Thế giới tiếp tục thúc giục Ukraine chấp nhận các điều kiện của Nga
1. Ukraine bác bỏ đề xuất hòa bình của Indonesia, coi đó là đầu hàng Nga
04/06/2023 VOV.VN - Kiev cho rằng kế hoạch ngừng bắn do Indonesia đề xuất là tương đương với việc Ukraine phải đầu hàng Nga. Theo Kiev, đề xuất hòa bình do Indonesia đưa ra chỉ phục vụ lợi ích của Moscow.
04/06/2023 VOV.VN - Kiev cho rằng kế hoạch ngừng bắn do Indonesia đề xuất là tương đương với việc Ukraine phải đầu hàng Nga. Theo Kiev, đề xuất hòa bình do Indonesia đưa ra chỉ phục vụ lợi ích của Moscow.
Cố vấn Mikhail Podoliak của Tổng thống Ukraine Zelenksy viết trên Twitter vào hôm 3/6 rằng lộ trình của Indonesia "thực sự trông như bản song sinh của đề xuất của Nga... về việc Ukraine đầu hàng".
Vị cố vấn này nhắc lại quan điểm của Kiev cho rằng "đề xuất thực tế duy nhất" sẽ là để Nga "rút quân khỏi lãnh thổ chủ quyền của Ukraine".
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Ukraine Oleg Nikolenko cũng khẳng định rằng Nga nên từ bỏ các tỉnh mới được sáp nhập vào nước này - Kiev coi đó là chiếm đóng bất hợp pháp. Viết trên Facebook, ông Nikolenko khẳng định "không thể có kịch bản nào khác".
Theo phát ngôn viên Nikolenko, "nếu có ngừng bắn mà quân Nga không rút khỏi Ukraine thì điều đó sẽ chỉ giúp Nga tranh thủ thêm thời gian, tập kết lực lượng và củng cố các lãnh thổ họ chiếm đóng, tích lũy lực lượng cho một đợt xâm lấn mới".
Trước đó, phát biểu tại diễn đàn an ninh Đối thoại Shangri-La ở Singapore vào hôm 3/6, Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia Prabowo Subianto đề xuất binh sĩ của cả Nga và Ukraine rút 15km khỏi vị trí hiện tại, tạo ra một khu phi quân sự do lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc giám sát. Ông cũng gợi ý tiến hành trưng cầu dân ý do Liên Hợp Quốc hậu thuẫn để quyết định tương lai của các lãnh thổ "bị tranh chấp"./.
https://vov.vn/the-gioi/ukraine-bac-bo-de-xuat-hoa-binh-cua-indonesia-coi-do-la-dau-hang-nga-post1024379.vov
2. Điều kiện kết thúc xung đột Nga-Ukraine
Hôm 03/6, Trung tá Lục quân Hoa Kỳ Daniel Davis nêu trong bài viết dành cho 19FortyFive rằng, điều kiện tiên quyết để nhanh chóng kết thúc cuộc xung đột Nga-Ukraine là việc Kiev phải chấp nhận điều kiện trung lập mà không có bất kỳ đảm bảo an ninh trực tiếp nào từ NATO.
Theo quan điểm của vị chuyên gia này, đã đến lúc toàn bộ phương Tây nói chung và Hoa Kỳ nói riêng phải từ bỏ triển vọng lôi kéo Ukraine vào khối NATO, bởi những nguy hiểm mà nước này sẽ đem lại cho phương Tây.
Theo ông, chính quyền Joe Biden cần nhìn thẳng vào sự thật tàn nhẫn và lạnh lùng là khi ràng buộc các đảm bảo an ninh tương lai của mình với một đất nước không bình ổn, thường xuyên thù địch với quốc gia láng giềng sở hữu vũ khí hạt nhân (Nga), thì chính chúng ta đang gây nguy hiểm cho an ninh của Hoa Kỳ và cần sớm từ bỏ điều đó.
Tác giả bài viết nhận xét, việc dành cho Ukraine tư cách thành viên NATO sẽ là quyết định nguy hiểm cho cả khối liên minh cũng như an ninh của Hoa Kỳ, còn Tổng thống Ukraine Vladimir Zelensky cần xem xét cách thức khác để chấm dứt xung đột với Nga, dù đó là điều mà Kiev sẽ không vui mừng.
Nhà quân sự Mỹ Davis đề xuất giải pháp Ukraine vẫn là nước trung lập mà không có đảm bảo an ninh trực tiếp từ phía NATO, đồng thời kêu gọi Washington ngừng khiến Kiev hy vọng hão huyền về chuyện gia nhập liên minh, bởi điều đó có thể dẫn đến cuộc xung đột thậm chí còn kéo dài hơn nữa.
“Đã đến lúc phải trung thực với bản thân cũng như với ban lãnh đạo của Ukraine và tập trung vào những cách thức hiệu quả để chấm dứt cuộc chiến này” - trung tá Hoa Kỳ kết luận.
3. Nhóm nước NATO muốn Ukraine chấm dứt xung đột với Nga
Trước đó, nhà báo người Mỹ từng đoạt giải Pulitzer là ông Seymour Hersh cho biết, một nhóm các quốc gia do Ba Lan lãnh đạo đang bí mật kêu gọi Tổng thống Ukraine Vladimir Zelensky chấm dứt xung đột ở nước này, ngay cả với cái giá là ông phải từ chức.
Nhà báo Mỹ dẫn thông tin bí mật từ một số đại diện tình báo Mỹ, nhóm các quốc gia do Ba Lan lãnh đạo cũng bao gồm Hungary và các nước Cộng hòa vùng Baltic là Litva, Estonia và Latvia.
Như bài báo trích dẫn dữ liệu từ nội bộ CIA cho biết, nhóm đã bí mật thúc giục Zelensky tìm cách chấm dứt chiến tranh, thậm chí, nếu cần thiết thì từ chức, để quá trình tái thiết đất nước có thể bắt đầu. Tuy nhiên, Tổng thống Zelensky “không hề lung lay”, bất chấp việc ông đã bắt đầu mất đi sự ủng hộ của những người láng giềng.
4. Tổng thống Ukraine phàn nàn việc một số nước NATO sợ Nga
Tổng thống Ukraine Vladimir Zelensky mới đây đã phàn nàn về việc một số nước NATO sợ Nga nên không ủng hộ Ukraine gia nhập khối.
Trong bối cảnh các nước thúc giục Zelensky tìm cách chấm dứt chiến tranh, Tổng thống Ukraine Vladimir Zelensky đã phàn nàn trong cuộc phỏng vấn của tờ báo Mỹ Wall Street Journal rằng, cho đến nay Kiev không nhận được bất kỳ tín hiệu nào về quy chế (thành viên NATO) của mình, bởi “một số nước NATO sợ Nga đến mức không muốn cho Ukraine gia nhập khối liên minh”.
Tổng thống Ukraine Vladimir Zelensky mới đây đã phàn nàn về việc một số nước NATO sợ Nga nên không ủng hộ Ukraine gia nhập khối.
Trong bối cảnh các nước thúc giục Zelensky tìm cách chấm dứt chiến tranh, Tổng thống Ukraine Vladimir Zelensky đã phàn nàn trong cuộc phỏng vấn của tờ báo Mỹ Wall Street Journal rằng, cho đến nay Kiev không nhận được bất kỳ tín hiệu nào về quy chế (thành viên NATO) của mình, bởi “một số nước NATO sợ Nga đến mức không muốn cho Ukraine gia nhập khối liên minh”.
Thậm chí ông Zelensky còn bóng gió về việc sẽ không tham gia hội nghị thượng đỉnh NATO vào tháng 7 ở Vilnius. “Nếu chúng tôi không được ghi nhận và người ta (NATO) không cho thấy tín hiệu nào đó ở Vilnius, thì tôi cho rằng Ukraine chẳng đáng tham dự hội nghị thượng đỉnh này" - ông Zelensky nói.
Khi các nhà báo nêu câu hỏi về việc liệu Ukraine có được cấp tín hiệu tích cực như vậy trước thềm hoặc ở trong hội nghị thượng đỉnh này hay không, Tổng thống Zelensky thừa nhận rằng, ông thực sự không biết.
https://baomoi.com/tong-thong-ukraine-phan-nan-viec-mot-so-nuoc-nato-so-nga/c/46003725.epi
5. Ông Medvedev tuyên bố nước Nga giờ hoàn toàn khác so với trước xung đột
04/06/2023 VOV.VN - Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh quốc gia Nga Dmitry Medvedev nhận định rằng nước Nga giờ đã hoàn toàn khác và bất cứ nhà lãnh đạo tương lai nào của Nga mà cố thay đổi tiến trình phát triển của Nga kể từ tháng 2/2022 đều sẽ bị coi là kẻ phản bội.
Ông Medvedev đưa ra bình luận trên qua kênh Telegram cá nhân vào hôm 3/6. Ông khẳng định sẽ không thể đưa nước Nga trở lại với quá khứ trước xung đột Ukraine.
Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh quốc gia Nga nói: "Nước Nga giờ là một nước hoàn toàn khác so với trước thời kỳ trước chiến tranh. Các lãnh đạo, chính đảng và các chính quyền đến rồi đi, nhưng ký ức và các giá trị, được củng cố bằng máu, sẽ còn lại trong thời gian dài, có thể là vài thập kỷ, thậm chí là vài thế kỷ. Các nhà lãnh đạo mới, bất cứ là đại diện cho lực lượng chính trị nào, sẽ không thay đổi được, chưa nói đến phá hủy, các giá trị và ký ức đó:".
Ông Medvedev nhắc lại thời kỳ ở Liên Xô cuối thập niên 1940, khi một số nhà lãnh đạo mới của Liên Xô có thái độ xét lại, coi cuộc chiến tranh vệ quốc chống lại Đức Quốc xã là sai lầm.
Từ đó, chính trị gia Medvedev khẳng định rằng bất cứ nhà lãnh đạo chính trị nào mà cố thay đổi tiến trình phát triển của Nga từ sau ngày 24/2/2022 sẽ bị coi là kẻ phản bội./.
https://vov.vn/the-gioi/ong-medvedev-tuyen-bo-nuoc-nga-gio-hoan-toan-khac-so-voi-truoc-xung-dot-post1024370.vov
5. Nga cấm nhà báo từ các quốc gia 'không thân thiện' tham gia diễn đàn kinh tế St. Petersburg
Ông Medvedev đưa ra bình luận trên qua kênh Telegram cá nhân vào hôm 3/6. Ông khẳng định sẽ không thể đưa nước Nga trở lại với quá khứ trước xung đột Ukraine.
Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh quốc gia Nga nói: "Nước Nga giờ là một nước hoàn toàn khác so với trước thời kỳ trước chiến tranh. Các lãnh đạo, chính đảng và các chính quyền đến rồi đi, nhưng ký ức và các giá trị, được củng cố bằng máu, sẽ còn lại trong thời gian dài, có thể là vài thập kỷ, thậm chí là vài thế kỷ. Các nhà lãnh đạo mới, bất cứ là đại diện cho lực lượng chính trị nào, sẽ không thay đổi được, chưa nói đến phá hủy, các giá trị và ký ức đó:".
Ông Medvedev nhắc lại thời kỳ ở Liên Xô cuối thập niên 1940, khi một số nhà lãnh đạo mới của Liên Xô có thái độ xét lại, coi cuộc chiến tranh vệ quốc chống lại Đức Quốc xã là sai lầm.
Từ đó, chính trị gia Medvedev khẳng định rằng bất cứ nhà lãnh đạo chính trị nào mà cố thay đổi tiến trình phát triển của Nga từ sau ngày 24/2/2022 sẽ bị coi là kẻ phản bội./.
https://vov.vn/the-gioi/ong-medvedev-tuyen-bo-nuoc-nga-gio-hoan-toan-khac-so-voi-truoc-xung-dot-post1024370.vov
5. Nga cấm nhà báo từ các quốc gia 'không thân thiện' tham gia diễn đàn kinh tế St. Petersburg
Bình luậnThe Associated Press • 04/06/23 Một loạt các nhà báo từ Mỹ, Canada, châu Âu, Úc không đủ điều kiện tham gia Diễn đàn Kinh tế Quốc tế St. Petersburg, một sự kiện vốn thu hút được nhiều sự quan tâm của thế giới diễn ra tại Nga.
Người phát ngôn của Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ 7 (03/06) cho biết, các nhà báo từ các quốc gia bị Nga coi là không thân thiện đã bị cấm tác nghiệp tại diễn đàn kinh tế năm nay ở St. Petersburg, một trong những sự kiện quan trọng thu hút sự quan tâm.
Động thái này nhấn mạnh sự thù địch ngày càng gia tăng giữa Nga và các quốc gia đã áp đặt các biện pháp trừng phạt liên quan đến cuộc chiến ở Ukraine hoặc đã chỉ trích Moscow.
Diễn đàn Kinh tế Quốc tế St. Petersburg từ ngày 14 đến ngày 17 tháng 6 trong nhiều thập kỷ đã là công cụ để Nga quảng cáo cho sự phát triển và tìm kiếm các nhà đầu tư. Sự xuất hiện của ông Putin tại diễn đàn rất nổi bật và ông thường tận dụng cơ hội này để tổ chức các cuộc thảo luận bàn tròn với các hãng tin quốc tế.
“Vâng, thực sự là như vậy. Chúng tôi đã quyết định không cho phép các phương tiện truyền thông từ các quốc gia không thân thiện tham gia SPIEF lần này", người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov được trích dẫn khi nói với hãng thông tấn nhà nước Tass.
Nga chính thức chỉ định nhiều quốc gia bao gồm Mỹ, Canada, các thành viên Liên minh châu Âu và Úc là "không thân thiện" liên quan đến các lệnh trừng phạt được áp đặt trong cuộc xung đột ở Ukraine.
Người phát ngôn của Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ 7 (03/06) cho biết, các nhà báo từ các quốc gia bị Nga coi là không thân thiện đã bị cấm tác nghiệp tại diễn đàn kinh tế năm nay ở St. Petersburg, một trong những sự kiện quan trọng thu hút sự quan tâm.
Động thái này nhấn mạnh sự thù địch ngày càng gia tăng giữa Nga và các quốc gia đã áp đặt các biện pháp trừng phạt liên quan đến cuộc chiến ở Ukraine hoặc đã chỉ trích Moscow.
Diễn đàn Kinh tế Quốc tế St. Petersburg từ ngày 14 đến ngày 17 tháng 6 trong nhiều thập kỷ đã là công cụ để Nga quảng cáo cho sự phát triển và tìm kiếm các nhà đầu tư. Sự xuất hiện của ông Putin tại diễn đàn rất nổi bật và ông thường tận dụng cơ hội này để tổ chức các cuộc thảo luận bàn tròn với các hãng tin quốc tế.
“Vâng, thực sự là như vậy. Chúng tôi đã quyết định không cho phép các phương tiện truyền thông từ các quốc gia không thân thiện tham gia SPIEF lần này", người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov được trích dẫn khi nói với hãng thông tấn nhà nước Tass.
Nga chính thức chỉ định nhiều quốc gia bao gồm Mỹ, Canada, các thành viên Liên minh châu Âu và Úc là "không thân thiện" liên quan đến các lệnh trừng phạt được áp đặt trong cuộc xung đột ở Ukraine.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét