Philippines hậu quả buồn của một cường quốc "xuất khẩu lao động"
Trong ASEAN, kinh tế Philippines có lẽ là một trường hợp thú vị nhất, Philippines không có một nền công nghiệp mạnh như Việt Nam, chúng ta hầu như chả bao giờ thấy loại hàng hoá nào made in Philippines cả dù sống ngay bên cạnh họ.Rõ ràng là họ cũng không có 1 nền nông nghiệp mạnh khi phải phụ thuộc nghiêm trọng vào lúa gạo nhập khẩu. Du lịch Philippines cũng không mạnh do quảng bá yếu và dịch vụ du lịch kém, năm 2019 ngay trước dịch Covid-19 thì khách quốc tế đến Philippines cũng chưa bằng phân nửa Việt Nam.
Ngay ở Việt Nam, khi nói đi du lịch nước ngoài thì Thái, Mã, Sin, Bali (Indo) đã quá phổ biến trong khi rất ít người từng đi Philippines dù họ nằm ngay bên cạnh, visa free và không thiếu cảnh đẹp...!
Tuy nhiên quy mô nền kinh tế Philippines cũng ngang ngửa nước ta, sức mua cực kỳ cao nên thương mại cực kỳ phát triển, các shopping mall của Philippines toàn loại khủng.
Kinh tế Philippines là một nền kinh tế tiêu thụ, họ nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu.
Vậy nguồn tiền ở đâu ra để họ có thể tiêu thụ nhiều đến vậy dù nền sản xuất và du lịch kém phát triển ?
Câu trả lời rất đơn giản đó là "xuất khẩu lao động". Người Philippines xklđ cả trực tiếp lẫn gián tiếp. Khắp các nước phát triển trên TG đâu đâu cũng có bóng dáng lao động Philippines, thậm chí trên đại dương, thủy thủ làm thuê người Philippines cũng rất đông.
Còn ngay tại Manila nền công nghiệp phổ biến nhất chính là Outsourcing, người Philippines trả lời các cuộc gọi khách hàng, làm kế toán, gia sư online...cho các nước Anh, Mỹ, Úc....
Kiều hối chính thức của Philippines là 38 tỷ USD, gấp đôi Việt Nam.
Xuất khẩu lao động đem lại công ăn việc làm cho hàng triệu người Philippines, hỗ trợ cho tiêu dùng trong nước.
Tuy nhiên cũng có tác hại cho nền kinh tế trong dài hạn. Người giỏi, thợ lành nghề, chuyên gia có trình độ thi nhau ra nước ngoài xklđ, khiến cho đất nước bị chảy máu chất xám nghiêm trọng. Rất nhiều người Philippines sau khi xklđ đã đưa gia đình nhập tịch nước ngoài, độ 1,2 thế hệ xem như cũng chẳng liên hệ mấy với cố hương.
Hiền tài nguyên khí quốc gia cứ thế hao tán dần. Cuối cùng trong nước chỉ còn lại người già và người có kỹ năng, trình độ kém. Điều này khiến ngành sản xuất, dịch vụ du lịch thậm chí là nông nghiệp trong nước dần bị trì trệ.
Cuối cùng nền kinh tế dần lạc hậu bị các láng giềng bỏ xa, từ chỗ là nền kinh tế hàng đầu ASEAN hồi thập niên 70, họ lần lượt bị các nước khác vượt qua, hiện nay GDP bình quân của Philippines cũng đã bị Việt Nam vượt qua. Có lẽ một ngày nào đó Campuchia cũng sẽ vượt Philippines về GDP bình quân.
Qua đây mới thấy XKLĐ tuy đem lại nguồn kiều hối lớn hỗ trợ xóa đói giảm nghèo, giảm thất nghiệp, tăng tiêu dùng.
Tuy nhiên lạm dụng XKLĐ cũng sẽ gây hại cho nền kinh tế. Ví như người bán thân nuôi miệng, có tiền nhất thời nhưng hậu quả sức khỏe về sau không hề nhẹ.
Đây cũng là một bài học mà nước ta nên cân nhắc kỹ trước khi thúc đẩy XKLĐ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét