Đất nước đang cần những nhà báo chân chính
29/06/2017 - "Tự do báo chí là việc không thể từ chối... Muốn có tự do thì phải có dân chủ về chính trị và kinh tế. Báo chí Việt Nam cần phải tham gia tích cực và chủ động vào sự nghiệp vinh quang là đem lại dân chủ và tự do cho con người. Báo chí cách mạng càng phải vậy. Và điều đó cũng là thực hiện theo tư tưởng Hồ Chí Minh." Trong tình hình hiện nay, tôi nghĩ, báo chí của ta cần lành mạnh, và dân chủ hơn. Đó là hai vấn đề rất quan trọng.
TS. Vũ Ngọc Hoàng
Những năm qua, báo chí đã có nhiều đóng góp và tiến bộ đáng kể, không thể phủ nhận. Đã cung cấp kịp thời và khá đầy đủ cho nhân dân cả nước thông tin về các chủ trương của Đảng, Nhà nước và tình hình các mặt của đời sống xã hội, những tiến bộ về khoa học công nghệ, kể cả những vấn đề nổi cộm của tình hình quốc tế. Rất nhiều vụ tiêu cực, tham nhũng, “lợi ích nhóm” đã được báo chí phát hiện và đấu tranh, nhiều hơn hẳn so với sự phát hiện của các cơ quan chức năng và trong sinh hoạt Đảng.Bản thân việc chống tham nhũng, “lợi ích nhóm” là sự dũng cảm đáng phát huy của những người làm báo. Người cầm bút là chiến sĩ, là dũng sĩ chiến đấu để chống cái xấu và cái ác. “Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm. Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà” - đó là lời thơ Nguyễn Đình Chiểu mà mỗi khi đọc lại ta cảm thấy vang lên hào khí non sông. Nếu báo chí không chiến đấu chống các tiêu cực thì xã hội sẽ mất sức đề kháng, “bệnh tật” tràn lan, văn hóa suy đồi, dân tộc suy giảm sức sống. Thời gian qua báo chí đã có nhiều cố gắng trong đấu tranh chống tiêu cực, tuy nhiên, vẫn là chưa đủ trong tình hình thoái hóa như hiện nay. Cần phải tiếp tục đưa ra ánh sáng nhiều vụ tham nhũng, “lợi ích nhóm” nữa, tức là dân tộc đang cần sức đề kháng mạnh hơn nữa từ cơ thể xã hội.
Phải truy tìm đến tận cùng trách nhiệm của những người quản lý, nhất là khi họ đã nhúng tay vào tham nhũng, chỉ ra các nguyên nhân từ giáo dục nhân cách đến quản lý, cơ chế, thể chế; và đặc biệt là chỉ ra cách khắc phục. Không chỉ dừng lại ở phát hiện mà còn góp phần chẩn đoán và chữa trị. Cộng đồng báo chí cần có trách nhiệm cao đối với đồng nghiệp, cùng nhau bảo vệ những người làm báo chân chính, dũng cảm đấu tranh chống tiêu cực và họ đã bị kẻ xấu trả đũa, kể cả dùng vũ lực, hành hung, trù dập, đe dọa. Khi trong xã hội có nhiều “nhóm lợi ích” có tiền và có quyền, họ bao che cho nhau, cùng phối hợp hành động phi pháp và đối phó với các nhân tố tích cực, kể cả việc dùng bạo lực và quyền lực để chống lại sự đấu tranh của xã hội, nếu những người làm báo chân chính không liên hiệp lại để chiến đấu thì hạn chế sức mạnh trong đấu tranh. “Cách mạng phải biết tự bảo vệ mình” - đó là lời của một nhà chính trị nổi tiếng đã nói.
Rất tiếc là trong thời gian qua, bên cạnh phần đông những người làm báo có trách nhiệm với xã hội, thì lại có một bộ phận khác, không ít, những người làm báo đã tham gia vào các “nhóm lợi ích” tiêu cực, liên minh với quỷ dữ. Họ đánh bóng, bao che cho bên tiêu cực cùng “nhóm lợi ích”, đưa các thông tin không đúng, làm cho phải-trái, trắng-đen lẫn lộn, rời bỏ thiên chức bảo vệ chân lý, gây hại cho cộng đồng xã hội và làm ảnh hưởng uy tín của những người làm báo. Trong tình hình hiện tại, tham nhũng, “lợi ích nhóm” khá nhiều, đạo đức xã hội đang có nhiều mặt suy đồi đến mức báo động, hơn lúc nào hết, đất nước đang cần những nhà báo chân chính, chứ không phải những bồi bút vì tiền. Để góp phần lành mạnh hóa xã hội, đất nước rất cần sự lành mạnh của báo chí.
Nếu báo chí không chiến đấu chống các tiêu cực thì xã hội sẽ mất sức đề kháng, “bệnh tật” tràn lan, văn hóa suy đồi, dân tộc suy giảm sức sống.
Ngoài chức năng cung cấp thông tin, báo chí còn một chức năng rất lớn và quan trọng nữa là làm văn hóa. Góp phần chống lại cái xấu và cái ác, phát hiện và tôn vinh cái tốt, cái đẹp, thúc đẩy sáng tạo, làm lan tỏa các giá trị nhân văn, đưa đến công chúng các giá trị và kiến thức khoa học, thúc đẩy sự phát triển của con người và tiến bộ xã hội. Đó là những công việc thuộc chức năng văn hóa của báo chí.
Theo nghĩa đó, mỗi cơ quan báo chí phải là một trung tâm văn hóa, nơi mà hằng ngày từ đó lan truyền ra xã hội những thông tin để khai hóa văn minh, thúc đẩy tiến bộ, tạo ra sự phát triển của con người. Lâu nay báo chí đã có làm, nhưng vẫn cần phải làm tốt, sâu và nhiều hơn nữa. Văn hóa là giá trị Người. Là tính người, chất người. Làm văn hóa là xây dựng con người-những con người trung thực, chân chính, nhân ái, tự do, độc lập tư duy và không ngừng sáng tạo. Những nhà báo chân chính thực hiện chức năng văn hóa không chỉ là thư ký của cuộc sống và thời đại, mà còn là những kỹ sư tâm hồn, nhà khoa học và người làm giáo dục.
Cuộc đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực là công việc rất quan trọng để lành mạnh hóa xã hội, đồng thời cũng là để góp phần trực tiếp làm trong sạch bộ máy cầm quyền. Chẳng có một quốc gia nào có thể phát triển lành mạnh và bền vững nếu như có một bộ máy cầm quyền không trong sạch. Rất đáng trân trọng những người lãnh đạo giữ được sự trong sạch, liêm khiết của bản thân, nhưng quan trọng hơn nữa phải là năng lực lãnh đạo cuộc đấu tranh chống tham nhũng một cách có hiệu quả. Vài năm nay, tập thể Bộ Chính trị khóa XII và một số đồng chí lãnh đạo chủ chốt đã rất cố gắng chỉ đạo có kết quả bước đầu cuộc đấu tranh chống tham nhũng đầy gian khổ.
Tuy nhiên, muốn có kết quả cơ bản và vững chắc thì cần phải có sự tham gia tích cực của toàn xã hội, trong đó, báo chí đóng vai trò hết sức quan trọng. Cần phải tiếp tục mở rộng “đối tượng” phản ánh, chú ý hơn nữa phần trách nhiệm của cán bộ có quyền lực và những vấn đề mà lâu nay hay gọi là “nhạy cảm”. Mấy năm trước, tôi đã có lần thưa tại một hội nghị báo chí và trên mặt báo rằng, ta xác định những vấn đề “nhạy cảm” là để xông vào chứ không phải để né tránh, bởi các vấn đề đó là sự đòi hỏi bức xúc của cuộc sống đang cần có câu trả lời.
“Lợi ích nhóm” và các “nhóm lợi ích” là nguy cơ lớn nhất đang làm tha hóa một bộ phận không nhỏ cán bộ của hệ thống chính trị, từ đó lan ra làm tha hóa đạo đức xã hội, suy đồi văn hóa. Giải pháp hàng đầu thuộc về kiểm soát quyền lực, trong đó có trách nhiệm rất quan trọng của “quyền lực thứ tư”, cộng đồng báo chí và dư luận xã hội trực tiếp tham gia kiểm soát quyền lực. Vì vậy, truy cứu trách nhiệm của những người có quyền lực là việc không thể không làm. Chừng nào còn né tránh vấn đề này thì chừng ấy việc kiểm soát quyền lực chưa đạt yêu cầu tối thiểu.
Báo chí chính thống không cung cấp được thông tin thì mạng xã hội sẽ đáp ứng. Ảnh TL
Thời gian qua, báo chí cũng đã nêu khá nhiều vụ việc tham nhũng, tiêu cực, nhưng người đọc vẫn thấy còn né tránh, chưa đi đến cùng việc truy cứu trách nhiệm. Cứ đụng đến cán bộ lãnh đạo cao hơn thì né tránh, mặc dù các vị lãnh đạo đất nước vẫn nói “không có vùng cấm”. Không ít việc chưa được minh bạch thông tin. Tổng biên tập báo đã nhận được chỉ đạo đưa tin hay không đưa tin, đưa tin thì giới hạn đến đâu. Có hay không tình trạng ấy?
Gần đây nhất là chuyện ở xã Đồng Tâm. Những ngày ấy trên mặt báo rất ít thông tin. Chẳng lẽ hàng trăm tờ báo như vậy mà không đủ năng lực nắm và cung cấp thông tin đối với một việc ồn ào đến mức gần như cả nước ai cũng biết, và báo nước ngoài cũng biết. Hàng ngày mọi người phải tìm đọc thông tin trên mạng xã hội. Báo chí chính thống không đưa tin thì đồng nghĩa với việc bàn giao cho mạng xã hội. Nhân dân cần thông tin, báo chí chính thống không cung cấp được thì mạng xã hội đáp ứng. Ngày nay nhiều người đã gọi mạng xã hội là “quyền lực thứ năm” rồi. Tại cuộc bầu cử tổng thống Mỹ gần đây nhất, “quyền lực thứ năm” còn mạnh hơn “quyền lực thứ tư”. Sự thật không có gì phải giấu, mà thời nay chẳng giấu được ai nếu như họ muốn biết, quan trọng là cách tiếp cận đúng, với góc nhìn toàn diện và nhân văn.
Một dân tộc chỉ có thể phát triển và văn minh khi từng con người và cả một cộng đồng phát triển. Đem lại và tạo ra sự phát triển của con người là công việc vĩ đại bậc nhất trong lịch sử ở mọi thời đại. Việc có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển của con người là tự do và giáo dục. Tự do chẳng những đem lại hạnh phúc mà còn tạo ra môi trường sáng tạo để giải phóng năng lực cho con người phát triển.
Tự do cũng tạo ra tư duy độc lập để con người đạt hiệu quả cao hơn trong quá trình được giáo dục và tự đào tạo. Giáo dục hiện đại là giáo dục tạo ra những con người tự do biết nắm lấy các quy luật tất yếu và có trách nhiệm đầy đủ với xã hội. Trong nhiều thứ tự do thì tự do tư tưởng, tự do ngôn luận thuộc vào loại trước tiên và quan trọng hàng đầu.
Theo đó, tự do báo chí là việc không thể từ chối. Hồ Chí Minh từng nói, nước độc lập mà dân không được tự do và hạnh phúc thì độc lập cũng chưa có ý nghĩa gì. Tự do đi đôi với bình đẳng. Mọi người, dù ở các cương vị xã hội khác nhau, dù là nguyên thủ quốc gia hay một công dân bình thường, đều phải được bình đẳng về quyền tự do. Mọi người cần được biết về quyền tự do của mình và không xâm phạm tự do của người khác. Muốn có tự do thì phải có dân chủ về chính trị và kinh tế. Báo chí Việt Nam cần phải tham gia tích cực và chủ động vào sự nghiệp vinh quang là đem lại dân chủ và tự do cho con người. Báo chí cách mạng càng phải vậy. Và điều đó cũng là thực hiện theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
Tại sao người này lại có quyền không cho người khác phát biểu theo quan điểm độc lập và chính kiến riêng của họ? Văn hóa và tư tưởng có đặc tính đa dạng, và sự đa dạng ấy rất cần thiết cho đời sống xã hội, như sự đa dạng sinh học cần cho thế giới tự nhiên. Tất nhiên là không thể loạn ngôn. Mọi sự vu cáo, xuyên tạc, xúc phạm danh dự, tự do cá nhân và đời tư, kể cả đối với người lãnh đạo hay người bình thường, đều phải được xử phạt nghiêm minh. Đó cũng là dân chủ, cũng là tự do. Tự do và tất yếu. Dân chủ và tự do là những vấn đề thuộc bản chất của chủ nghĩa xã hội. Đó mới là chủ nghĩa xã hội chân chính. Mọi sự mất dân chủ, không tôn trọng tự do của con người và chế độ toàn trị là đi ngược với mong ước thiêng liêng của con người trong mọi thời đại, xa lạ với chủ nghĩa xã hội và trái với tư tưởng Hồ Chí Minh.
Tôi nghĩ lúc này cần nhấn mạnh yêu cầu lành mạnh và dân chủ hơn của báo chí, cho báo chí.
Vũ Ngọc Hoàng (Nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương)
http://www.nguoidothi.vn/vn/news/chuyen-hom-nay/binh-luan/8761/dat-nuoc-dang-can-nhung-nha-bao-chan-chinh.ndt
Rất tiếc là trong thời gian qua, bên cạnh phần đông những người làm báo có trách nhiệm với xã hội, thì lại có một bộ phận khác, không ít, những người làm báo đã tham gia vào các “nhóm lợi ích” tiêu cực, liên minh với quỷ dữ. Họ đánh bóng, bao che cho bên tiêu cực cùng “nhóm lợi ích”, đưa các thông tin không đúng, làm cho phải-trái, trắng-đen lẫn lộn, rời bỏ thiên chức bảo vệ chân lý, gây hại cho cộng đồng xã hội và làm ảnh hưởng uy tín của những người làm báo. Trong tình hình hiện tại, tham nhũng, “lợi ích nhóm” khá nhiều, đạo đức xã hội đang có nhiều mặt suy đồi đến mức báo động, hơn lúc nào hết, đất nước đang cần những nhà báo chân chính, chứ không phải những bồi bút vì tiền. Để góp phần lành mạnh hóa xã hội, đất nước rất cần sự lành mạnh của báo chí.
Nếu báo chí không chiến đấu chống các tiêu cực thì xã hội sẽ mất sức đề kháng, “bệnh tật” tràn lan, văn hóa suy đồi, dân tộc suy giảm sức sống.
Ngoài chức năng cung cấp thông tin, báo chí còn một chức năng rất lớn và quan trọng nữa là làm văn hóa. Góp phần chống lại cái xấu và cái ác, phát hiện và tôn vinh cái tốt, cái đẹp, thúc đẩy sáng tạo, làm lan tỏa các giá trị nhân văn, đưa đến công chúng các giá trị và kiến thức khoa học, thúc đẩy sự phát triển của con người và tiến bộ xã hội. Đó là những công việc thuộc chức năng văn hóa của báo chí.
Theo nghĩa đó, mỗi cơ quan báo chí phải là một trung tâm văn hóa, nơi mà hằng ngày từ đó lan truyền ra xã hội những thông tin để khai hóa văn minh, thúc đẩy tiến bộ, tạo ra sự phát triển của con người. Lâu nay báo chí đã có làm, nhưng vẫn cần phải làm tốt, sâu và nhiều hơn nữa. Văn hóa là giá trị Người. Là tính người, chất người. Làm văn hóa là xây dựng con người-những con người trung thực, chân chính, nhân ái, tự do, độc lập tư duy và không ngừng sáng tạo. Những nhà báo chân chính thực hiện chức năng văn hóa không chỉ là thư ký của cuộc sống và thời đại, mà còn là những kỹ sư tâm hồn, nhà khoa học và người làm giáo dục.
Cuộc đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực là công việc rất quan trọng để lành mạnh hóa xã hội, đồng thời cũng là để góp phần trực tiếp làm trong sạch bộ máy cầm quyền. Chẳng có một quốc gia nào có thể phát triển lành mạnh và bền vững nếu như có một bộ máy cầm quyền không trong sạch. Rất đáng trân trọng những người lãnh đạo giữ được sự trong sạch, liêm khiết của bản thân, nhưng quan trọng hơn nữa phải là năng lực lãnh đạo cuộc đấu tranh chống tham nhũng một cách có hiệu quả. Vài năm nay, tập thể Bộ Chính trị khóa XII và một số đồng chí lãnh đạo chủ chốt đã rất cố gắng chỉ đạo có kết quả bước đầu cuộc đấu tranh chống tham nhũng đầy gian khổ.
Tuy nhiên, muốn có kết quả cơ bản và vững chắc thì cần phải có sự tham gia tích cực của toàn xã hội, trong đó, báo chí đóng vai trò hết sức quan trọng. Cần phải tiếp tục mở rộng “đối tượng” phản ánh, chú ý hơn nữa phần trách nhiệm của cán bộ có quyền lực và những vấn đề mà lâu nay hay gọi là “nhạy cảm”. Mấy năm trước, tôi đã có lần thưa tại một hội nghị báo chí và trên mặt báo rằng, ta xác định những vấn đề “nhạy cảm” là để xông vào chứ không phải để né tránh, bởi các vấn đề đó là sự đòi hỏi bức xúc của cuộc sống đang cần có câu trả lời.
“Lợi ích nhóm” và các “nhóm lợi ích” là nguy cơ lớn nhất đang làm tha hóa một bộ phận không nhỏ cán bộ của hệ thống chính trị, từ đó lan ra làm tha hóa đạo đức xã hội, suy đồi văn hóa. Giải pháp hàng đầu thuộc về kiểm soát quyền lực, trong đó có trách nhiệm rất quan trọng của “quyền lực thứ tư”, cộng đồng báo chí và dư luận xã hội trực tiếp tham gia kiểm soát quyền lực. Vì vậy, truy cứu trách nhiệm của những người có quyền lực là việc không thể không làm. Chừng nào còn né tránh vấn đề này thì chừng ấy việc kiểm soát quyền lực chưa đạt yêu cầu tối thiểu.
Báo chí chính thống không cung cấp được thông tin thì mạng xã hội sẽ đáp ứng. Ảnh TL
Thời gian qua, báo chí cũng đã nêu khá nhiều vụ việc tham nhũng, tiêu cực, nhưng người đọc vẫn thấy còn né tránh, chưa đi đến cùng việc truy cứu trách nhiệm. Cứ đụng đến cán bộ lãnh đạo cao hơn thì né tránh, mặc dù các vị lãnh đạo đất nước vẫn nói “không có vùng cấm”. Không ít việc chưa được minh bạch thông tin. Tổng biên tập báo đã nhận được chỉ đạo đưa tin hay không đưa tin, đưa tin thì giới hạn đến đâu. Có hay không tình trạng ấy?
Gần đây nhất là chuyện ở xã Đồng Tâm. Những ngày ấy trên mặt báo rất ít thông tin. Chẳng lẽ hàng trăm tờ báo như vậy mà không đủ năng lực nắm và cung cấp thông tin đối với một việc ồn ào đến mức gần như cả nước ai cũng biết, và báo nước ngoài cũng biết. Hàng ngày mọi người phải tìm đọc thông tin trên mạng xã hội. Báo chí chính thống không đưa tin thì đồng nghĩa với việc bàn giao cho mạng xã hội. Nhân dân cần thông tin, báo chí chính thống không cung cấp được thì mạng xã hội đáp ứng. Ngày nay nhiều người đã gọi mạng xã hội là “quyền lực thứ năm” rồi. Tại cuộc bầu cử tổng thống Mỹ gần đây nhất, “quyền lực thứ năm” còn mạnh hơn “quyền lực thứ tư”. Sự thật không có gì phải giấu, mà thời nay chẳng giấu được ai nếu như họ muốn biết, quan trọng là cách tiếp cận đúng, với góc nhìn toàn diện và nhân văn.
Một dân tộc chỉ có thể phát triển và văn minh khi từng con người và cả một cộng đồng phát triển. Đem lại và tạo ra sự phát triển của con người là công việc vĩ đại bậc nhất trong lịch sử ở mọi thời đại. Việc có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển của con người là tự do và giáo dục. Tự do chẳng những đem lại hạnh phúc mà còn tạo ra môi trường sáng tạo để giải phóng năng lực cho con người phát triển.
Tự do cũng tạo ra tư duy độc lập để con người đạt hiệu quả cao hơn trong quá trình được giáo dục và tự đào tạo. Giáo dục hiện đại là giáo dục tạo ra những con người tự do biết nắm lấy các quy luật tất yếu và có trách nhiệm đầy đủ với xã hội. Trong nhiều thứ tự do thì tự do tư tưởng, tự do ngôn luận thuộc vào loại trước tiên và quan trọng hàng đầu.
Theo đó, tự do báo chí là việc không thể từ chối. Hồ Chí Minh từng nói, nước độc lập mà dân không được tự do và hạnh phúc thì độc lập cũng chưa có ý nghĩa gì. Tự do đi đôi với bình đẳng. Mọi người, dù ở các cương vị xã hội khác nhau, dù là nguyên thủ quốc gia hay một công dân bình thường, đều phải được bình đẳng về quyền tự do. Mọi người cần được biết về quyền tự do của mình và không xâm phạm tự do của người khác. Muốn có tự do thì phải có dân chủ về chính trị và kinh tế. Báo chí Việt Nam cần phải tham gia tích cực và chủ động vào sự nghiệp vinh quang là đem lại dân chủ và tự do cho con người. Báo chí cách mạng càng phải vậy. Và điều đó cũng là thực hiện theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
Tại sao người này lại có quyền không cho người khác phát biểu theo quan điểm độc lập và chính kiến riêng của họ? Văn hóa và tư tưởng có đặc tính đa dạng, và sự đa dạng ấy rất cần thiết cho đời sống xã hội, như sự đa dạng sinh học cần cho thế giới tự nhiên. Tất nhiên là không thể loạn ngôn. Mọi sự vu cáo, xuyên tạc, xúc phạm danh dự, tự do cá nhân và đời tư, kể cả đối với người lãnh đạo hay người bình thường, đều phải được xử phạt nghiêm minh. Đó cũng là dân chủ, cũng là tự do. Tự do và tất yếu. Dân chủ và tự do là những vấn đề thuộc bản chất của chủ nghĩa xã hội. Đó mới là chủ nghĩa xã hội chân chính. Mọi sự mất dân chủ, không tôn trọng tự do của con người và chế độ toàn trị là đi ngược với mong ước thiêng liêng của con người trong mọi thời đại, xa lạ với chủ nghĩa xã hội và trái với tư tưởng Hồ Chí Minh.
Tôi nghĩ lúc này cần nhấn mạnh yêu cầu lành mạnh và dân chủ hơn của báo chí, cho báo chí.
Vũ Ngọc Hoàng (Nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương)
http://www.nguoidothi.vn/vn/news/chuyen-hom-nay/binh-luan/8761/dat-nuoc-dang-can-nhung-nha-bao-chan-chinh.ndt
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét