Như tôi đã phân tích, dự đoán từ mùa thu năm ngoái kinh tế VN sẽ khủng hoảng và suy thoái như thời đại Nguyễn Tấn Dũng, hiện nay nền kinh tế VN đã chính thức đi vào giai đoạn cực kỳ khó khăn. Và khó khăn nhất là Chính phủ hoàn toàn bế tắc không biết xoay xở ra sao; nhìn ông Chính Thủ tướng Chính phủ suốt ngày chạy ngược chạy xuôi đôn đốc giải ngân vốn đầu tư cho đưởng cao tốc BOT, tôi thấy thương ông. Công sức của ông sẽ chẳng khác gì dã tràng xe cát biển Đông, hoàn toàn vô bổ. Nói thêm là từ những năm 1980 tôi đã đề xuất VN nên ưu tiên phát triển đường sắt cao tốc chứ không phải đường bộ cao tốc; chỉ có đường sắt mới vận chuyển được hàng hóa nhanh, nhiều và rẻ. Ông Chính hối hả làm đường bộ cao tốc, sau này làm được hệ thống đường săt cao tốc, nhất là tuyến Bắc Nam, thì đường bộ cao tốc sẽ thừa, vô cùng lãng phí. Thêm nữa, giả sử ông Chính có chính sách tốt, thì đám quân tướng của ông chắc cũng không ai muốn thực hiện vì sợ... vào lò. Mỗi khi viết những từ này, tôi lại nhớ đến bài tôi đã phát biểu tại "Diễn đàn kinh tế mùa xuân" đầu năm 2015 do Ủy ban kinh tế của Quốc hội và Viện hàn lâm khoa học xã hội VN tổ chức với tiêu đề: "Ổn định về lượng, trì trệ về chất, chưa rõ tương lai". "Chưa rõ tương lai" vì chính sách của Chính phủ rất quan trọng đối với sự phục hồi và phát triển của nền kinh tế, nhưng chẳng ai biết Chính phủ thực sự sẽ ban hành những chính sách gì trong tương lai vì bản thân Chính phủ cũng đang bế tắc và rối tinh rối mù.
Kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn cực kỳ khó khăn
1. Sụp đổ ở khối sản xuất bởi sự chậm trễ chuyển đổi và không đảm bảo an ninh năng lượng. Kết quả khảo sát về tình hình người lao động ở thời điểm tháng Năm, 2023 của Diễn đàn kinh tế Việt Nam kết hợp với báo VnExpress và Ủy ban phát triển khu vực tư nhân (PSD) đã cho ra những con số thực sự đáng lo ngại. Hơn 34% lao động tại Sài Gòn không có việc làm, 36% lao động trong khu vực nhà nước và 53% người lao động trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản cũng trong tình trạng thất nghiệp. Nguyên nhân là doanh nghiệp phá sản, đóng cửa, không có đơn hàng phải cắt giảm và sa thải lao động. Tạp chí điện tử đầu tư tài chính Vietnamfinance.vn vào cùng thời điểm cũng thực hiện một khảo sát độc lập và cho biết: