Chủ Nhật, 7 tháng 4, 2024

BOT Biến tướng và những hệ luỵ... "cao tốc"

BOT Biến tướng và những hệ luỵ... "cao tốc"
Fb Giang Nguyen ; Đức Lê - Để xây dựng một bộ quy chuẩn- tiêu chuẩn về đường cao tốc...có khó không, có mất nhiều thời gian không?? Xin thưa các nước trên thế giới đã sẵn có nhiều đường cao tốc, ta chỉ việc sang đó tham khảo...bê về, chỉnh sửa cho phù hợp với cấu trúc đất đá, hệ số K và các đặc thù...thời tiết khí hậu của Việt nam.

Khảo sát, chỉnh sửa thành dự thảo, rồi lấy ý kiến, đến khi hoàn thành, nhanh thì hai tháng, chậm thì nửa năm là xong.

Vậy vì sao đã có những con đường được gọi là" cao tốc"đưa vào sử dụng cách đây hàng chục năm, đến thời điểm hiện tại Bộ Giao Thông Vận Tải vẫn chưa có được bộ quy chuẩn về đường cao tốc?

Sẽ có người cho rằng họ thiếu trách nhiệm, dốt, lười...
Xin khoan nghĩ như vậy.

Hãy nghĩ khi có được quy chuẩn, thì sẽ nẩy sinh vấn đề gì, mất gì, được gì ???
Chúng ta cùng xem cái gọi là "cao tốc" Hà Nội - Lào Cai.

Tổng tuyến dài 284 km, thu phí cao tốc khép kín trong tổng số km đó. Nhưng đoạn được gọi là cao tốc cho phép chạy 100km/ h, chỉ từ Hà Nội đến địa phận Yên Bái. Đoạn này có dải phân cách, mỗi chiều có hai làn đường, có làn dừng khẩn cấp.

Đoạn từ Yên Bái đến Lào Cai ( khoảng 87km) không có dải phân cách, chỉ có vạch kẻ đường, có làn dừng khẩn cấp. Như vậy đoạn này là đường 2 chiều, tương đương với đường cấp 3, cấp 4. Tốc độ lưu thông 80km/h và 87 km này vẫn được tính là đường cao tốc, các phương tiện tham gia giao thông vẫn phải nộp phí đủ cho cái thiếu kia...???

Tại tỉnh Thái Nguyên, Bộ GTVT ký hợp đồng với cienco4, cho làm một con đường từ Thái Nguyên lên huyện Chợ Mới, Bắc Cạn( gần song song với quốc lộ 3) với chiều dài khoảng 42 km.

Đường hai chiều, không dải phân cách, giao cắt nhiều với các đường dân sinh, đường liên xã...vì vậy không thể có hàng rào. vạch làn dừng khẩn cấp đương nhiên thành vạch 3.1. Tốc độ lưu thông 80km/h và dựng trạm thu phí cao tốc.

Khi bị chất vấn...thì họ nói rằng đó là" tiền cao tốc" (đúng là không cao tốc vẫn đẻ ra tiền).

Hiện tại rất nhiều các phương tiện tham gia giao thông, thường né trạm thu phí, họ đi qua các đường liên xã, qua trại Phú Sơn, qua xã Vô Tranh... sang quốc lộ 3. Gây quá tải, hằn lún, vỡ mép đường và nguy cơ mất an toàn rất cao.

Cienco4 và Bộ GTVT có biết điều này, vì sao những cái đầu "có sỏi" lại "dại" đến như vậy??

Xin thưa họ biết cả đấy, nhưng nó nằm trong một âm mưu khác.

Cùng thời điểm đó (2017) cienco4 dựng một trạm thu phí tại làng nghề bánh chưng Bờ Đậu. Km77+ 922,5 trên quốc lộ 3.

Với toan tính đó, thì các phương tiện né đường nào cũng gặp trạm thu phí của họ.
Chỉ có điều họ không tính đến, hoặc họ coi thường... đó là họ đã gặp phải sự phản đối quyết liệt của người dân, nên không thể thu phí tại BOT Bờ Đậu.

(Các phương tiện có tải trọng lớn như xe đầu kéo, xe công...thường né trạm theo hướng xuôi Bắc Cạn về. Vì hướng ngược lại có nhiều dốc, dốc dài và độ dốc cũng lớn hơn quốc lộ 3, nên khi có tải họ thường chỉ đi theo quốc lộ 3 lên Bắc Cạn, Cao Bằng...)
Để thu phí khép kín trên con đường được gọi là "tiền cao tốc" mà họ làm kia, thì phải làm hàng rào và dựng các trạm kết nối, làm cầu vượt, cầu chui cho đường liên xã, đường dân sinh...lượng kinh phí phát sinh là không hề nhỏ.

Nhưng kể cả việc khắc phục xong những điều đó, thì các phương tiện sẽ không lựa chọn đi trên đường cienco4 đã làm, mà vẫn đi trên quốc lộ 3. Bởi khoảng cách không ngắn hơn được bao nhiêu, dốc nhiều...nên chi phí vận chuyển cho một sản phẩm hàng hoá, hoặc vận chuyển người cộng với phí phải nộp cho BOT sẽ lớn hơn khi đi trên quốc lộ 3.

Cienco4 biết rõ điều đó, nên họ không dám rót kinh phí để bịt lỗ hổng trên.

Vài lời với những cái đầu "có sỏi" và cienco4 thế này:

Xu hướng xây dựng một xã hội văn minh, dân chủ và công bằng...là xu hướng chung của các nước văn minh trên thế giới. Việt nam không thể tách riêng, không nằm ngoài dòng chảy đó. Trên thực tế thì Đảng, nhà nước Việt nam cũng đã đưa ra mục tiêu đó để phấn đấu.

Người ta chỉ có thể làm giầu bằng sự sáng tạo, bằng các phương pháp khoa học...tạo ra nhiều việc làm, nhiều của cải vật chất cho xã hội, cho bản thân mỗi người và tất nhiên phải phù hợp với luật pháp, phù hợp với đạo đức con người và chỉ có như vậy mới bền vững.

Việc lách luật, lợi dụng luật, xây dựng chính sách theo hướng "lợi ích nhóm", việc tước đoạt của cải từ người khác thành của mình...thì bị phá vỡ, phá sản, hoặc mặc áo kẻ juve chỉ là vấn đề về thời gian mà thôi.

Hãy dỡ trạm BOT Bờ Đậu, trả lại đường cho dân. Cố đấm với dân ATK - Thái Nguyên, không được ăn xôi, mà có thể còn bị ngắm xôi đó.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét