Thứ Ba, 9 tháng 4, 2024

Giá vé máy bay phá kỷ lục ở mọi thời đại: 26 triệu đồng khứ hồi

Giá vé máy bay phá kỷ lục ở mọi thời đại: Hà Nội - Phú Quốc 26 triệu đồng khứ hồi
Đến thời điểm này (8/4), giá vé máy bay dịp lễ 30/4 và 1/5 đang cao chót vót, nhất là trên các chặng bay có nhu cầu đi lại cao về du lịch. Chặng giữa Hà Nội đi Phú Quốc, giá vé khứ hồi của Vietjet từ khoảng 6,5 triệu đồng. Vietnam Airlines không còn vé hạng phổ thông linh hoạt, giá vé hạng thương gia lên tới… 13 triệu đồng/khách và ... 26 triệu đồng khứ hồi, nhưng số chỗ cũng không còn nhiều. Giá vé máy bay tăng cao gây ảnh hưởng không nhỏ đến quyết định đi chơi, du lịch của không ít người dịp 30/4-1/5 sắp tới. Đại diện Vietnam Airlines khẳng định ở một số thời điểm, có tình trạng giá vé cao so với những năm trước đây nhưng các hãng đều phải cân đối giá vé, chưa tăng tối đa để bảo đảm hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp và quyền lợi hành khách.

Giá vé máy bay tăng phi mã

Dịp lễ 30/4-1/5 năm nay, người lao động có khả năng được nghỉ 5 ngày theo đề xuất ngày nghỉ của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Dù chưa đến kỳ nghỉ lễ, giá vé máy bay đã tăng cao chót vót. Đặc biệt, một số chặng kết nối TP. HCM với các điểm du lịch nổi tiếng đã xuất hiện tình trạng cháy vé.

Chặng TP. HCM - Đà Nẵng dịp lễ 30/4 và 1/5 (chiều đi ngày 27/4, chiều về ngày 1/5), giá vé máy bay khứ hồi của Vietravel Airlines có mức giá "mềm" nhất từ 4,2 triệu đồng/khách; Bamboo từ khoảng 4,6 triệu đồng/khách và Vietjet từ khoảng 4,8 triệu đồng. Vietnam Airlines giá phổ thông linh hoạt từ 5 triệu đồng trong khi giá hạng thương gia lên tới xấp xỉ 9 triệu đồng. Website của nhiều hãng cũng hiển thị số chỗ không còn nhiều, thậm chí một số khung giờ chỉ còn vài chỗ.

Chặng TP. HCM- Phú Quốc, giá khứ hồi thấp nhất từ khoảng 3,4 triệu đồng/lượng của Vietravel Airlines, khoảng 3,7 triệu đồng của Vietjet. Trong khi Vietnam Airlines giá từ khoảng 4 triệu đồng nhưng nhiều chuyến bay đã hết chỗ; vé hạng thương gia giá khoảng 8,8 triệu đồng.

Ở phía Bắc, chặng giữa Hà Nội đi Phú Quốc, giá vé khứ hồi của Vietjet từ khoảng 6,5 triệu đồng. Vietnam Airlines không còn vé hạng phổ thông linh hoạt, giá vé hạng thương gia lên tới… 13 triệu đồng/khách và 26 triệu đồng khứ hồi, nhưng số chỗ cũng không còn nhiều.

Ngay cả chặng bay nhộn nhịp và đông đúc nhất với tần suất khai thác chuyến bay nhiều nhất giữa TP. HCM - Hà Nội, giá vé máy bay dịp lễ này, khảo sát ở thời điểm hiện tại, giá cũng rất cao. Vietjet bán giá khứ hồi chặng này từ 3,8 triệu đồng; Vietravel Airlines, Bamboo giá từ 4 triệu đồng; Vietnam Airlines 5 triệu đồng…

Các mức giá vé trên được lấy từ mức giá thấp nhất, giá vé thay đổi theo khung giờ và thời điểm khách đặt chỗ. Nếu chọn giờ bay đẹp hơn, giá vé sẽ cao hơn. Theo nhiều người, mặc dù đang có nhu cầu lên kế hoạch đi chơi dịp lễ 30/4 nhưng sau khi nghe thấy giá vé tăng cao thì họ phải cân nhắc.
Nhiều người "quay xe" vì vé máy bay đắt đỏ

Vé máy bay nội địa tăng cao khiến nhiều người có nhu cầu du lịch, nghỉ dưỡng phải đắn đo. Một số người cho biết với mức giá như vậy họ sẽ chọn đi nước ngoài để tăng tính trải nghiệm. Tuy nhiên để đi du lịch nước ngoài thì cần khoảng nghỉ dài, vì lịch nghỉ lễ chưa được chốt chính thức nên họ vẫn ngần ngại, chưa dám đặt vé.

Chị Hoàng Thy (ngụ quận Bình Thạnh, TP. HCM), cho biết con chị rất thích đi Quảng Nam, Đà Nẵng nên chị cũng dự kiến lễ này đưa con đi chơi. Có điều, với mức vé giá máy bay hiện tại cho gia đình 5 người thì riêng tiền vé máy bay đã khoảng 20 triệu đồng, chưa kể chi phí ăn uống, khách sạn... nhưng mức giá hiện tại là quá cao so với thu nhập và nhu cầu của gia đình.

Chị Nguyễn Hoa (32 tuổi, kế toán) cho biết giá vé máy bay lễ sắp tới nóng "bỏng tay" nên chị quyết định sẽ chọn địa điểm gần TP. HCM như Phan Thiết hoặc Nha Trang để đặt vé xe khách.

Chị Hoa cho biết, đi chơi không phải chỉ tiền vé máy bay mà còn tiền khách sạn, xe cộ, ăn uống… bởi vậy chỉ phải tính toán cân đo mọi thứ cho hợp lí. Khi vé máy bay đắt đỏ, chị quyết định tìm phương tiện khác để tiết kiệm chi phí.

Sự khan hiếm và đắt đỏ của vé máy bay dịp Lễ 30/4 đang làm khó khăn cho những ai muốn lên kế hoạch du lịch trong dịp này, và điều này cũng đang tạo ra những thách thức đối với ngành hàng không Việt Nam.

Nguyên nhân giá vé tăng cao chóng mặt

Lý giải cho nguyên nhân giá vé tăng cao "chóng mặt", các hãng hàng không cho biết, dịch vụ vận chuyển hàng không mang tính mùa vụ cao, giai đoạn cao điểm như hè hay dịp lễ 30/4, nhu cầu đi lại tăng đột biến, trong khi nguồn cung của các hãng có hạn, dẫn đến giá vé bị đẩy lên cao.

Bên cạnh đó, một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến giá vé hàng không là do thời gian kiểm tra động cơ hàng chục máy của hai hãng hàng không dẫn dắt thị trường là Vietnam Airlines và Vietjet không thể hoàn thành trong thời gian sớm.

Việc hai hãng hàng không Pacific Airlines và Bamboo Airways thực hiện việc tái cơ cấu đội máy bay nhằm tối ưu công tác quản trị, tiết giảm chi phí, cắt nợ và chờ thị trường khôi phục đã tác động khá lớn đến số ghế cung ứng trên mạng bay nội địa. Do đó, dẫn đến đội máy bay bị thiếu hụt, cung không đáp ứng được cầu. Hiện nhiều đường bay nội địa từ TP. HCM và Hà Nội đi các tỉnh chủ yếu do Vietnam Airlines và Vietjet bán ghế.

Ngoài ra, do quy định tăng trần giá vé máy bay chính thức có hiệu lực từ ngày 1/3, các hãng buộc phải thực hiện điều chỉnh giá vé sau quy định. Do đó, trong thời gian tới, giá vé máy bay khó hạ nhiệt trong bối cảnh thiếu tàu bay như hiện tại.

Để đáp ứng nhu cầu đi lại tăng dịp lễ 30/4 và 1/5, sắp tới Cục Hàng không Việt Nam đã yêu cầu các hãng hàng không duy trì tối đa đội bay, tăng cường bay đêm để bù đắp số lượng máy bay sụt giảm. Nhằm lượng khách du lịch trong nước và quốc sẽ tăng nhanh so với năm 2023.
--------------

Giá vé máy bay sẽ còn tăng

Một trong những nguyên nhân khiến giá vé máy bay tăng cao trong thời gian qua là do tình hình cung tải tại thị trường hàng không nội địa đang gặp khó khăn. Trong đó, việc nhà sản xuất động cơ Pratt&Whitney (PW) phải triệu hồi động cơ khiến 42 máy bay Airbus A321NEO của 2 hãng bay lớn nhất nước là Vietnam Airlines và Vietjet Air phải dừng khai thác từ đầu năm 2024.

Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam Đinh Việt Thắng thừa nhận việc nhà sản xuất Mỹ triệu hồi động cơ đã khiến ngành hàng không Việt Nam rơi vào tình trạng thiếu hụt đội máy bay khá trầm trọng. Tính đến hết ngày 31-3, đội bay của Việt Nam có 205 máy bay; đang khai thác 159 máy bay, 20 máy bay đang bảo dưỡng thiết bị định kỳ và 26 máy bay phải tháo động cơ để kiểm tra, sửa chữa theo yêu cầu của nhà sản xuất động cơ. Từ nay đến cuối năm, toàn bộ 42 máy bay của các hãng hàng không Việt Nam sẽ phải dừng hoạt động để khắc phục lỗi động cơ của nhà sản xuất.

Hạn chế ảnh hưởng đến hành khách

Theo Cục Hàng không Việt Nam, dịp cao điểm hè này, tổng tải thị trường cần khoảng 24-26 triệu ghế. Với cách vận hành thông thường, số máy bay phục vụ đợt cao điểm dự kiến thiếu từ 24-26 chiếc. Việc thiếu máy bay sẽ khiến vé máy bay trong dịp cao điểm hè sắp tới khan hiếm và đắt đỏ hơn.

Trước tình hình trên, ngành hàng không đang triển khai nhiều giải pháp ứng phó. Cục yêu cầu các hãng hàng không chủ động kế hoạch khai thác và có phương án dự phòng bổ sung số lượng máy bay bị thiếu hụt do dừng bay. Hiện tại, Vietnam Airlines cam kết tăng số lượng máy bay trong khoảng thời gian từ tháng 5 đến tháng 9-2024. Vietjet cũng sẽ tăng số lượng máy bay trong khoảng tháng 7 đến tháng 9.

Giá vé máy bay cao chót vót dịp lễ 30-4, nhiều chặng “cháy” vé
Cục trưởng Cục Hàng không nói về việc vé máy bay khan hiếm và đắt đỏ

Cục Hàng không cũng yêu cầu các đơn vị liên quan rà soát lại các quy trình để tăng thời gian khai thác, giảm thời gian quay đầu máy bay tại sân bay. Máy bay A320, A321 của Vietnam Airlines đang khai thác bình quân 9-10 giờ/ngày, Vietjet khoảng 12-13 giờ/ngày, thời gian này sẽ được tính toán, điều chỉnh. Thời gian quay đầu ở sân bay của máy bay A321 cũng sẽ nghiên cứu kéo giảm từ 45 phút xuống khoảng 30-35 phút. Phương án đưa máy bay thân rộng vào khai thác nội địa cũng sẽ được tính toán dù rất tốn kém, tăng thời gian bay đêm...

Nhằm hạn chế tối đa ảnh hưởng đối với hành khách tham gia vận tải hàng không, Bộ Giao thông Vận tải cũng yêu cầu Cục Hàng không Việt Nam chỉ đạo các hãng hàng không khẩn trương nghiên cứu, xây dựng kế hoạch khai thác, bổ sung máy bay bảo đảm và duy trì lực lượng vận tải, đặc biệt trong dịp nghỉ lễ 30-4, 1-5 và giai đoạn cao điểm hè sắp tới.

Các hãng bay thực hiện các giải pháp hạn chế tình trạng chậm, hủy chuyến, nâng cao chất lượng dịch vụ; thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật, điều lệ vận chuyển liên quan đến nghĩa vụ của người vận chuyển; tăng cường kiểm tra hoạt động vận tải, phục vụ hành khách; công tác bán vé, thực hiện kê khai giá, niêm yết giá, công khai thông tin về giá vé máy bay của hãng hàng không.

Ông Đặng Anh Tuấn, Phó Tổng Giám đốc Vietnam Airlines, thông tin theo kế hoạch, trong tháng 5 tới, hãng sẽ tiếp nhận máy bay thân rộng thứ 30 từ Tập đoàn Boeing. Tuy nhiên, trước tình huống phát sinh, các bên đã đàm phán lại và đẩy nhanh tiến độ giao máy bay, kịp thời đưa vào phục vụ dịp cao điểm hè. Vietnam Airlines cũng cố gắng đàm phán, thương thảo với các hãng cho thuê để có đội máy bay 4 chiếc "thuê ướt" (thuê ngắn hạn đội bay hoàn chỉnh) khai thác trong dịp cao điểm hè.

Giá vé máy bay chưa chạm trần

Theo đại diện Vietnam Airlines, tính đến hết quý I/2023, giá vé bình quân toàn mạng nội địa của Vietnam Airlines chỉ đạt 76% trong khung giá, dưới mức giá trần khá xa. Đơn cử, giá vé chặng TP HCM - Vân Đồn chỉ đạt khoảng 43%, chặng TP HCM - Phú Quốc chỉ đạt 83% so với giá trần.

Đại diện Vietnam Airlines khẳng định ở một số thời điểm, có tình trạng giá vé cao so với những năm trước đây nhưng các hãng đều phải cân đối giá vé, chưa tăng tối đa để bảo đảm hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp và quyền lợi hành khách.

https://nld.com.vn/gia-ve-may-bay-se-con-tang-196240408220719925.htm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét