Thứ Bảy, 24 tháng 6, 2023

CIA: CHA ĐỠ ĐẦU CỦA FULRO

Sự việc vừa xảy ra tại Đăk Lăk là hành động khủng bố đặc biệt nghiêm trọng đối với nhà nước và nhân dân Việt Nam, nhưng cho đến nay các quốc gia đề cao dân chủ và nhân quyền nhất là Mỹ và các nước Phương Tây đều chưa có một cái động thái gì lên án các hành vi khủng bố này. Ngược lại, bất cứ quốc gia nào bị đe dọa và bị khủng bố đều bị Việt Nam lên án và gửi lời chia buồn tới các gia đình nạn nhân. Điều đó cho thấy tiêu chuẩn kép của Mỹ và các nước Phương Tây đối với các vấn đề quốc tế.
CIA: CHA ĐỠ ĐẦU CỦA FULRO
Mới đây nhất vụ tấn công vào tấn công trụ sở công an xã tại Đắk Lắk đã gây hoang mang cho dân chúng, khiến một số chiến sĩ công an và dân thường thương vong. 
Dù chưa tiến hành điều tra sâu, nhưng khi vừa mới đọc, đã có nhiều người cho rằng Fulro là những kẻ đứng đằng sau vụ tấn công này. Dù chưa có bằng chứng nào khẳng định, nhưng mỗi khi có vụ tấn công hay bạo loạn nào diễn ra ở Tây Nguyên. Fulro luôn là cái tên đầu tiên được nhắc đến. Vậy chính xác thì Fulro là gì ?
Đầu tiên chúng ta cần phải quay về khoảng thời gian hơn 70 năm về trước. Thực chất, những cái gọi là Fulro, Việt Tân, hay những tổ chức chống phá Việt Nam từ hải ngoại đều là dư âm từ cuộc chiến tranh tại Việt Nam. Và chúng đều có chung một cha đỡ đầu đó là Hoa Kỳ, cụ thể là CIA, có thể các bạn chưa biết, trước khi phải cuốn cờ rút khỏi Việt Nam, và nhìn thấy trước số phận của VNCH.

Hoa Kỳ đã tính trước kế phục quốc cho chế độ này. Chúng được gọi chung là kế hoạch Hậu chiến. Riêng về kế hoạch này kênh đã có seri riêng, các bạn có thể xem lại, còn hôm nay chúng ta sẽ chỉ nói về Fulro, đây chỉ một phần trong rất nhiều phần của kế hoạch Hậu chiến mà thôi. Về cơ bản thì kế hoạch hậu chiến, đó là phá hoại Việt Nam lâu dài, khi đất nước thống nhất. Lợi dụng chính quyền tại miền Nam chưa vững, Hoa Kỳ sẽ dùng những lực lượng được cài cắm từ trước, tiến hành phá hoại lật đổ.

Kết hợp với bao vây cô lập làm suy yếu Việt Nam, trong trường hợp thành công sẽ đưa chế độ VNCH và sự hiện diện của người Mỹ trở lại Nam Việt Nam. Thế nhưng rất tiếc, kịch bản ấy đẹp chỉ tiếc là đã không thể xảy ra.

Sau khi Pháp buộc phải rút khỏi Việt Nam theo hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương, chính quyền Ngô Đình Diệm chủ trương “đồng hóa các dân tộc” và áp dụng nhiều chính sách tàn bạo lê máy chém đi khắp mọi nơi đã gây phản ứng mạnh trong các dân tộc Tây Nguyên. Đầu năm 1957 một số người cầm đầu một số bộ tộc ở Tây Nguyên thành lập phong trào BAJARAKA chống lại chính quyền Diệm (BAJARAKA là những chữ đầu ghép lại của bốn dân tộc lớn ở Tây Nguyên là Bana, Jarai, Ra De, Kờho). Theo lời tiết lộ của các điệp viên cấp cao CIA thì chính CIA là cha đỡ đầu cho phong trào này vì lúc đó CIA đang nắm các lực lượng phản động của Vàng Pao ở Lào, một số phần tử phản động trong phong trào Khơme Krôm và một số phản động ở Tây Nguyên.

Trái với người Pháp năm xưa thực hiện chính sách ngu dân để dễ cai trị thì người Mỹ khôn ngoan hơn rất nhiều. Họ trực tiếp sử dụng văn hóa người bản địa kết hợp với bộ máy tuyên truyền lèo lái tư tưởng của người dân bản địa để họ đi theo mình.

Mục đích của CIA là thành lập được một khu vực Tây Nguyên tự trị nối liền với khu "tam giác vàng", tạo thành một đường dây buôn thuốc phiện từ Myanmar qua Thái Lan, Lào, Việt Nam, Campuchia tới các nước khác ở Đông Nam Á. Chính quyền Mỹ cũng muốn nắm chặt con bài "Tây Nguyên tự trị" để kiềm chế chính quyền Ngô Đình Diệm.

Chính vì vậy cho nên, sau khi đã giật dây cho cuộc đảo chính lật đổ Ngô Đình Diệm năm 1963, đại sứ Mỹ ở Sài Gòn lại gây sức ép với Nguyễn Khánh, đòi chính quyền Nguyễn Khánh trả lại tự do cho 7 lãnh tụ phong trào BAJARAKA đã bị Diệm bắt giam.

Đến năm 1965, CIA lại vận động thủ lĩnh các phong trào đòi tự trị của các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên và Campuchia thành lập “mặt trận thống nhất của cuộc đấu tranh của các sắc tộc bị áp bức ” gọi tắt là FULRO. Sau khi đưa yêu sách đòi tự trị không được chính quyền Nguyễn Văn Thiệu chấp nhận, FULRO đã gây bạo loạn tiến công quân sự vào hai tỉnh Phú Bổn và Quảng Đức, giết chết một số công chức và binh lính của chính quyền Thiệu. Sau cuộc bạo loạn này, Thiệu đã phải áp dụng một số chính sách mị dân đối với các dân tộc Tây Nguyên và đến năm 1967 đã thuyết phục được khoảng 5000 binh lính trong lực lượng FULRO hợp tác với chính quyền Thiệu.

Đến năm 1972 sau khi nhận thấy tình hình ở Việt Nam bắt đầu có dấu hiệu không ổn CIA đã cấp tốc lên một kế hoạch hậu chiến cho nơi này. CIA đã hoàn thành "kế hoạch hậu chiến ở Tây Nguyên" âm mưu sử dụng FULRO làm một lực lượng chống đối trong trường hợp quân đội Mỹ buộc phải rút khỏi miền Nam Việt Nam. 

Với sự đạo diễn của CIA, giữa năm 1974 lực lượng FULRO đã chuẩn bị sẵn một bộ khung cho cái gọi là " Chính phủ cách mạng lâm thời Cao nguyên miền Nam Đông Dương " dự định thành lập một quốc gia tự trị nằm trên một diện tích lãnh thổ rộng lớn bao gồm toàn bộ Tây Nguyên, một phần đất thuộc lãnh thổ miền Nam nước Lào và miền Đông Bắc Campuchia.

Bên cạnh cái gọi là “Chính phủ Cách mạng lâm thời” này, cơ quan FULRO tối cao gồm có Bộ tổng tham mưu và 4 bộ tư lệnh chỉ còn chuẩn bị cả một bộ khung cho cái gọi là chỉ huy bốn quân khu của FULRO trên lãnh thổ 3 nước Việt Nam, Lào, Campuchia.

Trong năm 1974 và đầu năm 1975 một số đặc phái viên tự xưng là đại diện của ủy ban trung ương FULRO đã bí mật tới các tỉnh Lâm Đồng, Tuyên Đức, Đà Lạt tuyên truyền nhân dân các dân tộc trong các buôn ấp và cả những người làm việc tại các thị trấn, thị xã tham gia tổ chức FULRO. Mục đích là để lôi kéo người dân để có thêm lực lượng, nhằm đánh lâu dài với chính quyền mới sau này.

Tháng 3 năm 1975, các lực lượng của Quân giải phóng tấn công Buôn Ma Thuột, quân VNCH bỏ chạy toán loạn vứt lại hàng loạt các vũ khí hiện đại, Fulro như mở cờ trong bụng, thời cơ để xây dựng lực lượng đủ mạnh và hoàn chỉnh đã đến. Những kẻ đứng đầu của FULRO tại khu vực này đã thu gom nhiều vũ khí do quân VNCH bỏ lại trong khi tháo chạy, âm mưu trong lúc hỗn loạn tranh tối tranh sáng cướp chính quyền nhưng Quân giải phóng đã đi trước một bước gia tăng sự cảnh giác tại các vùng vừa kiểm soát được. Khi vừa kiểm soát được các tỉnh ở Tây Nguyên chưa kịp thở được vài hơi, quân giải phóng đã mở các cuộc hành quân truy quét Fulro, trước hỏa lực và quân đội như bão táp của QGP, chúng phải bỏ chạy vào rừng.

Sau khi miền Nam hoàn toàn được giải phóng, lực lượng FULRO phát triển tới gần 10.000 người được trang bị vũ khí do VNCH tháo chạy bỏ lại, đã gây một số vụ bạo loạn trong khu vực Lâm Đồng, Đắc Lắc. Thực ra ngay trước khi miền Nam được giải phóng, các chỉ huy của chính quyền mới đã biết trước điều này nên không chủ quan mất cảnh giác mà đã chuẩn bị sẵn lực lượng để tiêu diệt đám thổ phỉ này. Ngay lập tức các đợt truy quét, sử dụng tới lực lượng sư đoàn được mở ra kết hợp với cả không quân dội bão lửa ở trên, Fulro không khác nào con cá nằm trên thớt đã liên tiếp bị đánh tan nát.

Như vậy, Fulro về bản chất được CIA tạo ra với mục đích ban đầu như một quân bài kiềm chế VNCH. Nhưng về sau, khi nhìn thấy tình hình không thể đảo ngược tại Nam Việt Nam, CIA đã chủ trương biến Fulro thành một quân bài để phá hoại Việt Nam sau chiến tranh. Thế nhưng, những thể lực này đã bị đập tan ngay từ bước đầu, và phải rút chạy vào rừng núi.

Việc CIA lên kế hoạch cài gián điệp ở lại để chống phá Việt Nam lâu dài vốn đã nằm trong dự liệu của các chỉ huy quân giải phóng. Trước cả khi tiến vào Sài Gòn và tiếp cận với những tài liệu do CIA còn bỏ sót. Bằng một cách thần kỳ nào đó các chỉ huy của quân giải phóng đã nắm trong tay bản " Kế hoạch lâu dài " ( Long range plan ) do chi nhánh CIA tại Sài Gòn vừa mới soạn thảo hồi cuối tháng 3 năm 1975, sau khi bị mất Buôn Mê Thuột.

Chính vì vậy, ngay từ đầu Fulro đã nằm trong lòng bàn tay của chính quyền mới. Trong thời kỳ đem quân sang Campuchia, các lực lượng quân đội, công an đã cùng lúc tiến hành nhiều đợt tiến công và truy quét các lực lượng vũ trang phản động FULRO, thu được nhiều thắng lợi rất quan trọng. Nhiều tên phản động đầu sỏ của FULRO đã bị sa lưới pháp luật, đánh động đến gốc rễ của họ, bắt đầu có những giao động tư tưởng và mâu thuẫn trong việc tiếp tục các kế hoạch tạo nhà nước riêng. Những nhân vật sừng sỏ bị bắt có thể kể đến những cái tên như Nahria Ya Duk, Liêng Hot K' Thốt, Kra Jăn Ha Put và một số tên khác.

Đến năm 1981 lại thêm một loạt những nhân vật quan trọng của FULRO bị truy quét và bắt sống tại trận trọng đó có chuẩn tướng Nay Guh, người Êđê, phó tổng tham mưu trưởng FULRO đã từng là chuẩn úy tử ngày đi lính cho thực dân Pháp, tiếp đó lại được CIA đào tạo.

Trước tình hình hàng loạt các đơn vị FULRO bị vây quét, truy lùng, tiễu trừ ở khắp mọi nơi trong khu vực Tây Nguyên và lân cận, đầu năm 1980 những kẻ đầu sỏ FULRO đã cấu kết với tàn quân Polpot, co cụm lại tại vùng rừng núi ở Mông Dunkare dự định dùng địa bàn này của Campuchia làm nơi trú chân để củng cố lực lượng rồi lại tiếp tục vượt biên giới thâm nhập vào trong nước để hoạt động lật đổ.

Thế nhưng, lực lượng của Việt Nam và Chính quyền mới của Hunsen đánh quá nhanh quá mạnh khiến cà Polpot và Fulro phải ngỡ ngàng, lực lượng tàn quân của Polpot cũng tiếp tục tan rã phải chuyển sang Thái Lan, trốn trong một số trại tị nạn ở biên giới Thái Lan – Campuchia. Tàn quân FULRO cùng mất một chỗ dựa quan trọng.

CIA lập tức cứu nguy cho đứa con đỡ đầu của mình, chuyển những kẻ đầu sỏ FULRO sang đất Thái Lan để nương náu chờ dịp quay trở lại khu vực Tây Nguyên ở Việt Nam. Theo lời khai của những chỉ huy trong lực lượng FULRO bị nhân dân bắt giữ trong khi vừa mới mon men, vượt qua biên giới trở về Việt Nam.

Năm 1980, CIA đã chuyển được gần 200 tên FULRO sang đất Thái Lan, lập căn cứ tại Pẹt Ủm. Tại đây, bọn chúng tiếp tục cung cấp đôla và tiền Thái Lan để chi tiêu, nhiều thiết bị thu phát tin và máy liên lạc vô tuyến điện, quần áo, vũ khí. Nhiều vũ khí do Trung Quốc tiếp tế cho Polpot cũng được san sẻ để đưa cho tàn quân FULRO nương náu trên đất Thái Lan. Để chờ biến cố quay lại Việt Nam một lần nữa.

Từ năm 1986 trở đi, thế giới có nhiều biến động, Liên Xô và khối XHCN bắt đầu lung lay khiến CIA và các thế lực phản động mừng thầm rằng “biến cố” đã đến và thời điểm thích hợp để hành động đã đến. Chúng lại mò về gây bạo loạn, phải đến khi hai bên Hoa Kỳ và Việt Nam bắt đầu đàm phán bình thường hóa quan hệ từ năm 1990, Fulro bắt đầu bị bỏ rơi và suy yếu dần. Đến năm 1992 về cơ bản không còn bất kỳ một thành viên Fulro nào còn tự do trên đất Việt Nam.
-----------------------

Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia: Mặt trận Thống nhất Đấu tranh của các Sắc tộc bị Áp bức, hoặc FULRO (đọc là Phun-rô, tiếng Pháp: Front Uni de Lutte des Races Opprimées) là liên minh chính trị - quân sự của các sắc tộc Cao nguyên Trung phần, Chăm, Khmer tồn tại từ năm 1964 đến 1992. Tổ chức này chủ trương đấu tranh cho quyền tự quyết của các sắc tộc thiểu số, thực hiện chiến tranh du kích để ly khai vùng Tây Nguyên khỏi lãnh thổ Việt Nam.

1. Phong trào BAJARAKA (1958)

Ngày 1 tháng 5 năm 1958, một số trí thức người Thượng, đứng đầu là Y Bhăm Êñuôl người Ê Đê, thành lập BAJARAKA. Tổ chức này chủ trương đấu tranh bất bạo động yêu cầu chấm dứt mọi chính sách phân biệt đối xử đối với các sắc tộc thiểu số. BAJARAKA là chữ viết tắt tên bốn dân tộc chủ yếu tại Tây Nguyên: Bahnar, Jarai, Rade và Kaho.

Ngày 25 tháng 7 năm 1958, BAJARAKA gửi thư đến tòa đại sứ Pháp, tòa đại sứ Hoa Kỳ và Liên Hợp Quốc tố cáo những hành vi phân biệt sắc tộc của chính quyền Việt Nam Cộng hoà và yêu cầu các cường quốc can thiệp để người Thượng được độc lập trong khối Liên hiệp Pháp hoặc độc lập dưới sự lãnh đạo của Hoa Kỳ.

Trong tháng 8 và 9 năm 1958, BAJARAKA tổ chức nhiều cuộc biểu tình tại Kon Tum, Pleiku, Buôn Ma Thuột nhưng đều bị trấn áp, tất cả những lãnh tụ của phong trào bị bắt.

2. Mặt trận Giải phóng Cao nguyên (1964)

Từ năm 1956, trong chiến lược chống cộng của Hoa Kỳ, các cố vấn quân sự Mỹ vào tận các buôn làng trang bị vũ khí cho thanh niên Thượng thành lập các đội Dân sự Chiến đấu Thượng (Civilian Indigenous Defense Group, CIDG) và Lực lượng Đặc biệt.

Năm 1963, sau cuộc đảo chính lật đổ Tổng thống Ngô Đình Diệm tất cả những lãnh tụ phong trào BAJARAKA đều được thả. Paul Nưr, phó chủ tịch phong trào BAJARAKA được bổ nhiệm vào chức vụ phó tỉnh trưởng tỉnh Kon Tum, Y Bhăm Ênuôl, chủ tịch phong trào BAJARAKA được bổ nhiệm vào chức vụ phó tỉnh trưởng tỉnh Đắc Lắc.

Tháng 3 năm 1964, được sự ủng hộ của Mỹ, những người lãnh đạo phong trào BAJARAKA kết hợp với sắc tộc Thượng khác và người Chăm tại miền Trung thành lập Mặt trận Giải phóng Cao nguyên (tiếng Pháp: Front de Libération des Hauts Plateaux, FLHP).

Tổ chức này chia làm hai phe:
Phe chủ trương ôn hòa, do Y Bhăm Êñuôl đại diện.
Phe chủ trương bạo động, do Y Dhơn Adrơng cầm đầu.

Từ tháng 3 đến tháng 5 năm 1964, phe bạo động bị truy quét gắt gao phải chạy qua Campuchia lập căn cứ tại trại Rolland (Camp Le Rolland), tỉnh Mondolkiri cách biên giới Việt-Miên khoảng 15 km, tiếp tục tuyển mộ thanh niên Thượng tham gia FLHP chống chính quyền Việt Nam Cộng hòa.

Ngày 19 tháng 9 năm 1964, các toán biệt kích thuộc Lực lượng Đặc biệt và các đội Dân sự Chiến đấu Thượng nổi dậy đánh chiếm một số đồn ở Quảng Đức (Đắk Nông ngày nay) và Đắc Lắc giết chết 35 quân nhân người Việt, bắt sống quận trưởng quận Đức Lập; chiếm đài phát thanh Ban Mê Thuột kêu gọi thành lập một quốc gia độc lập.

Ngày 20 tháng 9 năm 1964, Chuẩn tướng quân lực Việt Nam Cộng hòa là Nguyễn Phước Vĩnh Lộc, Tư lệnh Vùng II Chiến thuật phản ứng mãnh liệt. Ông cho Sư đoàn 23 Bộ binh cùng một số tiểu đoàn Biệt Động Quân và thiết giáp vây quanh đài phát thanh, và những đồn bị chiếm đóng. Khi phiến quân sắp bị tiêu diệt thì đột nhiên chuẩn tướng Vĩnh Lộc nhận được khuyến cáo của Beachner, tham tán thứ ba tòa đại sứ Mỹ trên cao nguyên là nên thương thuyết.

Cuộc thương lượng giữa phiến quân và Tư lệnh Vùng II Chiến thuật, qua trung gian là đại diện tòa đại sứ Mỹ, đi đến những thỏa thuận sau:

Y Bhăm Êñuôl được cử làm chủ tịch chính thức phong trào FLHP (tuy nhiên ngay chiều 20 tháng 9 năm 1964 Y Bham Ênuôl đào thoát sang Campuchia)
Những chỉ huy phiến quân không bị truy tố và không bị truy đuổi khi rút quân qua Campuchia.

3. Hoạt động tại Việt Nam

Sau khi Sài Gòn thất thủ, hàng ngàn quân FULRO do Y Ghơ̆k Niê Kriêng chỉ huy tiếp tục tiến hành chiến tranh du kích chống lại chính quyền Việt Nam, nhưng những lời hứa của người Mỹ về việc viện trợ cho họ không bao giờ trở thành hiện thực.

Lợi dụng tình trạng hỗn độn trên Cao Nguyên giữa tháng 3-1975, FULRO cho thu nhặt vũ khí, quân trang và quân dụng do Quân lực Việt Nam Cộng hòa bỏ lại. Họ cũng nhân thời cơ này ra lệnh cho các đơn vị FULRO chiếm nhiều đồn bót dọc vùng biên giới, một số buôn làng tại Kon Tum, Pleiku, Đắk Lắk, Quảng Đức, Lâm Đồng và Ninh Thuận.

Tại Phan Rang, giữa tháng 4-1975, lực lượng FULRO Chăm, với khoảng 2.000 tay súng, thành lập những đội du kích "bảo vệ thôn ấp", treo cờ FULRO khắp nơi. Khi Quân đội nhân dân Việt Nam tiến vào, FULRO Chăm nổ súng chống lại, nhưng bị đánh bại nhanh chóng, một số bị thiệt mạng, một số bị bắt và một số khác trốn lên cao nguyên Di Linh hợp cùng các nhóm FULRO Thượng tiếp tục tổ chức chiến đấu.

FULRO quân khu I chặn đánh các đường tiếp tế từ đồng bằng lên Kontum. FULRO quân khu II tấn công các buôn làng quanh Pleiku và Cheo Reo, sát hại nhiều cán bộ cộng sản. FULRO quân khu III chiếm các quận Lạc Thiện, Buôn Hô, Krông Pách,... giết và làm bị thương hàng chục cán bộ và bộ đội, phục kích các đoàn xe quân sự và hành khách trên các quốc lộ 14 và 19. FULRO quân khu IV đánh phá các quận Đơn Dương, Đức Trọng, Lạc Dương, Di Linh, chặn xét xe đò trên các quốc lộ 15, 20 và 21. FULRO quân khu V, lôi kéo hàng ngàn thanh niên Chăm và Raglai vào bưng.

Tháng 6-1975, chính quyền Việt Nam mở chiến dịch hành quân quy mô truy quét FULRO trên khắp Tây Nguyên, với chiến xa và trọng pháo yểm trợ, đánh vào những sào huyệt của FULRO tại Đắk Lắk, Lâm Đồng và Tuyên Đức, chiếm lại các quận huyện và buôn làng nằm trong tay FULRO. Nhiều cán bộ FULRO Thượng cao cấp lần lượt bị bắt (Y C̆hôñ Mlô Duôn Du, Y Bliêng Hmŏk, Y Nguê Buôn Dăp, Y Djao Niê, Nay Guh, Nay Fun, Nay Rong), bị giam trong các trại cải tạo tại Buôn Ma Thuột và Lâm Đồng.

Hơn 2.000 tàn quân FULRO Dega chạy sang Campuchia lánh nạn và được Khmer Đỏ tiếp nhận. Họ được giúp đỡ và trang bị thêm để tiến qua Việt Nam đánh chiếm các làng ven biên tại Lâm Đồng, Sông Bé và Đắk Lắk. Những trận đánh tại vùng biên giới và dọc các quốc lộ trong những năm 1975 và 1976 rất dữ dội.

Tại Đắk Lắk, cuối tháng 5-1976, một số lãnh tụ Thượng bị giam (Y Djao Niê, Nay Ful, Nay Rong, Nay Guh cùng nhiều người khác) vượt ngục và ám sát ban lãnh đạo FULRO Dega cũ gồm các ông Kpă Kơi, H Tlôñ Niê Kdăm (Bộ ngoại giao Fulro), Y Bách Êban, Y Dhê, Hmang Mbon và Y Grôñ Niê Kdăm... để giành quyền lãnh đạo. Tháng 7-1977, nhóm này thành lập một "chính phủ" mới, bộ chỉ huy đặt tại Lạc Dương, phía Bắc Đà Lạt. Y Djao (bí danh thiếu tướng Dam Păr Kwei) tự phong Thủ tướng và cử Ya Duk (người Cơ Ho) làm Đổng lý Văn phòng, Nay Guh Bộ trưởng Quốc phòng, Nay Rong (trung tá) Bộ trưởng Ngoại giao, Nay Ful Bộ trưởng Nội vụ (cả ba là người Djarai)... Tổ chức quân sự vẫn giữ y như cũ gồm năm quân khu, nhưng chỉ quân khu IV, do Paul Yưh (người Bahnar) làm tư lệnh, thực sự còn hoạt động. Vụ đảo chính này làm nhiều cán bộ FULRO nản chí, một số buông súng ra đầu hàng, một số khác bỏ về làng làm nương rẫy.

Y Djao Niê cùng Huỳnh Ngọc Sắng lập nhiều chiến khu từ Đơn Dương (Drang), Tùng Nghĩa (Laba) đến Sông Pha (Krông Pha) và phối hợp với thiếu tá Phong (tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 302 Tuyên Đức cũ) tấn công các đồn bót và sự di chuyển của bộ đội Việt Nam trên cao nguyên Lâm Đồng. Từ năm 1977 đến năm 1978, lực lượng du kích này - do Krajang Hput, người K'Ho, chỉ huy - đã tổ chức nhiều cuộc đột kích, đốt phá nhiều trụ sở ủy ban nhân dân xã, huyện, bắn pháo vào các đồn bót, phục kích và bắt giữ những đoàn địa chất và lâm nghiệp, khủng bố những người làm nghề khai thác cây rừng, chặn xét xe đò, bắt cóc và ám sát cán bộ thu mua lương thực trong các xã ấp quanh thị xã Đà Lạt, các quận Đơn Dương và Lạc Dương.

Những tranh chấp quyền lực giữa các lãnh tụ FULRO với nhau làm tổ chức Dega yếu hẳn đi. Y Djao Niê bị giết ngày 12-10-1978 tại Đức Trọng, Y Ghok Niê Krieng lên làm Thủ tướng ngày 22-1-1979, Ya Duck làm Phó thủ tướng thứ nhất đặc trách nội trị và ngoại giao kiêm phó chủ tịch thứ nhất FULRO Dega, Paul Yưh là Phó thủ tướng thứ hai đặc trách an ninh và quốc phòng; ban lãnh đạo phong trào đặt tại Đầm Ròn (Lâm Đồng).

Trong thời gian cầm quyền, Khmer Đỏ cho người sang gặp Ya Duck, "Phó Thủ tướng thứ nhất phụ trách nội an và ngoại giao" của Fulro nói thẳng là cần sự hợp tác để chống chính quyền Việt Nam. Ya Duck sau đó đã sang Campuchia gặp Pol Pot và ông được cả cố vấn Trung Quốc tiếp. Pol Pot cũng như cố vấn Trung Quốc hứa sẽ giúp Fulro mọi mặt chứ không chỉ giúp đất đai làm căn cứ.[1]

Trả lời phỏng vấn nhà báo Nate Thayer, lãnh đạo FULRO cho biết khi họ bắt đầu các hoạt động quân sự chống lại nhà nước Việt Nam sau năm 1975, hàng ngũ của họ có chừng 10 ngàn người, tới 4 năm sau, Quân đội nhân dân Việt Nam đã tiêu diệt hoặc bắt tổng cộng khoảng 8 ngàn người trong số họ, khiến họ chỉ còn chừng 2000 người hoạt động tại Việt Nam.[2]

FULRO tiếp tục hoạt động tại các vùng hẻo lánh tại Tây Nguyên cuối những năm 1970, nhưng ngày càng suy yếu vì chia rẽ trong nội bộ, và bị kẹp giữa cuộc xung đột giữa Khmer Đỏ và Việt Nam.[3]

4. Hoạt động tại Campuchia

Ngày 17 tháng 4 năm 1975, cuộc Nội chiến Campuchia kết thúc khi Khmer Đỏ chiếm được Phnôm Pênh. Y Bhăm Êñuôl, và khoảng 150 thành viên của lực lượng vũ trang FULRO vẫn còn ở lại thành phố bị bắt giữ rồi bị hành quyết bởi Khmer Đỏ tại sân vận động thành phố, cùng với nhiều giới chức chế độ cũ Campuchia. Lực lượng quân FULRO còn lại tại Việt Nam tuy nhiên không biết đến việc Y Bhăm đã bị giết.

Năm 1980 khoảng 1.500 quân FULRO về lại Việt Nam hoạt động. Các toán du kích Thượng đột nhập vào các tỉnh Pleiku, Kontum, Đà Lạt và Đắk Lắk khủng bố, ám sát cán bộ xã ấp rồi rút về Campuchia. Năm 1981, quân FULRO tiếp tục các hoạt động du kích, phá hoại, lôi kéo dân Thượng nổi dậy và bắt theo nhiều thanh niên Thượng từ 15 tuổi trở lên vào rừng kháng chiến. Quân Việt Nam phản công dữ dội: năm 1984 có 358 FULRO Dega bị giết, 1.734 bị bắt, 600 vũ khí bị tịch thu. Từ 1985 đến 1990, quân Việt Nam tổ chức 63 cuộc hành quân trên Tây Nguyên, tiêu diệt 102 quân FULRO, bắt sống 167 người khác và vô hiệu hóa hơn 10.000 dân Thượng trong những buôn làng xa xôi, tất cả được dời về gần nơi thị tứ hay cạnh các trục lộ giao thông để dễ canh chừng.

Chính quyền Khmer thân Việt Nam, trong những năm 1981-1983, cũng tổ chức nhiều cuộc hành quân tấn công vào sào huyệt của lực lượng Khmer Đỏ và FULRO tại tỉnh Mondolkiri nhưng bị thiệt hại nặng phải lùi về đồng bằng. Phải chờ đến năm 1986, với sự trợ lực của bộ đội Việt Nam, đại bản doanh FULRO Thượng tại Mondolkiri mới bị phá hủy, tàn quân FULRO tản mác khắp nơi.

Sự gia tăng đột biến các hoạt động của FULRO trong những năm đầu của thập niên 1980 có lẽ là do được Trung Quốc hỗ trợ vật chất, vì họ muốn lợi dụng cuộc xung đột để làm suy yếu Việt Nam.[4] Một số ước tính cho rằng có khoảng 7.000 quân FULRO hoạt động trong giai đoạn này, phần lớn tại tỉnh Mondulkiri, được tiếp tế vũ khí bởi Trung Quốc thông qua Khmer Đỏ.[5] Tuy nhiên tới năm 1986 sự viện trợ này chấm dứt, và người phát ngôn Khmer Đỏ nói rằng dù người Thượng "rất, rất dũng cảm", họ không được "hỗ trợ từ bất kỳ ban lãnh đạo nào" và "không có tầm nhìn chính trị".[5]

Cùng với sự chấm dứt viện trợ, cuộc chiến tranh du kích gay go cuối cùng cũng dần tiêu hao lực lượng FULRO chỉ còn không quá vài trăm người.

Dù rằng ban đầu họ được Khmer Đỏ tiếp tế - vì cùng chung kẻ thù là chính quyền Việt Nam và chính quyền Campuchia thân Việt Nam, các lãnh đạo FULRO chấm dứt quan hệ với lực lượng Khmer Đỏ năm 1992 và tiếp tục ẩn nấp tại tỉnh Mondolkiri cho tới khi lực lượng gìn giữ hòa bình UNTAC phát hiện ra họ. Do bị phân loại là lực lượng vũ trang không phải người bản xứ, họ đứng trước nguy cơ bị "hồi hương" về Việt Nam. Các toán FULRO cuối cùng hạ vũ khí năm 1992; 407 binh sĩ FULRO cuối cùng ra giao nộp vũ khí cho Lực lượng Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc (UNTAC) tại Campuchia. Nhiều người trong số đó được đi tị nạn chính trị tại Hoa Kỳ. Thậm chí đến giai đoạn cuối này, họ chỉ chịu hạ vũ khí khi được biết rằng Y Bhăm Êñuôl đã bị hành quyết vài năm trước đó.[5] Hoạt động của FULRO xem như chấm dứt.

Mặc dù các lãnh đạo FULRO tiếp tục tuyên bố họ sẽ trở về Việt Nam và tiếp tục cuộc đấu tranh, nhưng thực tế chỉ ra là họ không có người bảo trợ, và không nhận được ủng hộ từ cộng đồng quốc tế.

1 nhận xét:

  1. tac gia bai viet -viet cho con nit no doc ,day la tu duy cxua 40 nam ve truoc .bao don vua qua la :tuc nuoc vo bo -do coi thuong nguoi tay nguyen ,nguoi king thong tri ,cuop dat va lua doi nguoi tay nguyen -tu can bo thon ,xa ,cong an vvv deu la nguoi kinh -tham tri la nguoi mien bac ---co the thoi ma ton nhieu giay muc ,du ma mot he thong ngu ac va lua doi .

    Trả lờiXóa