Hà Nội hết bị cắt điện, lại mất nước…
“Chưa bao giờ cuộc sống của người dân lại bị đảo lộn đến khổn khổ như thế này…”. Đó là lời ca thán của bà Mai, một trong hơn 16 ngàn cư dân ở khu đô thị Thanh Hà (xã Cự Khê, H.Thanh Oai, Hà Nội) khi mấy ngày nay nhà của họ “không còn một giọt nước”.Cuộc sống của cư dân ở đây hoàn toàn đảo lộn vì đột ngột bị cắt nước sạch. Càng choáng váng hơn khi họ hỏi Ban quản lý tòa nhà “bao giờ có nước trở lại”, thì họ nhận được câu trả lời vòng vo, ý như “Bao giờ có khắc biết, chứ họ cũng chẳng biết!”
Có nghĩa là chính Ban quản lý cũng “bó tay”, mà chắc hỏi tới công ty cấp nước họ cũng chỉ nói “còn nước đâu mà… bán!”
Chị Nguyễn Thị Nhung (38 tuổi, cư dân khu đô thị Thanh Hà) ngao ngán kể hôm 1 Tháng Sáu, cả chung cư bất ngờ bị mất nước, trong khi cả nhà chỉ còn ít nước sạch nên hai vợ chồng chị nhường nước cho các con tắm, cả nhà không dám dội nước khi đi vệ sinh. Chẳng hiểu làm thế nào họ có thể sống được trong môi trường bít bùng như thế.
Chị Nhung chia sẻ:
“Điều khiến gia đình tôi và các hộ dân tại đây bất bình là việc bị cắt nước đột ngột, không nhận được thông báo nào. Nếu họ thông báo sớm, chúng tôi sẽ có những phương án dự phòng như tích trữ nước hoặc mua thêm thùng về đựng nước… Ngày đầu tiên mất nước, dân cư cả tòa chung cư nhà tôi mới nháo nhác đi mua thùng về xin nước”.
Đây cũng chính là tình trạng chung của hàng trăm hộ dân sống tại khu đô thị Thanh Hà trong vài ngày gần đây. Nhiều người dân vừa đi làm về nhận được tin mất nước đã lại hốt hoảng đi mua thùng, can nhựa để xin nước sạch về dùng tạm.
Cho rằng “không gì khổ bằng mất nước ở chung cư”, theo anh Nguyễn Minh Tiến (37 tuổi, cư dân chung cư HH02-2C, khu đô thị Thanh Hà), nếu như người dân ở nhà mặt đất mà bị mất nước vẫn còn có nước giếng khoan, bể dự phòng, còn ở chung cư thì không biết trông vào đâu. “Gia đình tôi có ba con nhỏ, chỉ cần mất nước trong 1 giờ là cuộc sống cả nhà đã bị đảo lộn rồi. Ban ngày không có nước giặt quần áo, vệ sinh cho các cháu, tôi buộc phải đi múc nước ở ngoài hồ về dùng tạm. Nếu đi mua nước sạch mà dùng cho những việc này thì quá tốn kém, không biết bao nhiêu cho đủ”.
Thời tiết Hà Nội nóng bức 38 – 39 độ C càng làm cuộc sống của những gia đình ở chung cư này vất vả hơn, và chưa biết họ sẽ phải chịu đựng đến bao giờ, vì câu trả lời vòng vo từ Ban quản lý toàn nhà.
“Chúng tôi ở đây nhiều năm nhưng chưa bao giờ xảy ra tình trạng mất nước đột ngột như thế này. Đặc biệt, khi cư dân hỏi về việc khi nào có nước trở lại thì chỉ nhận được câu trả lời vòng vo từ ban quản lý tòa nhà”, anh Tiến nói thêm.
Ông Đặng Anh Phương, Chủ tịch UBND xã Cự Khê, cho biết khu đô thị Thanh Hà có khoảng 16 ngàn cư dân đang sinh sống ở 23 tòa nhà. Từ năm 2021 đến nay, dịch vụ nước sạch trong khu đô thị do Công ty CP nước sạch Thanh Hà (viết tắt là Công ty Thanh Hà) cung cấp.
Trước tình hình thiếu nước sạch, ông Phương cũng đã có ý kiến với Công ty Thanh Hà đề nghị sớm đưa ra giải pháp để cư dân có đủ nước sạch phục vụ sinh hoạt, nhưng công ty này cho rằng chuyện đó “ngoài ý muốn” của họ.
Lý giải về nguyên nhân khu đô thị Thanh Hà bị mất nước sạch sinh hoạt, ông Dương Đức Trình, Phó giám đốc Công ty Thanh Hà, cho biết do nguồn cung cấp nước sạch từ Công ty cổ phần nước mặt Sông Đuống bị thiếu hụt. Theo vị này, đây là tình huống “bất đắc dĩ và khó có thể trả lời khi nào nguồn cung nước sạch sẽ ổn định trở lại”.
Nói chung là Công ty Thanh Hà chỉ là công ty bán nước, chứ không sản xuất ra nước. Họ không mua được nước từ Công ty Sông Đuống thì có nước đâu mà bán.
Thực ra, tình trạng thiếu nước trầm trọng trong mùa Hè này tại Hà Nội cũng đã được lãnh đạo thành phố đưa ra thảo luận, và đã lên phương án vận hành khai thác nguồn và điều tiết mạng cấp nước cho toàn thành phố.
Vào Tháng Tư vừa qua, Sở Xây dựng Hà Nội đã ban hành kế hoạch bảo đảm cung cấp nước sạch mùa Hè và năm 2023 trên toàn thành phố. Tuy nhiên, theo đánh giá chung, khả năng phân phối nguồn nước chưa đồng bộ với nhu cầu sử dụng nước sạch tại một số khu vực đô thị đang sử dụng nguồn từ Nhà máy nước mặt sông Đà, nên có thể xảy ra tình trạng thiếu nước cục bộ tại các khu vực này.
Hiện nay, phương án khai thác nguồn nước sạch có rồi những vẫn còn nằm trên giấy, thực tế vẫn chưa có nguồn cấp nước sạch dự phòng nào, nên họ cũng chẳng biết lấy nước ở đâu mà điều tiết nước cho các khu vục bị thiếu hụt.
Theo dự báo, nếu nắng nóng còn kéo dài ở Hà Nội, tình trạng mất nước cũng sẽ lan ra nhiều khu vực khác làm đảo lộn cuộc sống của nhiều người hơn nữa.
“Điều khiến gia đình tôi và các hộ dân tại đây bất bình là việc bị cắt nước đột ngột, không nhận được thông báo nào. Nếu họ thông báo sớm, chúng tôi sẽ có những phương án dự phòng như tích trữ nước hoặc mua thêm thùng về đựng nước… Ngày đầu tiên mất nước, dân cư cả tòa chung cư nhà tôi mới nháo nhác đi mua thùng về xin nước”.
Đây cũng chính là tình trạng chung của hàng trăm hộ dân sống tại khu đô thị Thanh Hà trong vài ngày gần đây. Nhiều người dân vừa đi làm về nhận được tin mất nước đã lại hốt hoảng đi mua thùng, can nhựa để xin nước sạch về dùng tạm.
Cho rằng “không gì khổ bằng mất nước ở chung cư”, theo anh Nguyễn Minh Tiến (37 tuổi, cư dân chung cư HH02-2C, khu đô thị Thanh Hà), nếu như người dân ở nhà mặt đất mà bị mất nước vẫn còn có nước giếng khoan, bể dự phòng, còn ở chung cư thì không biết trông vào đâu. “Gia đình tôi có ba con nhỏ, chỉ cần mất nước trong 1 giờ là cuộc sống cả nhà đã bị đảo lộn rồi. Ban ngày không có nước giặt quần áo, vệ sinh cho các cháu, tôi buộc phải đi múc nước ở ngoài hồ về dùng tạm. Nếu đi mua nước sạch mà dùng cho những việc này thì quá tốn kém, không biết bao nhiêu cho đủ”.
Thời tiết Hà Nội nóng bức 38 – 39 độ C càng làm cuộc sống của những gia đình ở chung cư này vất vả hơn, và chưa biết họ sẽ phải chịu đựng đến bao giờ, vì câu trả lời vòng vo từ Ban quản lý toàn nhà.
“Chúng tôi ở đây nhiều năm nhưng chưa bao giờ xảy ra tình trạng mất nước đột ngột như thế này. Đặc biệt, khi cư dân hỏi về việc khi nào có nước trở lại thì chỉ nhận được câu trả lời vòng vo từ ban quản lý tòa nhà”, anh Tiến nói thêm.
Ông Đặng Anh Phương, Chủ tịch UBND xã Cự Khê, cho biết khu đô thị Thanh Hà có khoảng 16 ngàn cư dân đang sinh sống ở 23 tòa nhà. Từ năm 2021 đến nay, dịch vụ nước sạch trong khu đô thị do Công ty CP nước sạch Thanh Hà (viết tắt là Công ty Thanh Hà) cung cấp.
Trước tình hình thiếu nước sạch, ông Phương cũng đã có ý kiến với Công ty Thanh Hà đề nghị sớm đưa ra giải pháp để cư dân có đủ nước sạch phục vụ sinh hoạt, nhưng công ty này cho rằng chuyện đó “ngoài ý muốn” của họ.
Lý giải về nguyên nhân khu đô thị Thanh Hà bị mất nước sạch sinh hoạt, ông Dương Đức Trình, Phó giám đốc Công ty Thanh Hà, cho biết do nguồn cung cấp nước sạch từ Công ty cổ phần nước mặt Sông Đuống bị thiếu hụt. Theo vị này, đây là tình huống “bất đắc dĩ và khó có thể trả lời khi nào nguồn cung nước sạch sẽ ổn định trở lại”.
Nói chung là Công ty Thanh Hà chỉ là công ty bán nước, chứ không sản xuất ra nước. Họ không mua được nước từ Công ty Sông Đuống thì có nước đâu mà bán.
Thực ra, tình trạng thiếu nước trầm trọng trong mùa Hè này tại Hà Nội cũng đã được lãnh đạo thành phố đưa ra thảo luận, và đã lên phương án vận hành khai thác nguồn và điều tiết mạng cấp nước cho toàn thành phố.
Vào Tháng Tư vừa qua, Sở Xây dựng Hà Nội đã ban hành kế hoạch bảo đảm cung cấp nước sạch mùa Hè và năm 2023 trên toàn thành phố. Tuy nhiên, theo đánh giá chung, khả năng phân phối nguồn nước chưa đồng bộ với nhu cầu sử dụng nước sạch tại một số khu vực đô thị đang sử dụng nguồn từ Nhà máy nước mặt sông Đà, nên có thể xảy ra tình trạng thiếu nước cục bộ tại các khu vực này.
Hiện nay, phương án khai thác nguồn nước sạch có rồi những vẫn còn nằm trên giấy, thực tế vẫn chưa có nguồn cấp nước sạch dự phòng nào, nên họ cũng chẳng biết lấy nước ở đâu mà điều tiết nước cho các khu vục bị thiếu hụt.
Theo dự báo, nếu nắng nóng còn kéo dài ở Hà Nội, tình trạng mất nước cũng sẽ lan ra nhiều khu vực khác làm đảo lộn cuộc sống của nhiều người hơn nữa.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét