Thứ Bảy, 10 tháng 6, 2023

Mục tiêu thực của Mỹ tại Ukraina là Chinh Phục Châu Âu

Đọc bài này thấy đau cho người dân Ukraine quá, tự nhiên lại đem thân làm chiến trường quân sự và kinh tế cho các nước đấu nhau. Tác giả khẳng định cuộc chiến chống lại Nga phải kéo dài và tốn kém. Chừng nào Mỹ và các nước NATO còn vũ khí và tiền bạc để hỗ trợ Ukraina, vở diễn vẫn phải tiếp tục. Và chừng nào Ukraine còn người, họ buộc phải chấp nhận “cái chết”. Đây là cách tốt nhất để cắt đứt quan hệ giữa Nga và Liên minh châu Âu. Bằng cách đó, Mỹ có thể làm suy yếu cả 2. Châu Âu đã thuộc về Mỹ, cả về kinh tế và quân sự. Ukraina tồn tại được là nhờ các khoản vay quốc tế mà không có cơ hội trả nợ. Những người Ukraine không chết trong cuộc xung đột – sẽ bị tiêu diệt trong thời bình – bởi các nghĩa vụ nợ đối với Mỹ và EU. Mối quan hệ kinh tế giữa Nga và Liên minh châu Âu phải chấm dứt mãi mãi. Toàn bộ hệ thống vận chuyển các phương tiện năng lượng và nguyên liệu thô tới châu Âu phải được xem xét lại. Ngoài ra, các dự án trao đổi công nghệ và phát triển chung của châu Âu với Nga và Trung Quốc cũng nên bị hủy bỏ. Nói tóm lại, Mỹ muốn dựng bức tường Mỹ giữa lòng châu Âu để cô lập châu Âu về phía đông và buộc châu Âu phải chấp nhận siêu cường duy nhất của phương tây làm điểm quy chiếu. Rốt cuộc, đây là mục tiêu trong chiến lược của Hoa Kỳ ở châu Âu: Buộc Nga và Liên minh châu Âu phải ‘ly hôn’. Người dân Ukraine sẽ phải trả giá cho điều này.
Mục tiêu thực của Mỹ tại Ukraina là Chinh Phục Châu Âu
Bài viết của Alessandro Bianchi - Hoa Kỳ đã sử dụng Ukraine để chinh phục châu Âu về mặt kinh tế và quân sự. Ukrain không còn có tương lai. Nợ sẽ phá hủy hoàn toàn Ukraina. Trong quá trình thành lập Liên minh châu Âu và đồng Euro, Hoa Kỳ đóng vai trò quyết định. Song song với quá trình mở rộng chính trị và quân sự của NATO, với tư cách là ‘cánh tay’ vũ trang hỗ trợ việc mở rộng kinh tế và tài chính của Mỹ.
Tổng thống Mỹ Biden. Ảnh: AP
Giulio Palermo, nhà kinh tế học và là tác giả của ‘Xung đột Nga-Ukraine’ (LAD, 2023), được xuất bản bởi l’Antidiplomatico, đã có một cuộc phỏng vấn và nhiều thông tin để tranh luận đối với chiến sự Nga – Ukraina.

1. l’Antidiplomatico: Trong cuốn sách “Xung đột Nga-Ukraine”, ông cho rằng, mục tiêu chiến lược chính của Mỹ là châu Âu và Ukraine chỉ là cái cớ. Hơn 1 năm đã trôi qua kể từ khi bắt đầu xung đột, chúng ta đang ở giai đoạn nào?

Giulio Palermo: Chiến lược đế quốc của Mỹ ở châu Âu đã có nguồn gốc từ lâu và chính sách chống Nga của nước này là sự tiếp nối của chính sách chống Liên Xô.

1 năm xung đột chính thức giữa Nga và Ukraine không thực sự ảnh hưởng đến thời gian của vấn đề. Cần lưu ý rằng, phương tây không xem cuộc tấn công quân sự kéo dài 8 năm vào miền đông li khai của những người làm đảo chánh được NATO trang bị vũ khí, là một cuộc xung đột vũ trang.

Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu là những khu vực kinh tế hội nhập nhất trên thế giới. Đây là kết quả của một quá trình lâu dài. Trong giai đoạn chủ nghĩa đế quốc thực dân của chủ nghĩa tư bản, quan hệ giữa các nước ngày càng bị điều chỉnh bởi quan hệ chủ nghĩa tư bản.

Vì vậy, thay vì tìm kiếm nguồn gốc của quan hệ Mỹ-Âu và sự ra đời của Liên minh châu Âu ở những giá trị tự do cao đẹp, sự đoàn kết các dân tộc và tình đoàn kết quốc tế.

Sự bất cân xứng về kinh tế giữa các nước ở cả 2 bờ Đại Tây Dương, vốn là cơ sở cho thiết kế ‘đế quốc Mỹ’ ở châu Âu, được hình thành sau thất bại của Đức Quốc xã trong thế chiến 2.

Thực tế lịch sử không cho phép nói rằng, Hoa Kỳ đã kịp thời đáp trả bước tiến của Đức quốc xã ở châu Âu. Xuyên suốt giai đoạn đầu của cuộc chiến, chúng ta thấy, các nước tư bản gần như hoàn toàn khuất phục trước quân đội Đức, và việc chống lại chủ nghĩa phát xít gần như hoàn toàn đổ lên vai Liên Xô.

Stalin liên tục yêu cầu Đồng minh mở mặt trận thứ 2 – mặt trận phía tây (phương tây) – chống lại Đức nhằm buộc Hitler nới lỏng sự kìm kẹp ở phía đông. Nhưng Hoa Kỳ và Anh không muốn thực hiện nó.

Họ bắt đầu hoạt động vào tháng 6 năm 1944, đổ quân lên Normandy, sau khi Hồng quân đánh bại quân đội Đức Quốc xã, bắt đầu tiến về Berlin một cách bình thản.

Điều này cũng xảy ra trước Hội nghị Bretton Woods (New Hampshire, Hoa Kỳ), sẽ được tổ chức vào tháng tới. Đó là một cuộc họp kéo dài 3 tuần của các nhà lãnh đạo các cường quốc tư bản lớn. Nó xác định cấu trúc tài chính và kinh tế sau thế chiến 2, với trung tâm của nó là đồng đô la và thủ đô tài chính toàn cầu thuộc về Hoa Kỳ.

Kể từ đó, sự thâm nhập của vốn Mỹ vào châu Âu đã tăng lên đáng kể, đầu tiên là do kế hoạch Marshall – một dự án đầu tư khổng lồ của Mỹ vào châu Âu.

Mặc dù nó mang lại lợi nhuận cho Hoa Kỳ, nhưng họ đã đưa ra một hệ thống tỷ giá hối đoái – trong đó tất cả các loại tiền tệ đều được chốt bằng đồng đô la. Động thái này cho phép đồng đô la trở thành một loại tiền tệ quốc tế quan trọng.

Khi điều này không còn phù hợp, theo sắc lệnh của tổng thống Nixon năm 1971, Mỹ đã đơn phương hủy bỏ việc neo đồng đô la với vàng, do đó vi phạm các thỏa thuận mà nước này đã khẳng định trước đó.

Kết quả là vụ vỡ nợ lớn nhất trong lịch sử chủ nghĩa tư bản. Việc Hoa Kỳ từ chối thực hiện các nghĩa vụ tài chính của mình đã được giải quyết bằng các thỏa thuận tiền tệ mới giữa các nước tư bản lớn nhằm chuyển các vấn đề tài chính của Hoa Kỳ sang phần còn lại của thế giới.

Và trong bối cảnh cân bằng quyền lực bất bình đẳng này, sự thống nhất của châu Âu, cũng như các quan hệ thương mại, tiền tệ và tài chính đã diễn ra. Tư bản Mỹ muốn thâm nhập sâu hơn và chinh phục toàn bộ nền kinh tế châu Âu.

Trong cuốn sách, tôi dành một chương đề cập đến quá trình thành lập Liên minh châu Âu và đồng Euro, trong đó Hoa Kỳ đóng vai trò quyết định. Tôi cũng phân tích song song quá trình mở rộng chính trị và quân sự của NATO, với tư cách là ‘cánh tay’ vũ trang hỗ trợ việc mở rộng kinh tế và tài chính của Mỹ.

Trong bức tranh tổng thể của các sự kiện, Ukraine là một phần có tính quyết định, của một quá trình lâu dài, nhằm mở rộng ‘vốn’ và lực lượng quân sự của Mỹ ở châu Âu.

Việc phá hủy các nguồn tài nguyên vật chất của Ukraine, cho phép Mỹ sở hữu quyền lực trong giai đoạn tái thiết – một con mồi hấp dẫn đối với tất cả các cường quốc phương tây. Nhưng mục tiêu chiến lược thực sự của Hoa Kỳ không phải là chinh phục kinh tế Ukraine, mà là chinh phục châu Âu.

Cuộc chiến chống lại Nga phải kéo dài và tốn kém. Đây là cách tốt nhất để cắt đứt quan hệ giữa Nga và Liên minh châu Âu. Bằng cách đó, Mỹ có thể làm suy yếu cả 2.

Nhưng Mỹ không thực sự muốn EU và đồng Euro biến mất. Đó sẽ là một bàn phản lưới nhà ấn tượng. Châu Âu đã thuộc về Mỹ, cả về kinh tế và quân sự. Sẽ không có lợi cho Washington khi tiến hành một cuộc chiến kinh tế tổng lực chống lại tư bản châu Âu.

Thay vào đó, tốt hơn là tham gia vào các liên minh có chọn lọc, trong một số lĩnh vực của nền kinh tế và các quốc gia, đảm bảo rằng toàn bộ châu Âu hành động vì lợi ích của tư bản Mỹ. Từ quan điểm này, việc tăng cường quan hệ Nga-Đức hay thậm chí Nga-châu Âu là một trở ngại khách quan đối với chiến lược của Hoa Kỳ.

Một năm sau khi quân đội Nga tiến vào Ukraine, tình hình kinh tế và quân sự ở Ukraine trở nên tuyệt vọng. Ukraine không có tương lai. Về mặt quân sự, nó phụ thuộc vào vũ khí được hỗ trợ bởi NATO, và quân đội Ukraina – được huấn luyện kém đã chịu tổn thất nặng nề.

Về mặt kinh tế, Ukraina tồn tại được là nhờ các khoản vay quốc tế mà không có cơ hội trả nợ. Như vậy, những người Ukraine không chết trong cuộc xung đột – sẽ bị tiêu diệt trong thời bình – bởi các nghĩa vụ nợ đối với Mỹ và EU.

Một cuộc xung đột Nga-Ukraine có thể và phải tồn tại. Chừng nào Mỹ và các nước NATO còn vũ khí và tiền bạc để hỗ trợ Ukraina, vở diễn vẫn phải tiếp tục. Và chừng nào Ukraine còn người, họ buộc phải chấp nhận “cái chết”.

Mối quan hệ kinh tế giữa Nga và Liên minh châu Âu phải chấm dứt mãi mãi. Toàn bộ hệ thống vận chuyển các phương tiện năng lượng và nguyên liệu thô tới châu Âu phải được xem xét lại. Ngoài ra, các dự án trao đổi công nghệ và phát triển chung của châu Âu với Nga và Trung Quốc cũng nên bị hủy bỏ.

Nói tóm lại, Mỹ muốn dựng bức tường Mỹ giữa lòng châu Âu để cô lập châu Âu về phía đông và buộc châu Âu phải chấp nhận siêu cường duy nhất của phương tây làm điểm quy chiếu. Rốt cuộc, đây là mục tiêu trong chiến lược của Hoa Kỳ ở châu Âu: Buộc Nga và Liên minh châu Âu phải ‘ly hôn’. Người dân Ukraine sẽ phải trả giá cho điều này.

2. l’Antidiplomatico: Về mặt quân sự và kinh tế, Ukraina tồn tại một mặt nhờ sự giúp đỡ của NATO, mặt khác là IMF và Ngân hàng thế giới. Trong tình hình bảo hộ trên thực tế của Hoa Kỳ, ông thấy tương lai của Ukraine như thế nào?

Như đã nói, Ukraine không có tương lai. Nhưng điều này rõ ràng không phải là vấn đề đối với bất kỳ ai, mà trước hết là đối với những lực lượng hỗ trợ nó về mặt kinh tế và quân sự.

Không ai trong số các đồng minh từng nêu vấn đề, và tổng thống bù nhìn Zelensky quá bận rộn với các chuyến công du quốc tế, phô trương các biểu tượng của Đức quốc xã và đòi hỏi vũ khí và tiền bạc để nghĩ về tương lai của đất nước mình.

Chúng ta đang nói về các hợp đồng sau chiến tranh, cách bán đất cho các chủ nợ, số lượng và loại xe tăng, cũng như máy bay ném bom chiến đấu là cần thiết. Ngoài ra, các hệ thống tên lửa và máy bay không người lái, đạn uranium nghèo và vũ khí hạt nhân chiến thuật cũng được thảo luận, nhưng hiệu quả kinh tế của đất nước và điều kiện xã hội của người dân dường như – không được ai quan tâm.

Năm 2022, theo Ngân hàng thế giới, tại Ukraine, GDP giảm 30%. 25% dân số sống trong nghèo đói, tỷ lệ thất nghiệp là 35% và lạm phát là 27%.

Trước cuộc đảo chính vào tháng 2 năm 2014, đồng tiền Ukraine ổn định ở mức khoảng 8 hryvnia đổi 1 đô la. Năm đầu tiên sau cuộc đảo chính được đánh dấu bằng sự sụp đổ của tiền tệ: Vào tháng 2 năm 2015, đồng đô la trị giá 27 hryvnia. Vào tháng 7 năm 2022, Ngân hàng trung ương Ukraine lại phải phá giá đồng hryvnia thêm 25%. Kể từ năm 2014, đồng tiền Ukraine đã giảm giá 350% so với đồng đô la (USD).

Đối với một quốc gia phụ thuộc nhiều vào ngoại thương, sự mất giá ở mức độ này trong tình trạng kinh tế vĩ mô rơi tự do có nghĩa là thời điểm phá sản đã cận kề. Nga là đối tác nhập khẩu lớn thứ 2 của Ukraine (sau Trung Quốc) và đối tác xuất khẩu lớn thứ 3 (sau Trung Quốc và Ba Lan). Một cuộc chiến tranh kinh tế, ngay cả trước khi bắt đầu một chiến dịch quân sự, đơn giản là quá sức đối với một quốc gia nhỏ ở phía tây nước Nga.

Từng tránh các lợi thế thương mại và giảm giá do Moscow đưa ra, đặc biệt là trong lĩnh vực năng lượng, Ukraina hiện nhập khẩu dầu và khí đốt của Nga thông qua các đồng minh phương tây.

Giờ đây, Ukraine, với tư cách là thành viên tiềm năng của EU và NATO, không được giảm giá 30% so với giá thị trường, mà nếu không có căng thẳng chính trị, sẽ chỉ bằng khoảng một nửa so với mức được chấp nhận chung.

Ngày nay, nước này phải mua năng lượng với giá thị trường, từ đó Ukraina cũng trả hoa hồng môi giới cho các nước phương tây và hơn nữa, nước này phải trả giá gấp 4,5 lần do đồng hryvnia mất giá.

Suy thoái, lạm phát, mất giá và nợ không phải là những lý lẽ tốt nhất trên thị trường tài chính để yêu cầu thêm sự giúp đỡ. Niềm tin tài chính ở Ukraine hiện không tồn tại, bằng chứng là việc áp dụng các biện pháp cực đoan. 

Câu hỏi không còn là giá cả, mà là khi nào nó sẽ xảy ra. Từ quan điểm tài chính, chứng khoán nợ (trái phiếu chính phủ) Ukraina là giấy vụn. Chỉ nhờ chính trị mà giá của chúng không giảm xuống bằng không ngay lập tức.

Hỗ trợ tài chính cho Ukraine trong điều kiện như vậy ngày càng trở nên đắt đỏ. Trong năm qua, Ngân hàng thế giới đã huy động hơn 23 tỷ đô la tài trợ khẩn cấp, khoảng một nửa trong số đó đến từ ngân sách riêng của Ngân hàng thế giới và nửa còn lại từ Mỹ, Anh, EU và Nhật Bản.

Đồng thời, chính phủ các nước này đang kêu gọi công dân đang làm việc của họ thắt lưng buộc bụng, hạ nhiệt độ trong nhà, từ chối chăm sóc y tế và lương hưu do căng thẳng quốc tế, phân bổ hàng tỷ USD cho cuộc xung đột với Nga.

https://www.lantidiplomatico.it/dettnews-giulio_palermo_a_lad_la_strategia_imperialistica_usa_in_europa_ha_radici_lontane_in_ucraina_assistiamo_allultimo_atto/5496_49833/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét