Tại sao chúng ta nên nói thật với nhau ?
Chúng ta có thể thành thật cả đời, và chỉ một lần nói dối gì đó mà nhiều người biết – như là tạo thành một scandal trên báo chí – thì danh tiếng thành thật đã nhiều năm xây dựng sụp đổ và ta có tiếng là người gian dối, chẳng ai dám tin.Đương nhiên đời sống là như thế. Bạn có thể xây dựng và bảo trì một căn nhà 30 năm rất tử tế, nhưng đùng một cái một chiếc xe lớn mất phanh đâm thẳng vào nhà bạn với vận tốc nhanh, thì cả căn nhà có thể tiêu tan. Gìn giữ thì tốn nhiều năm, sụp đổ thì chỉ một giây.
I. Tầm quan trọng của nói thật
Nếu bạn muốn có uy tín là người thành thật, bạn phải nói thật, luôn luôn, cả đời. Chỉ một lần nói dối cũng có thể tiêu hủy toàn thể công lao gìn giữ cả đời của bạn.
Đương nhiên đó là chuyện khó, nhưng cũng chỉ như lái xe – bạn có thể lái xe tử tế cả đời, nhưng chỉ cần một tai nạn là bạn có thể về với ông bà.
Vậy bạn phải lo lái xe tử tế cẩn thận cả đời, mọi nơi, mọi lúc. Giữ uy tín thành thật cũng vậy thôi.
Nói thật nghĩa là điều gì không nói được thì không nói. Nhưng lời nói ra khỏi miệng phải là lời thật.
Trắng nói thành đen, không nói thành có, ít nói thành nhiều. Đó là nói dối.
Nói một nửa giấu một nửa để cố tình làm người ta hiểu lạc hướng là misleading (dẫn sai), cũng là nói dối.
Không biết mà nói như là mình biết. Đó là nói dối.
Kết luật trong khi mình chẳng có bằng chứng gì cả, thì đó là nói dối. (Ví dụ, bạn nghi là người hàng xóm trộm gà của bạn, nhưng không có bằng chứng gì cả. Thì nói “Tôi nghi ông hàng xóm trộm gà tôi, nhưng không có bằng chứng,” đừng nói “Ông hàng xóm trộm gà tôi.”)
Trốn thuế là nói dối.
Làm biên lai giả là nói dối.
Kế toán giả là nói dối.
Đương nhên thỉnh thoảng bạn có thể nói sai vì bạn hiểu sai vấn đề, không phải vì bạn nói dối. Nhưng thiên hạ thường không phân biệt bạn nói sai hay nói dối, nếu bạn nói sai rất có thể nhiều người sẽ nghĩ bạn nói dối. Vậy mỗi lần khám phá ra mình nói sai, thì chỉnh sửa lại rõ ràng và xin lỗi mọi người: “Tôi đã hiểu sai vấn đề trước đây.”
Một xã hội mà có quá nhiều người nói dối thì xã hội đó thành hỗn loạn, rất khó quản lý, rất khó trật tự, và rất khó tiến bộ, vì mọi người chẳng ai tin ai, thông tin chính xác thì cực kỳ hiếm, mọi sinh hoạt trao đổi mua bán đều ở mức rất tồi vì sinh hoạt trên thông tin sai quá nhiều, người ta bị lừa thường xuyên, và đất nước không thể phát triển mạnh vì mọi sinh hoạt đều èo ọt.
Chính vì thế mà từ thời cổ đại, mọi xã hội loài người, mọi tôn giáo đều có quy luật chống nói dối và dạy nói thật. Ngày nay thì “Thông tin sai” tràn ngập khắp nơi, từ cửa miệng của mỗi người, đến báo chí và các hệ thống thông tin. Chẳng ai dám tin ai. Quan nói dân không tin, dân nói quan không tin.
Chúng ta có breakdown in communication (gãy đổ truyền thông) rất lớn, giữa mọi người trong xã hội, ngay cả trong rất nhiều gia đình.
Tất cả mọi điều chỉ vì một lý do duy nhất: Người ta không thành thật với nhau.
Nếu phải lấy một điều làm lý do duy nhất để giải thích mọi điều xấu trong xã hội – tham nhũng, lường gạt, cướp bóc – thì điều đó là “Xã hội có nhiều dối trá” (vì “người ta không thành thật”).
Các bạn, thành thật cũng như tà áo trắng của học sinh. Một giọt mực rơi vào là hết trắng, và giặt rất mệt.
Hãy cố gắng giữ lời nói của ta có giá trị. Giữ chữ tín.
Tốt cho chính bạn và cho đất nước.
II. Nói thật mang đến rất nhiều lợi ích
Tất cả chúng ta đều mong muốn được nghe sự thật và không ai thích sự lừa dối. Ngoài ra, nói thật còn mang đến rất nhiều lợi ích.
1. Giúp mở rộng trái tim
Khi bạn nói chân thật, thường tất cả những đều đó đều xuất phát từ bên trong cảm xúc của chính bạn, và nó cũng hàm chứa cả sự quan tâm thì những người bạn của bạn hay những đồng nghiệp sẽ cảm nhận được nó và họ sẽ bắt đầu muốn chân thật khi nói chuyện với bạn. Họ có thể nhìn thấy sự an toàn khi ở bên cạnh bạn và có cái nhìn tốt hơn về bạn, họ sẽ cởi mở hơn và hòa nhã hơn.
2. Khiến bạn trở nên đáng tin cậy hơn
Những khi gặp tình huống khó khăn, thay vì vòng vo, nếu bạn luôn trung thực, mọi người sẽ ghi nhận điều đó và nhớ đến bạn như một người đáng tin cậy.
Họ sẽ dễ tin tưởng vào những gì bạn nói, dễ tìm đến bạn những lúc họ có câu chuyện cần chia sẻ. Vì họ biết bạn sẽ luôn cho họ những ý kiến trung thực và khách quan, chứ không chỉ đơn thuần đồng tình cho qua chuyện.
3. Giúp bạn sáng tạo hơn
Nghệ thuật là ánh trăng lừa dối, nhưng những người làm nghệ thuật không bao giờ dùng nó để nói dối hay áp đặt cảm xúc của người khác. Trái lại, họ làm nghệ thuật bằng cả trái tim và tâm hồn của mình, thể hiện vào trong tác phẩm những cảm giác chân thực nhất của mình. Trung thực sẽ giúp bạn tự tin bộc lộ con người mình hơn, dám thử những gì mình cảm thấy và vì thế sẽ trở nên sáng tạo hơn.
4. Giúp bạn quên đi sợ hãi
Nếu như nói thật chân thành khiến nhiều người yêu mến bạn bao nhiêu thì nói dối sẽ khiến cho người khác cảm thấy ghét và khó chịu với bạn bấy nhiêu.
Hãy lại nhớ lại xem lần cuối cùng mà bạn nói dối là khi nào? Bạn cảm thấy ra sao khi đối diện với người đó? Bạn cảm thấy hơi lo sợ có phải không?
Bạn mong rằng việc bạn nói dối sẽ không bị người khác phát hiện ra và cảm thấy nhộn nhạo trong lòng vì việc này? Nếu bạn chân thật bạn sẽ không gặp phải tình trạng này và cũng không đưa mình vào những tình huống éo le có thể gây ra hậu quả kinh khủng khi việc nói dối bị bại lộ. Hãy chân thật và nói thật thì nỗi sợ hãi cũng sẽ không còn đeo bám bạn.
5. Trong lòng bạn sẽ thanh thản hơn
Bất cứ một tôn giáo nào cũng đều hướng dẫn con người và khuyên chúng ta thành thật hơn trong cuộc sống. Nó khiến chúng ta có thể cảm thấy thanh thản, mạnh mẽ và lao động hăng say hơn, khỏe mạnh và luôn năng động.
Mặc dù không hề dễ dàng nhưng hãy kiên trì rèn luyện nó thành một thói quen bạn sẽ thấy rằng cuộc sống của mình sẽ hoàn toàn đổi khác.
6. Giúp tình yêu bền vững hơn
Một mối quan hệ lâu dài không thể thiếu niềm tin. Người ấy sẽ rất trân trọng sự trung thực của bạn, dù trong những thời điểm khó khăn nhất.
Hãy trung thực khi đang yêu để tạo dựng một tình yêu gắn bó lâu dài, và hãy trung thực khi độc thân để tìm thấy một người yêu bạn vì chính con người bạn.
7. Có được những mối quan hệ trung thực
Sự khác biệt giữa bạn thường và bạn thân là gì? Bạn thường sẽ chỉ nói những lời xã giao, còn bạn thân thì luôn nói thật. Cũng chính vì lũ “cạ cứng” luôn nói với bạn những lời “phũ mà thật”, nên bạn mới yêu quý họ đúng không?
Bạn sẽ thu hút những người tương tự với mình, vì thế nếu muốn có những mối quan hệ trung thực, bản thân bạn cần trung thực trước đã.
8. Tránh khỏi những rắc rối không ngờ
Khi nói dối, bạn giống như đang tự đào một cái hố, càng đào càng sâu không cách nào quay lại được. Bạn không thể cẩn thận đề phòng 24/24 sự thật sẽ không được tiết lộ, nên đôi khi, vào những phút bất ngờ nhất, bạn sẽ ước gì “giá như lúc đó mình đã nói thật” thì đã tránh được cả tấn rắc rối rồi.
9. Giúp sự nghiệp phát triển
Có ai muốn làm việc với một người giả dối và luôn “lời sau đá lời trước” không? Tất nhiên là không. Dù đối với đồng nghiệp cùng nhóm, cấp trên hay cấp dưới, trung thực cũng tạo cho bạn một hình ảnh đẹp trong mắt mọi người.
Trung thực cũng rất hữu ích khi phỏng vấn xin việc, khi nhà tuyển dụng biết bạn đang thể hiện đúng năng lực của mình mà không “làm màu” trước mặt họ.
10. Giúp trẻ lâu hơn
Nói dối khiến bạn căng thẳng, cảm thấy tội lỗi và lo sợ. Chẳng mấy ai nói dối lại có thể mỉm cười với chính mình. Ngần ấy cảm xúc tiêu cực sẽ khiến bạn “chóng già” với những nếp nhăn và làn da u ám, thần sắc mệt mỏi. Nói thật đem đến cho bạn sự thoải mái, thanh thản trong tâm hồn nên cũng sẽ khiến bạn trẻ lâu hơn.
Nếu như bạn thường xuyên và luôn thành thật bạn sẽ có thể mở ra các con đường mới trong cuộc sống của mình, mở rộng các mối quan hệ thậm chí là cả sự nghiệp.
Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng nên nói thật và còn tùy trường hợp nếu không lời nói thật của bạn sẽ trở thành vô duyên. Nhưng trên hết, hãy cố gắng nói thật nhiều nhất trong khả năng có thể và thói quen này nên được rèn luyện thường xuyên mỗi ngày.
Thực tế cũng cho thấy, những người luôn nói sự thật thì thường sẽ có cuộc sống yên bình, sự nghiệp thăng tiến ổn định và ít gặp trở ngại hơn những người nói dối như cuội.
Nguồn: Trên mạng
Nếu bạn muốn có uy tín là người thành thật, bạn phải nói thật, luôn luôn, cả đời. Chỉ một lần nói dối cũng có thể tiêu hủy toàn thể công lao gìn giữ cả đời của bạn.
Đương nhiên đó là chuyện khó, nhưng cũng chỉ như lái xe – bạn có thể lái xe tử tế cả đời, nhưng chỉ cần một tai nạn là bạn có thể về với ông bà.
Vậy bạn phải lo lái xe tử tế cẩn thận cả đời, mọi nơi, mọi lúc. Giữ uy tín thành thật cũng vậy thôi.
Nói thật nghĩa là điều gì không nói được thì không nói. Nhưng lời nói ra khỏi miệng phải là lời thật.
Trắng nói thành đen, không nói thành có, ít nói thành nhiều. Đó là nói dối.
Nói một nửa giấu một nửa để cố tình làm người ta hiểu lạc hướng là misleading (dẫn sai), cũng là nói dối.
Không biết mà nói như là mình biết. Đó là nói dối.
Kết luật trong khi mình chẳng có bằng chứng gì cả, thì đó là nói dối. (Ví dụ, bạn nghi là người hàng xóm trộm gà của bạn, nhưng không có bằng chứng gì cả. Thì nói “Tôi nghi ông hàng xóm trộm gà tôi, nhưng không có bằng chứng,” đừng nói “Ông hàng xóm trộm gà tôi.”)
Trốn thuế là nói dối.
Làm biên lai giả là nói dối.
Kế toán giả là nói dối.
Đương nhên thỉnh thoảng bạn có thể nói sai vì bạn hiểu sai vấn đề, không phải vì bạn nói dối. Nhưng thiên hạ thường không phân biệt bạn nói sai hay nói dối, nếu bạn nói sai rất có thể nhiều người sẽ nghĩ bạn nói dối. Vậy mỗi lần khám phá ra mình nói sai, thì chỉnh sửa lại rõ ràng và xin lỗi mọi người: “Tôi đã hiểu sai vấn đề trước đây.”
Một xã hội mà có quá nhiều người nói dối thì xã hội đó thành hỗn loạn, rất khó quản lý, rất khó trật tự, và rất khó tiến bộ, vì mọi người chẳng ai tin ai, thông tin chính xác thì cực kỳ hiếm, mọi sinh hoạt trao đổi mua bán đều ở mức rất tồi vì sinh hoạt trên thông tin sai quá nhiều, người ta bị lừa thường xuyên, và đất nước không thể phát triển mạnh vì mọi sinh hoạt đều èo ọt.
Chính vì thế mà từ thời cổ đại, mọi xã hội loài người, mọi tôn giáo đều có quy luật chống nói dối và dạy nói thật. Ngày nay thì “Thông tin sai” tràn ngập khắp nơi, từ cửa miệng của mỗi người, đến báo chí và các hệ thống thông tin. Chẳng ai dám tin ai. Quan nói dân không tin, dân nói quan không tin.
Chúng ta có breakdown in communication (gãy đổ truyền thông) rất lớn, giữa mọi người trong xã hội, ngay cả trong rất nhiều gia đình.
Tất cả mọi điều chỉ vì một lý do duy nhất: Người ta không thành thật với nhau.
Nếu phải lấy một điều làm lý do duy nhất để giải thích mọi điều xấu trong xã hội – tham nhũng, lường gạt, cướp bóc – thì điều đó là “Xã hội có nhiều dối trá” (vì “người ta không thành thật”).
Các bạn, thành thật cũng như tà áo trắng của học sinh. Một giọt mực rơi vào là hết trắng, và giặt rất mệt.
Hãy cố gắng giữ lời nói của ta có giá trị. Giữ chữ tín.
Tốt cho chính bạn và cho đất nước.
II. Nói thật mang đến rất nhiều lợi ích
Tất cả chúng ta đều mong muốn được nghe sự thật và không ai thích sự lừa dối. Ngoài ra, nói thật còn mang đến rất nhiều lợi ích.
1. Giúp mở rộng trái tim
Khi bạn nói chân thật, thường tất cả những đều đó đều xuất phát từ bên trong cảm xúc của chính bạn, và nó cũng hàm chứa cả sự quan tâm thì những người bạn của bạn hay những đồng nghiệp sẽ cảm nhận được nó và họ sẽ bắt đầu muốn chân thật khi nói chuyện với bạn. Họ có thể nhìn thấy sự an toàn khi ở bên cạnh bạn và có cái nhìn tốt hơn về bạn, họ sẽ cởi mở hơn và hòa nhã hơn.
2. Khiến bạn trở nên đáng tin cậy hơn
Những khi gặp tình huống khó khăn, thay vì vòng vo, nếu bạn luôn trung thực, mọi người sẽ ghi nhận điều đó và nhớ đến bạn như một người đáng tin cậy.
Họ sẽ dễ tin tưởng vào những gì bạn nói, dễ tìm đến bạn những lúc họ có câu chuyện cần chia sẻ. Vì họ biết bạn sẽ luôn cho họ những ý kiến trung thực và khách quan, chứ không chỉ đơn thuần đồng tình cho qua chuyện.
3. Giúp bạn sáng tạo hơn
Nghệ thuật là ánh trăng lừa dối, nhưng những người làm nghệ thuật không bao giờ dùng nó để nói dối hay áp đặt cảm xúc của người khác. Trái lại, họ làm nghệ thuật bằng cả trái tim và tâm hồn của mình, thể hiện vào trong tác phẩm những cảm giác chân thực nhất của mình. Trung thực sẽ giúp bạn tự tin bộc lộ con người mình hơn, dám thử những gì mình cảm thấy và vì thế sẽ trở nên sáng tạo hơn.
4. Giúp bạn quên đi sợ hãi
Nếu như nói thật chân thành khiến nhiều người yêu mến bạn bao nhiêu thì nói dối sẽ khiến cho người khác cảm thấy ghét và khó chịu với bạn bấy nhiêu.
Hãy lại nhớ lại xem lần cuối cùng mà bạn nói dối là khi nào? Bạn cảm thấy ra sao khi đối diện với người đó? Bạn cảm thấy hơi lo sợ có phải không?
Bạn mong rằng việc bạn nói dối sẽ không bị người khác phát hiện ra và cảm thấy nhộn nhạo trong lòng vì việc này? Nếu bạn chân thật bạn sẽ không gặp phải tình trạng này và cũng không đưa mình vào những tình huống éo le có thể gây ra hậu quả kinh khủng khi việc nói dối bị bại lộ. Hãy chân thật và nói thật thì nỗi sợ hãi cũng sẽ không còn đeo bám bạn.
5. Trong lòng bạn sẽ thanh thản hơn
Bất cứ một tôn giáo nào cũng đều hướng dẫn con người và khuyên chúng ta thành thật hơn trong cuộc sống. Nó khiến chúng ta có thể cảm thấy thanh thản, mạnh mẽ và lao động hăng say hơn, khỏe mạnh và luôn năng động.
Mặc dù không hề dễ dàng nhưng hãy kiên trì rèn luyện nó thành một thói quen bạn sẽ thấy rằng cuộc sống của mình sẽ hoàn toàn đổi khác.
6. Giúp tình yêu bền vững hơn
Một mối quan hệ lâu dài không thể thiếu niềm tin. Người ấy sẽ rất trân trọng sự trung thực của bạn, dù trong những thời điểm khó khăn nhất.
Hãy trung thực khi đang yêu để tạo dựng một tình yêu gắn bó lâu dài, và hãy trung thực khi độc thân để tìm thấy một người yêu bạn vì chính con người bạn.
7. Có được những mối quan hệ trung thực
Sự khác biệt giữa bạn thường và bạn thân là gì? Bạn thường sẽ chỉ nói những lời xã giao, còn bạn thân thì luôn nói thật. Cũng chính vì lũ “cạ cứng” luôn nói với bạn những lời “phũ mà thật”, nên bạn mới yêu quý họ đúng không?
Bạn sẽ thu hút những người tương tự với mình, vì thế nếu muốn có những mối quan hệ trung thực, bản thân bạn cần trung thực trước đã.
8. Tránh khỏi những rắc rối không ngờ
Khi nói dối, bạn giống như đang tự đào một cái hố, càng đào càng sâu không cách nào quay lại được. Bạn không thể cẩn thận đề phòng 24/24 sự thật sẽ không được tiết lộ, nên đôi khi, vào những phút bất ngờ nhất, bạn sẽ ước gì “giá như lúc đó mình đã nói thật” thì đã tránh được cả tấn rắc rối rồi.
9. Giúp sự nghiệp phát triển
Có ai muốn làm việc với một người giả dối và luôn “lời sau đá lời trước” không? Tất nhiên là không. Dù đối với đồng nghiệp cùng nhóm, cấp trên hay cấp dưới, trung thực cũng tạo cho bạn một hình ảnh đẹp trong mắt mọi người.
Trung thực cũng rất hữu ích khi phỏng vấn xin việc, khi nhà tuyển dụng biết bạn đang thể hiện đúng năng lực của mình mà không “làm màu” trước mặt họ.
10. Giúp trẻ lâu hơn
Nói dối khiến bạn căng thẳng, cảm thấy tội lỗi và lo sợ. Chẳng mấy ai nói dối lại có thể mỉm cười với chính mình. Ngần ấy cảm xúc tiêu cực sẽ khiến bạn “chóng già” với những nếp nhăn và làn da u ám, thần sắc mệt mỏi. Nói thật đem đến cho bạn sự thoải mái, thanh thản trong tâm hồn nên cũng sẽ khiến bạn trẻ lâu hơn.
Nếu như bạn thường xuyên và luôn thành thật bạn sẽ có thể mở ra các con đường mới trong cuộc sống của mình, mở rộng các mối quan hệ thậm chí là cả sự nghiệp.
Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng nên nói thật và còn tùy trường hợp nếu không lời nói thật của bạn sẽ trở thành vô duyên. Nhưng trên hết, hãy cố gắng nói thật nhiều nhất trong khả năng có thể và thói quen này nên được rèn luyện thường xuyên mỗi ngày.
Thực tế cũng cho thấy, những người luôn nói sự thật thì thường sẽ có cuộc sống yên bình, sự nghiệp thăng tiến ổn định và ít gặp trở ngại hơn những người nói dối như cuội.
Nguồn: Trên mạng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét