Thứ Bảy, 2 tháng 9, 2023

Những tranh cãi chưa có hồi kết về Phá Thai ở Mỹ

Câu này hay: Có thể nói, chính trị Hoa Kỳ được chi phối bởi các nhà tư bản, chứ không phải người dân. Trên danh nghĩa, dân chủ kiểu Mỹ là tự do, nhưng thực tế, nó thật sự không tự do chút nào. Đó là vì các nghị sĩ quốc hội thường phụ thuộc vào việc tài trợ tranh cử. Muốn thắng cử, nếu không có đảng phái đứng đằng sau hỗ trợ và nếu không có tiền để thực hiện việc “quảng cáo” về mình, đừng mong có thể thắng cử. Những người tài trợ tranh cử thường là các nhà tư bản.
Những tranh cãi chưa có hồi kết về Phá Thai ở Mỹ
Nếu một đứa trẻ được sinh ra, do việc cấm phá thai, thì ai sẽ chịu trách nhiệm nuôi đứa trẻ? Chính phủ? Nước Mỹ là tự do, nhưng để tự do, bạn phải có tiền và thật sự giàu có. Chỉ có như vậy, bạn mới có thể ảnh hưởng đến chính sách. Mỹ là quốc gia cho phép vận động hành lang. Nói theo ngôn ngữ bình thường là họ hợp pháp hóa tham nhũng – tham nhũng chính sách. Chính vì hợp pháp hóa tham nhũng nên nhiều người không thấy bản chất tham nhũng của chính trị Hoa Kỳ.
.

A. Đối với người chưa kết hôn

Trường hợp 1:

1. Một nam, một nữ ngủ với nhau, nhưng không sử dụng bao cao su hay bất kỳ biện pháp bảo vệ nào. Người phụ nữ có thai.

2. Cô ấy thông báo với người yêu rằng mình đã có thai và muốn phá bỏ nó.

3. Anh ta nói, không thành vấn đề.

4. Chính phủ nói “Không đời nào, tôi cấm”, bạn không thể, bởi vì….

5. Cặp đôi thật bất hạnh, họ phải đấu tranh đòi quyền phá thai.

Trường hợp 2:

1. Một nam, một nữ ngủ với nhau mà không sử dụng bao cao su, hay bất kỳ biện pháp bảo vệ nào. Người phụ nữ có thai.

2. Cô ấy thông báo với người yêu rằng mình đã có thai và muốn phá bỏ.

3. Anh ta nói, không đời nào, đừng làm điều ngu ngốc này.

4. Chính phủ nói “vâng, thưa cô, đó là quyền. Cô có thể thực hiện, nếu muốn”.

5. Các nhóm tôn giáo và chính trị gia cấm “phá thai” lên tiếng ủng hộ anh ta.

6. Người phụ nữ không hạnh phúc.

Trường hợp 3:

1. Một nam, một nữ ngủ với nhau và không sử dụng bao cao su, hay bất kỳ biện pháp bảo vệ nào. Người phụ nữ có thai.

2. Cô ấy thông báo với người yêu, mình đã có thai và muốn giữ lại.

3. Anh ta nói, chưa sẵn sàng cho việc này, không muốn nhưng không ngăn cản.

4. Chính phủ nói “vâng, thưa cô, đó là quyền. Cô có thể thực hiện, nếu muốn”.

5. Người phụ nữ giữ thai và người đàn ông phải cấp dưỡng nuôi con.

6. Người đàn ông bất hạnh, nhiều khi anh ta lợi dụng các nhóm tôn giáo và chính trị gia để đòi quyền buộc phụ nữ phá thai, nếu anh ta không muốn giữ thai.

7. Phụ nữ không hạnh phúc và phải nhờ các nhóm tôn giáo và chính trị gia ủng hộ cấm “phá thai” can thiệp.

8. Xung đột giữa người nam và người nữ biến thành xung đột giữa các nhóm tôn giáo và chính trị gia và toàn xã hội.

B. Đối với người đã kết hôn

Trường hợp 1:

1. Nam và nữ ngủ với nhau, nữ có thai.

2. Cô ấy thông báo với người đàn ông rằng, cô ấy có thai và muốn phá bỏ.

3. Người đàn ông nói, không đời nào, hãy đừng làm điều này.

4. Chính phủ nói “vâng, thưa cô, đó là quyền. Cô có thể thực hiện nó”.

5. Người đàn ông bất hạnh và phải cầu viện các nhóm tôn giáo và chính trị gia để cấm cô “phá thai”.

6. Phụ nữ không hài lòng vì bị xâm phạm quyền tự quyết về cơ thể.

Trường hợp 2:

1. Nam nữ ngủ với nhau, nữ có thai.

2. Cô ấy thông báo với người đàn ông, cô ấy có thai và muốn giữ lại.

3. Đàn ông nói không, tôi không muốn điều đó.

4. Chính phủ nói “vâng, thưa cô, đó là quyền. Cô có thể thực hiện nó”.

5. Người đàn ông bất hạnh nhờ các nhóm tôn giáo và chính trị gia để ép buộc phụ nữ “phá thai” nếu không đồng ý.

6. Phụ nữ không hạnh phúc.

Trường hợp 3:

1. Nam nữ ngủ với nhau, nữ có thai.

2. Cô ấy thông báo với người đàn ông rằng, cô ấy có thai và muốn phá bỏ.

3. Đàn ông nói, tôi đồng ý.

4. Chính phủ nói “không, bạn không thể, điều đó bị cấm”.

5. Đàn ông và phụ nữ không hạnh phúc và sử dụng các nhóm tôn giáo và chính trị gia để cho phép phá thai.

C. Các vấn đề cần thảo luận:

I. Ai có quyền quyết định về việc phá thai?

1. Chỉ phụ nữ

2. Nam và nữ

3. Nhà nước

II. Nếu có bất đồng thì sao?

1. Đàn ông và phụ nữ?

2. Người dân và chính quyền?

3. Chính phủ và phụ nữ?

4. Phụ nữ, đàn ông và chính phủ?

III. Trách nhiệm

1. Nếu một đứa trẻ được sinh ra, do việc phá thai bị cấm, thì ai sẽ chịu trách nhiệm nuôi đứa trẻ? Chính phủ?

2. Nếu người nam ép người nữ sinh con, trái với ý muốn của người nữ, thì người nữ có quyền từ chối trách nhiệm nuôi con không?

3. Nếu người phụ nữ ‘ép’ người đàn ông giúp để có thai hộ (nữ nhờ người đàn ông để được mang thai), thì người đàn ông đó có được chối bỏ trách nhiệm nuôi con không?

IV. Tự do cá nhân và phá thai

1. Phụ nữ có được tự do quyết định 1 mình về việc phá thai không?

2. Một người đàn ông có quyền bày tỏ sự phản đối việc phá thai liên quan đến anh ta không?

3. Chính phủ/xã hội có quyền quyết định một cặp vợ chồng, có thể làm gì khi mang thai không?

4. Đâu là giới hạn của tự do cá nhân và trách nhiệm xã hội trong trường hợp phá thai?

V. Khác

1. Nếu một người đàn ông không muốn có thai, tại sao anh ta không đeo bao cao su, hay thắt ống dẫn tinh?

2. Nếu một người phụ nữ không muốn mang thai, tại sao cô ấy không sử dụng biện pháp bảo vệ?

3. Nếu việc mang thai là do tai nạn hoặc do bị cưỡng hiếp, tại sao lại cấm phá thai?

D. Tại sao Mỹ cấm phá thai ?

Đảng cộng hòa muốn cấm phá thai. Đảng dân chủ cho rằng phá thai là quyền của phụ nữ. Hai Đảng phái chính trị này liên tục “choảng” nhau về điều đó.

Tại sao vấn đề “cho phá thai hay cấm”, khá đơn giản như vậy, nhưng hai Đảng này lại đối chọi nhau?

1. Tại sao lại cấm phá thai?

Nhìn bề ngoài, những người ủng hộ cấm phá thai sẽ lập luận, đó là quyền con người, trong đó có quyền được sống. Bào thai là sự sống. Vì vậy, phá thai là giết chết sự sống. Nên phải cấm để bảo vệ sự sống. Nghe rất hợp lý phải không nào?

Tuy nhiên!

Bạn nghĩ gì khi một người phụ nữ không muốn giữ bào thai, không muốn có con, nhưng họ không được phép phá bỏ nó?

Bạn nghĩ gì khi một người có thai ngoài ý muốn, nhưng không được phép phá bỏ. Hoặc, bào thai có dị tật, nhưng người mẹ cũng không được phép phá bỏ.

Bạn nghĩ gì khi một người phụ nữ bị cưỡng hiếp, nhưng họ không được phép phá thai?

Trên thực tế, cấm phá thai có liên quan đến yếu tố tôn giáo – Cụ thể là thiên chúa giáo. Đơn giản, sự sống là do chúa tạo ra, con người không được phép phá bỏ. Nhiều nước công giáo toàn tòng, chẳng hạn Ba Lan đã cấm phá thai.

2. Mặt trái của Tòa án tối cao Hoa Kỳ!

Tòa án tối cao Hoa Kỳ (Mỹ) còn gọi là Tối cao pháp viện đã lật lại án lệ “Roe kiện Wade” năm 1973. Điều này đồng nghĩa quyền phá thai đã chấm dứt “dựa trên án lệ” của vụ án này. Cụ thể hơn, lật ngược án lệ “Roe kiện Wade” sẽ cho phép các bang của nước Mỹ được phép cấm phá thai.

Khi án lệ “Roe kiện Wade” có hiệu lực, ngay lập tức, quy định cấm phá thại tại 6 bang: Louisiana, Missouri, Kentucky, Nam Dakota, Oklahoma tự động có hiệu lực. Chắc chắn, nhiều bang khác sẽ quy định cấm phá thai trong tương lai.

Ngay sau khi Tòa án tối cao – Tối cao pháp viện Hoa Kỳ lật ngược án lệ “Roe kiện Wade”, hàng loạt cuộc biểu tình đã nổ ra trên khắp nước Mỹ.


Năm 1973, vụ kiện Roe v. Wade do một người phụ nữ bị hãm hiếp và mang thai kiện tiểu bang Texas cấm cô ấy phá thai đã mang tới quyết định đưa quyền phá thai thành một quyền được hiến pháp công nhận.

Thật ra quyền này được chia làm ba phần trong thai kỳ. Ở ba tháng đầu, quyền phá thai là tuyệt đối. Ba tháng sau đó, việc phá thai phải cân nhắc xem nó có ảnh hưởng tới sức khỏe của người mẹ hay không. Ba tháng cuối không được phá thai, trừ khi là để cứu mạng của người mẹ.

Khi tòa tối cao bãi bỏ quyền này, thật ra là họ chỉ cho phép các cơ quan lập pháp mỗi tiểu bang tự đưa ra luật. Có tiểu bang sẽ cấm toàn bộ, có tiểu bang sau 15 tuần thai mới cấm, có tiểu bang sau 6 tuần thai sẽ cấm, có tiểu bang sẽ cho phép với các điều khoản khác nhau về cho phép phá thai khi bị cữơng hiếp, quan hệ loạn luân, hay là ảnh hưởng sức khỏe người mẹ hay thai nhi dị tật.

Việc phá thai hay không gây tranh cãi liên miên ở khắp nơi trên thế giới. Rất nhiều người hay nói rằng, nên cho phép phá thai trong trường hợp bị cưỡng hiếp, con dị tật hay nguy hiểm tính mạng của người mẹ. Trên thực tế thì mọi chuyện không đơn giản như vậy.

Chưa có tiểu bang nào thử nghiệm một đạo luật cấm phá thai với điều khoản trừ trường hợp hãm hiếp, thai nhi dị tật hay nguy hiểm tính mạng cả.

Trong trường hợp hãm hiếp chẳng hạn, nói nghe rất dễ nhưng làm sao để biết là có một vụ hãm hiếp hay không? Người phụ nữ tới bệnh viện và nói rằng cô ta bị hãm hiếp là được phá thai ngay ư? Tất nhiên là không được.

Vậy thì phải có tòa án phán quyết ư? Thủ tục tố tụng mất hàng năm trời, lúc đó đứa trẻ đã ra đời rồi. Hay là người phụ nữ tới báo cảnh sát là mình bị hãm hiếp? Lúc đó cảnh sát phải khám nghiệm và đưa ra kết luận ngay là người này bị hãm hiếp ư? Một vụ việc hình sự nghiêm trọng như vậy, cảnh sát làm sao điều tra cho kịp để phá thai?

Đó là chưa kể tới chuyện có người bị hãm hiếp bởi chồng hay bạn trai, giờ bảo cô ta đi báo cáo là mình bị hãm hiếp để được phá thai, nhân đó đẩy luôn ông chồng hay bạn trai vào nhà tù, mới là mệt. Hay là ngược lại, người phụ nữ có thai nhưng giận ông chồng cái gì đó, muốn phá thai nên hoang báo là chồng mình hãm hiếp, thì như thế nào?

Loạn luân cũng vậy, rất rắc rối. Giả sử người phụ nữ nói rằng bào thai trong bụng là do loạn luân thì phải biết tác giả là ai, sau đó phải đi thử DNA, lấy DNA trong bụng mẹ ra thử mới biết. Cho dù người phụ nữ có chỉ tận tay thì đâu phải là bắt được ngay người cha, mà bắt được thì thủ tục lấy DNA, thử nghiệm, ra tòa phán xét mất bao lâu? Lúc đó cái thai lại lớn tướng, chả phá được nữa rồi.

Việc "chỉ được phá thai khi ảnh hưởng sức khỏe hay mạng sống của người mẹ" cũng rất phức tạp. Bác sĩ tất nhiên phải ra quyết định là người mẹ có bị ảnh hưởng tới sức khỏe hay mạng sống hay không. Nếu quyết định là đúng thì không sao, còn như quyết định sai thì bị tội hình sự. Kiểu đó bác sĩ nào dám quyết định, trừ khi thai nhi đã chết ngắc, không còn nhịp tim? Lúc đó thì cũng chả cần phá thai nữa, thai chết rồi còn gì?

Ngay tới chuyện "đứa trẻ bị dị tật" cũng vậy. Kết cục thì dị tật nào được xem là đủ nghiêm trọng để phá thai? Nếu bác sĩ chẩn đoán sai, nạo phá ra rồi mới thấy hóa ra bào thai không việc gì, thì bác sĩ vào tù à? Ai dám chắc là mình luôn luôn đúng 100%? Chỉ cần chẩn đoán sai một lần là vào tù, ai dám chẩn đoán với chỉ định nữa?

Những rắc rối này chỉ có các chuyên gia pháp luật mới nghĩ tới, bởi họ là người viết ra luật và thi hành luật. Biết rõ những điều này nên các đạo luật không cho phép phá thai không có những điều khoản "trừ khi" này. Còn như có thì họ biết là cũng chả có tác dụng gì, để đó cho nó vui, kết cục chả có người phụ nữ nào chứng minh được là mình bị hãm hiếp trong vòng vài tháng, mà cũng chả có bác sĩ nào dám chỉ định phá thai khi nhận định sai một lần là vào tù. Kết cục, cấm phá thai hay không chỉ là chuyện có hay không, và dựa vào tuổi thai kỳ mà áp dụng, chứ mấy cái điều khoản "trừ khi" đó hoàn toàn vô ích.

3. Tại sao Tòa án tối cao Hoa Kỳ – Tối cao pháp viện lật lại vụ án cách đây mấy chục năm ?

Như đã đề cập, Đảng cộng hòa ủng hộ cấm phá thai. Như vậy, nếu như thành viên Đảng cộng hòa chiếm đa số tại quốc hội của các tiểu bang, có thể một ngày nào đó, hầu hết các bang sẽ cấm phá thai. Người phụ nữ có thể đi đến các bang cho phép phá thai để bỏ bào thai ngoài ý muốn, nhưng khi trở về, họ có thể có tội tại bang đang sinh sống. Tất nhiên, điều này chỉ là khả năng và còn tùy thuộc vào luật pháp từng bang.

Có thể nói rằng, nước Mỹ chưa chắc là thiên đường của tự do. Tự do của họ phải trong khuôn khổ pháp luật. Mỹ là nước có hệ thống pháp luật vô cùng phức tạp và “tàn khóc” đến nghiệt ngã.

Tự do của nước Mỹ tương tự như “tự do của chú chim bị nhốt trong lòng”.

Donald Trump là thành viên Đảng cộng hòa. Một trong những lý do khiến Donald Trump trở thành tổng thống Mỹ (2017-2021) chính là ủng hộ chống phá thai.

Thủ tục bầu cử tổng thống Mỹ không dựa trên lá phiếu phổ thông, mà dựa trên lá phiếu của đại cử tri. Cử tri bầu ra đại cử tri và đại cử tri mới là những người bỏ phiếu lựa chọn tổng thống.

Trump bổ nhiệm 3 thẩm phán của Tối cao pháp viện

Trong nhiệm kỳ của mình, tổng thống Donald Trump đã bổ nhiệm 3 thành viên của tối cao pháp viện. Tất nhiên, tất cả những thành viên này đều ủng hộ việc chống phá thai. Những thẩm phán tối cao pháp viện được Trump bổ nhiệm đều có niềm tin Công giáo La Mã.

Sau khi trở thành tổng thống, ngày 31 tháng 1 năm 2017, Trump bổ nhiệm Neil Gorsuch trở thành thành viên tối cao pháp viện và được thượng viện dưới sự kiểm soát của Đảng cộng hòa phê chuẩn vào ngày 7 tháng 4 năm 2017. Neil Gorsuch trở thành thẩm phán tối cao pháp viện là do thẩm phán Antonin Scalia qua đời.

Năm 2018, Donald Trum tiếp tục bổ nhiệm Michael Kavanaugh như là thành viên tối cao pháp viện – Tòa án tối cao Hoa Kỳ. Kavanaugh cũng theo công giáo La Mã và có quan điểm chống phá thai.

Năm 2020, Donald Trump bổ nhiệm Amy Barrett là thành viên của tòa án tối cao Hoa Kỳ – Tối cao pháp viện. Amy Barrett cũng theo công giáo La Mã và cũng chủ trương chống lại nạo phá thai như Kavanaugh và Neil Gorsuch.

Vào năm 2005, tổng thống George W. Bush (con) cũng đã bổ nhiệm một người có quan điểm chống phá thai là John Roberts trở thành chánh án Tòa án tối cao Hoa Kỳ – Tối cao pháp Viện. John Roberts cũng là 1 tín đồ của công giáo La Mã.

Samuel Alito cũng được Bush (con) bổ nhiệm để trở thành một thành viên của tối cao pháp viện. Ông cũng là tín đồ công giáo La Mã.

Còn Clarence Thomas do Bush (cha) bổ nhiệm. Lưu ý là, George W. Bush là một tín đồ công giáo mộ đạo.

Như vậy, trong 9 thành viên tối cao pháp viện – có đến 5 người (quá bán) là tín đồ Thiên chúa giáo và có quan điểm chống lại việc phá thai.

Theo luật pháp Hoa Kỳ, tư pháp là độc lập, tuy nhiên, tổng thống Mỹ thường lựa chọn thẩm phán Tối cao pháp viện là người cùng “phe” với mình. 

Một vấn đề nữa là, những người ngồi ghế thành viên tối cao pháp viện là suốt đời. Nghĩa là không ai có thể “lật đổ” cái ghế của họ. Hệ thống tư pháp độc lập của họ cũng có điểm yếu, chứ không phải lúc nào cũng hoàn hảo.

Thật sự không quá ngạc nhiên, ngày 24 tháng 6 năm 2022, Tối cao pháp viện lật lại án lệ “Roe kiện Wade”. Điều này đồng nghĩa, việc cấm phá thai thuộc về các tiểu bang.

4. Dân chủ kiểu Mỹ chưa chắc là tự do

Hoa Kỳ là một quốc gia dân chủ, nhưng các nghị sĩ quốc hội thường phụ thuộc vào việc tài trợ tranh cử. Muốn thắng cử, nếu không có đảng phái đứng đằng sau hỗ trợ và nếu không có tiền để thực hiện việc “quảng cáo” về mình, đừng mong có thể thắng cử. 

Những người tài trợ tranh cử thường là các nhà tư bản.

Có thể nói, chính trị Hoa Kỳ được chi phối bởi các nhà tư bản, chứ không phải người dân. Trên danh nghĩa, dân chủ kiểu Mỹ là tự do, nhưng thực tế, nó thật sự không tự do chút nào.

Nếu không có tiền, đừng mong có tự do. Mặc dù vậy, kiếm tiền ở Mỹ không hề dễ chút nào. Bạn có thể nghe một vài người trở nên giàu có nhờ “sáng tạo”, nhưng nó thuộc về số ít, rất ít.

Nó không đại diện cho số đông, không thuộc về số đông. Tuy nhiên, họ có thể dùng sự thành công của một vài người để quảng cáo cho giấc mơ Mỹ.

5. Vấn đề chính trị

Chắc chắn, các nhà chính trị Hoa Kỳ sẽ không quan tâm lắm đến vấn đề phá thai. Lá phiếu và tài trợ bầu cử là yếu tố chi phối các quyết định của họ.

Nước Mỹ là tự do, nhưng để tự do, bạn phải có tiền và thật sự giàu có. Chỉ có như vậy, bạn mới có thể ảnh hưởng đến chính sách. Mỹ là quốc gia cho phép vận động hành lang. Nói theo ngôn ngữ bình thường là họ hợp pháp hóa tham nhũng – tham nhũng chính sách. Chính vì hợp pháp hóa tham nhũng nên nhiều người không thấy bản chất tham nhũng của chính trị Hoa Kỳ.

Khi cần vận động một dự luật nào đó, các nhà tư bản sẽ tài trợ tiền để tác động đến vấn đề ra quyết định của các chính trị gia. Các chính trị gia không được tài trợ tiền từ các nhà tư bản, thì, họ cũng khó lòng kiếm được lá phiếu từ cử tri. Tiền đâu để vận động tranh cử, tiền đâu để thực hiện các chương trình nhằm lôi kéo cử tri.

6. Vấn đề di cư và thu hút người nhập cư

Hoa Kỳ thực hiện nhiều chính sách để thu hút người nhập cư đến làm việc. Nếu đủ điều kiện, họ có thể nhập tịch Hoa Kỳ. Nước Mỹ không lo sợ nhập cư sẽ ảnh hưởng đến vấn đề tính dân tộc, hay nhân khẩu học.

Bởi vì, chính sách nhập cư của họ đảm bảo người da trắng luôn chiếm đa số. Người nhập cư sau một thời gian chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng bởi lối sống của họ. Ngoài ra, người nhập cư sẽ trở thành một lực lượng lao động chân tay đang thiếu hụt tại Mỹ.

Các nước khác không giống nước Mỹ, chẳng hạn, Trung Quốc, Nga, Ấn Độ không có chính sách nhập cư thu hút. Bởi đơn giản, họ không cần đến lực lượng lao động từ nhập cư.

Ngoài ra, nếu thu hút nhập cư bên ngoài sẽ ảnh hưởng đến giải quyết việc làm nội địa. Ngoài ra, họ là những dân tộc thuần nhất, nếu thu hút nhập cư sẽ dẫn đến chia rẽ bên trong. Trong khi đó, Mỹ là một hỗn hợp người thiếu bản sắc chung. Để có cái chung, người Mỹ đã áp dụng chế độ luật pháp nghiêm ngặt và tôn giáo công dân.

Xem thêm: https://vietcetera.com/vn/pha-thai-cam-hay-khong

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét