Thứ Ba, 9 tháng 4, 2024

Gấu trúc không hề 'hiền, ngoan' như chúng ta thường nghĩ

Gấu trúc không hề 'hiền, ngoan' như chúng ta thường nghĩ
Đừng để vẻ ngoài dễ thương của gấu trúc đánh lừa, thực chất loài động vật này có sức mạnh và vô cùng hung dữ! 
Sự thật về vẻ ngây thơ của gấu trúc: Hóa ra lại hung dữ đến mức ngay cả hổ và sư tử cũng không dám gây sự với nó. 

Gấu trúc luôn là một loài động vật vô cùng dễ thương trong suy nghĩ của mọi người. Loài động vật này có thân hình tròn trịa, trông rất dễ thương và ngây thơ. Gấu Trúc không chỉ được yêu thích ở Trung Quốc mà còn được nhiều người trên thế giới phát cuồng.

Thậm chí, để thuê 1 chú gấu trúc từ Trung Quốc, các nước khác phải trả 1 khoản tiền thuê lớn, ngay cả thức ăn cũng phải nhập khẩu từ Trung Quốc. Thực sự phải mất rất nhiều công sức mới có thể nhìn thấy được những chú gấu trúc này

Tuy nhiên, dù là một con vật có vẻ ngoài dễ thương, gấu trúc thực sự lại rất mạnh mẽ và khiến ngay cả sư tử và hổ cũng phải rút lui.

Thực tế, gấu trúc đã sống trên trái đất được 8 triệu năm, chúng từng là động vật ăn thịt nhưng dần dần trở thành động vật ăn tạp khi trái đất thay đổi. Ngày nay, do được con người che chở nên gấu trúc ăn tre, sống cuộc sống không lo cơm ăn áo mặc, tính tình chúng có vẻ rất ngoan ngoãn nhưng nếu quan sát kỹ sẽ thấy lực cắn của chúng thực ra rất kinh người. Bạn có thể thấy gấu trúc ăn tre rất dễ dàng, những khúc tre rất dày bỗng chốc biến thành những chiếc đũa dùng một lần trong miệng với lực cắn cực mạnh của gấu trúc.

Nếu tức giận, Gấu trúc hoàn toàn có thể dễ dàng cắn đứt cánh tay của một người lớn. Hơn nữa, trong tự nhiên có rất ít sư tử hoặc hổ khiêu khích chúng, tính hung dữ của gấu trúc đứng thứ tư trong số các loài gấu. Mọi người đều biết rằng loài gấu rất đáng sợ nhưng dường như người ta đã quên rằng gấu trúc cũng thuộc loài gấu.

Một số người đã chứng kiến ​​chúng gấu trúc tranh giành thức ăn với báo hoa mai trong tự nhiên, ngay cả những con báo rất nhanh cũng không thể sánh được với chúng. Chỉ là theo sự phát triển của xã hội, gấu trúc trong tự nhiên ngày càng ít đi, cảnh tượng này càng ngày càng khó nhìn thấy.

Trong tự nhiên, gấu trúc dựa vào lực cắn mạnh, tốc độ siêu nhanh và khả năng leo cây để tồn tại cho đến ngày nay. Hiện nay, khi đến sở thú để xem những chú gấu trúc dễ thương này, du khách cũng nên cẩn thận để không làm chúng tức giận. Trên thực tế, không chỉ chúng mà bất kỳ loài động vật nào, thì con người cũng không nên gây rối với chúng để tránh diễn ra những nguy hiểm không cần thiết!

Gấu trúc lớn (Ailuropoda melanoleuca, nghĩa: "con vật chân mèo màu đen pha trắng", tiếng Anh: Giant Panda),[5] cũng được gọi một cách đơn giản là gấu trúc, là một loài gấu[6] nguồn gốc tại Trung Quốc.[1] Nó dễ dàng được nhận ra bởi các mảnh màu đen, lớn xung quanh mắt, trên tai, và tứ chi nó. 

Tuy thuộc về bộ Carnivora (bộ Ăn Thịt), chế độ ăn của gấu trúc gồm hơn 99% tre, trúc.[7] Gấu trúc trong tự nhiên thỉnh thoảng ăn cỏ dại, thậm chí ăn thịt chim, gậm nhấm xác thối. Trong tình trạng giam cầm, gấu trúc ăn mật ong, trứng cá, lá cây, bụi cam hoặc chuối cùng với các loại thức ăn đặc biệt khác.[8][9]

Gấu trúc lớn sống ở một vài vùng núi ở trung tâm Trung Quốc, chủ yếu ở Tứ Xuyên, nhưng cũng xuất hiện ở Thiểm Tây và Cam Túc.[10] Nông nghiệp, phá rừng đã đẩy gấu trúc khỏi các vùng đồng bằng chúng từng sinh sống.

Là một loài nguy cấp phụ thuộc bảo tồn. Một báo cáo 2007 cho thấy 239 cá thể gấu trúc sống trong điều kiện giam cầm ở Trung Quốc và 27 nước khác trên thế giới. Ước lượng số lượng hoang dã rất khác nhau; một ước tính cho thấy có khoảng 1.590 cá thể sống trong tự nhiên,[12] trong khi một nghiên cứu năm 2006 thông qua phân tích DNA ước tính rằng con số này có thể cao đến 2000 đến 3000.[13] Một số báo cáo cũng cho thấy rằng số lượng gấu trúc trong tự nhiên đang ngày càng tăng. Tuy nhiên, IUCN không tin rằng đủ chắc chắn để chuyển loài này từ nguy cấp thành dễ thương tổn.

Tập tính

Trong tự nhiên, gấu trúc sống trên cạn và dành phân lớn thời gian để đi lang thang và ăn trong các rừng tre, trúc ở vùng đồi núi tỉnh Tứ Xuyên. Gấu trúc lớn thường sống đơn độc, và mỗi con trưởng thành có một vùng lãnh thổ được xác định, con cái trưởng thành sẽ không tha thứ cho con cái nào dám đi vào lãnh thổ của nó. Gấu trúc giao tiếp thông qua tiếng kêu và đánh dấu mùi như cào cây hoặc đánh dấu nước tiểu. Chúng cũng có thể leo lên và trốn trong các hốc cây, nhưng không làm tổ lâu dài. Vì lý do này, gấu trúc không ngủ đông, tương tự như động vật có vú cận nhiệt đới khác, và thay vào đó di chuyển đến vùng có nhiệt độ ấm hơn.

Các cuộc gặp gỡ xã hội xảy ra chủ yếu trong mùa sinh sản ngắn. Sau khi giao phối, con đực rời đi, để con cái một mình để đẻ.

Mặc dù gấu trúc được cho là ngoan ngoãn, nó được biết tới từng tấn công con người, có thể do bị chọc tức chứ không phải do thích gây sự.

Tên gọi

Không có giải thích kết luận về nguồn gốc của từ "panda" được tìm thấy. Từ gần nhất là ponya' trong tiếng Nepal. Tới năm 1901, khi gấu trúc lớn được xác định một cách sai lầm có liên quan tới gấu trúc đỏ, gấu trúc lớn cũng được biết tới như "gấu đốm" (Ailuropus melanoleucus) hay "gấu đa sắc". Theo hầu hết bách khoa, tên "gấu trúc" hay "gấu trúc thông thường" đến từ loài gấu trúc đỏ.

Theo các nhà sưu tập Trung Quốc, gấu trúc lớn có 20 tên gọi trong tiếng Trung Quốc, như huāxióng (花熊, Hán-Việt: hoa hùng, "gấu đốm") và zhúxióng (竹熊, Hán-Việt: trúc hùng, "gấu trúc"). Tên phổ biến nhất ở Trung Quốc hiện nay là dàxióngmāo (大熊猫, Hán-Việt: đại hùng miêu, "mèo gấu lớn"), hay chỉ đơn giản là xióngmāo (熊貓, Hán-Việt: hùng miêu, "mèo gấu").

Ở Đài Loan, tên phổ biến của gấu trúc là māoxióng (貓熊, Hán-Việt: miêu hùng, "gấu mèo"), mặc dù nhiều từ điển ở Đài Loan vẫn dùng "mèo gấu" như tên đúng.

Phân loại

Trong nhiều thế kỷ, việc phân loại gấu trúc lớn có nhiều tranh luận vì có có những đặc điểm của cả gấu và gấu mèo.[24] Tuy nhiên, nghiên cứu phân tử cho thấy gấu trúc lớn là một loài gấu thật sự và là thành viên của họ Ursidae,[6][25] mặc dù có tách biệt từ sớm với các loài gấu khác. Họ hàng gần nhất của gấu trúc là gấu mặt ngắn Andes ở Nam Mỹ.[26] Gấu trúc lớn được xem là hóa thạch sống.[27]

Mặc dù có cùng tên, cùng môi trường sống và chế độ ăn, cũng như ngón cái giả (để giúp chúng nắm chặt các thanh tre, trúc chúng ăn), gấu trúc lớn và gấu trúc đỏ chỉ có liên quan xa. Nghiên cứu phân tử cho thấy gấu trúc đỏ thuộc về họ Ailuridae, chứ không phải Ursidae.

Phân loài

Có hai phân loài của gấu trúc đã được công nhận trên cơ sở giải phẫu hộp sọ, mẫu màu lông và gen của quần thể (Wan và ctv., 2005).

Ailuropoda melanoleuca melanoleuca bao gồm phần lớn quần thể còn hiện nay của gấu trúc. Chúng được tìm thấy chủ yếu ở Tứ Xuyên và có màu lông là đen - trắng.
Ailuropoda melanoleuca qinlingensis[28] chỉ phân bổ trong dãy núi Tần Lĩnh ở Thiểm Tây ở cao độ khoảng 1.300-3.000 m. Màu lông đen-trắng thông thường của gấu trúc Tứ Xuyên được thay thế bởi mẫu màu nâu sẫm-nâu nhạt. Hộp sọ của A. m. qinlingensis nhỏ hơn của họ hàng kia của chúng và chúng có răng hàm lớn hơn.

https://hoahoctro.tienphong.vn/vu-dinh-luu-hoa-hoa-bi-bo-quen-cnet-lo-cho-so-phan-cua-be-gau-truc-kem-noi-tieng-hon-post1614499.tpo

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét