Tin buồn: Kinh tế Việt Nam đang bước vào đợt suy thoái trầm trọng
Việt Nam đang phải đối mặt với một nền kinh tế có thể sớm suy thoái trầm trọng. Những khó khăn chồng chất của doanh nghiệp đang tàn phá đà tăng trưởng và các cân đối vĩ mô mà chính phủ của ông Phạm Minh Chính đang cố níu giữ. Một giai đoạn suy giảm kéo dài có thể đã và đang bắt đầu.Hôm nay, ngày 1/6/2023, S&P Global vừa công bố chỉ tiêu PMI, chỉ số quản lý thu mua, cho thấy ngành sản xuất của Việt Nam tiếp tục suy giảm trong tháng 5 khi tình trạng nhu cầu tiếp tục yếu kém.
Sản lượng và số lượng đơn đặt hàng mới giảm mạnh hơn khi các công ty giảm việc làm và hoạt động mua hàng tương ứng. Trong khi đó, niềm tin kinh doanh tiếp tục giảm. Áp lực giảm giá bán trong các ngành sản xuất để giải tỏa hàng tồn kho tiếp tục gia tăng. Chi phí đầu vào giảm lần đầu tiên trong ba năm, có nghĩa là các nhà sản xuất đã có thể giảm giá bán hàng để thúc đẩy nhu cầu. Chỉ số Nhà Quản trị Mua hàng - Purchasing Managers ngành Sản xuất Việt Nam của S&P Global đã giảm xuống 45,3 trong tháng 5/2023 so với 46,7 trong tháng 4/2023.
Đây là tháng thứ 3 PMI suy giảm liên tiếp và là mức giảm cao nhất trong 20 tháng qua; tức là mức giảm lớn nhất kể từ tháng 9/2021, thời điểm khủng hoảng COVID lên đến đỉnh điểm ở Việt Nam làm cho các ngành sản xuất của Việt Nam tụt đến đáy vì phong toả đại dịch, vì đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu cũng như giá cả vật liệu tăng đột biến.
Theo S&P Global, những khó khăn hiện nay để các doanh nghiệp duy trì được doanh thu cũng ghi nhận ở các thị trường xuất khẩu khi số lượng đơn đặt hàng mới từ nước ngoài giảm tháng thứ ba liên tiếp. Với số lượng đơn đặt hàng mới tiếp tục giảm mạnh, các công ty cũng đang phải giảm sản lượng trong quý 2 năm nay và những quý tiếp theo.
Sản lượng đã giảm tháng thứ ba liên tiếp và tốc độ giảm rất đáng kể, thậm chí đang giảm nhanh nhất kể từ tháng 1/2023. Sản lượng đã giảm ở cả ba lĩnh vực sản xuất, với mức giảm mạnh nhất là ở lĩnh vực sản xuất hàng hóa trung gian. Sự yếu kém của nhu cầu tiếp tục ảnh hưởng đến niềm tin cfủa giới kinh doanh khi chỉ số này đã giảm tháng thứ ba liên tiếp và trở thành mức yếu nhất kể từ tháng 11 năm ngoái.
Trong báo cáo của S&P Global, ông Andrew Harker, Giám đốc Kinh tế tại S&P Global Market Intelligence bình luận: “Số lượng đơn đặt hàng mới giảm mạnh trong tháng 5 là nguyên nhân dẫn đến lo ngại các ngành sản xuất của Việt Nam có thể sẽ trải qua thời kỳ suy giảm kéo dài chứ không phải chỉ là một giai đoạn giảm tạm thời".
Đúng là tin quá buồn cho nền kinh tế và nhân dân Việt Nam.
Làm gì để thoát khỏi nguy cơ suy thoái trầm trọng và trên diện rộng nhãn tiền hiện nay ?
Người dân và doanh nghiệp chán nản và gần như mất hết mất niềm tin; quan chức thì sợ vào lò nên án binh bất động; Thủ tướng cầm trịch thì suốt ngày chỉ biết lo đôn đốc làm đường cao tốc không cần làn dừng khẩn cấp và tốc độ tối đa không quá 80 km/h. Cũng chưa bao giờ trong lịch sử đất nước VN có ông Thủ tướng nào mà người dân cứ gặp nhau là hỏi khi nào ông ta sẽ theo chân ông Chủ tịch về quê đuổi gà cho vợ ?...
Bối cảnh hỗn quân hỗn quan như thế thì quá khó để có câu trả lời.
https://www.pmi.spglobal.com/Public/Home/PressRelease/c762b923470c4ad391bdeb9b165d7230
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét