Tai họa từ 20.000 đập thủy điện Trung Quốc
20.000 đập thủy điện Trung Quốc đang gây ra những tác động môi trường nghiêm trọng và nguyên nhân gây xung đột khu vực. Chính quyền Trung Quốc coi dữ liệu về lưu lượng nước và hoạt động thủy điện là bí mật nhà nước, rồi dựa vào sự thiếu minh bạch này để dựng lên một màn kịch che mắt thiên hạ rằng hạn hán là nỗi đau chung…Nhờ lượng sông băng khổng lồ trên cao nguyên Tây Tạng mà Trung Quốc có một trữ lượng nước rất lớn. 10 trong số những con sông chính chảy qua lục địa châu Á – nguồn sống cho toàn bộ khu vực trong hàng ngàn năm qua – đều bắt nguồn từ sự tan chảy của các sông băng này.
1. Tai họa
Tuy nhiên, trong những thập niên gần đây, những con sông này ở Trung Quốc không còn đơn thuần chỉ là nguồn cung cấp nước ngọt, mà đã trở thành một nguồn năng lượng quan trọng cho hơn 20.000 con đập do chính quyền Trung Quốc xây dựng từ năm 1950, trong đó có đập lớn nhất thế giới – đập Tam Hiệp trên sông Dương Tử – một con đập đã và đang gây tranh cãi dữ dội.
Kế hoạch thay thế nhiệt điện bằng thủy điện của chính quyền Trung Quốc đã bị lên án, đồng thời phải trả một cái giá rất đắt. Hàng nghìn con đập, trong đó có nhiều con đập do lỗi thi công không đảm bảo, đã gây ra lũ lụt nhấn chìm các khu dân cư và những thảm họa môi trường phá hủy hệ động thực vật trong toàn bộ khu vực.
Vấn đề đập thủy điện cũng đã khiến Trung Quốc vướng phải xung đột nghiêm trọng với các nước láng giềng – những nước tuyên bố bị ảnh hưởng bởi sự can thiệp của chính quyền Trung Quốc vào các con sông mà 18 quốc gia châu Á và hơn 2 tỷ dân đang phụ thuộc.
Theo các cáo buộc, trong những năm gần đây, chính quyền Trung Quốc đã giữ nước ở các đập thủy điện trên thượng nguồn, khiến các quốc gia ở hạ nguồn phải hứng chịu những đợt hạn hán nghiêm trọng chưa từng có và dẫn đến sự thay đổi thất thường của mực nước lục địa.
Một số cáo buộc cho rằng Trung Quốc có thể sử dụng các con đập của mình như một vũ khí địa chính trị, chỉ cần “khóa vòi nước”, nước này có thể gây ra bất ổn kinh tế và chính trị ở các nước phụ thuộc vào các con sông này.
Xung đột lớn nhất của Trung Quốc xuất phát từ vấn đề đập thủy điện là với Ấn Độ – một quốc gia tiếp giáp lãnh thổ phía tây nam Trung Quốc.
Gần đây, TQ đã công bố kế hoạch xây dựng siêu đập thủy điện trên sông Yarlung Zangbo, lớn gấp 3 lần đập Tam Hiệp, dự kiến sẽ trở thành dự án cấp nước lớn nhất trong lịch sử. Sông Yarlung Zangbo chảy từ Tây Tạng qua Trung Quốc trước khi đổ vào bang Arunachal Pradesh, rồi chảy tới bang Assam của Ấn Độ, nơi nó được gọi là sông Brahmaputra.
Không chỉ vấp phải sự phản đối của các nước láng giềng, chính quyền Trung Quốc còn phải đối mặt với sự mất cân bằng nghiêm trọng giữa nguồn nước dự trữ và dân số trong nước. Hầu hết các con sông ở Trung Quốc đã biến mất, một phần là do các đập thủy điện. Thêm vào đó, quá trình công nghiệp hóa và ô nhiễm đã làm hỏng phần lớn lượng nước còn lại.
Bloomberg báo cáo rằng từ 80% đến 90% nước ngầm và một nửa nước sông của Trung Quốc đã bị ô nhiễm và không còn thích hợp cho người dân sử dụng.
2. Hơn 20.000 đập thủy điện ở Trung Quốc: Tài nguyên năng lượng hay vũ khí địa chính trị?
Trong những thập niên qua, đặc biệt là từ 30 năm trở lại đây, chính quyền Trung Quốc đã xây dựng hàng loạt đập thủy điện ở thượng lưu sông Mekong, gây ra những lo ngại đáng kể, đặc biệt là cho các quốc gia chung dòng Mekong như Myanmar, Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam.
Mùa mưa năm 2019, dù rằng lượng mưa lớn và nhiệt độ trung bình thuận lợi cho tuyết tan, tuy nhiên tất cả các quốc gia này đều phải hứng chịu một đợt hạn hán lịch sử. Điều này chỉ có thể được giải thích là do chính quyền Trung Quốc đã chặn hầu như toàn bộ dòng chảy bằng các đập thủy điện của họ.
Đến mùa khô (mùa mưa), chính quyền này lại xả nước trong các đập, dẫn đến những trận lũ lụt lớn và gây ra sự mất cân bằng phi tự nhiên, khiến tất cả các nước xung quanh đều phải gánh chịu hậu quả, khi mà phần lớn sự phát triển và nền kinh tế của các nước này đều phụ thuộc vào dòng chảy của sông Mekong.
Nghiên cứu được công bố bởi Eyes on Earth vào năm 2020 sử dụng bằng chứng vật lý từ các máy đo và quy trình viễn thám của Ủy ban sông Mekong đã xác nhận chắc chắn cho những lo ngại từ trước đến nay, rằng tình hình hạn hán đang diễn ra đúng là có liên quan đến chính sách quản lý tài nguyên nước của Trung Quốc.
Khi chính quyền giải phóng lượng nước được tích trữ, một lượng điện năng lớn được tạo ra, song đi kèm là sự hỗn loạn do lũ lụt ở hạ lưu. Kết quả điều tra hiện đã có và các quốc gia bị ảnh hưởng đang cố gắng thương lượng để phân phối lại tài nguyên nước một cách công bằng hơn.
Chính quyền Trung Quốc coi dữ liệu về lưu lượng nước và hoạt động thủy điện là bí mật nhà nước, rồi dựa vào sự thiếu minh bạch này để dựng lên một màn kịch che mắt thiên hạ rằng hạn hán là nỗi đau chung.
Các nhà chức trách Trung Quốc cho rằng mưa ít là nguyên nhân hàng đầu gây ra hạn hán, đồng thời khẳng định ngay cả Trung Quốc cũng đã phải hứng chịu điều đó. Tuy nhiên, những phát hiện sau đó đã chứng minh tuyên bố này là hoàn toàn trái sự thực.
Người ta lo ngại rằng để đối phó với tình trạng thiếu nước uống ở Trung Quốc, các nhà chức trách nước này sẽ có thể quyết định phân luồng dòng chảy tự nhiên của sông Mekong để đạt được sự phân phối “hiệu quả” hơn trong đại lục. Nếu vậy, điều này sẽ trực tiếp làm cho các quốc gia ở hạ lưu bị khan hiếm nước, khiến tình hình càng thêm trầm trọng.
3. Đập Tam Hiệp
Đập Tam Hiệp là một đập thủy điện nổi tiếng, nằm chắn ngang sông Dương Tử ở Trung Quốc. Kể từ khi được hoàn thành cơ bản và vận hành đầy đủ các chức năng vào năm 2012, đập thủy điện lớn nhất thế giới này đã gây ra nhiều tranh cãi, chủ yếu là vì các tác động môi trường. Con đập đã không thể giải quyết vấn đề lũ lụt như dự án đã hứa hẹn, mà ngược lại, các nhà phê bình cho rằng đập Tam Hiệp đã khiến lũ lụt trở nên tồi tệ hơn.
Kể từ khi Trung Quốc công bố siêu dự án này, đã có rất nhiều lời chỉ trích.
“Một trong những lý do chính để triển khai dự án đập Tam Hiệp là nhằm kiểm soát lũ lụt, nhưng chưa được 20 năm kể khi khánh thành, lượng nước lũ cao nhất trong lịch sử đã được ghi nhận… Thực tế là con đập không thể ngăn chặn những biến cố nghiêm trọng này”, David Shankman, nhà địa lý tại Đại học Alabama, người chuyên nghiên cứu về lũ lụt ở Trung Quốc, chia sẻ với Reuters.
Hoàng Vạn Lý, một nhà thủy văn học nổi tiếng người Trung Quốc, người từng chỉ trích việc xây đập Tam Môn Hạ trên sông Hoàng Hà và bị ĐCSTQ bức hại vào năm 1957, tiếp tục dũng cảm lên tiếng phản đối ý tưởng về đập Tam Hiệp kể từ khi nó được đề xuất lần đầu tiên, với lời cảnh báo rằng công trình cuối cùng sẽ gây ra thảm họa. Tuy nhiên, một lần nữa, sự can gián của ông lại bị làm lơ.
Vào tháng 7 năm 2021, những trận mưa lớn đã khiến hệ thống đập thủy điện của Trung Quốc phải đối mặt với thách thức và như nhiều người đã dự đoán, thảm họa đã đến rất gần. Ít nhất 3 con đập đã bị vỡ hoàn toàn, 1 con đập khác được cho là có thể vỡ bất cứ lúc nào.
Mặc dù chính quyền Trung Quốc đã cố gắng giảm thiểu hỗn loạn, nhưng không thể bưng bít thông tin khi có tới hàng trăm ngàn người phải sơ tán. Ở những vùng bị ảnh hưởng nặng nề nhất, nhiều chục người đã tử vong.
Hai đập Vĩnh An và Tân Phát ở Hulun Buir (Hô Luân Bối Nhĩ), Nội Mông và đập Quách Gia Chuỷ gần thành phố Trịnh Châu đã bị vỡ hoàn toàn, để lại hậu quả thật thảm khốc.
Trong bối cảnh đó, tất cả các cặp mắt của người dân và chính quyền đều đổ dồn vào đập Tam Hiệp. Khi mực nước cao nhất là 91 mét trên mực nước sông, hồ chứa do đập Tam Hiệp tạo ra sẽ chứa một lượng nước nặng tới hơn 42 tỷ tấn. Với lượng nước khổng lồ như vậy, đập Tam Hiệp bị vỡ sẽ gây ra một thảm họa không thể tưởng tượng được, khi mà có hàng triệu người dân đang định cư ở hạ lưu của con đập ở nhiều thành phố lớn như Vũ Hán, Nam Kinh và Thượng Hải.
Một số nhà phê bình cho biết rằng các hình ảnh vệ tinh cho thấy bằng chứng về sự dịch chuyển của con đập, trong khi các nhân chứng khác nói rằng họ nhìn thấy những vết nứt lớn, tức là cấu trúc của đập đã có vấn đề.
Cuối cùng thì đợt mưa cũng qua và may thay, đập Tam Hiệp chưa vỡ, nhưng vẫn còn nguyên đó nỗi bất an về những gì có thể xảy ra trong tương lai.
Đập Tam Hiệp đã không đạt được mục tiêu ngăn lũ, mà còn gây ra thảm họa môi trường và buộc hơn 2 triệu cư dân phải di dời cho dự án. Vậy mà giờ đây, chính quyền Trung Quốc lại tiếp tục lên kế hoạch xây dựng một đập thủy điện với quy mô còn lớn hơn nữa.
4. Chính quyền Trung Quốc tuyên bố xây đập thủy điện lớn nhất thế giới
Thật không dễ dàng để diễn tả hết sự kỳ vĩ của cao nguyên Tây Tạng. Đây là vùng đất rộng lớn với những ngọn núi trải dài bất tận, những đỉnh núi chọc trời, được bao phủ bởi hàng vạn tấn băng và tuyết.
Cao nguyên Tây Tạng còn là nguồn sống của 1/5 dân số thế giới. Trữ lượng nước được lưu trữ ở độ cao của Tây Tạng dồi dào đến mức các chuyên gia thường gọi nó là Cực thứ ba, ngoài Nam Cực và Bắc Cực – hai khu vực dự trữ nước ngọt chính trên thế giới.
Khu vực này là nguồn cung cấp nước ngọt cho toàn bộ lục địa châu Á, nằm trên lãnh thổ Trung Quốc và giáp với Bhutan, Nepal và Ấn Độ.
Vào cuối năm 2021, trong khi thế giới đang dồn mọi mối quan tâm về đại dịch Covid-19, chính quyền Trung Quốc lại tuyên bố sẽ tìm cách khai thác tiềm năng thủy điện ở vùng hạ lưu sông Yarlung Tsangpo. Con sông này bắt nguồn từ Tây Tạng và chảy vào Ấn Độ.
Tuyên bố này được đưa ra như một phần của kế hoạch 5 năm lần thứ 14 của chính quyền Trung Quốc. Tuy nhiên, những cuộc tranh luận đã sớm nổ ra, đặc biệt là khi có thông tin rằng con đập này thậm chí còn lớn hơn cả đập Tam Hiệp vốn đã gây tranh cãi.
Ấn Độ và Trung Quốc vốn có xung đột lâu dài về việc phân chia biên giới chính xác ở khu vực Tây Tạng. Tin tức về đập thủy điện mới lại càng làm gia tăng căng thẳng giữa hai nước.
Các chuyên gia tin rằng dự án có thể là siêu công trình rủi ro nhất từng được thi công, bởi không chỉ vì vị trí thi công dễ xảy ra sạt lở lớn và một số trận động đất mạnh nhất từng được ghi nhận tại đây, mà khu vực này còn gần biên giới tranh chấp giữa Ấn Độ và Trung Quốc.
Đúng như được dự đoán, thông tin chi tiết về dự án không được công bố. Tuy nhiên, có vẻ như một đường hầm khổng lồ sẽ được khoan xuyên qua những ngọn núi để chuyển hướng dòng chảy và dẫn thẳng dòng nước xiết vào tuabin, tạo ra một lượng điện năng cực lớn.
Truyền thông Trung Quốc đưa tin, PowerChina – đơn vị được cho là sẽ thi công dự án, cho biết dự án có công suất phát điện thiết kế là hơn 60 GWh – gấp 3 lần của đập Tam Hiệp.
Đánh giá từ một số khía cạnh cho thấy rủi ro khi thực hiện siêu đập thủy điện này là rất lớn. Sự phức tạp khi thi công một dự án lớn ở độ cao như vậy, việc tiếp cận khu vực khắc nghiệt này, cùng với sự biến động địa chất – đây là một trong những vùng địa chấn mạnh nhất trên thế giới, do đó bất kỳ hoạt động nào cũng đều có thể dẫn đến những trận lở đất lớn sẽ quét sạch toàn bộ làng mạc.
Tuy nhiên, một số chuyên gia vẫn đảm bảo rằng chính quyền Trung Quốc có thể thực hiện dự án, và những trở ngại lớn nhất hiện nay là những khó khăn xung quanh các vấn đề chính trị.
Việc chính quyền Trung Quốc nắm giữ chìa khóa của một trong những nguồn nước ngọt lớn nhất trên thế giới và có thể mở hoặc đóng tùy ý vẫn luôn là một vấn đề gây tranh cãi, với tất cả những ảnh hưởng mà nó mang đến cho cuộc sống của hàng triệu người dân vùng hạ lưu.
5. Tranh chấp gay gắt giữa Ấn Độ và Trung Quốc ở Tây Tạng
Siêu dự án này của Trung Quốc dự kiến nằm ngay trong khu vực mà Ấn Độ tuyên bố có chủ quyền và bị Trung Quốc chiếm đóng. Kể từ năm 1960, hai nước đã tranh chấp về đường biên giới, thậm chí dẫn đến các cuộc đụng độ vũ trang trong khu vực.
Vào tháng 6 năm 2020, một cuộc đụng độ bạo lực đã nổ ra ở thung lũng Galwan, phía bắc biên giới. Kể từ năm 1975, đây là lần đầu tiên đụng độ hai bên có đổ máu.
Các nguồn tin Ấn Độ chỉ ra rằng số binh lính Trung Quốc thiệt mạng đã vượt quá 40 người, trong khi số lính tử vong của quân đội Ấn Độ cũng lên tới 20 người, gióng lên hồi chuông báo động toàn cầu về khả năng xảy ra một cuộc chiến quy mô lớn hơn. Tuy nhiên, chính quyền Trung Quốc vẫn tiếp tục triển khai thêm lực lượng quân đội trong khu vực.
Ý tưởng về siêu đập thủy điện cách đường biên giới giữa Trung Quốc và Arunachal Pradesh của Ấn Độ chỉ vài km đã gây phẫn nộ và làm dấy lên lo ngại rằng Trung Quốc đang cố gắng sử dụng nước làm vũ khí bằng cách chặn hoặc chuyển hướng dòng chảy của sông Yarlung Tsangpo.
6. Vì sao Trung Quốc lại nhất quyết xây dựng đập thủy điện?
Việc xây đập thủy điện mang lại cho chính quyền Trung Quốc quyền lực to lớn về nguồn dự trữ nước ngọt. Tuy nhiên, các nhà chức trách nước này sẽ luôn phủ nhận đây là lý do chính mà họ muốn xây đập, vì như vậy họ sẽ phải đối mặt với sự chỉ trích từ cộng đồng quốc tế.
Thay vì thừa nhận động cơ chính, bài diễn văn chính thức tuyên bố rằng việc xây dựng các đập mới nhằm hướng đến mục tiêu đạt được mức phát thải cao nhất vào năm 2030 cũng như trung hòa carbon vào năm 2060.
Để giảm lượng khí thải carbon của quốc gia, Trung Quốc sẽ cần phải từ bỏ sự phụ thuộc vào nhiệt điện. Hiện tại, hơn 60% năng lượng của Trung Quốc đến từ các nhà máy nhiệt điện than, vốn phát sinh rất nhiều khí thải.
Trên thực tế, các báo cáo cho thấy rằng sức mạnh tiềm tàng từ siêu đập thủy trên sông Yarlung Tsangpo có thể từ 40 đến 60 GWh, chỉ là một lượng nhỏ góp phần vào việc trung hòa carbon.
Như vậy, câu hỏi của các nhà phê bình nêu ra hoàn toàn hợp lý, Trung Quốc sẽ bỏ ra chi phí nào để đạt được mục tiêu trung hòa carbon đây? Liệu chính quyền Trung Quốc có nghiêm túc đo lường tỷ lệ chi phí – lợi ích trong việc xây dựng các con đập hay không, hay động cơ thực sự là những thứ khác?
7. Vấn đề nước uống
Với nguồn dự trữ nước quý giá từ cao nguyên Tây Tạng, khó mà tưởng tượng được rằng người dân Trung Quốc lại gặp khó khăn trong việc tiếp cận với nước uống. Ấy vậy mà, điều này lại trở thành thực tế và còn là một thực trạng nhức nhối.
Như đã đề cập ở trên, hàng nghìn con sông đã biến mất ở Trung Quốc, đồng thời, phần lớn nước ngầm bị ô nhiễm do hoạt động công nghiệp và không còn thích hợp để uống.
Vào đầu năm 2021 trên tờ The Hill, một bài báo đã viết rằng “Trung Quốc đang khan hiếm nước để duy trì nền kinh tế của mình”. Các nhà chức trách Trung Quốc biết rất rõ điều này và nói rằng họ đang cố gắng cải thiện tình hình.
Năm 2005, Thủ tướng Ôn Gia Bảo tuyên bố rằng tình trạng khan hiếm nước đe dọa “sự tồn vong của đất nước Trung Quốc”. Bộ trưởng Bộ Thủy lợi cũng tuyên bố rằng Trung Quốc phải “chiến đấu cho từng giọt nước, hay là chết”.
Tình hình tài nguyên nước của Trung Quốc là đặc biệt nghiêm trọng. Trung Quốc chiếm 20% dân số thế giới, nhưng chỉ có 7% lượng nước ngọt. Tài nguyên nước bình quân đầu người toàn cầu là 12.900 mét khối, còn tài nguyên nước bình quân đầu người của Trung Quốc chỉ là 2.300 mét khối, ít hơn một phần tư của thế giới.
Liên Hợp Quốc đã liệt kê Trung Quốc là 1 trong 13 quốc gia “nghèo nàn” về tài nguyên nước. Toàn bộ khu vực bị thiếu nước trầm trọng hơn cả vùng Trung Đông khô cằn.
Tình trạng đáng báo động về việc tiếp cận nguồn nước sinh hoạt của người dân Trung Quốc có thể được lý giải bởi nhiều nguyên nhân. Tuy nhiên, để dẫn đến mâu thuẫn giữa một bên là nguồn nước dồi dào và một bên là người dân lại không có nước dùng, có lẽ phần lớn trách nhiệm thuộc về ĐCSTQ, khi mà sự suy thoái đạo đức của Đảng, tham nhũng cực độ, năng lực quy hoạch kém và khai thác quá mức tài nguyên nước đã đẩy tới một thực trạng đáng buồn có lẽ không còn cách cứu vãn, thậm chí khiến các nước trong khu vực cùng phải gánh chịu hậu quả.
Tác giả: Andrés Vacca – The BL
Tuy nhiên, trong những thập niên gần đây, những con sông này ở Trung Quốc không còn đơn thuần chỉ là nguồn cung cấp nước ngọt, mà đã trở thành một nguồn năng lượng quan trọng cho hơn 20.000 con đập do chính quyền Trung Quốc xây dựng từ năm 1950, trong đó có đập lớn nhất thế giới – đập Tam Hiệp trên sông Dương Tử – một con đập đã và đang gây tranh cãi dữ dội.
Kế hoạch thay thế nhiệt điện bằng thủy điện của chính quyền Trung Quốc đã bị lên án, đồng thời phải trả một cái giá rất đắt. Hàng nghìn con đập, trong đó có nhiều con đập do lỗi thi công không đảm bảo, đã gây ra lũ lụt nhấn chìm các khu dân cư và những thảm họa môi trường phá hủy hệ động thực vật trong toàn bộ khu vực.
Vấn đề đập thủy điện cũng đã khiến Trung Quốc vướng phải xung đột nghiêm trọng với các nước láng giềng – những nước tuyên bố bị ảnh hưởng bởi sự can thiệp của chính quyền Trung Quốc vào các con sông mà 18 quốc gia châu Á và hơn 2 tỷ dân đang phụ thuộc.
Theo các cáo buộc, trong những năm gần đây, chính quyền Trung Quốc đã giữ nước ở các đập thủy điện trên thượng nguồn, khiến các quốc gia ở hạ nguồn phải hứng chịu những đợt hạn hán nghiêm trọng chưa từng có và dẫn đến sự thay đổi thất thường của mực nước lục địa.
Một số cáo buộc cho rằng Trung Quốc có thể sử dụng các con đập của mình như một vũ khí địa chính trị, chỉ cần “khóa vòi nước”, nước này có thể gây ra bất ổn kinh tế và chính trị ở các nước phụ thuộc vào các con sông này.
Xung đột lớn nhất của Trung Quốc xuất phát từ vấn đề đập thủy điện là với Ấn Độ – một quốc gia tiếp giáp lãnh thổ phía tây nam Trung Quốc.
Gần đây, TQ đã công bố kế hoạch xây dựng siêu đập thủy điện trên sông Yarlung Zangbo, lớn gấp 3 lần đập Tam Hiệp, dự kiến sẽ trở thành dự án cấp nước lớn nhất trong lịch sử. Sông Yarlung Zangbo chảy từ Tây Tạng qua Trung Quốc trước khi đổ vào bang Arunachal Pradesh, rồi chảy tới bang Assam của Ấn Độ, nơi nó được gọi là sông Brahmaputra.
Không chỉ vấp phải sự phản đối của các nước láng giềng, chính quyền Trung Quốc còn phải đối mặt với sự mất cân bằng nghiêm trọng giữa nguồn nước dự trữ và dân số trong nước. Hầu hết các con sông ở Trung Quốc đã biến mất, một phần là do các đập thủy điện. Thêm vào đó, quá trình công nghiệp hóa và ô nhiễm đã làm hỏng phần lớn lượng nước còn lại.
Bloomberg báo cáo rằng từ 80% đến 90% nước ngầm và một nửa nước sông của Trung Quốc đã bị ô nhiễm và không còn thích hợp cho người dân sử dụng.
2. Hơn 20.000 đập thủy điện ở Trung Quốc: Tài nguyên năng lượng hay vũ khí địa chính trị?
Trong những thập niên qua, đặc biệt là từ 30 năm trở lại đây, chính quyền Trung Quốc đã xây dựng hàng loạt đập thủy điện ở thượng lưu sông Mekong, gây ra những lo ngại đáng kể, đặc biệt là cho các quốc gia chung dòng Mekong như Myanmar, Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam.
Mùa mưa năm 2019, dù rằng lượng mưa lớn và nhiệt độ trung bình thuận lợi cho tuyết tan, tuy nhiên tất cả các quốc gia này đều phải hứng chịu một đợt hạn hán lịch sử. Điều này chỉ có thể được giải thích là do chính quyền Trung Quốc đã chặn hầu như toàn bộ dòng chảy bằng các đập thủy điện của họ.
Đến mùa khô (mùa mưa), chính quyền này lại xả nước trong các đập, dẫn đến những trận lũ lụt lớn và gây ra sự mất cân bằng phi tự nhiên, khiến tất cả các nước xung quanh đều phải gánh chịu hậu quả, khi mà phần lớn sự phát triển và nền kinh tế của các nước này đều phụ thuộc vào dòng chảy của sông Mekong.
Nghiên cứu được công bố bởi Eyes on Earth vào năm 2020 sử dụng bằng chứng vật lý từ các máy đo và quy trình viễn thám của Ủy ban sông Mekong đã xác nhận chắc chắn cho những lo ngại từ trước đến nay, rằng tình hình hạn hán đang diễn ra đúng là có liên quan đến chính sách quản lý tài nguyên nước của Trung Quốc.
Khi chính quyền giải phóng lượng nước được tích trữ, một lượng điện năng lớn được tạo ra, song đi kèm là sự hỗn loạn do lũ lụt ở hạ lưu. Kết quả điều tra hiện đã có và các quốc gia bị ảnh hưởng đang cố gắng thương lượng để phân phối lại tài nguyên nước một cách công bằng hơn.
Chính quyền Trung Quốc coi dữ liệu về lưu lượng nước và hoạt động thủy điện là bí mật nhà nước, rồi dựa vào sự thiếu minh bạch này để dựng lên một màn kịch che mắt thiên hạ rằng hạn hán là nỗi đau chung.
Các nhà chức trách Trung Quốc cho rằng mưa ít là nguyên nhân hàng đầu gây ra hạn hán, đồng thời khẳng định ngay cả Trung Quốc cũng đã phải hứng chịu điều đó. Tuy nhiên, những phát hiện sau đó đã chứng minh tuyên bố này là hoàn toàn trái sự thực.
Người ta lo ngại rằng để đối phó với tình trạng thiếu nước uống ở Trung Quốc, các nhà chức trách nước này sẽ có thể quyết định phân luồng dòng chảy tự nhiên của sông Mekong để đạt được sự phân phối “hiệu quả” hơn trong đại lục. Nếu vậy, điều này sẽ trực tiếp làm cho các quốc gia ở hạ lưu bị khan hiếm nước, khiến tình hình càng thêm trầm trọng.
3. Đập Tam Hiệp
Đập Tam Hiệp là một đập thủy điện nổi tiếng, nằm chắn ngang sông Dương Tử ở Trung Quốc. Kể từ khi được hoàn thành cơ bản và vận hành đầy đủ các chức năng vào năm 2012, đập thủy điện lớn nhất thế giới này đã gây ra nhiều tranh cãi, chủ yếu là vì các tác động môi trường. Con đập đã không thể giải quyết vấn đề lũ lụt như dự án đã hứa hẹn, mà ngược lại, các nhà phê bình cho rằng đập Tam Hiệp đã khiến lũ lụt trở nên tồi tệ hơn.
Kể từ khi Trung Quốc công bố siêu dự án này, đã có rất nhiều lời chỉ trích.
“Một trong những lý do chính để triển khai dự án đập Tam Hiệp là nhằm kiểm soát lũ lụt, nhưng chưa được 20 năm kể khi khánh thành, lượng nước lũ cao nhất trong lịch sử đã được ghi nhận… Thực tế là con đập không thể ngăn chặn những biến cố nghiêm trọng này”, David Shankman, nhà địa lý tại Đại học Alabama, người chuyên nghiên cứu về lũ lụt ở Trung Quốc, chia sẻ với Reuters.
Hoàng Vạn Lý, một nhà thủy văn học nổi tiếng người Trung Quốc, người từng chỉ trích việc xây đập Tam Môn Hạ trên sông Hoàng Hà và bị ĐCSTQ bức hại vào năm 1957, tiếp tục dũng cảm lên tiếng phản đối ý tưởng về đập Tam Hiệp kể từ khi nó được đề xuất lần đầu tiên, với lời cảnh báo rằng công trình cuối cùng sẽ gây ra thảm họa. Tuy nhiên, một lần nữa, sự can gián của ông lại bị làm lơ.
Vào tháng 7 năm 2021, những trận mưa lớn đã khiến hệ thống đập thủy điện của Trung Quốc phải đối mặt với thách thức và như nhiều người đã dự đoán, thảm họa đã đến rất gần. Ít nhất 3 con đập đã bị vỡ hoàn toàn, 1 con đập khác được cho là có thể vỡ bất cứ lúc nào.
Mặc dù chính quyền Trung Quốc đã cố gắng giảm thiểu hỗn loạn, nhưng không thể bưng bít thông tin khi có tới hàng trăm ngàn người phải sơ tán. Ở những vùng bị ảnh hưởng nặng nề nhất, nhiều chục người đã tử vong.
Hai đập Vĩnh An và Tân Phát ở Hulun Buir (Hô Luân Bối Nhĩ), Nội Mông và đập Quách Gia Chuỷ gần thành phố Trịnh Châu đã bị vỡ hoàn toàn, để lại hậu quả thật thảm khốc.
Trong bối cảnh đó, tất cả các cặp mắt của người dân và chính quyền đều đổ dồn vào đập Tam Hiệp. Khi mực nước cao nhất là 91 mét trên mực nước sông, hồ chứa do đập Tam Hiệp tạo ra sẽ chứa một lượng nước nặng tới hơn 42 tỷ tấn. Với lượng nước khổng lồ như vậy, đập Tam Hiệp bị vỡ sẽ gây ra một thảm họa không thể tưởng tượng được, khi mà có hàng triệu người dân đang định cư ở hạ lưu của con đập ở nhiều thành phố lớn như Vũ Hán, Nam Kinh và Thượng Hải.
Một số nhà phê bình cho biết rằng các hình ảnh vệ tinh cho thấy bằng chứng về sự dịch chuyển của con đập, trong khi các nhân chứng khác nói rằng họ nhìn thấy những vết nứt lớn, tức là cấu trúc của đập đã có vấn đề.
Cuối cùng thì đợt mưa cũng qua và may thay, đập Tam Hiệp chưa vỡ, nhưng vẫn còn nguyên đó nỗi bất an về những gì có thể xảy ra trong tương lai.
Đập Tam Hiệp đã không đạt được mục tiêu ngăn lũ, mà còn gây ra thảm họa môi trường và buộc hơn 2 triệu cư dân phải di dời cho dự án. Vậy mà giờ đây, chính quyền Trung Quốc lại tiếp tục lên kế hoạch xây dựng một đập thủy điện với quy mô còn lớn hơn nữa.
4. Chính quyền Trung Quốc tuyên bố xây đập thủy điện lớn nhất thế giới
Thật không dễ dàng để diễn tả hết sự kỳ vĩ của cao nguyên Tây Tạng. Đây là vùng đất rộng lớn với những ngọn núi trải dài bất tận, những đỉnh núi chọc trời, được bao phủ bởi hàng vạn tấn băng và tuyết.
Cao nguyên Tây Tạng còn là nguồn sống của 1/5 dân số thế giới. Trữ lượng nước được lưu trữ ở độ cao của Tây Tạng dồi dào đến mức các chuyên gia thường gọi nó là Cực thứ ba, ngoài Nam Cực và Bắc Cực – hai khu vực dự trữ nước ngọt chính trên thế giới.
Khu vực này là nguồn cung cấp nước ngọt cho toàn bộ lục địa châu Á, nằm trên lãnh thổ Trung Quốc và giáp với Bhutan, Nepal và Ấn Độ.
Vào cuối năm 2021, trong khi thế giới đang dồn mọi mối quan tâm về đại dịch Covid-19, chính quyền Trung Quốc lại tuyên bố sẽ tìm cách khai thác tiềm năng thủy điện ở vùng hạ lưu sông Yarlung Tsangpo. Con sông này bắt nguồn từ Tây Tạng và chảy vào Ấn Độ.
Tuyên bố này được đưa ra như một phần của kế hoạch 5 năm lần thứ 14 của chính quyền Trung Quốc. Tuy nhiên, những cuộc tranh luận đã sớm nổ ra, đặc biệt là khi có thông tin rằng con đập này thậm chí còn lớn hơn cả đập Tam Hiệp vốn đã gây tranh cãi.
Ấn Độ và Trung Quốc vốn có xung đột lâu dài về việc phân chia biên giới chính xác ở khu vực Tây Tạng. Tin tức về đập thủy điện mới lại càng làm gia tăng căng thẳng giữa hai nước.
Các chuyên gia tin rằng dự án có thể là siêu công trình rủi ro nhất từng được thi công, bởi không chỉ vì vị trí thi công dễ xảy ra sạt lở lớn và một số trận động đất mạnh nhất từng được ghi nhận tại đây, mà khu vực này còn gần biên giới tranh chấp giữa Ấn Độ và Trung Quốc.
Đúng như được dự đoán, thông tin chi tiết về dự án không được công bố. Tuy nhiên, có vẻ như một đường hầm khổng lồ sẽ được khoan xuyên qua những ngọn núi để chuyển hướng dòng chảy và dẫn thẳng dòng nước xiết vào tuabin, tạo ra một lượng điện năng cực lớn.
Truyền thông Trung Quốc đưa tin, PowerChina – đơn vị được cho là sẽ thi công dự án, cho biết dự án có công suất phát điện thiết kế là hơn 60 GWh – gấp 3 lần của đập Tam Hiệp.
Đánh giá từ một số khía cạnh cho thấy rủi ro khi thực hiện siêu đập thủy điện này là rất lớn. Sự phức tạp khi thi công một dự án lớn ở độ cao như vậy, việc tiếp cận khu vực khắc nghiệt này, cùng với sự biến động địa chất – đây là một trong những vùng địa chấn mạnh nhất trên thế giới, do đó bất kỳ hoạt động nào cũng đều có thể dẫn đến những trận lở đất lớn sẽ quét sạch toàn bộ làng mạc.
Tuy nhiên, một số chuyên gia vẫn đảm bảo rằng chính quyền Trung Quốc có thể thực hiện dự án, và những trở ngại lớn nhất hiện nay là những khó khăn xung quanh các vấn đề chính trị.
Việc chính quyền Trung Quốc nắm giữ chìa khóa của một trong những nguồn nước ngọt lớn nhất trên thế giới và có thể mở hoặc đóng tùy ý vẫn luôn là một vấn đề gây tranh cãi, với tất cả những ảnh hưởng mà nó mang đến cho cuộc sống của hàng triệu người dân vùng hạ lưu.
5. Tranh chấp gay gắt giữa Ấn Độ và Trung Quốc ở Tây Tạng
Siêu dự án này của Trung Quốc dự kiến nằm ngay trong khu vực mà Ấn Độ tuyên bố có chủ quyền và bị Trung Quốc chiếm đóng. Kể từ năm 1960, hai nước đã tranh chấp về đường biên giới, thậm chí dẫn đến các cuộc đụng độ vũ trang trong khu vực.
Vào tháng 6 năm 2020, một cuộc đụng độ bạo lực đã nổ ra ở thung lũng Galwan, phía bắc biên giới. Kể từ năm 1975, đây là lần đầu tiên đụng độ hai bên có đổ máu.
Các nguồn tin Ấn Độ chỉ ra rằng số binh lính Trung Quốc thiệt mạng đã vượt quá 40 người, trong khi số lính tử vong của quân đội Ấn Độ cũng lên tới 20 người, gióng lên hồi chuông báo động toàn cầu về khả năng xảy ra một cuộc chiến quy mô lớn hơn. Tuy nhiên, chính quyền Trung Quốc vẫn tiếp tục triển khai thêm lực lượng quân đội trong khu vực.
Ý tưởng về siêu đập thủy điện cách đường biên giới giữa Trung Quốc và Arunachal Pradesh của Ấn Độ chỉ vài km đã gây phẫn nộ và làm dấy lên lo ngại rằng Trung Quốc đang cố gắng sử dụng nước làm vũ khí bằng cách chặn hoặc chuyển hướng dòng chảy của sông Yarlung Tsangpo.
6. Vì sao Trung Quốc lại nhất quyết xây dựng đập thủy điện?
Việc xây đập thủy điện mang lại cho chính quyền Trung Quốc quyền lực to lớn về nguồn dự trữ nước ngọt. Tuy nhiên, các nhà chức trách nước này sẽ luôn phủ nhận đây là lý do chính mà họ muốn xây đập, vì như vậy họ sẽ phải đối mặt với sự chỉ trích từ cộng đồng quốc tế.
Thay vì thừa nhận động cơ chính, bài diễn văn chính thức tuyên bố rằng việc xây dựng các đập mới nhằm hướng đến mục tiêu đạt được mức phát thải cao nhất vào năm 2030 cũng như trung hòa carbon vào năm 2060.
Để giảm lượng khí thải carbon của quốc gia, Trung Quốc sẽ cần phải từ bỏ sự phụ thuộc vào nhiệt điện. Hiện tại, hơn 60% năng lượng của Trung Quốc đến từ các nhà máy nhiệt điện than, vốn phát sinh rất nhiều khí thải.
Trên thực tế, các báo cáo cho thấy rằng sức mạnh tiềm tàng từ siêu đập thủy trên sông Yarlung Tsangpo có thể từ 40 đến 60 GWh, chỉ là một lượng nhỏ góp phần vào việc trung hòa carbon.
Như vậy, câu hỏi của các nhà phê bình nêu ra hoàn toàn hợp lý, Trung Quốc sẽ bỏ ra chi phí nào để đạt được mục tiêu trung hòa carbon đây? Liệu chính quyền Trung Quốc có nghiêm túc đo lường tỷ lệ chi phí – lợi ích trong việc xây dựng các con đập hay không, hay động cơ thực sự là những thứ khác?
7. Vấn đề nước uống
Với nguồn dự trữ nước quý giá từ cao nguyên Tây Tạng, khó mà tưởng tượng được rằng người dân Trung Quốc lại gặp khó khăn trong việc tiếp cận với nước uống. Ấy vậy mà, điều này lại trở thành thực tế và còn là một thực trạng nhức nhối.
Như đã đề cập ở trên, hàng nghìn con sông đã biến mất ở Trung Quốc, đồng thời, phần lớn nước ngầm bị ô nhiễm do hoạt động công nghiệp và không còn thích hợp để uống.
Vào đầu năm 2021 trên tờ The Hill, một bài báo đã viết rằng “Trung Quốc đang khan hiếm nước để duy trì nền kinh tế của mình”. Các nhà chức trách Trung Quốc biết rất rõ điều này và nói rằng họ đang cố gắng cải thiện tình hình.
Năm 2005, Thủ tướng Ôn Gia Bảo tuyên bố rằng tình trạng khan hiếm nước đe dọa “sự tồn vong của đất nước Trung Quốc”. Bộ trưởng Bộ Thủy lợi cũng tuyên bố rằng Trung Quốc phải “chiến đấu cho từng giọt nước, hay là chết”.
Tình hình tài nguyên nước của Trung Quốc là đặc biệt nghiêm trọng. Trung Quốc chiếm 20% dân số thế giới, nhưng chỉ có 7% lượng nước ngọt. Tài nguyên nước bình quân đầu người toàn cầu là 12.900 mét khối, còn tài nguyên nước bình quân đầu người của Trung Quốc chỉ là 2.300 mét khối, ít hơn một phần tư của thế giới.
Liên Hợp Quốc đã liệt kê Trung Quốc là 1 trong 13 quốc gia “nghèo nàn” về tài nguyên nước. Toàn bộ khu vực bị thiếu nước trầm trọng hơn cả vùng Trung Đông khô cằn.
Tình trạng đáng báo động về việc tiếp cận nguồn nước sinh hoạt của người dân Trung Quốc có thể được lý giải bởi nhiều nguyên nhân. Tuy nhiên, để dẫn đến mâu thuẫn giữa một bên là nguồn nước dồi dào và một bên là người dân lại không có nước dùng, có lẽ phần lớn trách nhiệm thuộc về ĐCSTQ, khi mà sự suy thoái đạo đức của Đảng, tham nhũng cực độ, năng lực quy hoạch kém và khai thác quá mức tài nguyên nước đã đẩy tới một thực trạng đáng buồn có lẽ không còn cách cứu vãn, thậm chí khiến các nước trong khu vực cùng phải gánh chịu hậu quả.
Tác giả: Andrés Vacca – The BL
https://www.icold-cigb.org/article/GB/world_register/general_synthesis/number-of-dams-by-country-members
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét