Thứ Tư, 21 tháng 6, 2023

Fukuyama: Chủ Nghĩa Tự Do, Chính Trị Và Ukraina

Francis Fukuyama Nói Về Chủ Nghĩa Tự Do, Chính Trị Và Ukraina
Nhà báo Sam Leith của Tạp chí ‘the Spectator’, đã phỏng vấn Francis Fukuyama, tác giả của cuốn sách bán chạy nhất “Sự kết thúc của lịch sử và con người cuối cùng” và cuốn sách mới xuất bản “Chủ nghĩa tự do và những rắc rối của nó”. Triết gia Francis Fukuyama, thừa nhận, chủ nghĩa tự do cổ điển đã thất bại. Ở Mỹ và phương tây, họ đang thay thế bằng chủ nghĩa tiến bộ.
Trump. Ảnh AP/Andrew Harnik
Sam Leight: Từ “tự do” ở Tennessee (tiểu bang của Hoa Kỳ, biểu tượng của chủ nghĩa bảo thủ Mỹ) có nghĩa hoàn toàn khác so với ở Muswell Hill (một vùng ngoại ô thời thượng của London). Chính xác thì chủ nghĩa tự do cổ điển là gì?

Francis Fukuyama: Nó có một ý nghĩa rất khác ở Hoa Kỳ so với châu Âu. Định nghĩa của tôi gần với châu Âu hơn. Theo tôi, chủ nghĩa tự do là một hệ thống về cơ bản là hạn chế quyền lực, dựa trên pháp quyền và hiến pháp, và hạn chế quyền lực của nhà nước.

Chủ nghĩa tự do dựa trên một số định đề triết học. Nó nhất thiết phải chứa các yếu tố của chủ nghĩa phổ quát, bởi vì những người theo chủ nghĩa tự do tin rằng, tất cả mọi người đều có quyền bình đẳng và tất cả họ nên được chính phủ bảo vệ. Ở châu Âu, các đảng tự do gắn liền với trung hữu, vốn nhấn mạnh quyền sở hữu và pháp quyền, và là một phần quan trọng của chủ nghĩa tự do cổ điển.

Nhưng tôi sẽ lập luận rằng, chủ nghĩa tự do không thực sự áp đặt bất kỳ chính sách kinh tế nào. Ví dụ, các nước Scandinavia trong vài thế hệ qua đã được cai trị bởi các đảng dân chủ xã hội đã phân phối lại của cải xã hội.

Nhưng về bản chất, tôi sẽ xếp tất cả họ vào nhóm tự do, bởi vì họ đều tôn trọng các quyền cơ bản của cá nhân. Họ đưa ra mức thuế suất cao hơn các nước khác. Nhưng tôi không nghĩ rằng, phần hành động này của họ nằm trong định nghĩa của tôi về chủ nghĩa tự do. Tư tưởng tự do dựa trên nền tảng tôn trọng pháp luật và giới hạn quyền lực của nhà nước.

Chúng ta đang nói về chủ nghĩa tự do và dân chủ nói chung. Nhưng bạn đang phân biệt giữa 2 điều này, phải không?

Tôi nghĩ là cần thiết. Tôi nghĩ rằng, mặc dù chủ nghĩa tự do và dân chủ đã là ‘đồng minh’ trong gần 100 năm qua, nhưng chúng không giống nhau. Bạn có thể có một chính phủ được bầu cử dân chủ, nhưng không tôn trọng các giới hạn tự do về quyền lực.

Và tôi sợ rằng đây chính xác là những gì đang xảy ra ở Hungary, nơi Viktor Orban là nhà lãnh đạo được bầu hợp pháp. Ông ta đã sử dụng quyền hạn bầu cử của mình để dồn ép các phương tiện truyền thông và phân phối lại tài sản cũng như quyền kiểm soát phần lớn nền kinh tế ‘cho tay sai’ của mình.

Và Viktor Orban công khai ủng hộ cái mà ông gọi là “các nền dân chủ phi tự do” không tôn trọng các quyền cá nhân ở mức độ giống như các quốc gia thực sự tự do khác ở phần còn lại của châu Âu.

Và ông ấy làm điều đó với một nhiệm vụ dân chủ rõ ràng. Tôi nghĩ, điều tương tự cũng áp dụng cho nhiều người theo chủ nghĩa dân túy cánh hữu ngày nay. Từ Erdogan ở Thổ Nhĩ Kỳ đến Donald Trump ở Hoa Kỳ. Tất cả họ đều được bầu cử một cách dân chủ, nhưng họ không tôn trọng các giới hạn tự do đối với quyền lực của mình.

Liệu 1 nền dân chủ phi tự do có thể ổn định?

Tôi nghĩ rằng, một nền dân chủ như vậy không thể ổn định lâu dài, bởi vì điều đầu tiên mà các đảng viên Đảng dân chủ phi tự do làm là cố gắng thay đổi luật bầu cử để họ không bao giờ bị tước bỏ quyền lực. Đây chính xác là những gì Viktor Orban đã làm ở Hungary.

Ông ấy đã thao túng khu vực bầu cử lớn để đảm bảo lợi thế áp đảo cho Đảng Fidesz của mình, bất kể kết quả thực tế của cuộc bỏ phiếu phổ thông như thế nào. Điều tương tự cũng đang xảy ra ở Hoa Kỳ: Tôi nghĩ rằng các đảng viên Đảng cộng hòa đang thay đổi quy tắc kiểm phiếu, để nếu chúng ta có một cuộc bầu cử vào năm 2024 mang lại kết quả gần như ngang nhau cho các ứng cử viên, họ có thể lấn át ý chí của cử tri bằng cách sử dụng quyền nhượng bộ phiếu bầu.

Có một hệ thống rất kỳ lạ ở Hoa Kỳ, nơi cử tri không bầu tổng thống theo phổ thông đầu phiếu. Cử tri đoàn và Đảng cộng hòa muốn kiểm soát nó. Vì vậy, tôi nghĩ rằng, chủ nghĩa tự do và dân chủ vẫn liên quan rất chặt chẽ với nhau. Nếu bạn chỉ có nền dân chủ, thì trước tiên nó có thể làm xói mòn chủ nghĩa tự do, sau đó dẫn đến sự hủy diệt của chính nền dân chủ.

Chủ nghĩa tự do đang bị đe dọa, ông có thể giải thích về nó?

Tôi nghĩ những mối đe dọa này đến từ các nguồn khác nhau, nhưng hỗ trợ lẫn nhau. Khi mọi người đẩy ranh giới của chủ nghĩa tự do sang cực hữu hoặc cực tả, điều đó sẽ khuyến khích phía bên kia đi theo cùng một hướng.

Nếu chúng ta nói về hướng đi đúng đắn, thì theo hướng này, việc mở rộng khái niệm chủ nghĩa tự do đã diễn ra vào những năm 1980 và 1990, dẫn đến cái mà ngày nay được gọi là chủ nghĩa tân tự do.

Đôi khi chủ nghĩa tân tự do ngày nay chỉ là một từ đồng nghĩa với chủ nghĩa tư bản. Nhưng nói chính xác hơn, đó là một hệ tư tưởng chỉ phục tùng thị trường và bôi nhọ nhà nước đến mức nó bắt đầu phá hủy nhiều thể chế nhà nước và dẫn đến toàn cầu hóa, coi hiệu quả kinh tế là yếu tố quyết định trong toàn bộ cuộc sống của chúng ta. Và nó bắt đầu phá hủy phúc lợi của người dân.

Điều này đã dẫn đến sự gia tăng bất bình đẳng lớn trên toàn thế giới. Nó làm suy yếu khả năng của nhà nước trong việc điều chỉnh các tập đoàn lớn, đặc biệt là trong lĩnh vực tài chính.

Tôi nghĩ đây là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cuộc khủng hoảng tài chính lớn năm 2008, bởi vì việc bãi bỏ quy định đối với lĩnh vực này đã cho phép các ngân hàng lớn chấp nhận những rủi ro không cần thiết và gây ra thiệt hại to lớn cho xã hội.

Đó là sự phát triển của chủ nghĩa tự do cánh hữu, từ đó kích thích sự phát triển của tình cảm tự do cánh tả. Bởi vì mọi người nhìn vào tất cả những điều này và bắt đầu nói, “Thật không thể chấp nhận được khi chúng ta có mức độ bất bình đẳng như vậy, và đó là điều bắt đầu chủ nghĩa tiến bộ mà bạn thấy ở nhiều nước phát triển”.

Chủ nghĩa tiến bộ, chủ nghĩa mà ông nói rất nhiều, dường như không còn chỉ là những quan điểm kinh tế nữa, mà là một hệ tư tưởng triết học. Đây là một phản ứng đối với chủ nghĩa tân tự do hay là sự quay trở lại chủ nghĩa Marx truyền thống?

Trên thực tế, tôi hoàn toàn ủng hộ nhiều cách tiếp cận dân chủ xã hội truyền thống. Tôi thực sự nghĩ rằng, đặc biệt là ở Hoa Kỳ, chúng ta cần phân phối lại của cải công cộng nhiều hơn, bởi vì chủ nghĩa tự do cần được kiểm soát bởi nền dân chủ. Và điều tiết bằng cách bình đẳng hóa tình hình kinh tế của người dân, bởi vì chính chủ nghĩa tự do tạo ra quá nhiều bất bình đẳng.



Vì vậy, chúng ta có các nền dân chủ phi tự do, nhưng chúng ta cũng có chủ nghĩa tự do phản dân chủ.

Đúng như vậy. Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng, những gì hiện đang được cánh tả nâng lên trên tấm khiên đã thay đổi rất nhiều về nội dung của nó. Vì những lý do rõ ràng, quan điểm của họ giờ đây không dựa trên những phạm trù rộng lớn như tầng lớp xã hội. Hãy nhớ Karl Marx: Giai cấp tư sản và giai cấp vô sản.

Ngày nay, chủ nghĩa tiến bộ đã bắt đầu coi sự bất bình đẳng là những bất công cụ thể đối với các nhóm thiểu số, phụ nữ, đồng tính nam và đồng tính nữ, người chuyển giới, Vì vậy, theo một nghĩa nào đó, sự hiểu biết về bất bình đẳng đã thay đổi.

Sự thay đổi cách hiểu về bất bình đẳng như vậy là hoàn toàn hợp lý và cần thiết, bởi vì nhiều hình thức ‘gạt ra bên lề’ mới đã xuất hiện trong các xã hội tự do, và những tệ nạn cụ thể này phải được đấu tranh.

Nhưng nó cũng dẫn đến cách mọi người thường nghĩ về xã hội, và cuối cùng trở thành một sự phê phán chung đối với chủ nghĩa tự do và chủ nghĩa cá nhân tự do làm nền tảng cho tư tưởng tự do. Và đây là nơi vấn đề thực sự phát sinh.



Trong chủ nghĩa tự do những bất công đã thay đổi? Chủ nghĩa cá nhân đã bị loại bỏ khỏi chủ nghĩa tự do?

Bất cứ ai nghĩ rằng, các xã hội tự do đã không thay đổi nhiều trong 150 năm qua, chỉ đơn giản là ‘không chú ý’.

Ý tôi là, chúng ta có chế độ nô lệ ở Mỹ, và bất chấp nhiều năm đã trôi qua kể từ đó, vẫn có những khác biệt lớn trong tình hình kinh tế và xã hội của người Mỹ gốc Phi và người Mỹ da trắng.

Không còn nghi ngờ gì nữa, chúng ta đã có những tiến bộ to lớn về kinh tế và xã hội. Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng, điều này không chạm đến bản chất của chủ nghĩa tự do, nó vẫn cho rằng, có bản chất con người cần được bảo vệ vì các quyền của mình và phải được bảo vệ bất kể chủng tộc, giới tính và khuynh hướng tình dục của một người cụ thể.

Ông vừa nhắc đến 2 chữ “bản chất con người”. Và điều này đưa chúng ta trở lại nguồn gốc của chủ nghĩa tự do. Các triết gia Kant và Rawls đã đưa ra một số nền tảng lý thuyết trừu tượng của chủ nghĩa tự do. Chủ nghĩa tự do có nguồn gốc lịch sử rất cụ thể: 150 năm chiến tranh tôn giáo ở Tây Âu. Tôi nghĩ một trong những lời chỉ trích quan trọng nhất đối với chủ nghĩa tự do – nó là một sản phẩm cụ thể của phương tây và không thể thoát khỏi nguồn gốc lịch sử phương tây của nó.

Vâng, đó là sự thật. Nhưng tôi nghĩ rằng, thực ra tư tưởng tự do còn đi xa hơn cả những cuộc chiến tranh tôn giáo ở châu Âu – đến một điều gì đó rất sâu xa trong truyền thống Judeo-Thiên chúa giáo.

Trong sách Sáng Thế (Genesis), Adam và Eve bị trục xuất khỏi vườn Địa Đàng vì họ đã lựa chọn sai. Họ ăn trái cấm. Và tôi nghĩ rằng, câu chuyện này chứa đựng một ý tưởng nào đó về bản chất con người: Con người có quyền lựa chọn giữa thiện và ác, và quyền tự chủ đạo đức của con người thực ra là cơ sở của ý tưởng tự do.

Ý tôi là, trên thực tế, nó là thứ gắn kết nhân loại: Khả năng lựa chọn độc lập giữa đúng và sai. Định nghĩa cụ thể về đúng và sai có thể khác nhau giữa các nền văn minh, nhưng trong lý thuyết tự do, đây chính xác là điều mà tất cả mọi người đều có.

Và qua nhiều thế kỷ, sự hiểu biết này đã mở rộng đến nhận thức dân chủ hiện tại của chúng ta về tính phổ quát của sự lựa chọn của con người: Tất cả mọi người đều có quyền lựa chọn trong cuộc sống, họ nơi họ sống, họ nên sống như thế nào, họ sẽ sống với ai, họ sẽ làm gì, và cuối cùng họ sẽ bỏ phiếu cho ai.

Vì vậy, thực sự, đây là điều mà tư tưởng phương tây đã nuôi dưỡng trong lịch sử. Điều này đi rất xa vào quá khứ.

Nhưng đó có phải là điều mà chỉ những người lớn lên trong một truyền thống văn hóa nhất định mới đánh giá cao, hay đó là điều mà nhiều người từ các truyền thống văn hóa khác có thể tham gia? Tôi nghĩ kinh nghiệm truyền bá những ý tưởng tự do này ra bên ngoài phương tây cho thấy rằng, có lẽ có một điều gì đó thực sự phổ quát về chúng.

Nhược điểm lớn nhất của chủ nghĩa tự do là nó không cho phép người ta có sự lựa chọn đúng đắn giữa các quan niệm trái ngược nhau về điều tốt: Nó không giỏi trong việc tìm ra điều tốt mà nó chứa đựng.

Và nhược điểm lớn thứ 2 của chủ nghĩa tự do là rất khó áp dụng cho các quốc gia khác hoặc các nhóm xã hội khác nhau. Liệu những vấn đề này có mang tính hệ thống đối với chủ nghĩa tự do không, và liệu nó có đủ khả năng tự cung tự cấp nếu không thể đối phó với chúng?

Bản chất của chủ nghĩa tự do là chúng ta không thể đồng ý về “cuộc sống tốt đẹp” là gì, bắt đầu từ truyền thống tôn giáo chẳng hạn. Nếu chúng ta khăng khăng rằng, nền chính trị của chúng ta được xây dựng xung quanh một tôn giáo, thì cuối cùng chúng ta sẽ có chiến tranh với nhau, như đã xảy ra ở châu Âu sau cuộc cải cách Tin Lành.

Và vì vậy chúng ta phải hạ thấp những rào cản chính trị để tự nhủ rằng, chúng ta chỉ muốn tồn tại và chung sống hòa bình với nhau, và “đồng ý có quyền không đồng ý” về những vấn đề cao cả hơn. Và điều đó có nghĩa là bạn sẽ không có được một cộng đồng tôn giáo kết nối cuồng tín như cộng đồng của những người theo John Calvin.

Nhưng đây không phải là một sai lầm. Đây là một đặc điểm của chủ nghĩa tự do. Và điều đó không có nghĩa là nếu bạn muốn có ý thức cộng đồng mạnh mẽ thì bạn sẽ không có được điều đó trong một xã hội tự do.

Tôi nghĩ rằng sức hấp dẫn mà mọi người dành cho các xã hội tự do thực sự là về tự do và khả năng làm những gì họ muốn trong cuộc sống của họ. Đó là một cơ hội để không nhận được chỉ dẫn từ linh mục hoặc chính phủ của bạn về cách bạn nên sống. Và đó là điều mà mọi người có thể tự hào.

Vấn đề thứ 2 mà bạn đề cập liên quan đến việc phân chia thế giới theo nguyên tắc quốc gia. Và tôi nghĩ đây cũng là một vấn đề, bởi vì những người theo chủ nghĩa tự do tin rằng tất cả mọi người đều có quyền bình đẳng và những quyền này cần được chính phủ của họ bảo vệ một cách bình đẳng.

Tôi nghĩ bạn thực sự có thể dung hòa lý thuyết tự do với các quốc gia thực tế, bởi vì những quyền này phải được nhà nước bảo vệ. Nhà nước là trung tâm quyền lực trong thế giới hiện đại.

Và do đó, nếu sống trong một xã hội tự do, bạn có nghĩa vụ bảo vệ các quyền của công dân trong xã hội này. Nhưng bất chấp thực tế là thế giới hoạt động theo cách này, nhà nước này không có nghĩa vụ phải bảo vệ quyền của công dân ở các quốc gia nằm cách xa nó hàng ngàn dặm.

Đó là lý do tại sao tôi nghĩ rằng, các khái niệm về “quốc gia” và lý thuyết tự do nên cùng tồn tại với nhau. Một điều nữa là trong một xã hội tự do, mọi người nên có một nguồn tương đồng và bản sắc chung.

Bạn chỉ cần đến thế vận hội và xem mọi người cổ vũ cho đất nước của họ. Đây là một sự tự nhận diện quan trọng phải duy trì tính tự do: Điều đó có nghĩa là bạn không thể xây dựng một đất nước xung quanh chủng tộc, tôn giáo hoặc xung quanh một số giá trị cố định.

Nhưng tại sao? Nó có vẻ khả thi?

Vâng, có thể, và đây luôn là nguồn gốc của các vấn đề. Ví dụ, ở nước Nga hiện đại, chúng ta phải đối mặt với thực tế là họ có ý tưởng về bản sắc dân tộc Nga là gì, điều này không tương thích với nhiều bản sắc dân tộc khác trong xã hội của họ.

Vì vậy, theo một cách nào đó, đó là một sự thỏa hiệp khó khăn giữa những lý tưởng tự do về sự bình đẳng phổ quát của con người và nhu cầu về các nhà nước. Nhưng tôi nghĩ rằng, đây là một cái gì đó thực sự có thể được kết hợp trong thực tế.

Toàn cầu hóa đã ảnh hưởng đến nó như thế nào? Tăng cường, suy yếu? Trong các nền dân chủ, việc tạo ra một khuôn khổ pháp lý để hạn chế sự bất bình đẳng bằng các thủ tục dân chủ sẽ khó khăn hơn nhiều, khi các tập đoàn thao túng chính trị và thực sự nó nằm ngoài tầm với của người dân.

Đây là một vấn đề lớn, bởi vì toàn cầu hóa, được thúc đẩy bởi hệ tư tưởng tân tự do, đã đặt hiệu quả kinh tế lên hàng đầu trong mọi lợi ích. Nhưng điều này nhất thiết làm suy yếu các mục tiêu khác mà cộng đồng dân chủ có thể theo đuổi.

Điều này được thấy rõ nhất trong môi trường, nơi mà nhiều luật thương mại toàn cầu thực sự can thiệp vào việc thực thi luật môi trường. Bởi vì, theo ý kiến ​​của các nhà ‘tiếp thị tự do’, luật này chỉ là một trở ngại chính trị hoàn toàn mang tính chất bảo hộ và không phục vụ mục đích nào khác.

Và tôi không nghĩ, đó là cách hiểu có thể chấp nhận được về việc các cộng đồng dân chủ có quyền quyết định tương lai của họ như thế nào. Hiệu quả kinh tế chỉ nên là một trong những lợi ích xã hội trong số nhiều lợi ích khác.

Rõ ràng là các cộng đồng dân chủ có thể đưa ra những quyết định như vậy. Nhưng khi các vấn đề trở nên toàn cầu, khi các dòng vốn di chuyển tự do, thì việc thực hiện điều này trở nên khó khăn hơn nhiều. Bạn có bao nhiêu niềm tin vào các tổ chức quốc tế để giải quyết vấn đề này?

Có rất nhiều thể chế quốc tế đến mức không thể khái quát hóa các cách tiếp cận chúng. Tôi nghĩ rằng Liên Hợp Quốc đã thất bại trong việc điều chỉnh các vấn đề an ninh toàn cầu chỉ vì cơ chế của Hội đồng bảo an.

Bất cứ khi nào có tranh chấp với 1 trong 5 thành viên của Hội đồng bảo an, 2 trong số 5 thành viên đó của Hội đồng bảo an, Hội đồng bảo an sẽ không còn hoạt động. Và tôi nghĩ điều này đã được chứng minh nhiều lần.

Mặt khác, có những lĩnh vực khác, chẳng hạn như y tế công cộng, nơi Tổ chức y tế thế giới (WHO) đóng vai trò khá quan trọng trong việc điều phối ứng phó với những vấn đề nghiêm trọng như đại dịch toàn cầu.

Vâng, WHO đã không làm hết công việc trong COVID-19, nhưng WHO tồn tại sẽ tốt hơn khi nó không tồn tại.

Ngoài ra, các thể chế Bretton Woods, Ngân hàng thế giới (WB) và Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) cũng đóng vai trò quan trọng trong việc điều tiết nền kinh tế toàn cầu, đặc biệt liên quan đến các nước nghèo hơn.

Về an ninh, tôi nghĩ NATO thực sự là một thể chế quan trọng và nó đã hoạt động tốt trong Chiến tranh Lạnh. Và tôi nghĩ rằng, ngày nay nó cũng đang hoạt động dưới thách thức do Nga đưa ra.

Tuy nhiên, nếu chúng ta chỉ xem xét vấn đề nóng lên toàn cầu, thì chúng ta có thể nói rằng toàn bộ các thể chế quốc tế hiện có sẽ không phải là một phương tiện thích hợp để giải quyết vấn đề, vì nó dựa trên cơ sở quốc gia và nên được thay thế bằng một thứ gì đó hơn thế nữa – một chính phủ toàn cầu.

Và điều này sẽ không dễ dàng. Ở cấp độ các quốc gia-dân tộc, chúng ta đã tạo ra các thể chế cân bằng quyền lực của nhà nước với các công cụ cưỡng chế. Về bản chất, nếu bạn có quyền hành pháp, thì bạn không thể làm một số việc có thể vi phạm quyền của một cá nhân hoặc hành động trái với luật được chấp nhận rộng rãi. Và chúng được hợp pháp hóa một cách dân chủ.

Bất kỳ ai nói rằng, chúng ta cần thay thế kiểu hợp tác dựa trên quốc gia-nhà nước hiện tại bằng một số hình thức quản trị toàn cầu nên giải thích cách chúng ta sẽ hạn chế hành động của cơ quan hành pháp toàn cầu thông qua luật pháp hoặc tính hợp pháp dân chủ.

Có một số ý kiến ​​cho rằng Hoa Kỳ, Trung Quốc và châu Âu có thể đồng ý về một bộ luật và quy định chung, sau đó ủy quyền thực thi nghiêm túc cho cộng đồng quốc tế đó. Nhưng đó chỉ là ý tưởng và nó sẽ không bao giờ hoạt động.

Chúng ta hãy trở lại câu hỏi về nền tảng của chủ nghĩa tự do – về giá trị của cá nhân và quyền tự do lựa chọn cá nhân và phẩm giá con người. Chúng dường như có liên quan rất chặt chẽ với các ý tưởng về quyền sở hữu, sự thịnh vượng kinh tế và thị trường tự do cùng những tác động của chúng. Nhưng trong những năm gần đây và ở thời điểm hiện tại, chúng ta đang ở trong một tình huống, những người cánh tả có mối quan tâm chung đến chủ nghĩa cá nhân cởi mở, tự do xã hội và ít nhiệt tình hơn nhiều đối với các quyền tự do kinh tế. Tại sao lại có sự phân chia ý tưởng khó hiểu này, vì 2 điều này – quyền tự do của cá nhân và quyền tự do của kinh tế, dường như là một tổng thể duy nhất?

Chỉ là những nhóm giá trị này hấp dẫn các tầng lớp xã hội khác nhau theo một cách rất cụ thể. Bảo vệ quyền sở hữu, chủ nghĩa tự do kinh tế luôn gắn liền với sự gia tăng của tầng lớp trung lưu. Đảng tự do ở Anh thế kỷ 19 thực sự là phát ngôn viên của giai cấp tư sản trọng thương phát sinh vào thế kỷ 19 và đặt trọng tâm lớn nhất vào quyền sở hữu.

Và những ý tưởng cánh tả đã truyền cảm hứng cho những người không thuộc hệ thống hiện có nhưng muốn ‘gia nhập’ vào hệ thống đó. Và điều này thực sự đã quyết định nền chính trị của cánh tả và cánh hữu ở Anh trong phần lớn thế kỷ 20.

Tôi nghĩ rằng điều này vẫn tiếp tục cho đến ngày nay, nơi chúng ta có cánh tả tiến bộ, được thúc đẩy bởi mong muốn mở rộng quyền tự chủ cá nhân theo nhiều cách văn minh, và cánh hữu, những người tiếp tục nhấn mạnh các quyền về tài sản và kinh tế.

Và tôi nghĩ một phần của vấn đề mà chúng ta đang gặp phải là cả 2 đảng này đã lấy những ý tưởng về cơ bản là tự do, nhưng đã mở rộng chúng thành một thứ thực sự bắt đầu thách thức toàn bộ trật tự tự do.

Có điều gì trong lý thuyết tự do hoặc trong lịch sử của chủ nghĩa tự do có thể được coi là ranh giới giữa những gì có thể được coi là hợp lý ở họ và những gì cực đoan không?

Có vài thứ như vậy. Từ quan điểm kinh tế, tôi không nghĩ chủ nghĩa tự do tự nó đã từng tự cung tự cấp. Như tôi đã nói, nhất thiết phải kết hợp với dân chủ. Và vì vậy, nếu bạn không cân bằng giữa nền kinh tế tự do với một cơ chế chính trị liên quan đến phân phối lại, bạn sẽ không đạt được sự ổn định xã hội.

Sẽ có quá nhiều bất bình đẳng. Mọi người sẽ coi hệ thống này là bất hợp pháp và nổi dậy chống lại nó. Mặt khác, ranh giới thực sự là nhu cầu của mọi người để thuộc về cộng đồng. Và ở đây hóa ra là “bản sắc chính trị”, cố gắng chứng minh rằng, trật tự tự do trên thực tế là sai và nguồn gốc của chúng ta nằm ở chủng tộc, dân tộc, giới tính và các phạm trù khác, không thể tạo ra bất kỳ cảm giác yêu nước nào.

Không phải họ đang cố gắng thay thế khái niệm quốc gia bằng một thứ gì đó khác sao?

Họ sẽ không bao giờ thành công, bởi vì có xu hướng phân mảnh. Và vì lý do này, các đảng tiến bộ đã đi theo hướng này sẽ đơn giản là không bao giờ đạt được bất kỳ thành công bầu cử nào, bởi vì mọi người vẫn cảm thấy lòng trung thành của họ với đất nước.

Và họ cảm thấy rằng, những người theo chủ nghĩa tự do quan tâm nhiều đến người dân ở các quốc gia xa xôi hơn là đồng bào của họ. Do đó, nó trở thành một hạn chế tự động đối với thành công chính trị của sự hiểu biết như vậy về bản sắc chính trị.

Ông đang nói về sự sụp đổ ý tưởng về chủ nghĩa tự do. Và đồng thời ông nói: “Những người sống sót sau bạo lực, chiến tranh và chế độ độc tài có xu hướng sống trong các xã hội tự do, như người châu Âu đã sống trong thời kỳ sau năm 1945. Nhưng khi mọi người quen với cuộc sống yên bình ở các nước tự do, họ bắt đầu nhận thức thế giới và trật tự như một lẽ tất nhiên và bắt đầu phấn đấu cho các chính sách sẽ đưa họ đến những mục tiêu cao hơn”. Tôi nghĩ rằng, bạn đang nói về điều này, có nghĩa là chúng ta ở Mỹ, có lẽ, đang ở một điểm tương tự trong lịch sử của đất nước.

Bạn có nghĩ rằng đây chính xác là nơi chúng ta đang ở? Bạn có nghĩ rằng hòa bình quá lâu sẽ dẫn chúng ta đến chiến tranh?

Quay trở lại với những gì tôi đã nói trong hai chương trước của cuốn “Sự kết thúc của lịch sử và con người cuối cùng”, nơi tôi đề cập rằng, có một khía cạnh trong nhân cách con người, mà người Hy Lạp gọi là thymos.

Đây là niềm kiêu hãnh và mong muốn được người khác tôn vinh, đôi khi mâu thuẫn với mong muốn hợp lý của chúng ta là đạt được lợi ích cá nhân. Một trong những vấn đề của một xã hội tự do là nó không cho chúng ta nguồn khát vọng đạt được những mục tiêu cao hơn nếu xung quanh chúng ta chỉ có hòa bình và thịnh vượng.

Và tôi nghĩ rằng, ngày nay bạn có thể nhìn thấy nó ở cả bên trái và bên phải, ít nhất là trong ví dụ về mức độ tranh cãi hiện nay ở Mỹ về việc đeo khẩu trang và tiêm chủng bắt buộc.

Và những người biểu tình đeo ‘Ngôi sao David’, do đó thể hiện rằng, việc chính quyền yêu cầu tiêm chủng và đeo khẩu trang giống như cách đối xử của Hitler với người Do Thái. Và tôi nghĩ đây là một ví dụ hoàn hảo về sự tự mãn.

Về Ukraine. Trong nhiều cuộc trò chuyện hiện đang diễn ra trên các phương tiện truyền thông xung quanh vấn đề này, họ nói: “Đây là thời điểm quyết định – đây là tiền tuyến của cuộc chiến của chủ nghĩa tự do chống lại chế độ chuyên chế hoặc chuyên quyền”. Và tôi tự hỏi, nếu bạn nghĩ nó đúng? Bạn có nghĩ rằng người Ukraine đang đấu tranh cho một ý tưởng, hay họ đang đấu tranh cho thymos, hay cho chủ nghĩa dân tộc và ý thức về quê hương của họ?

Một chút. Trên thực tế, trong 7 hoặc 8 năm qua (tính từ 2014 đến 2022), tôi đã dành nhiều thời gian ở Ukraine và tôi có nhiều bạn bè Ukraine. Tất cả họ đang đấu tranh cho độc lập và chủ quyền của họ, ngay cả khi họ không sống trong một nhà nước dân chủ.

Nhưng tôi nghĩ rằng ở Ukraine, mọi người đánh giá cao việc họ được sống trong một xã hội tự do. Họ có thể chỉ trích chính phủ, họ có thể nói những gì họ muốn và họ muốn bảo vệ nó.

Và họ không muốn Putin lấy đi điều đó của họ. Những gì họ đang làm là sự kết hợp giữa yêu nước, bảo vệ đất nước và chủ quyền của nó.

Ông đề cập đến Ukraine trong ‘ngoặc đơn’. Ông cũng nói rằng, ngay cả trước khi bắt đầu xung đột quân sự tại Ukraine, đã có sự kiểm soát của giới đầu sỏ toàn trị nhất đối với các phương tiện truyền thông. Những lời này của bạn làm tôi rất ngạc nhiên, bởi vì, sau khi giải quyết vấn đề Ukraine gần đây, tôi có ấn tượng rằng đó là một nền dân chủ tự do và đa nguyên khác thường.

Ngay từ khi bắt đầu hoạt động quân sự của Nga, vấn đề lớn nhất ở Ukraine là tham nhũng. Và có quá nhiều tham nhũng ở đó bởi vì phần lớn nền kinh tế thuộc sở hữu của 6 hoặc 7 đầu sỏ chính trị, những người là sản phẩm phụ của sự sụp đổ của Liên Xô.

Đáng chú ý là bây giờ cấu trúc này đã sụp đổ. Khi xung đột quân sự xảy ra tại Ukraina. tất cả các đầu sỏ bỏ trốn. Tài sản của họ bị tịch thu hoặc tiêu hủy.

Tịch thu bởi người Nga?

Bị người Nga tịch thu. Ví dụ, tại Rinat Akhmetov, một nhà tài phiệt thân Nga ở miền đông Ukraine, người Nga vừa ném bom nhà máy thép lớn nhất của ông ta. Trước khi hoạt động đặc biệt, ông ta thân Nga. Nhưng bây giờ, theo như tôi thấy, không ai trong số những người nói tiếng Nga có cảm tình với nước Nga (quan điểm riêng của người được phỏng vấn, chưa chắc là thực tế – biên tập).

Tôi nghĩ rằng, tất cả sự chia rẽ trước đây đã được thay thế bằng cảm giác đoàn kết dân tộc xung quanh ý tưởng về một Ukraine tự do. Vì vậy, Vladimir Putin sẽ được nhớ đến như một trong những người cha của dân tộc Ukraine khi tất cả những điều này kết thúc.

Và Zelensky, người mà hầu hết chúng ta hiện nay coi là một anh hùng, bạn đánh giá ông ấy như thế nào trước khi tất cả những điều này xảy ra? Không phải ông ta có quan hệ sâu sắc với đầu sỏ sao? Ông ta cai trị Ukraina dưới sự kiểm soát của họ?

Vào thời điểm đắc cử, Zelensky đã liên kết với Kolomoisky. Tôi nghĩ rằng sau khi đắc cử, ông ấy đã chứng minh rằng thực tế không phải như vậy. Bạn biết đấy, ông ấy hiện đang hành động thậm chí đi ngược lại lợi ích của Kolomoisky.

Đã có một sự đảo ngược lớn về tư nhân hóa, điều mà các nhà tài phiệt đã cố gắng thách thức, nhưng Kolomoisky đã không thành công. Và tôi nghĩ điều đáng chú ý về Zelensky, là một ứng cử viên ngoài cuộc trong số các ứng cử viên khác, những người đại diện cho lợi ích của đầu sỏ hơn nhiều, ông ấy đã thắng.

Điều này chỉ ra rằng, người dân Ukraine nói chung thực sự muốn một người ngoài cuộc không có liên hệ với bất kỳ giới tinh hoa tham nhũng nào hiện có.

Sau cuộc bầu cử, chính những đầu sỏ chính trị đã cố gắng mua chuộc các nghị sĩ từ đảng chính trị của tổng thống. Vì vậy, cuộc đấu tranh gay gắt ở đây vẫn đang diễn ra, nhưng tôi nghĩ rằng Zelensky đã thoát khỏi sự kiểm soát của giới đầu sỏ ở mức độ lớn hơn nhiều so với các chính trị gia trước đây.

Vì vậy, cuộc bầu cử của Zelensky, theo ý kiến ​​​​của ông, có thể là một ví dụ về chủ nghĩa tự do?

Chắc chắn rồi. Và dân chủ. Một cái gì đó là không thể, chẳng hạn như ở Nga.

Francis Fukuyama, xin cảm ơn rất nhiều vì đã dành thời gian cho tôi.

Cảm ơn bạn đã nói chuyện với tôi.

Tác giả: Francis Fukuyama là nghiên cứu viên cao cấp tại Viện nghiên cứu quốc tế Freeman Spogli của Đại học Stanford. Ông là tác giả của The End of History and the Last Man (1992) và Liberalism and Its Troubles (2022).

Nguồn: Trên mạng

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét