Trật tự thế giới mới bao giờ mới xuất hiện?
Gregory Copley • 05/06/23 “Trật tự thế giới dựa trên các quy tắc” do Mỹ thống trị hiện nay đã chết, hoặc ít nhất là đang tạm ngừng hoạt động sau 3/4 thế kỷ tồn tại. Thời kỳ thống trị của Mỹ đang đi tới hồi kết. Liệu Trung Quốc sẽ thay thế vị trí của Mỹ? Tình hình thế giới cho thấy, mọi việc sẽ không diễn ra đơn giản như thế.Các nhà lãnh đạo G-7 chụp ảnh nhóm sau khi đặt vòng hoa tại Đài tưởng niệm nạn nhân bom nguyên tử trong Công viên tưởng niệm hòa bình bên lề hội nghị thượng đỉnh G-7 ở Hiroshima, Nhật Bản, vào ngày 18/05/2023. (Ảnh: Franck Robichon - Pool/ Getty Images)
1. Pax Americana
Cấu trúc chiến lược toàn cầu hiện tại – khuôn khổ của các quốc gia và sự liên kết chính trị trên thế giới – cùng với tất cả các chuẩn mực được chấp nhận để duy trì sự cân bằng quyền lực, đã biến đổi tới điểm mà tất cả các giả định chiến lược cần phải được xem xét lại.
“Trật tự thế giới dựa trên luật lệ” là sự phản ánh mang tính lịch sử về cấu trúc quyền lực của bất kỳ thời đại nào. Đây cơ bản là lần đầu tiên cụm từ “trật tự thế giới” được sử dụng và nó được dùng để chỉ một trật tự về cơ bản là một hệ thống được thống nhất trên toàn cầu, một khuôn khổ hành vi được luật pháp quốc tế điều chỉnh. Mặc dù trên danh nghĩa nó là một khuôn khổ được Liên Hợp Quốc nhất trí, nhưng “trật tự thế giới dựa trên luật lệ” này về cơ bản được xác định bởi các quốc gia phương Tây đã giành chiến thắng trong Thế chiến II, đặc biệt là Mỹ.
Liên Xô, một trong những nước thuộc phe Đồng minh chiến thắng trong cuộc chiến đó, cũng đã được đưa vào khuôn khổ luật lệ ban đầu của Liên hợp quốc. Nhưng Liên Xô nhanh chóng có ít ảnh hưởng hơn trong “trật tự thế giới dựa trên luật lệ”.
Chúng ta đã thấy những ví dụ trước đó của sự thống trị khu vực hoặc toàn cầu vượt ra ngoài biên giới của đế chế: Pax Romana, Pax Britannica và Pax Americana (Hòa bình La Mã, Hòa bình Anh Quốc, Hòa bình Mỹ). Mỗi “pax” là sự áp đặt quyền kiểm soát của cường quốc thống trị đối với các tuyến thương mại, phương tiện hoặc quyền thống trị tiền tệ và các nguyên tắc quản lý.
Các giai đoạn thống trị áp đảo khác nhau này của một bên bảo trợ duy nhất thường mang tính khu vực, giống như trường hợp Pax Xô Viết ở Đông Âu và các khu vực Đế quốc Nga cũ - và các nơi khác trên thế giới - từ năm 1945 đến năm 1990.
Nhưng chính với Pax Britannica, một cấu trúc toàn cầu bắt đầu xuất hiện, và nó đã bị Pax Americana hấp thụ và củng cố với tư cách là người kế vị ngầm của Đế quốc Anh.
Hiểu được sự tiến hóa này là rất quan trọng để hiểu thế giới sẽ biến đổi ra sao trong tương lai. Các tổ chức phục tùng trật tự hiện tại, chẳng hạn như Liên Hợp Quốc, đã trở nên không hiệu quả. Họ chỉ cung cấp một lá chắn bảo vệ mỏng manh cho các xã hội.
Kết quả bỏ phiếu của Đại hội đồng về một nghị quyết được hiển thị trên màn hình trong phiên họp đặc biệt của Đại hội đồng tại trụ sở Liên Hợp Quốc ở New York, Mỹ, vào ngày 02/03/2022. (Ảnh: Michael M. Santiago/Getty Images)
Hội Quốc Liên, được thành lập vào năm 1919 với cùng mục đích với Liên Hợp Quốc, đã trở thành một tổ chức "ảo" khi vào năm 1935, nó đã thất bại trong việc ngăn chặn cuộc xâm lược của Ý vào Ethiopia. Liên minh này, giống như Liên hợp quốc, đã từng là một công cụ để tạo ra “trật tự thế giới dựa trên luật lệ” sau Thế chiến thứ nhất; nó đạt được không mấy thành công, nhưng cũng đã cung cấp phương tiện để bắt đầu chuyển từ Pax Britannica sang Pax Americana.
Và Pax Americana đảm nhận - không cần phải tốn kém chi phí và công sức để xây dựng một đế chế - lớp áo của thời đại do Anh thống trị. Rất ít người đánh giá cao tầm vóc của di sản của Anh Quốc.
Thế giới đã thay đổi liên tục, đặc biệt là với Thế chiến II, từ Pax Britannica sang Pax Americana.
Hội Quốc Liên, được thành lập vào năm 1919 với cùng mục đích với Liên Hợp Quốc, đã trở thành một tổ chức "ảo" khi vào năm 1935, nó đã thất bại trong việc ngăn chặn cuộc xâm lược của Ý vào Ethiopia. Liên minh này, giống như Liên hợp quốc, đã từng là một công cụ để tạo ra “trật tự thế giới dựa trên luật lệ” sau Thế chiến thứ nhất; nó đạt được không mấy thành công, nhưng cũng đã cung cấp phương tiện để bắt đầu chuyển từ Pax Britannica sang Pax Americana.
Và Pax Americana đảm nhận - không cần phải tốn kém chi phí và công sức để xây dựng một đế chế - lớp áo của thời đại do Anh thống trị. Rất ít người đánh giá cao tầm vóc của di sản của Anh Quốc.
Thế giới đã thay đổi liên tục, đặc biệt là với Thế chiến II, từ Pax Britannica sang Pax Americana.
2. Sự sụp đổ của Pax Americana?
Sự sụp đổ của Pax Americana hiện nay không được quyết định bởi một cường quốc có tham vọng tạo ra một hệ thống thống trị toàn cầu mới. Nó phần lớn là do sự kiệt quệ của các hệ thống của Mỹ và phương Tây. Đúng vậy, Bắc Kinh có tầm nhìn về một Pax Sinica mới, xuất hiện trên thế giới một cách toàn diện hơn nhiều so với triều đại nhà Hán (202 B.C. - 220 A.D.). Pax Sinica thời nhà Hán đã bao trùm phần lớn Đông Á.
Vẫn còn quá sớm để xác định liệu Pax Americana có thể biến đổi thành một điều gì đó mới hay liệu giai đoạn đứng đầu mong manh hiện tại của Mỹ sẽ kéo dài, giúp Mỹ thống trị hệ thống cấu trúc của “các quy tắc" toàn cầu. Phần lớn chính thể Mỹ vẫn còn hoài nghi về việc kỷ nguyên Mỹ đang biến đổi, giống như đã từng có (và ở một số khu vực vẫn còn) hoài nghi trong một số nhóm người Anh rằng Pax Britannica đã chấm dứt.
Ngay cả trong một số người Thổ Nhĩ Kỳ, vẫn tồn tại niềm tin rằng Thổ Nhĩ Kỳ hiện đại vẫn giữ nguyên uy quyền quốc tế từng được hưởng bởi Ottoman. Trong khi đó, những tàn tích còn lại của sự thống trị khu vực cuối cùng của Ottoman đã bị nghiền nát với Thế chiến I. Những gì còn sót lại sau mỗi thời kỳ vĩ đại này là những giấc mơ về sự vĩ đại trong quá khứ.
Tuy nhiên, ngày nay không có “các cường quốc đang trỗi dậy” nào rõ ràng. Thật vậy, “cường quốc đang trỗi dậy” không phải là Trung Quốc, mặc dù một số cường quốc lớn truyền thống đang ở trong tình trạng thay đổi chiến lược: Mỹ, các cường quốc châu Âu (bao gồm cả Vương quốc Anh), Nga, Nhật Bản và Trung Quốc. Đặc biệt, Ấn Độ đang nỗ lực phát triển thành một cường quốc lớn trong khu vực, bao trùm Ấn Độ Dương, Nam và Trung Á.
Nhưng các thời đại chuyển tiếp luôn bị che mờ và sa lầy trong sức ỳ. Sương mù sẽ chỉ dần dần tản bớt.
3. Những thay đổi
Việc chuyển sang một cấu trúc chiến tranh lạnh toàn cầu mới - Chiến tranh Lạnh II - bắt đầu khi các chính phủ của Mỹ và các đồng minh bắt đầu tái cô lập Nga, tương tự như thời Chiến tranh Lạnh I. Điều này được kết tinh khi cuộc chiến tranh Nga - Ukraine bùng nổ vào tháng 02/2022. Không còn có đường lùi, và sau đó, nhiều quốc gia (bao gồm cả Trung Quốc và Nga) nỗ lực để giành lấy hoặc giành lại các khối lãnh thổ lâu đời hơn hoặc thậm chí cổ xưa của các liên minh, đối tác thương mại và an ninh.
Việc định hình lại G-7 (Nhóm bảy quốc gia giàu nhất) để loại trừ Trung Quốc và Nga là một phần của điều này. Trong khi đó, cuộc họp vào tháng 5 của các nhà lãnh đạo của năm quốc gia Trung Á ở Tây An, Trung Quốc, là một nỗ lực nhằm lôi kéo các quốc gia đó - trước đây do đế chế Nga và Liên Xô thống trị - tham gia vào quỹ đạo của Bắc Kinh.
Việc tái cấu trúc cán cân toàn cầu đang tạo ra một hệ thống khác rất nhiều so với Chiến tranh Lạnh lần I về mặt liên kết địa chính trị. Nó sẽ được định hình chủ yếu bởi sự trở lại của các phương thức triển khai quân giống với các phương thức của thế kỷ 19 hơn là thế kỷ 20. Đó là sự quay trở lại cuộc cạnh tranh giữa các cường quốc hàng hải và lục địa trung tâm, trong đó mỗi cường quốc - như trong lịch sử trước đó - cạnh tranh để giành chỗ đứng trong lãnh thổ của những cường quốc khác.
Các cường quốc lục địa cố gắng đạt được khả năng triển khai sức mạnh trên biển. Các cường quốc hàng hải truyền thống cố gắng đạt được khả năng triển khai sức mạnh trên đất liền. Nhưng khả năng triển khai trên không và vũ trụ được mở ra cho tất cả các bên.
Khả năng hậu cần kết hợp giữa quân sự và dân sự đã tạo ra sự chuyển đổi trong thế kỷ 20 từ Pax Britannica sang Pax Americana, đồng thời duy trì và củng cố sự thống trị của Mỹ đối với chuỗi cung ứng toàn cầu. Trước đó, Hải quân Hoàng gia Anh cũng đã đảm bảo duy trì Pax Britannica, tại thời điểm thế giới bước vào giai đoạn đầu của thời đại sức mạnh không quân. Tuy nhiên, ưu thế về sức mạnh không quân và sau đó là ưu thế về không gian về cơ bản đã đảm bảo quá trình chuyển đổi, được hỗ trợ bởi việc chuyển giao hải quân từ Anh sang Mỹ.
Trong quá khứ, sự thống trị toàn cầu đòi hỏi ưu thế vượt trội của sức mạnh hải quân. Vào giữa thế kỷ 20, nó đòi hỏi cả sức mạnh hải quân và không quân. Vào đầu thế kỷ 21, rõ ràng là nó đòi hỏi sự thống trị trên biển, trên không và trong không gian. Và tất cả những điều này phải được củng cố bởi quyền lực trên mặt đất để kiểm soát dân số trong nước, để đảm bảo rằng quyền lực toàn cầu hoặc quyền lực chiến lược không bị rỗng ở trong nước.
Sự thống trị toàn cầu cũng phải được hỗ trợ bằng một chiến lược tâm lý để đạt được và củng cố ý nghĩa bên trong và bên ngoài cũng như uy tín đối với sự thống trị về mặt vật chất.
Không có gì ngạc nhiên khi Trung Quốc, ở một mức độ có ý thức hơn nhiều so với Liên Xô, đã hoạch định một cách có chủ ý một chiến lược toàn cầu trong những thập kỷ gần đây nhằm tạo ra khuôn khổ cốt lõi cho tài sản chuỗi cung ứng toàn cầu, đặc biệt là dưới hình thức quản lý, sở hữu và kiểm soát các cảng trên khắp thế giới: ở Đông Nam Á, Châu Úc, Châu Đại Dương, vành đai Ấn Độ Dương, Châu Mỹ Latinh, Tây và Đông Phi, Địa Trung Hải, Đại Tây Dương, v.v. Tương tự, Trung Quốc đã nỗ lực vượt qua phương Tây và Nga trong việc kiểm soát không gian.
Một khía cạnh quan trọng là việc Trung Quốc đã thực sự nghĩ về những gì cần thiết để tạo ra một Pax Sinica mới.
Tuyên bố chiến tranh của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đối với Mỹ vào năm 2018 đã được diễn đạt rõ ràng nhưng hoàn toàn bị phương Tây phớt lờ hoặc hiểu sai. Về cơ bản, nhà lãnh đạo ĐCSTQ Tập Cận Bình đã nói vào tháng 09/2018 rằng họ đã vaf đang tiến hành một “Cuộc chiến tranh Ba mươi năm mới” chống lại Mỹ, tương tự như cuộc Chiến tranh Ba mươi năm trước đó, thứ được kết thúc vào năm 1648 với hiệp ước Hòa bình Westphalia. Ông Tập đã chỉ ra rằng hiệp ước “Hòa bình Westphalia mới” sẽ - như thỏa thuận gốc đã làm - tạo ra một khuôn khổ toàn cầu mới cũng như “trật tự thế giới dựa trên luật lệ”, nhưng lần này dựa trên sự kiểm soát của Bắc Kinh.
Hầu hết các chiến lược gia và nhà phân tích phương Tây đã quên mất nguồn gốc của “trật tự thế giới dựa trên luật lệ” hiện đại và ảnh hưởng của hiệp ước Hòa bình Westphalia. Các cuộc xung đột tiếp theo - đặc biệt là Chiến tranh thế giới thứ nhất và Chiến tranh thế giới thứ hai - đã định hình cách trật tự đó sẽ phát triển thông qua Pax Britannica và Pax Americana và cách Chiến tranh Lạnh lần thứ nhất (1945-1990) đã xác nhận vị thế của Pax Americana. Đến lúc đó, Mỹ đã coi sự thống trị toàn cầu của mình đối với chuỗi cung ứng, chính trị và của cải là điều hiển nhiên.
Trung Quốc đã không coi đó là điều hiển nhiên và đặc biệt là trong thời kỳ hậu Mao Trạch Đông, đã cố gắng bắt chước thông qua các hành động có kế hoạch đối với những gì hoặc đã phát triển một cách hữu cơ đối với Mỹ hoặc một phần nào đó đã được một nước Anh kiệt quệ miễn cưỡng để lại. Có thể công bằng mà nói rằng, sau một giấc ngủ lãng phí gần một thế kỷ, nước Anh giờ đây đã được đánh thức lại và dự tính tái thiết sức mạnh của mình.
5. Đối mặt với tương lai
Vậy thì, chúng ta có thể mong đợi điều gì ở tương lai?
Giai đoạn ỳ hiện nay đã diễn ra trong hơn một thập kỷ. Nó có thể kéo dài thêm một hoặc hai thập kỷ nữa hoặc bị gián đoạn do sự bùng phát bạo lực một cách bất ngờ, sự tuyệt vọng hoặc cảm giác về cơ hội. Những sự kiện như cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine vào tháng 02/2022 là một đoạn nghỉ trong quá trình này.
Nhiệm vụ đầu tiên một khi tình huống nguy hiểm xảy ra sẽ là giành lại quyền kiểm soát môi trường xung quanh ngay lập tức và ngăn chặn sự sa sút về kinh tế và chính trị. Ai đó (trong các xã hội) phải khẳng định quyền kiểm soát rõ ràng. Sự thiếu rõ ràng càng kéo dài hoặc cuộc thảo luận bị chuyển hướng sang các chủ đề chiến thuật càng lâu thì xã hội đó càng gặp nhiều bất lợi.
Nhiệm vụ thứ hai, sau khi ổn định sự suy yếu và đạt được sự hồi sinh của sức mạnh kinh tế, là bắt đầu lấy lại nhận thức về tình huống chiến lược, để xác định cách phòng thủ trước sự va chạm với các cường quốc nước ngoài và xác định các cơ hội để tái khẳng định vị thế quốc gia. Trong thế giới ngày mai, điều này sẽ đòi hỏi phải đạt được hoặc tái đạt được sức mạnh trên biển và trên không/vũ trụ hiệu quả và quyết đoán, bao gồm các lĩnh vực hỗn hợp của chiến tranh tên lửa trong không gian, trong bầu khí quyển và dưới đáy biển.
Sự thống trị của các tuyến đường biển, đường hàng không và không gian không thể được coi là đương nhiên và đòi hỏi phải lập kế hoạch chiến lược tổng hợp một cách có ý thức. Không gian từ lâu đã không còn là một vùng trung lập.
Với việc các hệ thống toàn cầu và khu vực đang ở trong tình trạng thay đổi liên tục do Chiến tranh Lạnh lần thứ nhất kết thúc, tình hình mới đòi hỏi các lực lượng hải quân và không quân phải biến sự thống trị hàng hải, hàng không và không gian thành chiếc ô cho sự thống trị thương mại: thịnh vượng và an ninh kinh tế.
Và ngày nay, điều quan trọng là sự thống trị trong không gian cung cấp sự hỗ trợ an toàn cho thông tin liên lạc, nhận thức tình huống và các quy trình sản xuất/năng lượng quan trọng để có thể thống trị trên không, trên biển và trên mặt đất. Do đó, việc làm chủ các khả năng điện toán/không gian mạng tiên tiến không còn là một tùy chọn nữa, mà đã trở thành bắt buộc.
Kế hoạch chiến lược tích hợp này đang không tồn tại ở tất cả các trung tâm quyền lực phương Tây; nó cũng không tồn tại ở hầu hết các cường quốc nhỏ hơn. Nó đòi hỏi một định hình có ý thức về một đại chiến lược quốc gia. Và nó đặc biệt là một nhiệm vụ đối với các xã hội nhỏ hơn mà cho đến nay đã làm tổn hại đến chủ quyền danh nghĩa của họ bằng cách cho phép các cường quốc áp đặt cho họ “các quy tắc” của thế giới.
Điểm mấu chốt, đặc biệt là trong thời kỳ của tính ỳ, là không thể coi an ninh và phúc lợi cơ bản là điều hiển nhiên. Đặc biệt kể từ năm 2022, nhưng có lẽ một cách nghiêm túc là từ khoảng năm 2018, Trung Quốc đã bắt đầu cố gắng giành quyền kiểm soát tốt hơn đối với “chuỗi cung ứng” của mình để bảo vệ chính mình tốt hơn trước tác động của các biện pháp trừng phạt tài chính của phương Tây và việc thắt chặt nguồn cung cấp thực phẩm, công nghệ quan trọng (như như chip máy tính tiên tiến), năng lượng và khả năng tiếp cận tiền tệ cứng [các loại đồng tiền duy trì giá trị ổn định].
Phần lớn châu Âu cũng nhận thấy rằng bây giờ họ phải xem xét làm thế nào để kiểm soát khả năng tiếp cận các nhu cầu chiến lược của mình. Họ phải trở nên tỉnh táo trước một thế giới trong đó các tuyến cung ứng hiện không còn được đảm bảo cho các mặt hàng thiết yếu để tồn tại, đặc biệt là năng lượng. Nó cũng đã nhận ra một thực tế rằng cấu trúc NATO, từng mang lại một số sự thống trị đối với chuỗi cung ứng, không còn ý nghĩa nữa. NATO tiếp tục tồn tại và mở rộng nhưng không còn bất kỳ khả năng tác chiến hay răn đe có ý nghĩa nào nữa.
Vậy thì, chúng ta có thể mong đợi điều gì ở tương lai?
Giai đoạn ỳ hiện nay đã diễn ra trong hơn một thập kỷ. Nó có thể kéo dài thêm một hoặc hai thập kỷ nữa hoặc bị gián đoạn do sự bùng phát bạo lực một cách bất ngờ, sự tuyệt vọng hoặc cảm giác về cơ hội. Những sự kiện như cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine vào tháng 02/2022 là một đoạn nghỉ trong quá trình này.
Nhiệm vụ đầu tiên một khi tình huống nguy hiểm xảy ra sẽ là giành lại quyền kiểm soát môi trường xung quanh ngay lập tức và ngăn chặn sự sa sút về kinh tế và chính trị. Ai đó (trong các xã hội) phải khẳng định quyền kiểm soát rõ ràng. Sự thiếu rõ ràng càng kéo dài hoặc cuộc thảo luận bị chuyển hướng sang các chủ đề chiến thuật càng lâu thì xã hội đó càng gặp nhiều bất lợi.
Nhiệm vụ thứ hai, sau khi ổn định sự suy yếu và đạt được sự hồi sinh của sức mạnh kinh tế, là bắt đầu lấy lại nhận thức về tình huống chiến lược, để xác định cách phòng thủ trước sự va chạm với các cường quốc nước ngoài và xác định các cơ hội để tái khẳng định vị thế quốc gia. Trong thế giới ngày mai, điều này sẽ đòi hỏi phải đạt được hoặc tái đạt được sức mạnh trên biển và trên không/vũ trụ hiệu quả và quyết đoán, bao gồm các lĩnh vực hỗn hợp của chiến tranh tên lửa trong không gian, trong bầu khí quyển và dưới đáy biển.
Sự thống trị của các tuyến đường biển, đường hàng không và không gian không thể được coi là đương nhiên và đòi hỏi phải lập kế hoạch chiến lược tổng hợp một cách có ý thức. Không gian từ lâu đã không còn là một vùng trung lập.
Với việc các hệ thống toàn cầu và khu vực đang ở trong tình trạng thay đổi liên tục do Chiến tranh Lạnh lần thứ nhất kết thúc, tình hình mới đòi hỏi các lực lượng hải quân và không quân phải biến sự thống trị hàng hải, hàng không và không gian thành chiếc ô cho sự thống trị thương mại: thịnh vượng và an ninh kinh tế.
Và ngày nay, điều quan trọng là sự thống trị trong không gian cung cấp sự hỗ trợ an toàn cho thông tin liên lạc, nhận thức tình huống và các quy trình sản xuất/năng lượng quan trọng để có thể thống trị trên không, trên biển và trên mặt đất. Do đó, việc làm chủ các khả năng điện toán/không gian mạng tiên tiến không còn là một tùy chọn nữa, mà đã trở thành bắt buộc.
Kế hoạch chiến lược tích hợp này đang không tồn tại ở tất cả các trung tâm quyền lực phương Tây; nó cũng không tồn tại ở hầu hết các cường quốc nhỏ hơn. Nó đòi hỏi một định hình có ý thức về một đại chiến lược quốc gia. Và nó đặc biệt là một nhiệm vụ đối với các xã hội nhỏ hơn mà cho đến nay đã làm tổn hại đến chủ quyền danh nghĩa của họ bằng cách cho phép các cường quốc áp đặt cho họ “các quy tắc” của thế giới.
Điểm mấu chốt, đặc biệt là trong thời kỳ của tính ỳ, là không thể coi an ninh và phúc lợi cơ bản là điều hiển nhiên. Đặc biệt kể từ năm 2022, nhưng có lẽ một cách nghiêm túc là từ khoảng năm 2018, Trung Quốc đã bắt đầu cố gắng giành quyền kiểm soát tốt hơn đối với “chuỗi cung ứng” của mình để bảo vệ chính mình tốt hơn trước tác động của các biện pháp trừng phạt tài chính của phương Tây và việc thắt chặt nguồn cung cấp thực phẩm, công nghệ quan trọng (như như chip máy tính tiên tiến), năng lượng và khả năng tiếp cận tiền tệ cứng [các loại đồng tiền duy trì giá trị ổn định].
Phần lớn châu Âu cũng nhận thấy rằng bây giờ họ phải xem xét làm thế nào để kiểm soát khả năng tiếp cận các nhu cầu chiến lược của mình. Họ phải trở nên tỉnh táo trước một thế giới trong đó các tuyến cung ứng hiện không còn được đảm bảo cho các mặt hàng thiết yếu để tồn tại, đặc biệt là năng lượng. Nó cũng đã nhận ra một thực tế rằng cấu trúc NATO, từng mang lại một số sự thống trị đối với chuỗi cung ứng, không còn ý nghĩa nữa. NATO tiếp tục tồn tại và mở rộng nhưng không còn bất kỳ khả năng tác chiến hay răn đe có ý nghĩa nào nữa.
6. Một thế giới mới
Sự phát triển của "Pax" tiếp theo có thể không phải là một chế độ toàn cầu mới, chẳng hạn như Pax Sinica. Nó cũng có thể tạo ra một loạt các trật tự khu vực. Thật vậy, ngay cả Chiến tranh Lạnh I cũng có thể được cho là đã tạo ra hai trật tự dựa trên luật lệ, một do Mỹ thống trị và một do Liên Xô thống trị, ít nhất là cho đến năm 1990–91. Thời kỳ Pax Americana - thời kỳ mang lại một “trật tự thế giới dựa trên luật lệ” thực sự và chỉ thực sự diễn ra trên toàn cầu khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, kéo dài trong một vài năm ngắn ngủi - rất có thể là một thời kỳ huy hoàng [đối với nước Mỹ] ngắn ngủi mang tính lịch sử.
Có thể là chúng ta không thể có một “trật tự” toàn cầu mới trong một thời gian và cần phải chuẩn bị cho tình huống bất ngờ đó. Đồng thời, với sự tự hủy diệt huynh đệ tương tàn của nhiều xã hội, có khả năng căng thẳng kinh tế đáng kể sẽ làm gián đoạn quá trình phát triển của một số vũ khí, máy tính và khả năng sản xuất mới. Do đó, chúng ta có thể thấy khả năng phòng thủ và không gian chững lại trong khi sức mạnh tổng thể bốc hơi.
Điều này sẽ tạo ra một “Thời kỳ tăm tối mới” (thời Trung Cổ mới) hay chỉ đơn thuần là một tập hợp các con đường và lựa chọn khác nhau cho các xã hội, đòi hỏi rằng các quyền lực thực sự, có chủ quyền lại một lần nữa bị thoái hóa trở thành các xã hội nhỏ hơn (không còn là siêu cường)? Sự sụp đổ cuối cùng của Đế chế Tây La Mã vào thế kỷ thứ IV là một mô hình đáng để nghiên cứu.
Khả năng khác có thể xảy ra là Mỹ có thể tái khẳng định mình mà không có xung đột lớn với Trung Quốc hoặc chống lại Trung Quốc cộng với Nga. Một cuộc xung đột mới lớn như vậy có thể khiến Mỹ được tái kích hoạt. Nhưng nhiều khả năng hơn, nó sẽ chứng kiến sự kiệt quệ của các bên xung đột, những đối tượng sẽ tự suy yếu và thúc đẩy thế giới nhanh chóng hướng tới một thế giới đa cực được hồi sinh. Trong mọi khả năng, trừ khi có một chất xúc tác xảy ra sớm hơn, một liên minh lớn của Mỹ hoặc phương Tây trong tương lai có thể tìm cách lặp lại điều mà cựu Tổng thống Richard Nixon đã cố gắng làm được vào năm 1972: phá vỡ liên minh Bắc Kinh - Moscow.
Điều rõ ràng duy nhất vào thời điểm này là chúng ta cần hiểu rằng chúng ta đang ở giai đoạn cuối của phép ngoại suy tuyến tính đối với quá khứ trực tiếp của chúng ta. Bằng cách hiểu những gì chúng ta muốn đối với tương lai và sắp xếp các nguồn lực và cấu trúc một cách thực tế để đạt được tương lai đó, ít nhất chúng ta có thể bắt đầu tích lũy các năng lực cần thiết.
Tác giả Gregory Copley là Chủ tịch Hiệp hội Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế có trụ sở tại Washington. Sinh ra tại Úc, ông Copley cũng là một thành viên của Order of Australia, là một doanh nhân, nhà văn, cố vấn chính phủ, và biên tập viên cho các xuất bản về quốc phòng. Cuốn sách mới nhất của ông là The New Total War of the 21st Century and the Trigger of the Fear Pandemic (Cuộc chiến toàn diện mới của Thế kỷ 21 và yếu tố kích hoạt đại dịch sợ hãi).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét