Thứ Sáu, 9 tháng 6, 2017

Tướng ĐBQH Cò: “Trồng rừng là dân, phá rừng cũng là dân”

Đọc cái tiêu đề thấy lộn ruột. Dân phá rừng liệu có bằng các quan hợp tác cùng lâm tặc phá rừng? Lâm tặc mà không có bảo kê, chống lưng ăn chia của cán bộ kiểm lâm, công an, các quan chức địa phương thì làm sao mà phá được. Tướng Cò là người dân tộc, lại là lính thì không lạ gì chuyện này ở miền núi. Thủ tướng Lào Bun Nhăng Vorachit (nay là Tổng bí thư Đảng NDCM Lào) đã từng khen lính VN quá giỏi, cây nằm cheo leo trên đỉnh núi dốc cao hàng nghìn mét, nhưng vẫn chặt được hết. Ngoài ra, phải thấy các dự án thủy điện, các dự án công nghiệp phá rừng còn khủng khiếp hơn rất nhiều so với dân phá.
“Trồng rừng là dân, phá rừng cũng là dân”
Phó tư lệnh quân khu 2, thiếu tướng Sùng Thìn Cò cho rằng “trồng rừng là dân, phá rừng cũng là dân”, do vậy phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền. Dẫn câu chuyện từ thực tế của Hà Giang, có những thời điểm người dân vác một khúc gỗ đi bán là mua được cái điện thoại 1-2 triệu, ông Sùng Thìn Cò nói việc mua bán này khuyến khích người dân phá rừng.
Image result for thiếu tướng Sùng Thìn Cò
Giữ rừng phải dựa vào dân
Theo ông, ở Hà Giang trước đây có những loại cây rừng như nghiến, đinh, thông đá… toàn là gỗ quý, "nhưng dân mình không giữ được, phá hết". Với các khu vực rừng đặc dụng, theo quy định pháp luật thì không được bố trí dân cư ở gần. Nhưng vùng núi cao, người đông, đất ít. Trên núi nhiều đá, người dân không ở được, mà khu vực rừng đặc dụng thì "có một chút đất", và thực tế ở đây là "không ai bỏ cuộc sống được, ai cũng phải kiếm kế sinh nhai".

Dẫn câu chuyện từ thực tế của Hà Giang, có những thời điểm người dân vác một khúc gỗ đi bán là mua được cái điện thoại 1-2 triệu, ông Sùng Thìn Cò nói việc mua bán này khuyến khích người dân phá rừng.

“Tôi tham mưu cho Chủ tịch, Bí thư thành lập các tổ công tác gồm biên phòng kiểm lâm, dân quân đi chốt giữ và vận động bà con. Thế mới hạn chế được. Không dựa vào dân thì không giữ được”, ông nói.

Theo tướng Cò, khi ông lấy kinh phí tuyên truyền để mua bò, trâu, lợn, tổ chức ăn uống, hội nghị đoàn kết quân – dân và "từ trẻ tới già đều đến dự hết”.

“Rồi tuyên bố đoàn kết, biểu quyết từ nay không phá rừng. Thế là dân rất khoái. Tôi nói là rừng Hà Giang đến giờ giữ được”, tướng Cò nhấn mạnh.

Cũng theo Phó tư lệnh quân khu 2, để bảo vệ những cây gỗ Nghiến to phải đánh số thứ tự, giao cho dân, kiểm tra định kỳ và để dân quản lý.

“Đất nước mình nhỏ bé, mật độ dân số thuộc loại đông trên thế giới, do vậy phải có các giải pháp cụ thể chứ không nên chỉ hô khẩu hiệu”, tướng Cò nói.

Cháy rừng Sóc Sơn là bài học đau xót

Đại biểu Nguyễn Anh Trí cho rằng, trong những ngày nắng nóng vừa qua, rừng ở Sóc Sơn (Hà Nội) bị cháy là bài học đau xót. Cùng quan điểm, đại biểu Trần Thị Quốc Khánh nhận định, đây là vụ việc nghiêm trọng và nếu rừng bị mất không chỉ ảnh hưởng đến tài nguyên thiên nhiên, môi trường sống mà còn có thể ảnh hưởng đến ngành du lịch.

http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/dai-bieu-quoc-hoi-nen-cam-tuyet-doi-viec-chat-cay-3596434.html

Sùng Thìn Cò (sinh 13 tháng 6 năm 1959) là một tướng lĩnh cấp cao của Quân đội Nhân dân Việt Nam, hàm Thiếu tướng, Phó Tư lệnh Quân khu 2.

Thiếu tướng Sùng Thìn Cò sinh ra ở xã Nghĩa Thuận, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang, ông là người dân tộc Hmông.

THÔNG TIN CÁ NHÂN ĐBQH
Họ và tênSùng Thìn Cò
Tên thường gọiSùng Thìn Cò
Giới tínhNam
Ngày sinh13/06/1959
Quê quánXã Nghĩa Thuận, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang
Nơi cư trúTổ 3, phường Nguyễn Trãi, thành phố Hà Giang, tỉnh Hà Giang
Dân tộcHmông
Tôn giáoKhông
TRÌNH ĐỘ HỌC VẤN
Giáo dục phổ thông10/10
Chuyên môn, nghiệp vụCao đẳng-Cao cấp quân sự
Học hàm, học vị
Lý luận chính trịCao cấp
Nghề nghiệp, chức vụĐảng ủy viên Đảng bộ Quân khu 2, Thiếu tướng-Phó Tư lệnh Quân khu 2
Nơi làm việcBộ tư lệnh Quân khu 2
Ngày vào đảng05/08/1982
Đại biểu Quốc hội khoá
Đại biểu chuyên trách
Đại biểu Hội đồng Nhân dânTỉnh Hà Giang 3 nhiệm kỳ: 1999-2004; 2004-2011; 2011-2016

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét