Thứ Ba, 2 tháng 5, 2023

Tuần lộc chạy theo vòng tròn để tự vệ

Tuần lộc chạy theo vòng tròn để tự vệ
Mình đã từng rất ấn tượng khi xem những đàn tuần lộc chạy theo vòng tròn trên tivi trong các chương trình thế giới động vật. Đặc biệt là nhìn những đàn động vật, trong đó có tuần lộc và ngựa, khổng lồ khi di cư vô cùng thích thú. 
Thời trước năm 1975 động vật trên thế giới còn nhiều lắm, thế mà chỉ trong vòng chưa đầy 50 năm, loài người đã đua nhau tiêu diệt gần hết. Sau khi cơ bản tàn sát hết động vật, con người chắc đang bước sang giai đoạn tàn sát lẫn nhau bằng vũ khí nguyên tử.

Do ảnh hưởng lối sống du mục, các loài động vật đòi hỏi phải di cư thường xuyên đến các khu vực chăn thả mới. Mỗi năm, người ta đưa đàn gia súc di chuyển từ nơi này sang nơi khác vài lần để tìm kiếm đồng cỏ mới, những đàn tuần lộc cũng vậy. 

Băng đóng một vai trò quan trọng trong việc chăn nuôi tuần lộc, người Mông Cổ dùng băng vào mùa hè để làm giảm thân nhiệt và bảo vệ tuần lộc khỏi các loại côn trùng nhưng ngày nay các mảng băng thường tan chảy rất nhanh, kéo theo đó là chất lượng cỏ suy giảm khiến tuần lộc mắc bệnh và chết. Điều này cho thấy biến đổi khí hậu đang tác động đến sức khỏe của đàn tuần lộc và sinh kế của người nông dân.

Di cư của tuần lộc ỡ Thụy Điển là một trong những cuộc di cư lớn nhất trên thế giới diễn ra mỗi năm, cách Anh khoảng 1 nghìn dặm về phía Bắc. Khi tuyết rơi, phủ kín mọi bề mặt, hồ đóng băng và nhiệt độ xuống dưới -25 độ C thì hơn 10 nghìn con tuần lộc sẽ bắt đầu chuyến di cư khắp phía Bắc Thụy Điển. 

Vốn là động vật hoang dã, dưới bàn tay thuần hóa, những con tuần lộc trở nên hiền lành, dễ bảo và luôn tỏ ra hữu ích trong đời sống hàng ngày của dân bản địa. Họ có thể cưỡi chúng, chăn nuôi lấy sữa uống hoặc chế biến thành pho mát, bộ lông tuần lộc cũng có thể sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau. 

Loài tuần lộc thích nghi tốt với địa hình vùng núi lạnh giá và trên nền tuyết trắng xóa, mỗi năm chúng rụng sừng một lần và mọc lên một cái mới vào cuối mùa xuân đến đầu mùa hè, sừng của những con tuần lộc cái thường dài và có phần to hơn con đực. Những con tuần lộc hay sục sạo trong tuyết tìm rêu tới chạng vạng. Do khí hậu lạnh quanh năm, chỉ có đồng cỏ trải dài trên thảo nguyên bao la, tuần lộc không thể tự xử lý thân nhiệt được tốt, nên người nuôi phải đưa chúng xuống những đồng bằng thấp hơn để ăn cỏ vào mùa hè.

Khi bị đe dọa, tuần lộc sẽ bắt đầu chạy tán loạn theo vòng tròn, khiến động vật săn mồi khó tìm ra mục tiêu cá nhân. Trong video, những con tuần lộc đực và cái còn non ở trung tâm vòng xoáy trong khi con trưởng thành chạy xung quanh chúng trong vũ điệu bảo vệ. 

Cảnh tượng chạy loạn của đàn tuần lộc được một nhiếp ảnh gia quay lại ở Murmansk, Nga, ngay trước khi bác sĩ thú y chuẩn bị tiêm vaccine phòng bệnh than. Hành vi tương tự cũng xuất hiện ở cá heo, bò bison và thậm chí loài voi, nhưng khi nhìn từ trên cao, kết hợp với tốc độ và số lượng của đàn tuần lộc, khung cảnh thực sự hút mắt.

Ảnh: Khi bị đe dọa, tuần lộc sẽ bắt đầu chạy tán loạn theo vòng tròn.

Nhiếp ảnh gia Lev Fedoseyev sử dụng drone để ghi hình lốc xoáy tuần lộc hôm 24/3, ngay bên ngoài làng Lovozero phía tây bắc vùng Murmansk của Nga. Tuần lộc là loài hươu duy nhất được thuần hóa rộng rãi và người bản xứ Sami ở Murmansk chuyên chăn tuần lộc, sử dụng chúng làm thức ăn, lấy lông và kéo xe trượt tuyết. 

Khi camera của drone lia rộng hơn, lốc xoáy tuần lộc thứ hai hình thành ở khu chuồng gần đó. "Vũ điệu" này thực chất là hành vi bảo vệ. Khi đàn tuần lộc đánh hơi thấy nguy hiểm, con đực trưởng thành chạy theo vòng tròn để làm rối trí đàn sói, gấu và những động vật săn mồi khác. Ngoài ra, những con non sẽ đứng xúm lại ở trung tâm vòng tròn.

Tuần lộc có thể đạt tốc độ tối đa 241 km/h, theo Vườn thú San Diego, đủ nhanh để ngăn động vật săn mồi nhảy vào vòng tròn. Trong trường hợp này, không phải động vật săn mồi khiến những con tuần lộc hoảng hốt mà là bác sĩ thú y. 

Tuần lộc có thể di chuyển theo đàn từ 10 tới hàng trăm con, nhưng vào mùa xuân, chúng hợp thành siêu đàn lên tới 50.000 - 500.000 con, theo Cục quản lý dược phẩm và thực phẩm Mỹ (FDA). 

Tuần lộc Bắc Cực đã tiến hóa nhiều phương thức tự vệ để đối phó với động vật săn mồi, bao gồm khả năng nhìn tia cực tím cho phép chúng phát hiện chó sói trên nền tuyết trắng. Chúng cũng là loài hươu duy nhất mà cả con đực và con cái đều mọc sừng, dù các nhà khoa học tin rằng điều này phục vụ nhiều mục đích khác nhau. 

Tuần lộc đực rụng sừng vào tháng 11 hoặc tháng 12, dùng để xua đuổi động vật săn mồi và tình địch. Trong khi đó, con cái vẫn còn sừng cho tới mùa xuân, dùng để dọn tuyết và tiếp cận thức ăn.

Đàn tuần lộc lớn nhất thế giới là đàn Taimyr thuộc loài tuần lộc lãnh nguyên Siberia với số lượng 1 triệu con.

Dưới đây là cảnh tuần lộc chạy thành vòng tròn và người Nga vùng cận Ural xua tuần lộc đến đồng cỏ mùa hè.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét