Thứ Bảy, 3 tháng 6, 2023

Mỹ cần có một chính sách đối ngoại mới

Bài viết dưới đây quá hay; nó lột trần mặt nạ đạo đức giả với dân chủ và nhân quyền đểu của Mỹ dành cho nhân dân thế giới. Cám ơn GS. Jeffrey D. Sachs.
Mỹ cần có một chính sách đối ngoại mới
03/06/2023 New World Economy, Tác giả: Jeffrey D. Sachs - Chính sách đối ngoại của Mỹ dựa trên tình trạng mâu thuẫn cố hữu và sai lạc chết người. Mục tiêu của chính sách đối ngoại của Mỹ là một thế giới do Mỹ thống trị, trong đó Mỹ soạn thảo các quy tắc về thương mại và tài chính cho toàn cầu, kiểm soát các công nghệ tiên tiến, duy trì ưu thế quân sự và thống trị tất cả các đối thủ có tiềm năng cạnh tranh. Trừ khi chính sách đối ngoại của Mỹ được thay đổi để nhận ra sự cần thiết của một thế giới đa cực, nó sẽ dẫn đến nhiều cuộc chiến tranh hơn, và có thể là Thế chiến III.

Tình trạng mâu thuẫn cố hữu trong chính sách đối ngoại của Mỹ là, nó mâu thuẫn với Hiến chương Liên Hiệp Quốc, trong đó cam kết Hoa Kỳ (và tất cả các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc khác) với một hệ thống toàn cầu dựa trên các định chế của Liên Hiệp Quốc, trong đó không có quốc gia riêng lẽ nào thống trị. Sai lạc chết người là Mỹ chỉ có 4% dân số thế giới và thiếu năng lực kinh tế, tài chính, quân sự và công nghệ, chứ chưa nói đến các tuyên bố về đạo đức và pháp lý, để thống trị 96% còn lại.

Vào cuối Thế chiến II, Hoa Kỳ đã vượt xa phần còn lại của thế giới về sức mạnh kinh tế, công nghệ và quân sự. Ngày nay điều này không còn đúng nữa, vì nhiều quốc gia đã xây dựng nền kinh tế và năng lực công nghệ của họ.

Gần đây, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã lên tiếng về sự thật khi nói rằng Liên minh châu Âu dù là đồng minh của Mỹ nhưng không muốn trở thành chư hầu của Mỹ. Ông đã bị tấn công khắp nơi ở Mỹ và châu Âu vì đã đưa ra lời tuyên bố này vì nhiều chính trị gia tầm thường ở châu Âu phụ thuộc vào sự hỗ trợ chính trị của Mỹ để duy trì quyền lực.

Năm 2015, Đại sứ Mỹ Robert Blackwill, một chiến lược gia về chính sách đối ngoại quan trọng của Mỹ, đã mô tả một chiến lược quy mô của Mỹ một cách đặc biệt rõ ràng. Ông viết: “Kể từ khi thành lập, Hoa Kỳ đã liên tục theo đuổi một chiến lược quy mô tập trung vào việc thụ đắc và duy trì quyền lực vượt trội so với các đối thủ khác nhau, đầu tiên là trên lục địa Bắc Mỹ, sau đó ở Tây bán cầu, và cuối cùng là trong toàn cầu“, và lập luận rằng “duy trì tính ưu việt của Hoa Kỳ trong hệ thống toàn cầu nên vẫn là mục tiêu chủ yếu trong chiến lược quy mô của Hoa Kỳ trong thế kỷ XXI“.

Để duy trì tính ưu thế của Mỹ trước Trung Quốc, Blackwill đã vạch ra một kế hoạch mà Tổng thống Joe Biden đang theo đuổi. Trong số các biện pháp khác, Blackwill kêu gọi Mỹ tạo ra “các thỏa thuận thương mại ưu đãi mới giữa các thân hữu và đồng minh của Mỹ để tăng lợi ích hổ tương của họ thông qua các công cụ loại trừ Trung Quốc một cách có ý thức“, “một chế độ kiểm soát công nghệ” để ngăn chặn khả năng chiến lược của Trung Quốc, xây dựng “năng lực quyền lực chính trị của các thân hữu và đồng minh của Mỹ ở ngoại vi Trung Quốc” và tăng cường lực lượng quân sự của Mỹ dọc theo vành đai châu Á bất chấp bất kỳ sự phản đối nào của Trung Quốc.

Hầu hết các chính trị gia Hoa Kỳ và nhiều người ở Anh, Liên Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc và New Zealand ủng hộ phương cách gây hấn của Hoa Kỳ. Còn tôi thì không. Tôi xem phương cách của Mỹ đối với Trung Quốc là trái với Hiến chương Liên Hiệp Quốc và hòa bình.

Trung Quốc có quyền thịnh vượng và an ninh quốc gia, không bị Mỹ khiêu khích quanh biên giới. Những thành tựu kinh tế đáng chú ý của Trung Quốc kể từ cuối thập niên 1970 là tuyệt vời cho cả Trung Quốc và thế giới.

Trong suốt thế kỷ dài từ năm 1839 đến 1949, Trung Quốc đã bị đẩy vào cảnh nghèo đói cùng cực trong một giai đoạn được đánh dấu bằng các cuộc xâm lược của châu Âu và Nhật Bản vào Trung Quốc và các cuộc nội chiến của Trung Quốc. Anh xâm lược vào năm 1839 để buộc Trung Quốc mua thuốc phiện của Anh. Các cường quốc khác tập trung trong thế kỷ tiếp theo. Cuối cùng, Trung Quốc đã phục hồi từ thời kỳ thảm khốc đó, và trong quá trình đó, chấm dứt nghèo đói của khoảng 1 tỷ người!

Sự thịnh vượng mới của Trung Quốc có thể vừa hòa bình vừa hữu ích cho thế giới. Các công nghệ thành công của Trung Quốc – từ các phương pháp chữa trị quan trọng cho bệnh sốt rét đến năng lượng mặt trời chi phí thấp và mạng 5G hiệu quả – có thể là một lợi ích cho thế giới. Trung Quốc sẽ chỉ là mối đe dọa khi Mỹ biến Trung Quốc thành kẻ thù. Sự thù địch của Mỹ đối với Trung Quốc, pha trộn mục tiêu thống trị kiêu ngạo của Mỹ với chủ nghĩa phân biệt chủng tộc chống Trung Quốc lâu đời từ thế kỷ 19, đang tạo ra kẻ thù.

Những nguy hiểm trong chính sách đối ngoại của Mỹ vượt ra ngoài Trung Quốc. Mục tiêu của Mỹ nhằm mở rộng khối NATO sang các nước Ukraine và Georgia, qua đó bao vây Nga ở Biển Đen, đã châm ngòi cho cuộc chiến Ukraine. Vô số các quốc gia nhìn thấy sự nguy hiểm của phương cách này. Các quốc gia lớn từ Brazil đến Ấn Độ và xa hơn nữa đều hướng tới một thế giới đa cực. Tất cả các quốc gia thành viên của LHQ nên tái cam kết với Hiến chương LHQ và phản đối tuyên bố thống trị của bất kỳ quốc gia nào.
­­­­_______

Tác giả: Jeffrey D. Sachs, Giáo sư Đại học Columbia, Giám đốc Trung tâm Phát triển Bền vững tại Đại học Columbia và Chủ tịch Mạng lưới Giải pháp Phát triển Bền vững của Liên Hiệp Quốc. Ông từng là Cố vấn cho ba Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, và hiện ủng hộ Tổng thư ký António Guterres. Cuốn sách mới nhất của ông có tựa đề: The Ages of Globalization.


The Need for a New US Foreign Policy
The New World Economy, April 13, 2023

US foreign policy is based on an inherent contradiction and fatal flaw. The aim of US foreign policy is a US-dominated world, in which the US writes the global trade and financial rules, controls advanced technologies, maintains militarily supremacy, and dominates all potential competitors. Unless US foreign policy is changed to recognize the need for a multipolar world, it will lead to more wars, and possibly World War III.

The inherent contradiction in US foreign policy is that it conflicts with the UN Charter, which commits the US (and all other UN member states) to a global system based on UN institutions in which no single country dominates. The fatal flaw is that the US has just 4 percent of the world population, and lacks the economic, financial, military, and technological capacities, much less the ethical and legal claims, to dominate the other 96 percent.

At the end of World War II, the US was far ahead of the rest of the world in economic, technological, and military power. This is no longer the case, as many countries have built their economies and technological capacities.

President Emmanuel Macron recently spoke the truth when he said that the European Union, though an ally of the US, does not want to be a vassal of the US. He was widely attacked in the US and Europe for uttering this statement because many mediocre politicians in Europe depend on US political support to stay in power.

In 2015, US Ambassador Robert Blackwill, an important US foreign policy strategist, described US grand strategy with exceptional clarity. He wrote, “Since its founding, the United States has consistently pursued a grand strategy focused on acquiring and maintaining preeminent power over various rivals, first on the North American continent, then in the Western hemisphere, and finally globally,” and argued that “preserving U.S. primacy in the global system ought to remain the central objective of U.S. grand strategy in the twenty-first century.”

To sustain US primacy vis-à-vis China, Blackwill laid out a game plan that President Joe Biden is following. Among other measures, Blackwill called on the US to create “new preferential trading arrangements among U.S. friends and allies to increase their mutual gains through instruments that consciously exclude China,” “a technology-control regime” to block China’s strategic capabilities, a build-up of “power-political capacities of U.S. friends and allies on China’s periphery,” and strengthened U.S. military forces along the Asian rimlands despite any Chinese opposition.

Most US politicians and many in Britain, the EU, Japan, Korea, Australia, and New Zealand support the United States’ aggressive approach. I do not. I view the US approach to China as contrary to the UN Charter and peace.

China has the right to prosperity and national security, free from US provocations around its borders. China’s remarkable economic accomplishments since the late 1970s are wonderful for both China and the world.

During the long century from 1839 to 1949, China was driven into extreme poverty in a period marked by European and Japanese invasions of China and Chinese civil wars. Britain invaded in 1839 to force China to buy Britain’s addictive opium. Other powers piled on during the following century. China has finally recovered from that disastrous period, and in the process, ended poverty of around 1 billion people!

China’s new prosperity can be both peaceful and productive for the world. China’s successful technologies – ranging from vital cures for malaria to low-cost solar power and efficient 5G networks – can be a boon for the world. China will only be a threat to the extent that the US makes China into an enemy. US hostility to China, which mixes the arrogant US aim of dominance with long-standing anti-Chinese racism dating back to the 19th century, is creating that enemy.

The dangers of US foreign policy extend beyond China. The US goal to expand NATO to Ukraine and Georgia, thereby surrounding Russia in the Black Sea, helped stoke the Ukraine War. Countless nations see the danger of this approach. Major nations from Brazil to India and beyond aim for a multipolar world. All UN member states should recommit to the UN Charter and oppose claims of dominance by any nation.

https://www.jeffsachs.org/newspaper-articles/the-need-for-a-new-us-foreign-policy

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét