Chủ Nhật, 11 tháng 6, 2023

Liệu Phạm Bá Hiền cũng sẽ lại là Út Trọc, Vũ Nhôm?

Trong một bình luận khi sự kiện ông Hiền mới phát sinh cách đây ít hôm, tôi đã đoán ông Hiền sẽ lên chức rất to, thậm chí có thể vào Bộ Chính trị và làm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, vì với chức Thiếu tướng hiện nay, tiếp theo ông chỉ cần qua chức Thứ trưởng là lên Bộ trưởng và đương nhiên vào Bộ Chính trị. Chính vì đánh hơi được việc này nên không ai dám kỷ luật ông Hiền và ngay khi ông lên tướng, cả bộ sâu lãnh đạo Hà Tĩnh lập tức tổ chức đón rước trọng thể, và thỏ thẻ mong ông Hiền… “tiếp tục theo dõi, dành nhiều tình cảm và luôn đồng hành cùng quê hương Hà Tĩnh, đặc biệt là trên lĩnh vực quân sự, quốc phòng địa phương” đúng như phân tích trong bài dưới. Tôi rất mong dư luận đăng nhiều bài về ông tướng này để gây sức ép với Trung ương, buộc Trung ương phải xử lý ông ta. Lò bác Cả khiếp sợ Lê Thanh Hải, Hoàng Trung Hải, Nguyễn Tấn Dũng... thì dễ hiểu, nhưng đến cấp ông Hiền nếu cũng sợ thì chắc chắn là lò đểu. Nếu lò sợ ông Hiền thì người dân sẽ nghĩ ngay đến một khả năng kinh hoàng là ông Hiền chính là cán bộ, tình báo Trung Quốc được cài vào quân đội ta để quy hoạch làm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trong tương lai.
Liệu Phạm Bá Hiền cũng sẽ lại là Út Trọc, Vũ Nhôm?
Blog VOA Trân Văn 11-6-2023 
Kỷ luật Ủy viên Bộ Chính trị này, Ủy viên BCH TƯ đảng kia, tống giam Bí thư nọ, phạt tù Chủ tịch một số tỉnh,… đã cũng như đang được trưng bày để giới thiệu sự “quyết liệt” trong phòng chống tham nhũng. Tuy nhiên việc trao cho ông Phạm Bá Hiền hàm Thiếu tướng hay việc ông thản nhiên phô bày sự giàu có bất minh của gia đình ông qua tổ chức “vinh quy bái tổ” trong bối cảnh các hệ thống rất… “quyết liệt”, chứng tỏ “quyết liệt” chỉ dược dùng như… trang sức.


1. Đang có… “ba” ông Phạm Bá Hiền khuấy động dư luận.

Ông Phạm Bá Hiền thứ nhất, 51 tuổi, quê quán ở xã Mai Phụ, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh là Tư lệnh Binh đoàn 16 vừa được phong Thiếu tướng sau khi “từng đảm nhiệm nhiều cương vị chỉ huy, quản lý, trong quá trình công tác được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng 3, Bằng khen của chính phủ, Bộ Quốc phòng và danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn quân, Chiến sĩ thi đua toàn quốc cùng nhiều phần thưởng cao quý của đảng, nhà nước” (1). Ông Hiền này được lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh Hà Tĩnh khẳng định là… “niềm vinh dự, tự hào của quê hương Hà Tĩnh”, đồng thời bày tỏ mong muốn ông mong “tiếp tục theo dõi, dành nhiều tình cảm và luôn đồng hành cùng quê hương Hà Tĩnh, đặc biệt là trên lĩnh vực quân sự, quốc phòng địa phương” (2).

Ông Phạm Bá Hiền thứ hai là người mà theo công chúng, vừa tổ chức ăn mừng việc được phong tướng tại “lâu đài” tọa lạc tại xã Mai Phụ, huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh do gia đình ông sở hữu (3). Cũng theo công chúng, ông Phạm Bá Hiền thứ hai này còn là nhân vật “khuyết danh” mà tờ Bảo Vệ Pháp Luật (BVPL – cơ quan ngôn luận của Viện Kiểm sát Tối cao) từng đề cập hồi tháng 5/2018. Theo đó, dựa trên khiếu nại, tố cáo của dân chúng địa phương, tờ BVPL đã điều tra và xác định: Đúng là chính quyền các cấp từ xã, huyện đến tỉnh đã làm ngơ cho một cụ bà 78 tuổi, “thỉnh thoảng đạp xe mang rau ra chợ bán” thâu tóm đất nông nghiệp, tự tiện chuyển đổi thành thổ cư rồi xây “lâu đài”. Cụ bà này có một ông con trai là “đại tá ở Binh đoàn 16” (4).

Chưa rõ vì sao vào thời điểm đó, tờ BVPL không nêu tên ông con trai của cụ bà vừa đề cập. Tờ báo này chỉ dẫn lời các viên chức địa phương, phân bua với công chúng rằng, sở dĩ phải làm ngơ trước chuyện tùy tiện chuyển đổi đất nông nghiệp thành thổ cư, xây dựng “lâu đài” dù phía vi phạm không hề có bất cứ loại giấy phép nào là vì: “Đã đủ cơ sở làm được ngôi nhà hàng trăm tỷ như thế thì biết tiềm lực tầm cỡ như thế nào rồi. Không lập biên bản đình chỉ khi biết việc sai phạm là vì không ai dám ký vào biên bản sai phạm đó”. 

Các viên chức địa phương còn kể thêm, giống như gửi gắm thắc mắc về ông “đại tá ở Binh đoàn 16” như thế này: Trước đó, anh này vẫn làm buôn bán, thị trường vải trong Sài Gòn sau mới sáp nhập vào công ty của Bộ Quốc Phòng. Khi sáp nhập thì bắt đầu anh này mới nhảy sang quân đội. Tiền để làm những căn nhà này thì bình thường, trong Sài Gòn còn rất nhiều nhà như ở đây”. Kể như thế nhưng không viên chức địa phương nào dám nhắc đến tên “anh”!

Giữa trận bão dư luận liên quan đến ông tướng – Tư lệnh Binh đoàn 16, công chúng nhắc đến tên ông Phạm Bá Hiền thứ ba (5) và những chuyện đã xảy ra cách nay hơn 20 năm. Bởi chuyện đã xảy ra hơn 20 năm nên website của nhiều cơ quan truyền thông chính thức không còn lưu giữ thông tin về sự kiện liên quan đến ông Phạm Bá Hiền thứ ba, may mắn là VnExpress – tờ báo điện tử thường tóm lược, dẫn lại tin tức từ các cơ quan truyền thông chính thức tại Việt Nam – vẫn chưa xóa kho dữ liệu của họ trên Internet thành ra có thể dùng link được đặt bên dưới bài viết này để tự phác chân dung ông Phạm Bá Hiền thứ ba qua tin, bài mà nhiều tờ báo như Thanh Niên, Người Lao Động,… từng đề cập vào giai đoạn đó (6)…

Từ thập niên 1990 đến thập niên 2000, Bộ Quốc phòng sở hữu một doanh nghiệp tên là Công ty Thăng Long. Ngoài trụ sở chính tại Hà Nội, Công ty Thăng Long còn có bốn chi nhánh, trong đó có Chi nhánh 3 đặt tại TP.HCM. Đứng đầu Chi nhánh 3 là ông Phạm Bá Hiền cũng sinh năm 1972 như ông Phạm Bá Hiền thứ nhất. Theo báo giới thì tất cả các chi nhánh của Công ty Thăng Long đều vi phạm pháp luật nhưng “Chi nhánh 3 là chi nhánh có lối làm ăn liều lĩnh nhất” (7). Tiếng là chi nhánh nhưng Chi nhánh 3 hoàn toàn độc lập với Công ty Thăng Long, chính xác là Chi nhánh 3 mua danh nghĩa của Công ty Thăng Long nhập vải về bán lại cho các ông trùm vải ở TP.HCM, ngoài vải, Chi nhánh 3 còn nhập cả hàng điện máy.

Để “tối đa hóa lợi nhuận”, ông Phạm Bá Hiền thứ ba vừa “móc nối với thương nhân nước ngoài” làm giả chứng từ để trốn các loại thuế, vừa tự làm giả chứng từ và khi khám xét phòng làm việc của ông Phạm Bá Hiền thứ ba, Quản lý thị trường TP.HCM đã thu giữ một mớ con dấu của Nam Hàn, Đài Loan,… Chỉ trong vòng một năm từ tháng 7/2001 đến tháng 7/2002, Chi nhánh 3 bị Hải quan TP.HCM xử phạt vi phạm hành chính… chín lần vì vi phạm thủ tục hải quan. Thậm chí, khi hàng hóa bị niêm phong để điều tra, Chi nhánh 3 còn tổ chức tẩu tán tang vật (thay đổi chủng loại hàng hóa, rút bớt số lượng). Vào thời điểm đó, báo chí đã từng thắc mắc, tại sao không khởi tố để điều tra khi hoạt động gian lận thương mại diễn ra thường xuyên như vậy?

Tháng 8/2002, báo chí Việt Nam loan báo, Cơ quan Điều tra hình sự của Quân khu Thủ đô đã khởi tố vụ án “trốn thuế” xảy ra tại Chi nhánh 3 Công ty Thăng Long, ông Phạm Bá Hiền thứ ba đã được xác định là bị can trong vụ án này và đã bị khởi tố vì là chủ mưu trong vụ trốn khoản thuế nhập khẩu của 1.180.000 mét vải, hàng trăm ngàn tấn sợi. Chưa kể còn sửa tờ khai xuất xứ hàng hóa (C/O), dùng giấy tờ và con dấu giả, nhập thừa 310.000 m vải, 4.100 kg vải vụn. Tổng trị giá hàng hóa sai phạm được ước tính là 560.000 Mỹ kim (8)… nhưng vụ án xảy ra tại Chi nhánh 3 của Công ty Thăng Long vốn từng là một trong những “sự kiện nóng” về gian lận thương mại, về quân đội làm kinh tế trên hệ thống truyền thông chính thức tại Việt Nam hồi 2002 cũng chỉ tới đó rồi… thôi!

***

Theo công chúng, cả ba ông Phạm Bá Hiền là… một, thậm chí một số người còn khẳng định, ông Phạm Bá Hiền thoát nạn vì được Bộ Quốc phòng bảo lãnh, rồi ông Hiền lập công ty riêng, rồi công ty riêng của ông sáp nhập với Binh đoàn 16 (tuy là đơn vị quân đội nhưng còn có tên giao dịch thương mại là Tổng Công ty 16) và vì vậy ông được phong cấp bậc thượng tá (9),… Tuy nhiên đó chỉ là dư luận, ngay cả khi lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh vừa chính thức thừa nhận, ông Phạm Bá Hiền thứ nhất và ông Phạm Bá Hiền thứ hai là… một và cảm thấy “buồn vì việc của cá nhân lại ảnh hưởng đến tỉnh, sự việc bị đẩy lên quá mức” (10) thì chuyện càng không thể ngừng ở đó. Đó không phải “việc của cá nhân” và sự chỉ trích của công chúng dẫu dữ dội cũng chưa đến… “mức” lẽ ra phải đạt đến. Trường hợp của Thiếu tướng Phạm Bá Hiền – Tư lệnh Binh đoàn 16 chỉ là ví dụ cho thấy, công cuộc “phòng chống tham nhũng” tại Việt Nam nếu chỉ “quyết” như đang thấy chỉ làm hệ thống chính trị, hệ thống công quyền từ trên xuốt dưới… “liệt” và sau đó tới lượt xứ sở sẽ… “liệt”

2. 
Liệu Phạm Bá Hiền cũng sẽ lại là Út Trọc, Vũ Nhôm?

Thiếu tướng Phạm Bá Hiền quê ở xã Mai Phụ, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh có nhiều điểm tương đồng với ông Phạm Bá Hiền thứ ba – cùng sinh năm 1972, cùng buôn vải ở Sài Gòn, cùng… có “quan hệ thương mại” với một đơn vị do quân đội thành lập…

Việc “một lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh” thừa nhận ông Phạm Bá Hiền thứ nhất cũng là ông Phạm Bá Hiền thứ hai (1) chính là sự thừa nhận những tuyên bố của hệ thống chính trị, hệ thống công quyền tại Việt Nam về sự “quyết liệt” trong phòng chống tham nhũng chỉ đơn thuần là “quyết” làm cho… “liệt”.

Bởi các hệ thống “quyết” làm cho… “liệt” nên mới có chuyện từ tỉnh đến huyện, xã nhất trí lờ đi việc thâu tóm đất đai, xây dựng lâu đài không phép ở xã Mai Phụ, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh, thậm chí còn công khai thú nhận với báo giới: “Không lập biên bản đình chỉ khi biết việc sai phạm là vì không ai dám ký vào biên bản sai phạm đó” (2).

Bởi hiểu các hệ thống “quyết” làm cho… “liệt” nên dù biết rất rõ lai lịch của ông Hiền – một người chỉ buôn vải ở Sài Gòn, do doanh nghiệp của ông ta sáp nhập với doanh nghiệp của Bộ Quốc phòng mà trở thành sĩ quan quân đội rồi trở thành… tướng nhưng bởi ông Hiền đang… lên nên lãnh đạo Hà Tĩnh mới tổ chức đón rước trọng thể, mới thỏ thẻ mong ông Hiền… “tiếp tục theo dõi, dành nhiều tình cảm và luôn đồng hành cùng quê hương Hà Tĩnh, đặc biệt là trên lĩnh vực quân sự, quốc phòng địa phương” (3).

Không chỉ hệ thống chính trị, hệ thống công quyền từ xã huyện đến tỉnh xem sự ngang ngược khi thâu tóm đất, xây dựng lâu đài của gia đình ông Hiền là bình thường, xem sự giàu có bất thường của gia đình ông Hiền là bình thường, xem con đường trở thành Thiếu tướng, Tư lệnh một binh đoàn của Quân đội nhân dân Việt Nam là đương nhiên mà ở thượng tầng cũng vậy. Không như vậy, giới lãnh đạo toàn quân không dọn đường để cất nhắc đồng chí Phạm Bá Hiền.

Thiếu tướng Phạm Bá Hiền quê ở xã Mai Phụ, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh có nhiều điểm tương đồng với ông Phạm Bá Hiền thứ ba – cùng sinh năm 1972, cùng buôn vải ở Sài Gòn, cùng… có “quan hệ thương mại” với một đơn vị do quân đội thành lập để “làm kinh tế”, hết sức “liều lĩnh” nên cùng vi phạm pháp luật (một ông dính líu đến tự tiện chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp, xây dựng lâu đài trái phép, một ông liên tục giả mạo giấy tờ để gian lận thương mại tới mức phải khởi tố [4]).

Thiếu tướng Phạm Bá Hiền – Tư lệnh Binh đoàn 16 và ông Phạm Bá Hiền – Phó Giám đốc Chi nhánh 3 của Công ty Thăng Long có phải là một chăng? Nếu phòng chống tham nhũng thật sự quyết liệt chứ không phải “quyết” làm cho… “liệt” thì các hệ thống đã phải vào cuộc để xác định thực – hư và công bố sớm để bảo vệ “niềm tin” của dân chúng, để làm rõ việc một “anh buôn vải ở Sài Gòn”, trở thành sĩ quan quân đội do doanh nghiệp sáp nhập với “đơn vị quân đội làm kinh tế” và gửi đi “đào tạo cơ bản qua các trường: Học viện Lục quân, Học viện Quốc phòng, Học viện Chính trị Hành chính Khu vực II,…” rồi phong tướng có phải là sắp đặt không? Những… “Huân chương Lao động hạng Ba, Bằng khen của chính phủ, Bộ Quốc phòng, danh hiệu ‘Chiến sĩ thi đua toàn quân’, ‘Chiến sĩ thi đua toàn quốc’ cùng nhiều phần thưởng cao quý của đảng, nhà nước” đã trao cho Đại tá Phạm Bá Hiền quan trọng hơn việc xem xét vì đồng chí đại tá giàu có bất minh và tai tiếng đến mức như vậy?

Làm sao có thể xem là “quyết liệt” phòng chống tham nhũng khi giới lãnh đạo toàn quân thản nhiên gạt bỏ tất cả những yếu tố lẽ ra phải xem là chính yếu để đề nghị chính phủ, quốc hội, nhà nước phong tướng cho một người có rất nhiều dấu hiệu đáng ngờ về mức độ trong sạch như đồng chí Đại tá Phạm Bá Hiền?

Chính phủ, quốc hội, nhà nước đã cũng như đang vận hành, giám sát thế nào mà giới lãnh đạo toàn quân dám qua mặt như thế? Về logic, giới lãnh đạo toàn quân chỉ có thể liều lĩnh như thế khi chính họ tin rằng “quyết liệt” chỉ là “quyết” làm cho… “liệt”. Sự… “quyết liệt” đã trưng bày khi xử lý những scandal như Đinh Ngọc Hệ (Út Trọc), Phan Văn Anh Vũ (Vũ Nhôm) không phải là quyết liệt theo đúng ngữ nghĩa của hai từ này. Sự “quyết liệt” đó chỉ có tác dụng khiến những cá nhân cảm thấy… trống lưng chùn tay, bất động làm cả hệ thống chính trị, hệ thống công quyền tê liệt, kinh tế – xã hội hỗn loạn tới mức giới lãnh đạo các hệ thống phải vận động “dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm”.

Kỷ luật Ủy viên Bộ Chính trị này, Ủy viên BCH TƯ đảng kia, tống giam Bí thư nọ, phạt tù Chủ tịch một số tỉnh,… đã cũng như đang được trưng bày để giới thiệu sự “quyết liệt” trong phòng chống tham nhũng. Tuy nhiên việc trao cho ông Phạm Bá Hiền hàm Thiếu tướng hay việc ông thản nhiên phô bày sự giàu có bất minh của gia đình ông qua tổ chức “vinh quy bái tổ” trong bối cảnh các hệ thống rất… “quyết liệt”, chứng tỏ “quyết liệt” chỉ dược dùng như… trang sức. Đâu phải tự nhiên mà thay vì “quyết liệt đấu tranh với những biểu hiện sai trái”, giới lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh lại hoan hỉ chia vui với “bạn” Hiền dù biết rõ “bạn” thế nào. Ông Hiền không phải là trường hợp cá biệt mà chỉ là ví dụ mới nhất.

***

Tháng trước, Ban Nội chính của BCH TƯ đảng khóa 13 tổ chức họp báo để “thông báo về kết quả cuộc họp Thường trực của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng – chống tham nhũng, tiêu cực” (5). Người ta phát giác ông Nguyễn Văn Yên – một trong hai Phó Ban Nội chính mang đồng hồ hiệu Patek Philippe model World Time Mecca. Giá bán chiếc đồng hồ mà ông Yên sử dụng khoảng 260.000 Mỹ kim (6), nếu quy ra đồng Việt Nam thì chừng sáu… tỷ!

Sau khi phát giác vừa kể lan rộng trên mạng xã hội và bùng lên thành scandal (7), thay vì được thấy hệ thống chính trị, hệ thống công quyền – vốn không ngừng quảng cáo là đang… “phòng, chống tham nhũng một cách đồng bộ, quyết liệt” hành động… “kịp thời” hoặc ít ra, cũng hứa sẽ làm gì đó trước biểu hiện về sinh hoạt xa hoa đến mức khó tưởng của ông Yên để thêm một lần nữa… “khẳng định quyết tâm rất cao của đảng, nhà nước ta trong cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực” thì thiên hạ chỉ thấy các cơ quan truyền thông chính thức như Thanh Niên, VnExpress,… hoặc do thiếu kiến thức về xa xỉ phẩm, hoặc do… “thiếu cảnh giác cách mạng” khi lựa chọn hình ảnh, khiến ông Yên nói riêng và đảng nói chung bị… “xuyên tạc, bôi nhọ”, vội vàng cắt cụt cánh tay ông Yên mang đồng hồ trên tấm ảnh họ lỡ chọn đăng (8).

Ông Nguyễn Văn Yên vốn là Vụ trưởng Vụ Theo dõi xử lý các vụ án, vụ việc của Ban Nội chính BCH TƯ đảng. Ban Nội chính của BCH TƯ đảng là “cơ quan tham mưu, giúp việc cho BCH TƯ đảng và thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư về chủ trương và các chính sách lớn thuộc lĩnh vực nội chính, phòng – chống tham nhũng, cải cách tư pháp, đồng thời là cơ quan chuyên về công tác nội chính của đảng, cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và Ban chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương”. Đầu năm ngoái (1/2022), ông Yên được Ban Bí thư lựa chọn và bổ nhiệm làm Phó Ban Nội chính. Vào thời điểm đó, ông Phan Đình Trạc – vừa là Ủy viên Bộ Chính trị, vừa là thành viên Ban Bí thư – khẳng định, việc lựa chọn, bổ nhiệm ông Yên là “sự ghi nhận quá trình phấn đấu, rèn luyện lâu dài của ông Yên” (9).

Ai cũng biết, nếu thanh liêm, chẳng viên chức nào có thể dư giả tới mức không cần đắn đo về giá để sắm đồng hồ như vậy, song chuyện đó không quan trọng bằng việc lãnh đạo cơ quan chuyên trách “phòng, chống tham nhũng, tiêu cực” thản nhiên phô bày sự giàu có của ông ta trong sinh hoạt thường nhật. Tình huống này chỉ có thể xảy ra khi Tổng Bí thư, các thành viên trong Bộ Chính trị, các thành viên trong Ban Bí thư, các thành viên trong BCH TƯ đảng, các thành viên trong Ban Nội chính của BCH TƯ đảng cùng xem điều đó là bình thường. Khi giàu có bất thường được xem là đương nhiên thì chuyện điều tra người này, kỷ luật người kia, tống giam người nọ vì tham nhũng, tiêu cực làm sao có thể xem là… “quyết liệt”? Vẫn là “quyết liệt” nếu những người như ông Nguyễn Văn Yên sẽ điều tra những người như Thiếu tướng Phạm Bá Hiền và các “đối tượng có liên quan”?

“Quyết liệt” nhưng vẫn từ chối công bố tờ khai tài sản của các viên chức trong diện mà luật buộc phải kê khai để dân chúng giám sát, góp ý,… “quyết liệt” nhưng vô hiệu hóa tất cả những nỗ lực đề nghị hình sự hóa việc giàu có bất minh, tịch thu sung công tài sản của những viên chức không thể giải trình hợp lý về nguồn gốc tài sản,… vừa “quyết liệt phòng chống tham nhũng”, vừa truy tìm và xử lý hình sự những cá nhân tố giác sự xa hoa bất thường của các viên chức...........…, “quyết liệt” kiểu đó có khác gì dùng “quyết liệt” như bùa chú, một mặt, “quyết” làm cho các viên chức không cùng phe nhóm… “liệt”, mặt khác làm cho kinh tế – xã hội… “liệt” cả về hoạt động lẫn ý chí để tương lai xứ sở này, vận mệnh dân tộc này cho những cá nhân như ông Hiền, ông Yên và những kẻ “đồng hội, đồng thuyền” cùng… “quyết”!

Chú thích

(1) https://xaydungchinhsach.chinhphu.vn/chi-dinh-bi-thu-dang-uy-co-quan-trung-uong-thang-quan-ham-thieu-tuong-tu-lenh-binh-doan-119230512195111198.htm

(2) https://baohatinh.vn/luc-luong-vu-trang/lanh-dao-ha-tinh-chuc-mung-thieu-tuong-pham-ba-hien/249444.htm

(3) https://www.facebook.com/quocquan.tran.7906932/posts/pfbid031YHcMuAWV7SUhDFZuj9syGMiJzCHt9NxehsTNzemb3nsJ2E5YMticyZMBbGbW6rql

(4) https://baovephapluat.vn/phap-luat-ban-doc/dieu-tra-theo-don-thu/cu-ba-78-tuoi-thinh-thoang-ra-cho-ban-rau-xay-biet-thu-khung-52840.html

(5) https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=pfbid02cKQ7fdf8jyzmsvJvcsuE5wGyDSiDfjUf6MovaLiY69BwSj3kycSy3ZBdUJJEwnSVl&id=100009457401127

(6) https://vnexpress.net/topic/gian-lan-thuong-mai-tai-cong-ty-thang-long-12895

(7) https://vnexpress.net/gian-lan-thuong-mai-o-thang-long-da-xay-ra-nhieu-lan-2056419.html

(8) https://vnexpress.net/khoi-to-vu-tron-thue-tai-cong-ty-thang-long-2022845.html

(9) https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=pfbid025XABx2rSArxEkfGLTECqxsmW7nGUaeJFK55zg4RLAD8c6njx47iZvsw7hm4Qtb6nl&id=100080144007795

(10) https://tienphong.vn/lanh-dao-tinh-ha-tinh-noi-gi-ve-bua-tiec-vinh-quy-bai-to-cua-thieu-tuong-pham-ba-hien-post1541249.tpo
(1) https://tienphong.vn/lanh-dao-tinh-ha-tinh-noi-gi-ve-bua-tiec-vinh-quy-bai-to-cua-thieu-tuong-pham-ba-hien-post1541249.tpo

(2) https://baovephapluat.vn/phap-luat-ban-doc/dieu-tra-theo-don-thu/cu-ba-78-tuoi-thinh-thoang-ra-cho-ban-rau-xay-biet-thu-khung-52840.html

(3) https://baohatinh.vn/luc-luong-vu-trang/lanh-dao-ha-tinh-chuc-mung-thieu-tuong-pham-ba-hien/249444.htm

(4) https://vnexpress.net/khoi-to-vu-tron-thue-tai-cong-ty-thang-long-2022845.html

(5) https://thanhnien.vn/pho-truong-ban-noi-chinh-tu-khong-co-chuyen-bat-duoc-ba-nguyen-thi-thanh-nhan-roi-giau-185230510174501541.htm

(6) https://www.chrono24.com/patekphilippe/patek-philippe-world-time-mecca–id20138658.htm

(7) https://www.facebook.com/photo/?fbid=643835531119791&set=p.643835531119791

(8) https://www.facebook.com/trung.lenghien/posts/pfbid023AXTK9Qf7Ke5ZMCm1PNJ6aTT1kCMXJ3HT6R3GoKTreYRJFfiWkaWUo3CSGQrAv7zl

(9) https://vnexpress.net/ban-noi-chinh-trung-uong-co-them-mot-pho-ban-4422308.html

(10) https://congthuong.vn/bo-mat-that-cua-doi-tuong-duong-van-thai-250542.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét