Trung Quốc đang chuẩn bị nhân lực cho chiến tranh
Andrew Thornebrooke • Theo bà Nikki Haley, ứng cử viên Tổng thống Mỹ và cựu Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc, giới lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đang chuẩn bị gây chiến với Đài Loan và Hoa Kỳ.Bà Nikki Haley, ứng cử viên Tổng thống của Đảng Cộng hòa, cựu Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc, phát biểu tại Viện Doanh nghiệp Hoa Kỳ ở Washington, hôm 27/6/2023.
1. Tham vọng của Trung Quốc
Trong một bài phát biểu tại tổ chức tư vấn Viện Doanh nghiệp Mỹ ở Washington hôm 27/6, bà Haley đã lên án ĐCSTQ. Bà lập luận rằng ĐCSTQ không chỉ là đối thủ cạnh tranh mà còn là kẻ thù lớn nhất của nước Mỹ.
"Trung Quốc không chỉ là một đối thủ cạnh tranh đơn thuần. Họ là kẻ thù của Mỹ".
"Mưu đồ cuối cùng của ĐCSTQ rất rõ ràng: Trung Quốc đang chuẩn bị nhân lực cho chiến tranh".
Bình luận của bà Haley được đưa ra sau khi nhà lãnh đạo ĐCSTQ Tập Cận Bình nói rằng Trung Quốc cần chuẩn bị cho các tình huống "cực đoan", một thuật ngữ mà nhiều người coi là một cách nói uyển chuyển để thay thế cho cụm từ "xung đột vũ trang". Ông Tập cũng ra lệnh cho cánh quân sự của ĐCSTQ chuẩn bị cho chiến tranh và sẵn sàng phát động cuộc xâm lược Đài Loan vào năm 2027.
Với hàng loạt các máy bay cao cấp và các cuộc đánh chặn trên biển của các cuộc đánh chặn trên không và trên biển của các lực lượng quân sự tương ứng, ĐCSTQ cũng đã tiến hành một chiến dịch đe dọa quân sự dữ dội đối với Đài Loan, Hoa Kỳ và các đồng minh của họ.
"Những hành động khiêu khích này không phải là tình cờ hay ngẫu nhiên. Đó là những hành động có chủ đích của một chế độ độc tài đang quyết tâm mở rộng quyền lực và đánh bại Mỹ về mặt quân sự và kinh tế", bà Haley nhận định.
“Mỹ là mục tiêu số một của Trung Quốc. Câu hỏi đặt ra là: Chúng ta sẽ làm gì với điều đó?”, bà Haley cho biết.
2. Giao thương với Hoa Kỳ tăng cường sức mạnh của quân đội ĐCSTQ
Để ngăn chặn một cuộc xâm lược Đài Loan (mà ĐCSTQ tuyên bố là một phần lãnh thổ của mình), bà Haley nhấn mạnh rằng Hoa Kỳ phải đối đầu với Trung Quốc trên mọi lĩnh vực.
Bà nhận định: “Đài Loan là mục tiêu trước mắt nhất của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Nếu Trung Quốc xâm lược Đài Loan, họ sẽ phát động một cuộc chiến mà không ai trong chúng ta mong muốn. Chúng ta không thể để điều đó xảy ra".
Cuối cùng, bà Haley cho rằng Hoa Kỳ đã góp phần gây ra tình hình này trong nhiều thập kỷ bằng cách tiếp tục giao thương với Trung Quốc.
Theo bà Haley, vì ĐCSTQ tuân theo chiến lược “quân dân dung hợp”, tức là hợp nhất quân sự - dân sự (Military-Civil Fusion, viết tắt là MCF), trong đó tất cả các tổ chức dân sự đều phải phục vụ mục đích quân sự, nên ĐCSTQ mới có thể tận dụng hiệu quả chiến thuật dùng "doanh nghiệp Mỹ để làm suy yếu sức mạnh của Mỹ".
Bà nhìn nhận rằng: “Trung Quốc đối xử với Mỹ như sân chơi cá nhân của họ”.
"Khi tôi còn là Đại sứ, tôi đã đề cập cụ thể đến chương trình hợp nhất quân sự - dân sự của họ, trong đó ĐCSTQ khai thác các công ty Mỹ để tăng cường sức mạnh quân sự của họ”.
Theo bà Haley, ĐCSTQ đã "lạm dụng" sự cởi mở của Hoa Kỳ và thiện chí chung của trật tự thế giới tự do bằng cách làm ăn với Trung Quốc với niềm tin rằng sự giao thoa về kinh tế sẽ giúp Trung Quốc trở nên dân chủ hơn.
Bà Haley lập luận rằng, thay vì hàn gắn với Trung Quốc và chấm dứt chủ nghĩa độc tài của họ, sự tương tác trong lĩnh vực kinh tế đã tạo điều kiện để Bắc Kinh kiềm chế sức ảnh hưởng của Washington, đồng thời ĐCSTQ cũng đe dọa sẽ soán ngôi Hoa Kỳ trên trường quốc tế.
Bà cho rằng lý thuyết kinh tế tự do “đã bỏ qua vai trò ý thức hệ của ĐCSTQ”.
Bên cạnh đó, bà Haley đã viện dẫn việc ĐCSTQ triển khai khinh khí cầu do thám nhằm vào các căn cứ quân sự trọng yếu của Hoa Kỳ vào tháng 2/2023, cũng như căn cứ gián điệp của ĐCSTQ gần đây bị phát hiện ở Cuba. Đó là những bằng chứng về ý định thâm độc của ĐCSTQ.
“Tất cả chúng ta hẳn còn nhớ đến vụ khinh khí cầu do thám của Trung Quốc bay qua không phận Hoa Kỳ chỉ vài tháng trước. Vật thể này không chụp ảnh các thảo nguyên hay bãi biển của nước Mỹ, mà nó bay qua các căn cứ tên lửa hạt nhân của chúng ta", bà nói.
“Hoa Kỳ phải hành động ngay từ bây giờ để gìn giữ hòa bình và ngăn chặn chiến tranh. Chúng ta cần một nhà lãnh đạo có thể đoàn kết người dân của mình để đối đầu với thách thức này trên mọi mặt trận".
Để ngăn chặn một cuộc xâm lược Đài Loan (mà ĐCSTQ tuyên bố là một phần lãnh thổ của mình), bà Haley nhấn mạnh rằng Hoa Kỳ phải đối đầu với Trung Quốc trên mọi lĩnh vực.
Bà nhận định: “Đài Loan là mục tiêu trước mắt nhất của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Nếu Trung Quốc xâm lược Đài Loan, họ sẽ phát động một cuộc chiến mà không ai trong chúng ta mong muốn. Chúng ta không thể để điều đó xảy ra".
Cuối cùng, bà Haley cho rằng Hoa Kỳ đã góp phần gây ra tình hình này trong nhiều thập kỷ bằng cách tiếp tục giao thương với Trung Quốc.
Theo bà Haley, vì ĐCSTQ tuân theo chiến lược “quân dân dung hợp”, tức là hợp nhất quân sự - dân sự (Military-Civil Fusion, viết tắt là MCF), trong đó tất cả các tổ chức dân sự đều phải phục vụ mục đích quân sự, nên ĐCSTQ mới có thể tận dụng hiệu quả chiến thuật dùng "doanh nghiệp Mỹ để làm suy yếu sức mạnh của Mỹ".
Bà nhìn nhận rằng: “Trung Quốc đối xử với Mỹ như sân chơi cá nhân của họ”.
"Khi tôi còn là Đại sứ, tôi đã đề cập cụ thể đến chương trình hợp nhất quân sự - dân sự của họ, trong đó ĐCSTQ khai thác các công ty Mỹ để tăng cường sức mạnh quân sự của họ”.
Theo bà Haley, ĐCSTQ đã "lạm dụng" sự cởi mở của Hoa Kỳ và thiện chí chung của trật tự thế giới tự do bằng cách làm ăn với Trung Quốc với niềm tin rằng sự giao thoa về kinh tế sẽ giúp Trung Quốc trở nên dân chủ hơn.
Bà Haley lập luận rằng, thay vì hàn gắn với Trung Quốc và chấm dứt chủ nghĩa độc tài của họ, sự tương tác trong lĩnh vực kinh tế đã tạo điều kiện để Bắc Kinh kiềm chế sức ảnh hưởng của Washington, đồng thời ĐCSTQ cũng đe dọa sẽ soán ngôi Hoa Kỳ trên trường quốc tế.
Bà cho rằng lý thuyết kinh tế tự do “đã bỏ qua vai trò ý thức hệ của ĐCSTQ”.
Bên cạnh đó, bà Haley đã viện dẫn việc ĐCSTQ triển khai khinh khí cầu do thám nhằm vào các căn cứ quân sự trọng yếu của Hoa Kỳ vào tháng 2/2023, cũng như căn cứ gián điệp của ĐCSTQ gần đây bị phát hiện ở Cuba. Đó là những bằng chứng về ý định thâm độc của ĐCSTQ.
“Tất cả chúng ta hẳn còn nhớ đến vụ khinh khí cầu do thám của Trung Quốc bay qua không phận Hoa Kỳ chỉ vài tháng trước. Vật thể này không chụp ảnh các thảo nguyên hay bãi biển của nước Mỹ, mà nó bay qua các căn cứ tên lửa hạt nhân của chúng ta", bà nói.
“Hoa Kỳ phải hành động ngay từ bây giờ để gìn giữ hòa bình và ngăn chặn chiến tranh. Chúng ta cần một nhà lãnh đạo có thể đoàn kết người dân của mình để đối đầu với thách thức này trên mọi mặt trận".
3. Nhiều chính quyền Mỹ thất bại trong việc chống lại Trung Quốc
Bà Haley, người trước đây từng là Thống đốc tiểu bang Nam Carolina, chỉ trích rằng cả chính quyền ông Biden và ông Trump đều không thực hiện các biện pháp thích hợp để chống lại mối đe dọa do ĐCSTQ gây ra.
Bà cũng lên án chuyến thăm Trung Quốc gần đây của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken là “lời mời gọi dát vàng cho sự hung hăng hơn nữa của Trung Quốc". Bà cho rằng chuyến thăm của Ngoại trưởng Mỹ không đạt được mục đích nào khác ngoài việc giúp Trung Quốc thể hiện ưu thế vượt trội trên trường quốc tế.
Bà Haley tiếp tục: “Tôi không phản đối việc Ngoại trưởng Blinken đến Trung Quốc. Khi đối phó với kẻ thù của mình, Mỹ cần phải duy trì đường dây liên lạc với họ”.
“Đó là cách họ đang làm. Họ đang chứng tỏ rằng nước Mỹ sợ hãi trước Trung Quốc".
Cuối cùng, bà Haley nhấn mạnh rằng “không tỏ ra sợ hãi” là không đủ để chống lại mối đe dọa.
Hơn nữa, bà cũng chỉ trích cựu Tổng thống Donald Trump khi cho rằng chính quyền của ông đã không mở rộng sự tập trung vào Trung Quốc trên các lĩnh vực khác ngoài lĩnh vực thương mại.
Bà lập luận rằng Hoa Kỳ đang ở vị thế yếu hơn mức cần thiết so với ĐCSTQ, bởi chính quyền ông Trump không tăng cường sức mạnh quân sự của Hoa Kỳ ở châu Á, không nỗ lực ngăn chặn việc chuyển giao công nghệ cho Trung Quốc, hoặc không huy động hiệu quả các đồng minh trong khu vực để chống lại ĐCSTQ.
Ngoài ra, bà Haley cũng lên án việc cựu Tổng thống Trump thể hiện “sự yếu kém về đạo đức” khi chúc mừng ông Tập nhân kỷ niệm 70 năm ĐCSTQ chinh phục Trung Quốc.
“Điều đó đã gửi thông điệp sai đến thế giới. ĐCSTQ phải bị lên án chứ không bao giờ được ca ngợi".
4. Vì sao Trung Quốc đánh Đài Loan sẽ khiến kinh tế, quân sự Mỹ bị phá huỷ?
Theo một báo cáo mới đây, một cuộc xâm lược của Trung Quốc đại lục vào Đài Loan sẽ phá hủy nền kinh tế và sự phát triển quân sự của Hoa Kỳ bởi quốc gia này phụ thuộc vào công nghệ chất bán dẫn tiên tiến của Đài Loan.
Báo cáo (pdf), do Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - Đài Loan và Viện nghiên cứu Dự án 2049 đồng công bố nói rằng bất kỳ sự gián đoạn nào trong việc tiếp cận ngành công nghiệp bán dẫn của Đài Loan đều có thể gây ra những tác động thảm khốc và nghiêm trọng đối với nền kinh tế và an ninh quốc gia của Mỹ.
Báo cáo cho biết những rủi ro như vậy đang tăng lên do chế độ Bắc Kinh ngày càng gia tăng sự khiêu khích quân sự của mình đối với Đài Loan. Trung Quốc cũng có những nỗ lực nhằm tách Mỹ và Đài Loan ra xa nhau.
“Những rủi ro tiềm ẩn đối với chuỗi cung ứng chất bán dẫn đặc biệt nghiêm trọng ở Đài Loan do tình hình chính trị phức tạp và những thách thức do Trung Quốc đặt ra”, báo cáo viết.
5. Đài Loan: 'Mắt xích quan trọng nhất' trong hệ sinh thái công nghệ toàn cầu
Báo cáo cảnh báo rằng sự gián đoạn về năng lực sản xuất chất bán dẫn của Đài Loan có thể tàn phá nền kinh tế Mỹ và cản trở sự phát triển quân sự.
Theo đó, một số dự đoán ước tính rằng việc mất khả năng tiếp cận chip do Đài Loan sản xuất có thể gây ra sự sụt giảm 5–10% trong tổng sản phẩm quốc nội của Hoa Kỳ. Dựa trên số liệu năm 2022, tổng thiệt hại có thể lên tới 1,2–2,4 nghìn tỷ đô-la.
Hơn nữa, báo cáo lưu ý rằng khoản lỗ như vậy cũng có thể dẫn đến một cú giáng mạnh vào thị trường chứng khoán tương đương hoặc vượt xa đại dịch COVID-19. Những tổn thất đó bao gồm mức giảm 37% đối với chỉ số Dow Jones và 34% đối với S&P 500.
Do đó, báo cáo kết luận rằng: “Đài Loan có thể là mắt xích quan trọng nhất trong toàn bộ hệ sinh thái công nghệ” và cảnh báo sự gián đoạn do cuộc tấn công của Trung Quốc hoặc thảm họa thiên nhiên sẽ tàn phá các nền kinh tế trên toàn thế giới.
“Một cuộc xung đột nghiêm trọng ở eo biển Đài Loan có thể tác động tiêu cực và đáng kể đến không chỉ Đài Loan mà còn cả phần còn lại của thế giới, bao gồm chính Trung Quốc”, báo cáo viết.
“Sự tổn hại an ninh quốc gia của Đài Loan sẽ tác động tiêu cực đến nguồn cung cấp chất bán dẫn tổng thể, mở rộng đến nền kinh tế Mỹ, toàn cầu và Trung Quốc”.
Liên quan đến mối đe dọa đối với sự sẵn sàng chiến đấu của quân đội Mỹ, báo cáo lưu ý rằng toàn bộ chất bán dẫn tiên tiến nhất của Mỹ, chẳng hạn như chất bán dẫn được sử dụng trong máy bay tiên tiến của nước này, đều được sản xuất tại Đài Loan hoặc Hàn Quốc.
Quân đội Hoa Kỳ tham gia vào chương trình “mua hàng trọn đời”, mua tất cả các chất bán dẫn mà một hệ thống vũ khí sẽ cần cho vòng đời của nó. Dù vậy, theo báo cáo, một số hệ thống quân sự vẫn sẽ yêu cầu quyền truy cập vào các công nghệ tiên tiến và do đó sẽ bị ảnh hưởng bởi bất kỳ sự gián đoạn nào.
“Việc tiếp cận các công nghệ bán dẫn tiên tiến là động lực chính cho việc sản xuất vũ khí mà quân đội Hoa Kỳ cần để phòng thủ và tấn công”, báo cáo cho biết.
“Hiện tại, Đài Loan và Hàn Quốc chiếm 100% công suất lắp đặt để sản xuất hàng loạt chất bán dẫn cao cấp… Điều này khiến nguồn cung cho quân đội Hoa Kỳ dễ bị tổn thương”.
6. Hợp tác Mỹ - Đài Loan đe dọa Trung Quốc
Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), cai trị Trung Quốc một cách độc đoán. Các nhà lãnh đạo ĐCSTQ tuyên bố rằng Đài Loan là một phần lãnh thổ của họ và phải được thống nhất với đại lục, kể cả có phải dùng vũ lực. Mặc dù Bắc Kinh chưa bao giờ thực sự kiểm soát bất kỳ phần nào của Đài Loan, nhưng giới lãnh đạo của họ vẫn tuyên bố sẽ “bắt đầu một cuộc chiến” để ngăn chặn nền độc lập của Đài Loan.
Báo cáo lưu ý rằng kế hoạch 5 năm gần đây nhất của ĐCSTQ vạch ra tham vọng trở thành cường quốc hàng đầu thế giới về công nghệ bán dẫn vào năm 2030. Điều đó có lẽ khiến Bắc Kinh càng có lý do để chinh phục hòn đảo dân chủ và chiếm giữ các nhà máy công nghệ cao tại đây.
Cuối cùng, báo cáo nói rằng các công ty Đài Loan đã nêu ra “mối lo ngại lớn nhất của họ là hành động hung hăng từ Trung Quốc”.
“[Các nhà lãnh đạo Đài Loan] tự tin rằng họ có thể xử lý hầu hết mọi sự gián đoạn, ngoại trừ xung đột vũ trang”, báo cáo viết.
“Trong trường hợp xấu nhất về một cuộc xâm lược của Trung Quốc, tất cả các luồng hàng hóa và dịch vụ vào và ra khỏi Đài Loan đều bị đình trệ. Năng lực sản xuất bị ngừng trệ và ngành công nghiệp bán dẫn của Đài Loan cuối cùng sẽ nằm dưới sự kiểm soát của chế độ Bắc Kinh”.
Điều đó rõ ràng gây ra vấn đề. Bởi bất kỳ nỗ lực nào của Hoa Kỳ để đảm bảo chuỗi cung ứng của mình ở Đài Loan hoặc tăng cường quan hệ với chính phủ dân chủ của hòn đảo này sẽ bị Trung Quốc coi là một hành động khiêu khích. Nó có thể dẫn đến sự gây hấn nhiều hơn và do đó, trớ trêu thay, làm giảm nguồn cung cho khả năng phục hồi của chuỗi cung ứng trong dài hạn.
Báo cáo cho biết nếu Hoa Kỳ muốn ổn định được tình hình, họ phải đảm bảo rằng liên minh không chính thức với Đài Loan vẫn mạnh mẽ. Hai nền kinh tế cũng sẽ thúc đẩy quan hệ đối tác ngày càng gia tăng, qua đó đảm bảo phòng thủ chung chống lại sự can thiệp quân sự của Trung Quốc đại lục.
“Hầu như bất kỳ hành động nào nhằm giúp chuỗi cung ứng chất bán dẫn của Mỹ - Đài trở nên linh hoạt hơn sẽ có thể bị coi là mối đe dọa đối với Trung Quốc”, báo cáo cho biết. “Việc Trung Quốc phản ứng thế nào trước mối đe dọa được cho là khó dự đoán".
“Đài Loan sẽ vẫn là một đối tác quan trọng trong tương lai gần và Hoa Kỳ phải làm mọi thứ có thể để đảm bảo rằng Đài Loan vẫn là một đồng minh thân thiết”, theo báo cáo.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét