Thu nhập bình quân đầu người các địa phương năm 2022
Đồ thị trong bài phản ánh thu nhập bình quân đầu người các địa phương năm 2022 và mức tăng giảm thứ hạng so với 2021. Thứ tự trong bảng xếp hạng cho thấy Bình Dương là địa phương có thu nhập bình quân đầu người cao nhất cả nước, đạt 8,076 triệu đồng/người/tháng. Hà Nội đứng thứ hai với 6,423 triệu đồng/người/tháng. TP. HCM ở vị trí thứ ba với 6,392 triệu đồng/người/tháng. Như vậy trong năm 2022, Hà Nội đã vượt TP Hồ Chí Minh và chiếm đúng vị trí năm 2021 của TP này.Tiếp ngay sau là các tỉnh có thu nhập trên 5 triệu đồng/người/tháng là Đồng Nai, Hải Phòng, Đà Nẵng, Bắc Ninh, Cần Thơ, Vĩnh Phúc, Nam Định.
Những địa phương có bước tiến mạnh mẽ về thu nhập đầu người trong năm 2022 là Hải Phòng chiếm vị trí thứ 5 của Đà Nẵng và đẩy Đà Nẵng tụt xuống thứ 6. Quảng Ninh và Thanh Hoá tăng tới 7 bậc là mức tăng nhanh nhất. Tiếp đó là Lâm Đồng và Bác Liêu đều tăng tới 6 bậc. Ở chiều ngược lại, Phú Yên giảm tới 8 bậc quá khủng, trong khi Bình Thuận, Long An, Quảng Nam, An Giang và Quảng Bình đều giảm tới 6 bậc.
Tuy nhiên, điều người dân quan tâm là với số thu nhập trên, họ có thể mua được lượng hàng hóa như thế nào, chất lượng ra sao... vì giá cả ở các địa phương khác nhau. Thông thường các địa phương kém phát triển có giá sinh hoạt thấp so với các địa phương giầu hơn.
Tính chung, thu nhập bình quân tháng đầu người năm 2022 theo giá hiện hành cả nước đạt 4,67 triệu đồng, tăng 11,1 % so với năm 2021. Năm 2022 là năm đánh dấu sự khôi phục về kinh tế và tình hình đời sống dân cư. Sau 2 năm 2019 và 2020, thu nhập bình quân đầu người giảm liên tiếp do tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19, thu nhập bình quân 1 người 1 tháng năm 2022 quay trở lại xu hướng tăng như các năm từ 2019 trở về trước.
Thu nhập tăng đều ở cả thành thị và nông thôn. Thu nhập bình quân tháng đầu người năm 2022 ở khu vực thành thị đạt gần 5,95 triệu đồng (tăng 10,4% so với năm 2021) cao gấp 1,54 lần thu nhập bình quân ở khu vực nông thôn là 3,86 triệu đồng (tăng 10,8% so với năm 2021).
Trong 6 vùng, Đông Nam Bộ là vùng có thu nhập bình quân tháng đầu người năm 2022 cao nhất (6,33 triệu đồng). Vùng có thu nhập bình quân tháng đầu người thấp nhất là Trung du và miền núi phía Bắc (3,17 triệu đồng). Đặc biệt trong số ba Tây, thì Tây Bắc có thu nhập bình quân tháng đầu người năm 2022 thấp nhất; cao hơn một chút là Tây Thanh Nghệ Tĩnh, và cao nhất là Tây Nam Bộ.
Thu nhập bình quân theo thành thị, nông thônNguồn: Tính toán từ dữ liệu Khảo sát mức sống dân cư
Nhóm hộ giàu nhất (nhóm gồm 20% dân số giàu nhất – nhóm 5) có thu nhập bình quân 1 người 1 tháng đạt 10,23 triệu đồng, cao gấp 7,6 lần so với nhóm hộ nghèo nhất (nhóm gồm 20% dân số nghèo nhất – nhóm 1).
Cơ cấu thu nhập bình quân tháng đầu người chia theo nguồn thu từ năm 2012-2022
Nguồn: Tính toán từ dữ liệu Khảo sát mức sống dân cư
Năm 2022, thu nhập bình quân tháng đầu người từ tiền lương tiền công đạt 2,6 triệu đồng (tăng 8,2%), thu từ nông, lâm nghiệp, thủy sản đạt 0,47 triệu đồng (tăng 4,3%), thu từ phi nông, lâm nghiệp, thủy sản đạt 1,1 triệu đồng (tăng 15,9%), thu từ các nguồn thu khác đạt 0,5 triệu đồng (tăng 24,7%).
Cơ cấu thu nhập đang chuyển dịch theo hướng ngày càng tiến bộ hơn. Tỷ trọng các khoản thu từ hoạt động tự làm nông, lâm nghiệp, thủy sản có xu hướng ngày cảng giảm, từ 20,1% năm 2010 xuống 10,8% năm 2021 và còn 10,1% năm 2022.
Ngược lại, tỷ trọng các khoản thu từ hoạt động tự làm phi nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng so với năm 2019, 2020 và 2021 (34,7% so với 33,4%, 33,3% và 32,5%). Tỷ trọng các khoản thu từ tiền lương, tiền công có giảm nhẹ so với năm 2021 (giảm 1,5%) nhưng vẫn duy trì ở mức cao (55,2%). Điều này cho thấy rằng, sau đại dịch các hoạt động tự làm phi nông, lâm nghiệp, thủy sản có sự phục hồi nhanh chóng.
Năm 2022, thu nhập bình quân tháng đầu người từ tiền lương tiền công đạt 2,6 triệu đồng (tăng 8,2%), thu từ nông, lâm nghiệp, thủy sản đạt 0,47 triệu đồng (tăng 4,3%), thu từ phi nông, lâm nghiệp, thủy sản đạt 1,1 triệu đồng (tăng 15,9%), thu từ các nguồn thu khác đạt 0,5 triệu đồng (tăng 24,7%).
Cơ cấu thu nhập đang chuyển dịch theo hướng ngày càng tiến bộ hơn. Tỷ trọng các khoản thu từ hoạt động tự làm nông, lâm nghiệp, thủy sản có xu hướng ngày cảng giảm, từ 20,1% năm 2010 xuống 10,8% năm 2021 và còn 10,1% năm 2022.
Ngược lại, tỷ trọng các khoản thu từ hoạt động tự làm phi nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng so với năm 2019, 2020 và 2021 (34,7% so với 33,4%, 33,3% và 32,5%). Tỷ trọng các khoản thu từ tiền lương, tiền công có giảm nhẹ so với năm 2021 (giảm 1,5%) nhưng vẫn duy trì ở mức cao (55,2%). Điều này cho thấy rằng, sau đại dịch các hoạt động tự làm phi nông, lâm nghiệp, thủy sản có sự phục hồi nhanh chóng.
Nguồn: Từ báo trong nước.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét