Gửi tiết kiệm cho bưu điện, dân Sơn La mất hơn 2 tỷ đồng
Dân vùng cao, kiếm tiền khó, có dư ít đem gửi tiết kiệm ở Bưu Điện huyện thì bị mất sạch, hỏi sao không ức? Theo đơn tố cáo của bạn đọc, Lao Động ngày 8 Tháng Năm 2023 cho biết có 17 người dân gửi 2.2 tỷ đồng ($93,786) tiền tiết kiệm ở Bưu Điện huyện Sốp Cộp (tỉnh Sơn La) đều bị mất. Người mất nhiều nhất là 350 triệu đồng ($14,920).Văn phòng Bưu Điện huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La, nơi người dân đến nộp tiền và không được nhận sổ – Ảnh: Lao Động
Đó là bà V.T.H. (xã Sốp Cộp, huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La), khi mở hai sổ tiết kiệm 200 triệu đồng (thời hạn sáu tháng) và 150 triệu đồng (thời hạn một tháng) hồi đầu Tháng Tư 2023. Trong hai ngày bà H. đến gửi tiền tại Bưu Điện huyện đều có camera ghi lại. Bà H. cũng giữ một “Phiếu yêu cầu mở tài khoản”, có chữ ký của giao dịch viên Vì Thị Thảo (người làm thủ tục và nhận tiền) và con dấu đỏ “Đã thu tiền”.
Thế nhưng, bà H. lại không có quyển sổ tiết kiệm nào cho thấy số tiền đã gửi vì theo bà, sau khi gửi tiền hồi Tháng Tư, giao dịch viên Vì Thị Thảo cho biết do lỗi hệ thống nên chưa thể cấp sổ, hẹn bà đến lấy sau.
Vì từng gửi tiền tiết kiệm ở đây nhiều lần nên bà H. không mảy may nghi ngờ. Sau đó, khi bà H. gọi điện, nhắn tin nhắc thì bà Thảo đều có lý do để không đưa sổ. Đến lúc này bà H. mới sợ, đến Bưu Điện huyện Sốp Cộp để hỏi thì mới hay… ai lừa đảo thì người đó chịu trách nhiệm!?
Khi bà H. kể câu chuyện đáng buồn của mình lên mạng xã hội ngày 28 Tháng Tư vừa rồi, Bưu Điện huyện Sốp Cộp xác nhận hệ thống chưa ghi nhận hai sổ tiết kiệm của bà và nói bà đã bị nhân viên Vì Thị Thảo lừa với tổng số tiền là 350 triệu đồng.
Còn Bưu Điện tỉnh Sơn La (nơi quản lý Bưu Điện huyện Sốp Cộp) khi gặp bà H. cũng không có cách giải quyết mà chỉ yêu cầu bà gỡ bài phản ảnh trên mạng xã hội, do sợ uy tín của Bưu Điện tỉnh bị mất.
Cần mở ngoặc giải thích tại sao Bưu Điện huyện lại có thể mở tài khoản tiết kiệm bưu điện cho dân: Đó là sản phẩm ngân hàng được Tổng công ty Bưu Điện Việt Nam và ngân hàng Bưu Điện Liên Việt (Liên Việt Post Bank) hợp tác cung cấp tại các văn phòng Bưu Điện.
Đây là một kiểu Bưu Điện thu hộ tiền tiết kiệm trong dân rồi chuyển về cho Liên Việt Post Bank, vì văn phòng Bưu Điện có ở khắp nơi, người dân ở vùng núi xa xôi cũng thuận tiện đến giao dịch gửi tiền và rút tiền.
Không chỉ mình bà H., gia đình bà V.T.T. (cùng xã và huyện với bà H.) cũng mất 250 triệu đồng ($10,657) sau khi gửi tiết kiệm tại đây. Người nhận cũng là giao dịch viên Vì Thị Thảo và Thảo cũng không đưa lại sổ tiết kiệm cho gia đình bà T.
Tương tự hoàn cảnh của bà H. và bà T. là 15 người dân khác (cư ngụ các xã Sốp Cộp, Nậm Lạnh, Púng Bánh, huyện Sốp Cộp).
17 người dân huyện Sốp Cộp bị mất tiền với cùng một chiêu lừa “lỗi hệ thống nên sổ tiết kiệm cấp sau” đã có đơn trình báo đến công an và cơ quan chức năng. Nhân viên Vì Thị Thảo bị cấm rời khỏi nơi cư trú để điều tra.
Trả lời Lao Động, bà Nguyễn Thị Huệ, trưởng phòng Kinh doanh Bưu Điện tỉnh Sơn La, biện minh: “Ngay sau khi nhận được thông tin sự việc, chúng tôi đã báo cáo và phối hợp cùng với công an điều tra. Tuy nhiên, chưa thể xác định được rằng nhân viên của bưu điện lừa tiền khách hàng bởi chưa có chứng cứ rõ ràng, tất cả cần chờ kết luận của cơ quan”.
Theo bà Huệ, tất cả số tiền người dân thông báo mất đều chưa được nhập lên hệ thống nên Bưu Điện tỉnh không thể xác định đúng hay sai. Còn về việc người dân có biên nhận sau khi đã nộp tiền tại Bưu Điện huyện Sốp Cộp, đại diện Bưu Điện tỉnh Sơn La từ chối trả lời.
Từ vụ tai tiếng này, nhiều người dân đã gửi tiền tiết kiệm ở Bưu Điện huyện Sốp Cộp ùn ùn kéo nhau đến rút tiền.
Rõ ràng trong câu chuyện này, lòng tin của người dân đã bị lợi dụng. Có thể hiểu vì ở vùng núi, mối quan hệ giữa người địa phương với nhau có nền tảng là niềm tin cùng quê quán.
Nhưng có hai điều vô lý không thể hiểu.
Điều vô lý thứ nhất trong câu chuyện này là giao dịch gửi tiền diễn ra ở văn phòng Bưu Điện huyện Sốp Cộp, có camera, có đếm tiền, có nhân chứng (vì chắc chắn nhân viên Vì Thị Thảo không làm việc một mình), Bưu Điện tỉnh Sơn La hoàn toàn có thể kiểm tra, tại sao họ không làm mà ỷ vào công an?
Điều vô lý thứ hai là trong biên nhận gửi lại người dân sau khi họ đã nộp tiền tại sao chỉ có một chữ ký của bà Thảo (nhân viên) mà không có thêm chữ ký xác nhận của người đứng đầu Bưu Điện huyện Sốp Cộp, cùng con dấu của Bưu Điện?
Tương tự như biên nhận nhận tiền của ngân hàng gửi lại cho khách hàng luôn có hai chữ ký: chữ ký nhân viên và chữ ký của sếp chi nhánh (kèm với dấu mộc của phòng giao dịch).
Nếu biên nhận này là bình thường như xưa nay bưu điện vẫn gửi cho người dân thì quy trình giao dịch nhận tiền của Liên Việt Post Bank có vấn đề và trong tương lai, sẽ còn nhiều vụ nhân viên bưu điện lừa đảo khách hàng.
Điều vô lý thứ nhất trong câu chuyện này là giao dịch gửi tiền diễn ra ở văn phòng Bưu Điện huyện Sốp Cộp, có camera, có đếm tiền, có nhân chứng (vì chắc chắn nhân viên Vì Thị Thảo không làm việc một mình), Bưu Điện tỉnh Sơn La hoàn toàn có thể kiểm tra, tại sao họ không làm mà ỷ vào công an?
Điều vô lý thứ hai là trong biên nhận gửi lại người dân sau khi họ đã nộp tiền tại sao chỉ có một chữ ký của bà Thảo (nhân viên) mà không có thêm chữ ký xác nhận của người đứng đầu Bưu Điện huyện Sốp Cộp, cùng con dấu của Bưu Điện?
Tương tự như biên nhận nhận tiền của ngân hàng gửi lại cho khách hàng luôn có hai chữ ký: chữ ký nhân viên và chữ ký của sếp chi nhánh (kèm với dấu mộc của phòng giao dịch).
Nếu biên nhận này là bình thường như xưa nay bưu điện vẫn gửi cho người dân thì quy trình giao dịch nhận tiền của Liên Việt Post Bank có vấn đề và trong tương lai, sẽ còn nhiều vụ nhân viên bưu điện lừa đảo khách hàng.
Hình ảnh chụp màn hình mà nhân viên Thảo gửi cho khách hàng chứng minh việc đã nhập tiền lên hệ thống, tuy nhiên, phía Bưu Điện tỉnh Sơn La khẳng định việc này chưa được thực hiện – Ảnh: Lao Động
Vụ khách hàng mất tiền khi gửi tiết kiệm tại ngân hàng này không mới, khi hàng loạt nhân viên ngân hàng (trong đó có cả phó – trưởng phòng giao dịch) từ Nam chí Bắc đều có cách lấy tiền của khách hàng cách ngoạn mục.
Vụ mới nhất xảy ra là bà Hồ Thị Thùy Dương (ngụ tại TP. Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa) phát hiện số tiền mình gửi ở ngân hàng Sacombank chi nhánh Khánh Hòa bị mất nên đề nghị sao kê. Kết quả, có tổng cộng 12 giao dịch (chín giao dịch rút tiền mặt và ba giao dịch chuyển khoản) diễn ra từ ngày 4 Tháng Năm 2022 đến 14 Tháng Sáu 2022 với số tiền 46.9 tỷ đồng ($1,999,347).
Theo kết quả xác minh ban đầu, bà Nguyễn Thị Thanh Hà, phó Phòng giao dịch Sacombank Cam Ranh, cùng cấp dưới đã bị khởi tố về tội “Tham ô tài sản”, chiếm đoạt 46.9 tỷ đồng từ tài khoản của bà Dương.
An Ninh Thủ Đô ngày 4 Tháng Tư 2023 đã phỏng vấn TS. Nguyễn Quốc Hùng, tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) về việc ai sẽ chịu trách nhiệm khi khách đến gửi tiền ở ngân hàng mà tiền bị mất, ông Hùng trả lời: Nếu cán bộ ngân hàng tham ô thì ngân hàng phải có trách nhiệm hoàn trả tiền cho khách. Ngược lại, nếu có sự thông đồng hoặc lỗi do khách hàng thì cơ quan chức năng phải làm rõ.
Theo ông Hùng, để xảy ra các vụ việc mất tiền gửi tại ngân hàng có nhiều nguyên nhân, chủ yếu là: Thứ nhất, cán bộ ngân hàng và giao dịch viên không chấp hành đúng quy định của ngân hàng ban hành dẫn tới bị lợi dụng, tham ô;
Thứ hai, giao dịch viên với khách hàng tin tưởng lẫn nhau, bỏ qua các thủ tục cần thiết như gửi sổ tiết kiệm, ký sẵn giấy rút tiền và chuyển tiền, khi nào cần thì gọi điện thực hiện giao dịch… dẫn đến bị lợi dụng;
Thứ ba, thông đồng giữa khách hàng và cán bộ ngân hàng để trục lợi;
Thứ tư, lợi dụng sự tin tưởng của cán bộ ngân hàng, khách hàng đã sử dụng tài khoản tiền gửi cũng như sổ tiết kiệm của mình tại ngân hàng để cho vay lãi suất cao hưởng lợi, song khi xảy ra rủi ro thì quy trách nhiệm cho ngân hàng.
Ông Hùng nhấn mạnh: Nếu ngân hàng và khách hàng tuân thủ theo đúng quy trình giao dịch thì không thể xảy ra những vụ khách hàng bị mất tiền khi gửi tiền ở ngân hàng.
https://laodong.vn/ban-doc/cong-an-vao-cuoc-vu-hang-ti-dong-tiet-kiem-cua-nguoi-dan-vung-cao-boc-hoi-1189891.ldo
Vụ khách hàng mất tiền khi gửi tiết kiệm tại ngân hàng này không mới, khi hàng loạt nhân viên ngân hàng (trong đó có cả phó – trưởng phòng giao dịch) từ Nam chí Bắc đều có cách lấy tiền của khách hàng cách ngoạn mục.
Vụ mới nhất xảy ra là bà Hồ Thị Thùy Dương (ngụ tại TP. Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa) phát hiện số tiền mình gửi ở ngân hàng Sacombank chi nhánh Khánh Hòa bị mất nên đề nghị sao kê. Kết quả, có tổng cộng 12 giao dịch (chín giao dịch rút tiền mặt và ba giao dịch chuyển khoản) diễn ra từ ngày 4 Tháng Năm 2022 đến 14 Tháng Sáu 2022 với số tiền 46.9 tỷ đồng ($1,999,347).
Theo kết quả xác minh ban đầu, bà Nguyễn Thị Thanh Hà, phó Phòng giao dịch Sacombank Cam Ranh, cùng cấp dưới đã bị khởi tố về tội “Tham ô tài sản”, chiếm đoạt 46.9 tỷ đồng từ tài khoản của bà Dương.
An Ninh Thủ Đô ngày 4 Tháng Tư 2023 đã phỏng vấn TS. Nguyễn Quốc Hùng, tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) về việc ai sẽ chịu trách nhiệm khi khách đến gửi tiền ở ngân hàng mà tiền bị mất, ông Hùng trả lời: Nếu cán bộ ngân hàng tham ô thì ngân hàng phải có trách nhiệm hoàn trả tiền cho khách. Ngược lại, nếu có sự thông đồng hoặc lỗi do khách hàng thì cơ quan chức năng phải làm rõ.
Theo ông Hùng, để xảy ra các vụ việc mất tiền gửi tại ngân hàng có nhiều nguyên nhân, chủ yếu là: Thứ nhất, cán bộ ngân hàng và giao dịch viên không chấp hành đúng quy định của ngân hàng ban hành dẫn tới bị lợi dụng, tham ô;
Thứ hai, giao dịch viên với khách hàng tin tưởng lẫn nhau, bỏ qua các thủ tục cần thiết như gửi sổ tiết kiệm, ký sẵn giấy rút tiền và chuyển tiền, khi nào cần thì gọi điện thực hiện giao dịch… dẫn đến bị lợi dụng;
Thứ ba, thông đồng giữa khách hàng và cán bộ ngân hàng để trục lợi;
Thứ tư, lợi dụng sự tin tưởng của cán bộ ngân hàng, khách hàng đã sử dụng tài khoản tiền gửi cũng như sổ tiết kiệm của mình tại ngân hàng để cho vay lãi suất cao hưởng lợi, song khi xảy ra rủi ro thì quy trách nhiệm cho ngân hàng.
Ông Hùng nhấn mạnh: Nếu ngân hàng và khách hàng tuân thủ theo đúng quy trình giao dịch thì không thể xảy ra những vụ khách hàng bị mất tiền khi gửi tiền ở ngân hàng.
https://laodong.vn/ban-doc/cong-an-vao-cuoc-vu-hang-ti-dong-tiet-kiem-cua-nguoi-dan-vung-cao-boc-hoi-1189891.ldo
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét