cảm thấy vui vẻ vì được nghỉ mà xen vào đó là sự tự hào cùng biết ơn khi để có được bầu trời hoà bình và độc lập như ngày nay thì bậc ông cha ngày trước đã bỏ ra rất nhiều về tài, lực và cả về ý chí.
Em Bùi Quốc Minh Nhật

Bùi Quốc Minh Nhật, học sinh lớp 12CTin Trường: THPT chuyên Trần Đại Nghĩa: Giúp em tiếp cận những cơ hội được học hỏi nhiều kiến thức

Ý nghĩa của môn Lịch Sử mang đến cho em vượt qua cả những trang sách và con chữ. Môn Lịch Sử đối với em là một môn học vô cùng thú vị và là hành trang quan trọng trên con đường học vấn của mỗi học sinh.

Các sự kiện lịch sử đã thúc đẩy những vận động của xã hội ở mỗi quốc gia - ví dụ như các bước đột phá giữa các thời kỳ công nghiệp hóa, sự thay đổi về chính sách hay hệ thống nhà nước - và hình thành nên những đặc trưng riêng trong đời sống tinh thần, văn hóa, xã hội và tư duy của mỗi công dân quốc gia đó. Đối với em, học lịch sử không chỉ đơn thuần là học để thuộc bài và biết về các sự kiện đã xảy ra trong quá khứ mà còn để hiểu hơn về văn hóa, đời sống, xã hội và tư duy của những người đến từ nhiều quốc gia khác nhau.

Môn Lịch sử mang đến những nét đặc sắc trong đời sống tinh thần của con người để ta tôn trọng lẫn nhau khi giao tiếp; những bài học sâu sắc từ xã hội; và cả những góc nhìn mới, những đổi mới về tư duy khi xử lý các vấn đề ở nhiều lĩnh vực khác nhau như phát triển kinh tế, nghiên cứu khoa học, ….

Trong quá trình hội nhập với thế giới, khi gặp gỡ và trao đổi kiến thức với những bạn học đến từ nhiều quốc gia khác nhau, em có thể tạo dựng các mối quan hệ bạn bè bền chặt và xây dựng sự tín nhiệm cũng như một môi trường học tập vui vẻ, gắn kết giữa em và các bạn ấy dựa trên sự hiểu biết và tôn trọng lịch sử và văn hóa lẫn nhau.

Điều này không chỉ mang đến cho em những tình bạn tuyệt vời mà còn giúp em tiếp cận những cơ hội được học hỏi nhiều kiến thức, kỹ năng và phương pháp học tập, nghiên cứu mới mẻ mà hiệu quả hơn.

Ngày Quốc Khánh 2/9 không là ngày để mỗi công dân Việt Nam nhớ lại lịch sử kháng chiến gian khổ của cha ông để tưởng nhớ những người đã hi sinh cho độc lập dân tộc và tự hào về đất nước Việt Nam độc lập tự do.

Ngày 2/9 hằng năm, em thường cùng gia đình xem các thước phim tài liệu ngắn về các cuộc kháng chiến của dân tộc trên ti vi. Mỗi một thước phim như dẫn dắt em về những ngày xưa cũ. Thấy các chiến sĩ đang hành quân, kéo pháo, nghe Bác đọc bản tuyên ngôn độc lập làm cho em cảm thấy vô cùng tự hào. Em hiểu rằng cha ông của mình đã khổ cực để giành lại độc lập cho đất nước và vì vậy em càng phải cố gắng học tập hơn nữa để có thể góp sức mình vào xây dựng đất nước văn minh, giàu mạnh hơn trong tương lai.

Ngày 2/9, nghe nữ giáo viên chia sẻ về môn học Lịch sử?

02/09/2023 TPO - "Tại sao nhiều thanh, thiếu niên chưa yêu thích môn Lịch sử? Làm gì để học sinh thấy thích thú và say mê với môn học này? Tâm sự của một cô giáo dạy môn lịch sử phần nào cũng là tâm tư của nhiều thầy cô giáo đứng lớp dạy môn học này.

Lịch sử là gạch nối giữa quá khứ với hiện tại và tương lai. GS.NGND Phan Huy Lê - Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam từng khẳng định: "Môn Sử không chỉ trang bị một vốn kiến thức cần thiết về lịch sử dân tộc và thế giới, mà còn góp phần quan trọng trong bồi dưỡng lòng yêu nước, chủ nghĩa nhân văn, tinh thần tôn trọng các giá trị lịch sử văn hóa nhân loại, trong hình thành nhân cách và bản lĩnh con người, ý thức trách nhiệm của công dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Các em lớn lên, quay lưng lại với lịch sử chính là quay lưng lại với quá khứ của mình thì hệ lụy sẽ là khôn lường".

Thế nhưng hiện nay, không ít học sinh không yêu thích môn Lịch sử; trong khi SGK có nội dung nặng và khó so với độ tuổi học sinh. Có nhiều chủ đề trước đây được dùng để dạy cho sinh viên thì nay được đưa vào dạy ở trường THPT


Cô Nguyễn Thị Huyền Thảo (giáo viên Sử trường THPT Chuyên Trần Đại Nghĩa, TP.HCM) với học sinh

Cô Nguyễn Thị Huyền Thảo (giáo viên Sử trường THPT Chuyên Trần Đại Nghĩa, TP.HCM) cho rằng, với môn Sử, nếu không bắt buộc, các em sẽ không chọn thi.

Chúng ta không phải quá lo lắng, căng thẳng.

Trong không khí chào mừng ngày Quốc Khánh của đất nước, với tư cách là giáo viên dạy môn Sử, Cô Nguyễn Thị Huyền Thảo chia sẻ, tôi cảm thấy hân hoan và hạnh phúc. Đây là sự kiện lịch sử có ý nghĩa đối với dân tộc cũng như phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới trong thập niên 40 của thế kỉ XX. Đối với dân tộc ta, đây là sự kiện càng có ý nghĩa quan trọng hơn. Đó là ngày đánh dấu đất nước ta độc lập, dân ta trở thành người làm chủ của đất nước sau gần 70 năm bị thực dân Pháp đô hộ.

Trong những ngày gần đây, khi Bộ giáo dục và đào tạo đưa ra hai phương án về việc thi tốt nghiệp THPT năm 2025. Trong đó, phương án 1 là thi 6 môn trong đó 4 môn bắt buộc (Toán, Văn, Anh và Sử) hai môn tự chọn.

Chương trình giáo dục phổ thông mới được Bộ GD&ĐT ban hành ngày 26/12/2018. Đến ngày 3/8/2022 Bộ GD&ĐT ban hành Thông tư số 13 về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung trong chương trình giáo dục phổ thông mới. Theo đó, Lịch sử được điều chỉnh trở thành môn học bắt buộc ở bậc THPT, thay vì tự chọn như trước đó.

Phương án 2: 5 môn trong đó 3 môn bắt buộc và hai môn tự chọn. Trong môn tự chọn có môn Lịch sử. Với quan điểm cá nhân, tôi ủng hộ cho phương án thứ 2. Đó là 3 môn bắt buộc và hai môn tự chọn. Quan điểm này có thể sẽ không được sự ủng hộ của nhiều giáo viên dạy Sử hay dư luận xã hội. Vì môn sử là môn bắt buộc thì phải là thi bắt buộc chứ không thể tự chọn.

Với cá nhân tôi, tôi cho rằng phương án 2 là hợp lý. Vì chương trình THPT mới hướng đến việc dạy học phát huy năng lực, phẩm chất của học sinh. Nên việc giảm bớt một môn thi cũng đồng thời giảm bớt áp lực cho người học. Vì dù thế nào cũng không thể bỏ qua việc học - thi - áp lực học thi của xã hội trong nhiều năm qua.

Riêng đối với môn Sử, nếu không bắt buộc, các em sẽ không chọn thi, thì việc bắt buộc học Sử sẽ không có ý nghĩa, khi môn Sử được dư luận xã hội lên tiếng mạnh mẽ để trở thành môn học chính thức thì tôi cho rằng chúng ta không phải quá lo lắng, căng thẳng. Hiện nay Sử vẫn nằm trong tổ hợp khoa học xã hội, số lượng thí sinh chọn tổ hợp này để thi tốt nghiệp vẫn có tỷ lệ cao, tăng trong những năm gần đây. Thế nên, chúng ta cũng lạc quan để tin rằng các em sẽ chọn để thi.

Học sinh chưa bao giờ ghét môn Sử?

Theo tôi, thật ra học sinh chưa bao giờ ghét bỏ môn Sử cả. Các em yêu thích môn sử ở dưới nhiều dạng thức và cách thể hiện khác nhau chứ không phải cứ không học sử là ghét Sử hay không thích Sử. Việc chọn học Sử nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố đối với sự lựa chọn của các em. Việc các em thích và không thích cũng như học tốt hay không tốt môn Lịch sử có mối liên hệ với nhau những cũng có tính độc lập tương đối của nó.

Trong một số nghiên cứu, khảo sát việc học sử của học sinh THPT, tôi cũng từng khảo sát và cho thấy thích học sử, nhưng kết quả không tốt hoặc không thích nhưng kết quả vẫn cao, điều này cho thấy cách đánh giá, đo lường chất lượng học tập còn nhiều độ lệch chuẩn khác nhau. Thế nên, tôi luôn lạc quan và tin tưởng các em không ghét mà yêu Sử theo cách riêng của mình.

2,3 năm qua môn Sử luôn được lấy điểm chuẩn cao khiến giáo viên dạy môn này rất vui và phấn khởi.

"Nhìn lại lịch sử tuyển sinh của ngành học này, tôi cũng có lúc buồn và đau. Vì điểm đầu vào không cao, khiến cho việc đào tạo cũng khó có chất lượng tốt. Ngành Sử tưởng là dễ và đơn giản như một ngành học nhẹ nhàng và học xong thì có thể đi dạy được là chưa đúng hoàn toàn. Cũng là học, cũng là dạy, nhưng những bạn giỏi và có năng lực, năng khiếu sẽ khiến cho môn học được truyền tải tốt hơn đến học sinh"- cô Huyền Thảo chia sẻ.

Chương trình giáo dục 2018 đã đặt ra những yêu cầu mới đối với môn học. Trong đó, ngoài việc hình thành tri thức sử học cho học sinh, còn phát huy năng lực, phẩm chất của học sinh, chú trọng đến thực hành, hình thành năng lực tư duy, phản biện, quản lý, tư duy tổng hợp, phân tích ... thì việc giáo viên giỏi, vững nghề và nắm vững phương pháp cũng như yêu cầu về năng lực của ngành học mới có thể đáp ứng được.

“Vì thế, cá nhân tôi thật sự rất vui, khi ngành Sư phạm lịch sử đang là ngành học dẫn đầu trong các ngành sư phạm”- giáo viên này nhấn mạnh.

Ngành giáo dục cần có những động thái để nâng cao vị trí môn lịch sử trong nhà trường. Đa số học sinh đều kêu sách sử có quá nhiều sự kiện, con số phải học thuộc lòng. Khi chưa viết được sách mới phù hợp thì trong các kì thi tốt nghiệp nên công bố “giới hạn” nội dung thi môn sử.

https://tienphong.vn/ngay-29-nghe-nu-giao-vien-chia-se-ve-mon-hoc-lich-su-post1565678.tpo

https://tienphong.vn/hoc-sinh-noi-gi-ve-so-phan-mon-lich-su-post1565681.tpo

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét