Thứ Hai, 5 tháng 6, 2023

BRICS gửi Thông Điệp thách thức Mỹ và Phương Tây

Hehe, do BRICS cảnh báo vị thế thống trị của Mỹ và phương Tây đang bị lung lay... Mỹ và phương Tây vừa vội vàng mời Việt Nam làm quan sát viên của G7. Không biết bác Chính trong chuyến đi đi quan sát G7 cách đây ít hôm đã cố vấn gì cho Mỹ và phương Tây chống Nga và Trung Quốc ? Hy vọng là bác đừng mờ mắt vì những lời hứa đường mật của chúng mà bỏ bạn, bỏ vợ, bỏ anh, bỏ em...
BRICS gửi Thông Điệp thách thức Mỹ và Phương Tây
Dnyanesh Kamat - Saudi Arabia đang đàm phán để tham gia Ngân hàng phát triển mới của BRICS (NDB), một dấu hiệu cho thấy nước này sẽ sớm gia nhập một ‘câu lạc bộ’ đã bao gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi. Việc Saudi Arabia gia nhập BRICS sẽ củng cố địa chính trị của “khối” và cảnh báo vị thế thống trị của Mỹ và phương tây đang bị lung lay.
Ngân hàng phát triển mới của BRICS. Ảnh: Wikipedia
Saudi Arabia nói rằng, 
Ngân hàng phát triển mới (NDB) của BRICS dự định thách thức sự độc quyền của phương Tây đối với các tổ chức tài chính toàn cầu và trở thành đối trọng với các câu lạc bộ của các nước giàu – giống như G7, được coi là cấu trúc thuộc địa mới ở Nam bán cầu.

Sức nặng tài chính của Saudi Arabia sẽ tăng cường khả năng của BRICS – hay chúng ta nên nói BRICS – Tổ chức tài chính đa phương và phù hợp với các kế hoạch của khối nhằm tạo ra các cấu trúc tài chính thay thế Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng thế giới (WB), thoát khỏi sự thống trị của Washington.

Các nhà phê bình thường chỉ ra rằng, các quốc gia ở Nam bán cầu có ít đại diện trong cơ cấu của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng thế giới (WB). Ngoài ra, các tổ chức này quá gắn bó với các mục tiêu chính sách đối ngoại của phương tây. Khi các quỹ toàn cầu rút lại đầu tư vào Nga và Trung Quốc, NDB có thể đưa ra một giải pháp thay thế.

Trong bối cảnh này, việc Saudi Arabia gia nhập BRICS sẽ là một tín hiệu cho thấy các thành viên hiện tại và tương lai của khối này chắc chắn sẽ tìm kiếm các cấu trúc thay thế cho quản trị và tài chính toàn cầu. Phương tây dường như đã cảnh giác và đưa ra kết luận: Năm 2023, G7 đã mời Ấn Độ, Brazil, Liên minh châu Phi, Việt Nam, Indonesia và Hàn Quốc làm quan sát viên.

Tiêu chuẩn kép

Giống như các thành viên hiện tại của BRICS, Saudi Arabia giữ quan điểm trung lập trong cuộc xung đột Nga-Ukraine. Một lý do là các nước BRICS tôn trọng sự đồng thuận sau thế chiến 2 về quyền bất khả xâm phạm biên giới, nhưng họ thống nhất với nhau do không hài lòng với tiêu chuẩn kép của phương tây trong lĩnh vực này.

Hậu quả thảm khốc cuộc xâm lược Iraq của tổng thống George W. Bush, cướp đi sinh mạng của hàng trăm nghìn thường dân Iraq, là một lời nhắc nhở đau đớn về thói đạo đức giả này.

Trường hợp các quốc gia BRICS khác biệt đáng kể với phương tây là nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác: Dưới các loại chế độ hoàn toàn khác nhau, họ không bình luận về chính trị nội bộ của nhau. Về mặt chính trị, đây là chất keo gắn kết các nước BRICS.

Việc đưa Saudi Arabia vào BRICS sẽ củng cố xu hướng địa chính trị này và nhắc nhở Washington rằng, ảnh hưởng của họ đang mờ dần. Năm 2022, Joe Biden đã đến Saudi Arabia để thuyết phục vương quốc này tăng sản lượng dầu và bù đắp cho giá năng lượng toàn cầu tăng cao, nhưng Saudi Arabia đã hành động ngược lại.

Saudi Arabia biện minh quyết định của họ trên cơ sở kinh tế, rõ ràng là nó có lợi cho tổng thống Vladimir Putin và được nhiều người coi là cách để vương quốc này xa cách Washington trong cách tiếp cận với Nga và Trung Quốc.

Tại Diễn đàn kinh tế thế giới 2023, Bộ trưởng tài chính Saudi Arabia, ông Mohammed al-Jadaan, cho biết nguồn tài trợ nước ngoài của Saudi Arabia từ nay về sau sẽ có điều kiện: Nó sẽ gắn liền với cải cách kinh tế ở các nước nhận viện trợ.

Do đó, tư cách thành viên của Saudi Arabia trong BRICS sẽ mang lại cho vương quốc này một chỗ ngồi trên bàn đàm phán trong nỗ lực của BRICS nhằm thay đổi bối cảnh tài chính toàn cầu.

Về mặt đối nội, Saudi Arabia có kế hoạch đa dạng hóa nền kinh tế, mở rộng cơ sở thuế và tiết chế tiền thưởng cho khu vực công. Trong giai đoạn này, tư cách thành viên BRICS sẽ giúp thể hiện một cách tiếp cận mới đối với nguồn tài chính bên ngoài – có trách nhiệm và hợp lý.

Chắc chắn rằng yêu sách của Saudi Arabia đã được bảo vệ chủ yếu bởi Trung Quốc. Vào tháng 3, Saudi Arabia đã gia nhập Tổ chức hợp tác Thượng Hải (SCO) có liên kết với Trung Quốc và đang tích cực đàm phán với Trung Quốc về các thỏa thuận dầu mỏ bằng đồng Nhân Dân Tệ.

Không phải tư cách thành viên của Saudi Arabia đã gây ra sự chỉ trích từ các nước BRICS khác. Sẽ không ai phản đối các sáng kiến ​​phi đô la hóa – đây là một loại bảo hiểm chống lại hệ thống tài chính toàn cầu do đô la Mỹ thống trị.

Cựu tổng thống Brazil Dilma Rousseff, người đã nhậm chức chủ tịch NDB vào tháng 3 năm 2023, đã nhấn mạnh chiến lược tài trợ cho các dự án bằng đồng nội tệ trong tương lai của ngân hàng, điều này sẽ hỗ trợ thị trường trong nước và bảo vệ người vay khỏi những biến động tỷ giá hối đoái.



Rào cản mở rộng

Tuy nhiên, ngày càng có nhiều quốc gia quan tâm đến BRICS và điều này hứa hẹn những vấn đề mới cho các thành viên.

Đầu tiên, ít nhất trong thập kỷ tới, NDB bị ràng buộc bởi các biện pháp trừng phạt của phương tây đối với Nga. Để xoa dịu nỗi sợ hãi của các nhà đầu tư, vào tháng 3 năm 2022, NDB đã đình chỉ việc đầu tư vào Nga, đồng thời ngừng tài trợ cho các dự án mới ở nước này.

Thứ 2, trong BRICS (đặc biệt là giữa Trung Quốc và Ấn Độ) có sự cạnh tranh lãnh thổ đe dọa làm suy yếu nhóm.

Thứ 3, ngoại trừ Ấn Độ, triển vọng kinh tế của các thành viên BRICS khác không còn tươi sáng như khi nhóm được thành lập vào năm 2009.

Thứ 4, NDB có rất ít điều để tự hào về khoản đầu tư. Kể từ năm 2015, NDB chỉ tài trợ cho 96 dự án trị giá 33 tỷ USD. Để so sánh, Ngân hàng thế giới đã chi gần 67 tỷ chỉ trong năm kết thúc vào tháng 6 năm 2022.

Thứ 5, giữa các nước thành viên có khoảng cách lớn, hệ thống chính trị khác nhau, không bổ sung đầy đủ cho nhau về thương mại, vị trí địa chính trị đôi khi khác nhau.

Cuối cùng, có những bất đồng ngay cả về tiêu chí mở rộng. Nếu không giải quyết được những vấn đề này, BRICS ngày càng mở rộng có nguy cơ tan rã dưới sức nặng của những mâu thuẫn của chính nó.

Chưa hết, cả thế giới đang theo dõi sự phát triển của các sự kiện – dù có quan tâm hay nín thở. Và trong sự mở rộng tiềm năng của BRICS, phương tây nên nghe thấy tín hiệu rằng họ sẽ không thể duy trì được trật tự địa chính trị quốc tế và hệ thống tài chính toàn cầu theo ý họ.

Tác giả Dnyanesh Kamat là nhà phân tích chính trị, chuyên gia về Trung Đông và Nam Á, đồng thời là nhà tư vấn cho các tổ chức công và tư nhân về các vấn đề phát triển kinh tế và xã hội.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét