Fed đang hủy hoại nước Mỹ bằng kinh tế học Keynes
Jeffrey A. Tucker • 04/06/23 Kinh tế học Keynes được viện dẫn để Fed có thể né tránh trách nhiệm. Tệ hơn, các mô hình và lý thuyết sai lầm còn tạo ra các chính sách sai lầm. Liệu chúng ta có thể thoát khỏi những cơ chế Keynes lố bịch này không? Những thứ mà những người này học được ở trường cao học vào những năm 1970 không phải là những thứ có giá trị mãi mãi.1. Đường cong Phillips đáng sợ
Ông Ben Bernanke, người lãnh đạo Cục Dự trữ Liên bang Mỹ từ năm 2006 đến 2014, đã đồng tác giả của một bài nghiên cứu với ông Olivier Blanchard tới từ Viện Kinh tế Quốc tế Peterson. Nghiên cứu được thực hiện nhằm tìm cách giải thích mức lạm phát cao tại Mỹ, thứ đã làm giảm ít nhất 15 xu giá trị của 1 đồng USD vào năm 2020.
Đối với tôi, nghiên cứu này là một chuyến du hành ngược thời gian trở lại thời điểm kinh tế học Keynes đang thống trị. Tôi khi đó là một sinh viên đại học, và sách giáo khoa đơn giản là một thứ khủng khiếp. Nhưng có một thế hệ các nhà kinh tế vẫn rao giảng điều vô nghĩa này. Lý thuyết tồi tệ đó đã giúp Fed giũ bỏ trách nhiệm trong khi đổ lỗi cho các yếu tố cung ứng và lao động.
Thật vậy, bài nghiên cứu hầu như không đề cập đến chính sách tiền tệ.
Tôi biết về bài nghiên cứu này nhờ một bản tóm tắt của nhà báo Greg Ip của The Wall Street Journal. Ông Greg Ip đã tóm tắt kết luận của nghiên cứu như sau: “Để lạm phát giảm dần, nền kinh tế phải hạ nhiệt, điều đó có nghĩa là một thị trường lao động yếu hơn”.
Bất cứ ai đã học kinh tế tại đại học từ khoảng năm 1950 đều biết chính xác đây là gì: đường cong Phillips đáng sợ, thứ đặt ra một loại mối quan hệ nghịch đảo và vĩnh cửu giữa thất nghiệp và lạm phát. Một cái đi lên, cái kia đi xuống. Muốn cái này cao thì phải làm cái kia thấp. Đó là một lý thuyết tàn bạo: Nó có nghĩa là cách duy nhất để giảm lạm phát là làm suy yếu thị trường lao động và tăng tỷ lệ thất nghiệp.
5. Hậu quả của các lý thuyết và mô hình tồi tệ
Điểm đáng lo ngại là nỗ lực né tránh trách nhiệm này dẫn đến một chính sách có chủ ý nhằm gây ra suy thoái như một phương thuốc giảm lạm phát. Đây là vấn đề với các lý thuyết tồi và mô hình tồi: Chúng dẫn đến những chính sách tàn bạo làm giảm chất lượng cuộc sống của chúng ta. Người Mỹ đã phải đối mặt với vấn đề này trong suốt thời gian diễn ra đại dịch với các mô hình rao giảng về việc phong tỏa và chia cắt người dân. Tất cả chúng đều hoàn toàn sai lầm, nhưng chúng đã kiểm soát người Mỹ trong trọn vẹn ba năm.
Các nhà kinh tế của Fed cũng gặp vấn đề tương tự. Họ đang bịa ra những lý thuyết kỳ quái về cuộc sống của con người để cho phép họ táy máy động tới nguồn thu nhập của người Mỹ trong khi né tránh các trách nhiệm đối với các sai lầm của chính họ. Điều này là nguy hiểm cho cuộc sống của người Mỹ.
Liệu chúng ta có thể thoát khỏi những cơ chế Keynes lố bịch này không? Những thứ mà những người này học được ở trường cao học vào những năm 1970 không phải là những thứ có giá trị mãi mãi.
Jeffrey A. Tucker
Tác giả Jeffrey A. Tucker là nhà sáng lập và Chủ tịch của Viện Brownstone, đồng thời là tác giả của hàng nghìn bài báo trên các tờ báo học thuật và phổ thông, cũng như tác giả của 10 cuốn sách viết bằng 5 thứ tiếng với cuốn sách gần đây nhất là “Liberty or Lockdown”. Ông cũng là biên tập viên của The Best of Mises. Ông viết các bài bình luận về kinh tế và nói chuyện về nhiều chủ đề như kinh tế, công nghệ, triết học xã hội và văn hóa.
Đối với tôi, nghiên cứu này là một chuyến du hành ngược thời gian trở lại thời điểm kinh tế học Keynes đang thống trị. Tôi khi đó là một sinh viên đại học, và sách giáo khoa đơn giản là một thứ khủng khiếp. Nhưng có một thế hệ các nhà kinh tế vẫn rao giảng điều vô nghĩa này. Lý thuyết tồi tệ đó đã giúp Fed giũ bỏ trách nhiệm trong khi đổ lỗi cho các yếu tố cung ứng và lao động.
Thật vậy, bài nghiên cứu hầu như không đề cập đến chính sách tiền tệ.
Tôi biết về bài nghiên cứu này nhờ một bản tóm tắt của nhà báo Greg Ip của The Wall Street Journal. Ông Greg Ip đã tóm tắt kết luận của nghiên cứu như sau: “Để lạm phát giảm dần, nền kinh tế phải hạ nhiệt, điều đó có nghĩa là một thị trường lao động yếu hơn”.
Bất cứ ai đã học kinh tế tại đại học từ khoảng năm 1950 đều biết chính xác đây là gì: đường cong Phillips đáng sợ, thứ đặt ra một loại mối quan hệ nghịch đảo và vĩnh cửu giữa thất nghiệp và lạm phát. Một cái đi lên, cái kia đi xuống. Muốn cái này cao thì phải làm cái kia thấp. Đó là một lý thuyết tàn bạo: Nó có nghĩa là cách duy nhất để giảm lạm phát là làm suy yếu thị trường lao động và tăng tỷ lệ thất nghiệp.
Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Jerome Powell (trái) và cựu Chủ tịch Ben Bernanke rời đi sau khi phát biểu tại Hội nghị Nghiên cứu Thomas Laubach về “các vấn đề chính trong chính sách tiền tệ và nền kinh tế” do Hội đồng Thống đốc Cục Dự trữ Liên bang tổ chức ngày 19/05/2023 tại Washington, DC, Mỹ. (Ảnh: Win McNamee/Getty Images)
2. Cách để né tránh trách nhiệm
Chuẩn đoán của họ về nguyên nhân của lạm phát là việc thị trường lao động đã trở nên quá “thắt chặt”. Bạn có thể nhận thấy rằng các nhà kinh tế học chuyên dùng các phép ẩn dụ để thay thế cho khoa học. Khi dùng từ "thắt chặt", họ thực sự có ý nói là tỷ lệ thất nghiệp thấp.
Tỷ lệ thất nghiệp truyền thống do Bộ Lao động Mỹ đưa ra bây giờ có ít ý nghĩa hơn nhiều so với trước đây. Nó không cho bạn biết gì về tiền lương. Nó không cho bạn biết gì về tỷ lệ tham gia lao động hoặc tỷ lệ dân số/người lao động. Nó không cho bạn biết về số lượng người có hai hoặc ba công việc. Tất cả những gì nó cho bạn biết là tỷ lệ phần trăm người lao động đang tìm việc có thể hoặc không thể tìm được việc làm bằng bất cứ giá nào. Tỷ lệ thất nghiệp hiện có vẻ rất thấp nhưng số liệu này không cho chúng ta biết được gì về sức khỏe kinh tế Mỹ.
Vì những lý do chính trị, chúng ta vẫn tiếp tục được nghe về tỷ lệ thất nghiệp thấp. Đó là cơ sở cho việc chính quyền Biden liên tục huênh hoang về thành tích kinh tế tuyệt vời của họ, ngay cả khi hầu hết người Mỹ hiện nay nghèo hơn nhiều so với ba năm trước và phải gánh những khoản nợ đắt đỏ.
Chuẩn đoán của họ về nguyên nhân của lạm phát là việc thị trường lao động đã trở nên quá “thắt chặt”. Bạn có thể nhận thấy rằng các nhà kinh tế học chuyên dùng các phép ẩn dụ để thay thế cho khoa học. Khi dùng từ "thắt chặt", họ thực sự có ý nói là tỷ lệ thất nghiệp thấp.
Tỷ lệ thất nghiệp truyền thống do Bộ Lao động Mỹ đưa ra bây giờ có ít ý nghĩa hơn nhiều so với trước đây. Nó không cho bạn biết gì về tiền lương. Nó không cho bạn biết gì về tỷ lệ tham gia lao động hoặc tỷ lệ dân số/người lao động. Nó không cho bạn biết về số lượng người có hai hoặc ba công việc. Tất cả những gì nó cho bạn biết là tỷ lệ phần trăm người lao động đang tìm việc có thể hoặc không thể tìm được việc làm bằng bất cứ giá nào. Tỷ lệ thất nghiệp hiện có vẻ rất thấp nhưng số liệu này không cho chúng ta biết được gì về sức khỏe kinh tế Mỹ.
Vì những lý do chính trị, chúng ta vẫn tiếp tục được nghe về tỷ lệ thất nghiệp thấp. Đó là cơ sở cho việc chính quyền Biden liên tục huênh hoang về thành tích kinh tế tuyệt vời của họ, ngay cả khi hầu hết người Mỹ hiện nay nghèo hơn nhiều so với ba năm trước và phải gánh những khoản nợ đắt đỏ.
Theo quan điểm của ông Bernanke, thị trường lao động vẫn còn thắt chặt và do đó đang gây ra lạm phát “lương kéo” [lạm phát do lương thúc đẩy]. Trong trường hợp này, tiền lương tăng lên và gây ra nhu cầu lớn hơn đối với hàng hóa và dịch vụ, và các doanh nghiệp tăng giá để trang trải chi phí. Điều này trở thành cơ chế tự củng cố đối với lạm phát.
Tất cả những điều này là đúng nếu bạn chấp nhận mô hình kinh tế học Keynes lỗi thời, thứ được gọi là ISLM. ISLM lần đầu tiên được đưa ra vào năm 1937 như một nỗ lực để hiểu những lời lan man của ông John Maynard Keynes. Trong mô hình, IS là viết tắt của “tiết kiệm - đầu tư” và LM là viết tắt của “sự ưa thích thanh khoản - cung tiền tệ”.
Đường cong Phillips là kết quả phát triển của cái nhìn nền tảng về các lực lượng kinh tế lớn va chạm với nhau. Nó cho phép các nhà quản lý kinh tế vĩ mô được phép động tới những thứ mà họ không hiểu và không thể thực sự kiểm soát.
Chắc chắn là cách nhìn này đã bị công kích ngay từ lần đầu tiên nó xuất hiện, nhưng nó vẫn không biến mất. Lý do rất rõ ràng: Nó mang lại cho chính phủ nhiều quyền hạn về mặt quản lý kinh tế vĩ mô. Và nó cũng cho phép các quan chức Fed có thể tìm ra hàng loạt các yếu tố để đổ lỗi đối với vấn đề lạm phát.
Trong bài nghiên cứu này, các tác giả cũng chỉ trích mạnh mẽ thị trường lao động thắt chặt, cú sốc nguồn cung dầu mỏ, chuỗi cung ứng bị phá vỡ, v.v. trong khi chỉ đề cập đến "việc nới lỏng chính sách tiền tệ” một lần!
Tất cả những điều này là đúng nếu bạn chấp nhận mô hình kinh tế học Keynes lỗi thời, thứ được gọi là ISLM. ISLM lần đầu tiên được đưa ra vào năm 1937 như một nỗ lực để hiểu những lời lan man của ông John Maynard Keynes. Trong mô hình, IS là viết tắt của “tiết kiệm - đầu tư” và LM là viết tắt của “sự ưa thích thanh khoản - cung tiền tệ”.
Đường cong Phillips là kết quả phát triển của cái nhìn nền tảng về các lực lượng kinh tế lớn va chạm với nhau. Nó cho phép các nhà quản lý kinh tế vĩ mô được phép động tới những thứ mà họ không hiểu và không thể thực sự kiểm soát.
Chắc chắn là cách nhìn này đã bị công kích ngay từ lần đầu tiên nó xuất hiện, nhưng nó vẫn không biến mất. Lý do rất rõ ràng: Nó mang lại cho chính phủ nhiều quyền hạn về mặt quản lý kinh tế vĩ mô. Và nó cũng cho phép các quan chức Fed có thể tìm ra hàng loạt các yếu tố để đổ lỗi đối với vấn đề lạm phát.
Trong bài nghiên cứu này, các tác giả cũng chỉ trích mạnh mẽ thị trường lao động thắt chặt, cú sốc nguồn cung dầu mỏ, chuỗi cung ứng bị phá vỡ, v.v. trong khi chỉ đề cập đến "việc nới lỏng chính sách tiền tệ” một lần!
Ông Milton Friedman đã khẳng định rằng, lạm phát luôn luôn là một hiện tượng về tiền tệ. Đối với những tác giả này, điều đó là không đúng.
Ta có thể kỳ vọng mối quan hệ giữa chính sách tiền tệ và giá cả sẽ được các tác giả chú ý theo cách trực tiếp hơn. Cái này thúc đẩy cái kia, thường có độ trễ từ 12 đến 18 tháng. Nhưng bạn sẽ không thấy các tác giả đề cập tới điều này trong nghiên cứu của họ.
3. Thật thú vị phải không?
Giả sử tôi đốt rèm cửa và ngôi nhà bị thiêu rụi. Nếu ai đó hỏi tại sao điều này lại xảy ra, tôi sẽ trả lời bằng cách giải thích rằng lửa tìm kiếm nguồn nhiên liệu và trong trường hợp này, lửa tìm thấy nhiên liệu ở dạng đồ nội thất, vách khô và ván ép. Sự xuất hiện của chất chữa cháy như H2O đã đến quá muộn để có thể vượt trên xu hướng mãnh liệt của ngọn lửa. Kết quả đáng buồn là ngôi nhà bị thiêu rụi.
Lúc này, người ta có thể mong đợi rằng nhà điều tra sẽ hỏi về vai trò của tôi trong việc đốt rèm cửa, nhưng nếu tôi có thể đối phó một cách đúng đắn, tôi có thể hoàn toàn tránh được trách nhiệm. Đó là mục đích cốt lõi của các tác giả của bài nghiên cứu này: làm chệch hướng sự chú ý khỏi trách nhiệm của chính họ.
Thay vào đó, họ viện đến thứ đường cong Phillips này, thứ đã bị phản bác trong nhiều thập kỷ nay. Chính sự tồn tại của lạm phát đình trệ (lạm phát cao cộng với tỷ lệ thất nghiệp cao) đã phản bác nó, nhưng mô hình này vẫn tiếp tục tồn tại. Tại sao? Đây chắc chắn là vấn đề tâm lý. Cho dù bạn đã làm điều gì đó trong nhiều thập kỷ mà không thực sự hiệu quả, thì bạn vẫn đang đầu tư vào nó. Bạn có thể sẽ bảo vệ nó cho đến chết.
Ta có thể kỳ vọng mối quan hệ giữa chính sách tiền tệ và giá cả sẽ được các tác giả chú ý theo cách trực tiếp hơn. Cái này thúc đẩy cái kia, thường có độ trễ từ 12 đến 18 tháng. Nhưng bạn sẽ không thấy các tác giả đề cập tới điều này trong nghiên cứu của họ.
3. Thật thú vị phải không?
Giả sử tôi đốt rèm cửa và ngôi nhà bị thiêu rụi. Nếu ai đó hỏi tại sao điều này lại xảy ra, tôi sẽ trả lời bằng cách giải thích rằng lửa tìm kiếm nguồn nhiên liệu và trong trường hợp này, lửa tìm thấy nhiên liệu ở dạng đồ nội thất, vách khô và ván ép. Sự xuất hiện của chất chữa cháy như H2O đã đến quá muộn để có thể vượt trên xu hướng mãnh liệt của ngọn lửa. Kết quả đáng buồn là ngôi nhà bị thiêu rụi.
Lúc này, người ta có thể mong đợi rằng nhà điều tra sẽ hỏi về vai trò của tôi trong việc đốt rèm cửa, nhưng nếu tôi có thể đối phó một cách đúng đắn, tôi có thể hoàn toàn tránh được trách nhiệm. Đó là mục đích cốt lõi của các tác giả của bài nghiên cứu này: làm chệch hướng sự chú ý khỏi trách nhiệm của chính họ.
Thay vào đó, họ viện đến thứ đường cong Phillips này, thứ đã bị phản bác trong nhiều thập kỷ nay. Chính sự tồn tại của lạm phát đình trệ (lạm phát cao cộng với tỷ lệ thất nghiệp cao) đã phản bác nó, nhưng mô hình này vẫn tiếp tục tồn tại. Tại sao? Đây chắc chắn là vấn đề tâm lý. Cho dù bạn đã làm điều gì đó trong nhiều thập kỷ mà không thực sự hiệu quả, thì bạn vẫn đang đầu tư vào nó. Bạn có thể sẽ bảo vệ nó cho đến chết.
4. Vấn đề thực sự
Tình hình hiện nay đã cho thấy chính sách lãi suất bằng 0 của ông Bernanke sau năm 2008 là một thảm họa đối với các cấu trúc công nghiệp. Các vấn đề về lao động đang gia tăng trong lĩnh vực công nghệ và truyền thông bắt nguồn từ chính sách này. Lãi suất bằng không đã đẩy vốn ra khỏi các dự án ngắn hạn và đổ vào các khoản đầu tư mang tính đầu cơ dài hạn, những thứ đã được chứng minh là không bền vững. Nó thúc đẩy các công ty Mỹ dùng lao động và tiền lương để giải quyết các vấn đề, những thứ lẽ ra có thể giải quyết dễ dàng hơn thông qua việc áp dụng công nghệ.
Người đứng đầu Fed, ông Jerome Powell, đã cố gắng đối phó với thảm họa này vào năm 2019. Nhưng ông đã được kêu gọi mua lại các khoản nợ do Quốc hội Mỹ tạo ra để tài trợ cho việc phong tỏa Covid. Tất cả các yếu tố khác, từ đứt gãy chuỗi cung ứng đến cú sốc dầu mỏ, đều mờ nhạt khi so sánh với yếu tố tiền tệ [trong việc thúc đẩy lạm phát]. Giờ đây, Fed đang ở trong tình thế khó khăn: phải duy trì việc tăng lãi suất ồ ạt ngay cả khi chính sách này đang làm giảm nguồn cung tiền, đi cùng với một cuộc suy thoái đang chờ đợi nước Mỹ.
Tình hình hiện nay đã cho thấy chính sách lãi suất bằng 0 của ông Bernanke sau năm 2008 là một thảm họa đối với các cấu trúc công nghiệp. Các vấn đề về lao động đang gia tăng trong lĩnh vực công nghệ và truyền thông bắt nguồn từ chính sách này. Lãi suất bằng không đã đẩy vốn ra khỏi các dự án ngắn hạn và đổ vào các khoản đầu tư mang tính đầu cơ dài hạn, những thứ đã được chứng minh là không bền vững. Nó thúc đẩy các công ty Mỹ dùng lao động và tiền lương để giải quyết các vấn đề, những thứ lẽ ra có thể giải quyết dễ dàng hơn thông qua việc áp dụng công nghệ.
Người đứng đầu Fed, ông Jerome Powell, đã cố gắng đối phó với thảm họa này vào năm 2019. Nhưng ông đã được kêu gọi mua lại các khoản nợ do Quốc hội Mỹ tạo ra để tài trợ cho việc phong tỏa Covid. Tất cả các yếu tố khác, từ đứt gãy chuỗi cung ứng đến cú sốc dầu mỏ, đều mờ nhạt khi so sánh với yếu tố tiền tệ [trong việc thúc đẩy lạm phát]. Giờ đây, Fed đang ở trong tình thế khó khăn: phải duy trì việc tăng lãi suất ồ ạt ngay cả khi chính sách này đang làm giảm nguồn cung tiền, đi cùng với một cuộc suy thoái đang chờ đợi nước Mỹ.
5. Hậu quả của các lý thuyết và mô hình tồi tệ
Điểm đáng lo ngại là nỗ lực né tránh trách nhiệm này dẫn đến một chính sách có chủ ý nhằm gây ra suy thoái như một phương thuốc giảm lạm phát. Đây là vấn đề với các lý thuyết tồi và mô hình tồi: Chúng dẫn đến những chính sách tàn bạo làm giảm chất lượng cuộc sống của chúng ta. Người Mỹ đã phải đối mặt với vấn đề này trong suốt thời gian diễn ra đại dịch với các mô hình rao giảng về việc phong tỏa và chia cắt người dân. Tất cả chúng đều hoàn toàn sai lầm, nhưng chúng đã kiểm soát người Mỹ trong trọn vẹn ba năm.
Các nhà kinh tế của Fed cũng gặp vấn đề tương tự. Họ đang bịa ra những lý thuyết kỳ quái về cuộc sống của con người để cho phép họ táy máy động tới nguồn thu nhập của người Mỹ trong khi né tránh các trách nhiệm đối với các sai lầm của chính họ. Điều này là nguy hiểm cho cuộc sống của người Mỹ.
Liệu chúng ta có thể thoát khỏi những cơ chế Keynes lố bịch này không? Những thứ mà những người này học được ở trường cao học vào những năm 1970 không phải là những thứ có giá trị mãi mãi.
Jeffrey A. Tucker
Tác giả Jeffrey A. Tucker là nhà sáng lập và Chủ tịch của Viện Brownstone, đồng thời là tác giả của hàng nghìn bài báo trên các tờ báo học thuật và phổ thông, cũng như tác giả của 10 cuốn sách viết bằng 5 thứ tiếng với cuốn sách gần đây nhất là “Liberty or Lockdown”. Ông cũng là biên tập viên của The Best of Mises. Ông viết các bài bình luận về kinh tế và nói chuyện về nhiều chủ đề như kinh tế, công nghệ, triết học xã hội và văn hóa.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét