Ngày Đồng Đô La Mỹ mất vị thế thống trị đang đến gần
Tối 31/5 năm 2023, Hạ viện Mỹ do Đảng cộng hòa kiểm soát đã thông qua dự luật nâng trần nợ công và ngân sách mới cho chính phủ liên bang. Nó đã kết thúc cuộc khủng nợ công của Mỹ.
Tuy nhiên, những biện pháp này sẽ không thể giải quyết được cốt lõi của vấn đề. Trong một thời gian dài, Hoa Kỳ đã lạm dụng sự thống trị của đồng đô la và bù đắp thâm hụt ngân sách liên bang bằng cách vay nợ liên tục. Giờ đây, cả thế giới phải gánh chịu hậu quả và trả giá cho cuộc khủng hoảng do chính Mỹ tạo ra.
Hành động bá quyền của Mỹ đã làm xói mòn uy tính của đồng đô la. Đồng hồ cập nhật nợ công của Mỹ là dấu hiệu cảnh báo cho toàn thế giới về cuộc khủng hoảng liên quan đến đồng đô la có thể xảy ra bất kỳ lúc nào.
Hoa Kỳ áp đặt trần nợ công để giới hạn chi tiêu và sử dụng kỷ luật tài chính để đảm bảo chính phủ có thể trả nợ. Tuy nhiên, sự khác biệt quan điểm giữa 2 đảng về trần nợ công, đã khiến họ sử dụng trần nợ như là công cụ chính trị để đấu đá lẫn nhau. Cả 2 đảng đều có những thứ họ cần và trần nợ công như là công cụ để đạt được sự thỏa hiệp. Chính vì vậy, vấn đề trần nợ công chắc chắn sẽ tiếp diễn và 2 đảng sẽ sử dụng nó để đạt mục tiêu chính trị của mình.
Trong vài thập kỷ qua, nợ công cao đã trở thành một đều bình thường của nền kinh tế Mỹ. Trong thời kỳ suy thoái, chính phủ Mỹ bắt đầu ‘nghiện’ việc thâm hụt ngân sách (chi tiền) và nới lỏng chính sách tiền tệ. Trong thời kỳ tăng trưởng, chính phủ tìm cách chi nhiều hơn để giành được nhiều lá phiếu hơn trong các cuộc bầu cử. Họ thường từ chối thúc đẩy cải cách cấu trúc bền vững nền kinh tế trong dài hạn.
Hiện mức nợ công của Mỹ là hơn 120% GDP. Theo dự báo của Văn phòng ngân sách quốc hội Mỹ, đến năm 2052, tỷ trọng nợ công của Mỹ so với GDP sẽ lên tới 185%. Thâm hụt ngân sách 2022 đã tăng lên 22% so với tổng chi tiêu.
Nguyên nhân trực tiếp của nợ công tăng có liên quan đến quá trình bầu cử. Để giành được cử tri, các chính trị gia có xu hướng lấy lòng cử tri. Họ cũng hình thành thói quen vay tiền từ bên ngoài để tài trợ chiến tranh, cắt giảm thuế và các lời hứa khác nhau trong chiến dịch tranh cử.
Thâm hụt ngân sách tích lũy dẫn đến nợ công tăng nhanh. Như tờ New York Times lưu ý, khoản nợ ngày càng tăng của Hoa Kỳ là “kết quả của các quyết định của cả Đảng cộng hòa và Đảng dân chủ”.
Nợ công tăng liên quan trực tiếp đến mở rộng hoạt động quân sự của Mỹ khắp thế giới. Nợ của Mỹ hiện tại gấp 6 lần so với đầu thế kỷ 21. Lầu Năm Góc ước tính, chi phí trực tiếp cho các cuộc chiến của Mỹ ở Iraq, Syria và Afghanistan vượt quá 1,6 nghìn tỷ đô la. Nếu bao gồm các chi phí như hỗ trợ cựu chiến binh và trả lãi cho các khoản vay, thì chi phí cho cuộc chiến do Mỹ lãnh đạo, dưới khẩu hiệu “chống khủng bố” sau vụ tấn công ngày 11 tháng 9 năm 2001, lên tới 6 nghìn tỷ đô la.
Nợ công tăng còn gắn liền với đặc quyền quốc tế không giới hạn của đô la Mỹ. Trong một thời gian dài, vị thế của đồng đô la với tư cách là một loại tiền tệ toàn cầu đã mang lại cho Hoa Kỳ quyền giao dịch và vay bằng đô la với lãi suất được trợ cấp.
Năm 1971, Mỹ tuyên bố tách đồng đô la ra khỏi vàng. Sau khi “tách rời” khỏi tiêu chuẩn vàng, việc phát hành tiền tệ của Hoa Kỳ đã tăng tốc phi mã, và điều này đã mở ra một “chiếc hộp Pandora” liên quan đến nợ quốc gia của Mỹ, khiến nó tăng lên nhanh chóng.
Eswar Prasad, giáo sư tại Trường Dyson của Đại học Cornell, đã viết trong cuốn sách “The Dollar Trap” rằng, “bằng cách sử dụng sự thống trị của đồng đô la, Mỹ có thể “tận hưởng sự xa hoa trong khi các quốc gia khác phải trả giá cho nó”.
Nỗi ám ảnh của Hoa Kỳ về quyền bá chủ của đồng đô la đã có một phản ứng dữ dội. Theo Bộ tài chính Mỹ, trong tháng 1 năm 2023, ít nhất 16 quốc gia trên thế giới đã bán trái phiếu chính phủ Mỹ.
Xu hướng này phản ánh nhận thức ngày càng tăng của thế giới về sự không bền vững trong mô hình kinh tế nợ của Hoa Kỳ và sự ‘bấp bênh’ của việc nắm giữ đồng đô la như là tài sản. Các nhà phân tích lưu ý, do Fed tăng mạnh lãi suất, chi phí lãi vay đối với các khoản nợ liên bang của Mỹ tăng lên đáng kể, đây là lý do khiến thâm hụt ngân sách của nước này có thể còn tăng cao hơn nữa trong tương lai.
Để bù đắp tác động tiêu cực của việc đồng đô la chiếm ưu thế mạnh mẽ, ngày càng có nhiều quốc gia nghĩ đến việc ‘phi đô la hóa’ và cải cách hệ thống tiền tệ quốc tế.
Theo IMF, tính đến quý 4 năm 2022, tỷ lệ đồng đô la trong dự trữ ngoại hối của các ngân hàng trung ương trên thế giới đã giảm xuống 58,36%, mức thấp nhất kể từ khi bắt đầu ghi dữ liệu vào năm 1995.
Argentina công bố quyết định sử dụng đồng Nhân Dân Tệ để thanh toán hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc và tổng thống Brazil Luiz Inacio Lula da Silva công khai kêu gọi BRICS chuyển sang sử dụng đồng tiền của họ trong các các thanh toán của khối.
Các quốc gia ASEAN cũng đã bắt đầu thảo luận về việc chuyển đổi sang đồng nội tệ trong thương mại giữa các nước trong khối. Các loại tiền tệ thanh toán thay thế khác ngoài đồng đô la đang được thực hiện.
Theo Filippo Gori, nhà kinh tế tại Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế, cuộc khủng hoảng nợ nghiêm trọng ở Mỹ có thể khiến hầu hết các quốc gia trên thế giới ngừng tin tưởng vào đồng USD. Những điều này sẽ đẩy nhanh sự suy tàn quyền bá chủ của Mỹ và kết thúc bằng một thất bại tan nát của Mỹ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét