Thứ Ba, 9 tháng 4, 2024

Việt Nam có nằm trên Vành đai động đất Thái Bình Dương ?

Việt Nam có nằm trên Vành đai động đất Thái Bình Dương ?
Đài Loan và Nhật Bản là những quốc gia thường xuyên phải đối mặt với thảm hoạ động đất, do họ nằm ngay trên Vành đai lửa Thái Bình Dương, nơi xảy ra khoảng 90% các trân động đất trên thế giới. Rất may, Việt Nam không trực tiếp nằm trên Vành đai lửa này mà chỉ nằm bên cạnh nó (giống như Đài Loan). Tuy nhiên Việt Nam cũng có một số khu vực có núi lửa cổ đại, như ở miền Trung (đặc biệt là khu vực quanh Vịnh Nha Trang), khu vực phía Bắc (núi lửa Cao Thượng ở Bắc Giang) và núi lửa Bà Rịa ở Bà Rịa - Vũng Tàu có niên đại khoảng 11 triệu năm.

Vành đai lửa Thái Bình Dương, khu vực thường xuyên xảy ra động đất. Ảnh: Wikipedia

1. Trận động đất 7,4 độ Richter ở Đài Loan vào ngày 03/04/2024

Trận động đất cường độ 7,4 độ Richter đã xảy ra tại Đài Loan vào sáng ngày 03 tháng 4 vừa qua. Đây là một trong những trận động đất tồi tệ nhất trong 25 năm qua ở Đài Loan. Số liệu thống kê mới nhất cho thấy, ít nhất 9 người đã thiệt mạng và hơn 1.000 người khác bị thương. Tuy vậy, Đài Loan đã đối phó rất tốt trong sự cố thiên tai này với những điều kỳ diệu mà chúng ta nên xem xét.

2. Vì sao Đài Loan hay xảy ra động đất?

Đài Loan nằm dọc theo Vành đai lửa Thái Bình Dương, đường đứt gãy địa chấn bao quanh Thái Bình Dương, nơi xảy ra đa số các trận động đất trên thế giới. Khu vực này đặc biệt dễ xảy ra rung chấn do sức căng tích tụ từ sự tương tác giữa hai mảng kiến tạo Philippine và mảng Á-Âu, có thể dẫn đến sự giải phóng đột ngột dưới dạng động đất.

Đứt gãy trong trận động đất Đài Loan là đứt gãy nghịch, nghĩa là một bên của đứt gãy di chuyển chèn lên bên kia. Dưới đại dương, nước bị xê dịch mạnh, có thể gây ra sóng thần.

3. Tại sao Đài Loan ít thiệt hại khi đối đầu với động đất mạnh?

Nếu so sánh với các trận động đất có cường độ mạnh tương tự ở nơi khác, số người thiệt mạng ở Đài Loan thấp hơn rất nhiều. Thậm chí một trận động đất mạnh chỉ 5,6 độ ở Indonesia vào tháng 11-2022 cũng đã khiến hơn 260 người thiệt mạng.

Có bốn yếu tố quan trọng giúp Đài Loan giảm thiểu thiệt hại do động đất, đặc biệt về nhân mạng.

Thứ nhất là chất lượng xây dựng

Một điểm đáng chú ý là nhiều hình ảnh được truyền thông quốc tế đăng tải cho thấy các tòa nhà cao tầng ở Đài Loan chỉ bị "bật gốc" và nghiêng sang một bên, gồm cả ở những nơi chịu thiệt hại nặng như Hoa Liên, thay vì sập hoàn toàn.

Điều này có nghĩa người dân - nếu còn kẹt trong tòa nhà - vẫn có cơ hội sống sót cao hơn so với trường hợp bị chôn vùi dưới đống đổ nát. Điều này cũng cho thấy chất lượng xây dựng đóng vai trò quan trọng ra sao.

Từ năm 2005, Trung tâm Nghiên cứu kỹ thuật xây dựng động đất (NCREE) của NARLabs 
Đài Loan chịu trách nhiệm hỗ trợ Cơ quan Nội chính Đài Loan đánh giá và điều chỉnh quy định an toàn chống động đất cho các tòa nhà. Sau hai lần sửa đổi vào năm 2006 và 2011, tiêu chuẩn thiết kế chống chịu động đất đã chính thức có hiệu lực vào tháng 10-2022.

Theo Đài Bắc Thời báo, việc giảm trọng lượng thông qua giảm thiểu các đồ vật trang trí, là yếu tố quan trọng đảm bảo an toàn khi có động đất. Các yếu tố kết cấu như dầm nhà cần phải chắc chắn, nhưng đối với các yếu tố phi kết cấu như tường ngoài và vách ngăn bên trong thì nên ưu tiên sử dụng vật liệu nhẹ.

Thứ hai là nhờ hệ thống cảnh báo sớm của Đài Loan

Hệ thống này phát hiện sự rung chuyển khi địa chấn xảy ra ở khu vực tâm chấn và ngay lập tức gửi cảnh báo với tốc độ truyền đi nhanh hơn năng lượng địa chấn. Vì thế hệ thống này có thể cung cấp những giây phút cảnh báo quan trọng cho người sống xa tâm chấn để kịp thời ứng phó.

Trên trang web của Sở Khí tượng thuộc Cơ quan Giao thông Đài Loan cũng có các thông tin chi tiết về việc cài đặt ứng dụng cảnh báo động đất. Ứng dụng có các tính năng như cảnh báo sớm thiên tai, thông báo sẽ được gửi đến những người sống trong các khu vực bị ảnh hưởng mức cường độ trên 3 khi có động đất.

Thứ ba là ý thức của người dân

Một người bạn Đài Loan chia sẻ "từ cấp tiểu học chúng tôi đã được huấn luyện" về việc bảo vệ bản thân khi có động đất.

Thứ tư là có may mắn che chở

Có một toà nhà nằm ngay trong khu vực động đất mà vẫn bình yên do có treo tâm biển quảng cáo Thần Vận - một chương trình múa cổ điển của Trung Hoa được biết là có mang năng lượng may mắn đến cho người xem.


Nhiều người đã ngạc nhiên khi chứng kiến tòa nhà được treo bảng điện tử quảng bá ShenYun (Thần Vận) vẫn yên bình bên cạnh các toà nhà khác sụp đổ vì Trận động đất mạnh 7,4 độ xảy ra lúc 7 giờ 58 giờ Đài Loan sáng thứ Tư (ngày 3/4), với chấn tâm nằm cách thành phố Hoa Liên 20 km về phía nam.

Thực tế nhiều người cũng đã chứng kiến tại Nhật tầm năm 2015 có trận động đất rất mạnh ở thành phố Kumamoto. Lúc đó có 1 số người Nhật và Nhật gốc Trung tu đạo ở đó. Nhớ lại thành phố ấy gần như nhà nào cũng bị thiệt hại, thành phố bị phá hủy, cửa kính tan tành rơi vỡ khắp nơi. Mặc dù ở ngay tâm chấn nhưng bất ngờ là những người tu hành ở đó đều nói “nhà chúng tôi không vấn đề gì cả”. Ngay sau đó họ còn tham gia vào đội tình nguyện giúp đỡ những gia đình thiệt hại do động đất.

Shen Yun hay Thần Vận dịch ra tiếng Việt nghĩa là "Vẻ đẹp của những Vị Thần đang múa". Đây là đoàn nghệ thuật với sứ mệnh phục hưng nền văn hoá " Thần Truyền " 5000 năm của Trung Hoa.

Shen Yun là đoàn nghệ thuật vũ đạo Trung Hoa cổ điển và âm nhạc truyền thống hàng đầu, được thành lập tại New York. Các tiết mục bao gồm vũ đạo Trung Hoa cổ điển, múa dân gian, múa dân tộc và vũ kịch, với sự tham gia của dàn nhạc và các nghệ sĩ độc tấu. Trải qua 5.000 năm, nền văn hóa Thần truyền đã phát triển phồn thịnh trên mảnh đất Trung Hoa. Thông qua âm nhạc và vũ đạo ngoạn mục, Shen Yun đang làm sống lại nền văn hóa huy hoàng này. 
Bạn có thể tải app " Shen Yun Zuo pin " và trải nghiệm rất nhiều video hay và đặc sắc. Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm qua trang wed sau: https://vi.shenyun.org/what-is-shen-yun

4. Vành đai lửa Thái Bình Dương là gì?

Núi lửa hình thành do sự va chạm của các mảng kiến tạo. Các mảng này di chuyển không ngừng trên một lớp đá một phần rắn và một phần nóng chảy. Đây được gọi là lớp phủ của Trái đất. Khi các mảng va chạm hoặc di chuyển ra xa nhau, Trái đất sẽ di chuyển theo đúng nghĩa đen.

Vành đai lửa Thái Bình Dương là một chuỗi gồm ít nhất 450 núi lửa - đang hoạt động và không hoạt động - tạo thành hình móng ngựa, dài khoảng 40.000km chạy xung quanh Thái Bình Dương.

Vành đai lửa Thái Bình Dương là hệ quả trực tiếp của các hoạt động kiến tạo địa tầng và sự chuyển động cũng như va chạm của các mảng lớp vỏ Trái đất. Khu vực này nằm xung quanh các mảng biển Philippines, mảng Thái Bình Dương, mảng Juan de Fuca và Cocos, mảng Nazca.

Nhiều núi lửa trong vành đai lửa hình thành thông qua quá trình hút chìm. Hầu hết các vùng hút chìm của hành tinh này đều nằm trong vành đai lửa.

Sự hút chìm xảy ra khi các mảng kiến tạo dịch chuyển và khi một mảng bị đẩy xuống dưới một mảng khác. Hiện tượng chuyển động này của đáy đại dương tạo ra "sự biến đổi khoáng chất", dẫn đến sự tan chảy, đông đặc của magma và núi lửa hình thành.

5. 90% động đất trên thế giới xảy ra trên Vành đai lửa Thái Bình Dương

Khoảng 90% trận động đất xảy ra trong vành đai lửa, theo trang Tuoitre đưa tin. Điều này có nghĩa cuộc sống của người dân ở Indonesia, Philippines, Malaysia, Nhật Bản, Úc và New Zealand, Papua New Guinea gần như đang bị đe dọa thường xuyên. Ngoài ra, còn có các quốc đảo khác như quần đảo Solomon, Fiji và nhiều quốc gia khác như Melanesia, Micronesia và Polynesia.

6. Một số trận động đất lớn từng xảy ra trên Vành đai lửa Thái Bình Dương

Theo Cơ quan Khảo sát địa chất Mỹ, trận động đất tồi tệ nhất trong vành đai lửa cũng như trên thế giới xảy ra ở Chile vào ngày 22-5-1960. Đó là trận động đất 9,5 độ Richter.

Theo sau đó là trận động đất lớn ở Alaska năm 1964 (9,2 độ Richter); trận động đất Bắc Sumatra - còn được gọi là sóng thần Ấn Độ Dương - vào ngày 26-12-2004 (9,1 độ Richter) và trận ngoài khơi bờ biển phía đông của Honshu (Nhật Bản) vào ngày 11-3-2011 (9,0 độ Richter), dẫn đến sóng thần và cuối cùng là thảm họa hạt nhân tại Fukushima.

Tuy biết được hoạt động cấu tạo nên núi lửa nhưng các nhà khoa học lại không thể dự đoán được các trận động đất trong vành đai lửa.

Các nhà khoa học cảnh báo những người dân sống xung quanh vành đai lửa nên nhận thức được mối nguy hiểm. Người dân có thể sống xa hơn trong đất liền, xây dựng nhà ở an toàn hơn, chống được động đất. Đồng thời các quốc gia nên cải thiện hệ thống cảnh báo sớm trên đại dương và đất liền để giảm thiểu rủi ro đến tính mạng.

7. Việt Nam có nằm trên Vành đai lửa Thái Bình Dương không?

Theo mô tả Vành đai lửa Thái Bình Dương trên Wikipedia, Việt Nam không trực tiếp nằm trên Vành đai lửa này mà chỉ nằm bên cạnh nó (giống như Đài Loan). Tuy nhiên Việt Nam cũng có một số khu vực có núi lửa cổ đại, như ở miền Trung (đặc biệt là khu vực quanh Vịnh Nha Trang), khu vực phía Bắc (núi lửa Cao Thượng ở Bắc Giang) và núi lửa Bà Rịa ở Bà Rịa - Vũng Tàu có niên đại khoảng 11 triệu năm.

Lúc 8h5’35'' sáng 25/3 vừa qua, Viện Vật lý địa cầu (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) cho biết, một trận động đất mạnh 4 độ Richter đã xảy ra tại khu vực huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Người dân sống trong khu vực tâm chấn có thể cảm nhận được rung lắc nhẹ từ trận động đất này.

PGS.TS Cao Đình Triều, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Kỹ thuật Địa Vật lý Việt Nam, Viện trưởng Viện Địa Vật lý ứng dụng cho biết, thành phố Hà Nội nằm trong vùng đứt gãy sông Hồng-sông Chảy, nơi đã từng xảy ra các trận động đất có độ lớn từ 5,1-5,5 độ richter. Thông thường, chu kỳ lặp lại động đất mạnh 5,3 độ richter ở thành phố Hà Nội là 1.100 năm và trận động đất mạnh cuối cùng xảy ra cách đây hơn 700 năm (1285), theo trang Sức khỏe và Đời sống.

Chính quyền và người dân thành phố Hà Nội cần để ý hơn tới câu chuyện kháng chấn đối với các công trình, nhất là đối với công trình dân sinh (như chung cư cao tầng,…) để đảm bảo an toàn cũng như giảm thiểu các nguy cơ tiềm ẩn có thể xảy ra, ảnh hưởng tới người dân.

(Tổng hợp từ các báo)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét