Đĩ mồm
25/06/2017, Vũ Minh Trí
Nói lời phải giữ lấy lời,
Đừng như con bướm đậu rồi lại bay.
Ngày xưa quả báo còn chầy,
Ngày nay quả báo thấy ngay nhãn tiền.
Chỉ cần điểm vài vụ việc kể từ ngày 18-12-2007 tới ngày 8-4-2016 (là ngày Quốc hội khóa XIII miễn nhiệm chức vụ Bộ trưởng Bộ Quốc phòng của tướng Thanh), sẽ thấy khá rõ tướng Thanh đã chuẩn bị cho việc chuyển giao này như thế nào:
- Chính thức thành lập Hiệp hội doanh nghiệp quân đội (ngày 12-10-2010), có Chủ tịch Hiệp hội là Đại tá Trần Trung Tín, Cục trưởng Cục kinh tế - Bộ Quốc phòng và một trong số phương hướng hoạt động từ năm 2010 đến 2015 là "phát triển hội viên từ 120 đến 200"); Bộ Quốc phòng, Bộ Tổng tham mưu, các tổng cục, quân chủng, quân khu đều có doanh nghiệp trực thuộc, rất nhiều cơ quan, đơn vị cấp thấp hơn cũng có doanh nghiệp trực thuộc; phần lớn các doanh nghiệp này hoạt động trên những lĩnh vực ít liên quan hoặc không liên quan gì tới quân sự, quốc phòng, chẳng hạn cơ khí, hóa chất, thực phẩm, đồ uống, dược phẩm, dệt may, da giày, xây dựng, vật liệu xây dựng, điện, điện tử, nông - lâm - hải sản, thủ công mĩ nghệ, đồ gỗ…
- Nâng cấp nhiều doanh nghiệp quân đội: Chuyển đổi Tổng công ty Viễn thông quân đội thành Tập đoàn Viễn thông quân đội (năm 2010); tổ chức lại Công ty TNHH MTV 319 thuộc Quân khu 3 để thành lập Tổng công ty 319, sau đó điều chuyển nó về trực thuộc Bộ Quốc phòng (năm 2011); tổ chức lại Công ty Đầu tư xây lắp và thương mại 36 thuộc Tổng công ty Thành An để thành lập Tổng công ty 36 và điều chuyển nó về trực thuộc Bộ Quốc phòng (năm 2011); tổ chức lại Công ty TNHH MTV xuất nhập khẩu tổng hợp Vạn Xuân để thành lập Tổng công ty xuất nhập khẩu tổng hợp Vạn Xuân (năm 2011); chuyển Công ty TNHH MTV Sông Thu thành Tổng công ty Sông Thu (năm 2013); tổ chức lại Công ty TNHH MTV 789 để thành lập Tổng công ty 789 (năm 2011); điều chuyển nguyên trạng Công ty TNHH MTV xây dựng Lũng Lô thuộc Bộ Tư lệnh Công binh về trực thuộc Bộ Quốc phòng rồi tổ chức lại nó thành Tổng công ty xây dựng Lũng Lô (cuối năm 2011, đầu năm 2012)…
- Cử hoặc cho phép các tướng lĩnh đang giữ cương vị chủ trì, chủ chốt của Bộ Quốc phòng nắm các doanh nghiệp quân đội hoặc doanh nghiệp liên doanh, liên kết… với quân đội, ví dụ Thượng tướng, Thứ trưởng Lê Hữu Đức làm Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Thương mại cổ phần quân đội (tháng 4-2011), đồng thời thăng cấp bậc hàm tướng cho lãnh đạo, chỉ huy nhiều doanh nghiệp quân đội: Hoàng Anh Xuân (Tổng giám đốc Tập đoàn Viễn thông quân đội, thăng Trung tướng năm 2011), Dương Văn Tính (Chính ủy kiêm Phó tổng giám đốc Tổng công ty Viễn thông quân đội, thăng Thiếu tướng năm 2008), Trần Thanh Hải (Chính ủy kiêm Phó tổng giám đốc Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn, thăng Thiếu tướng năm 2008), Bùi Quang Vinh (Tổng giám đốc Tổng công ty xây dựng Thành An, thăng Thiếu tướng năm 2008), Nguyễn Duy Ngọ (Chính ủy Tổng công ty 15, thăng Thiếu tướng năm 2008), Đào Văn Tân (Chính ủy kiêm Phó tổng giám đốc Tổng công ty xây dựng Trường Sơn, thăng Thiếu tướng năm 2010), Phạm Ngọc Tuyển (Tổng giám đốc Tổng công ty Đông Bắc, thăng Thiếu tướng năm 2010), Võ Quyết Chiến (Chính ủy Tổng công ty 16, thăng Thiếu tướng năm 2011), Hà Tiến Dũng (Tổng giám đốc kiêm Phó chính ủy Tổng công ty trực thăng Việt Nam, thăng Thiếu tướng năm 2011), Nguyễn Đăng Nghiêm (Tổng giám đốc Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn, thăng Chuẩn đô đốc năm 2011), Nguyễn Mạnh Hùng (Phó tổng giám đốc Tập đoàn Viễn thông quân đội, thăng Thiếu tướng năm 2012), Đặng Anh Dũng (Tổng giám đốc Tổng công ty 15, thăng Thiếu tướng năm 2012), Lê Đức Thọ (Tổng giám đốc Tổng công ty 16, thăng Thiếu tướng năm 2012), Hồ Thủy (Giám đốc Bảo hiểm xã hội – Bộ Quốc phòng, thăng Thiếu tướng năm 2012), Lê Đăng Dũng (Phó tổng giám đốc Tập đoàn Viễn thông quân đội, thăng Thiếu tướng năm 2013), Lê Công (Tổng giám đốc Ngân hàng Thương mại cổ phần quân đội, thăng Thiếu tướng năm 2013), Đào Ngọc Thạch (Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc Tổng công ty xuất nhập khẩu tổng hợp Vạn Xuân, thăng Thiếu tướng năm 2013), Đỗ Giang Nam (Tổng giám đốc Tổng công ty xây dựng Trường Sơn, thăng Thiếu tướng năm 2013), Hoàng Công Vĩnh (Phó tổng giám đốc Tập đoàn Viễn thông quân đội, thăng Thiếu tướng năm 2014)…
- Tiếp tục cho phép các doanh nghiệp quân đội liên doanh, liên kết với nước ngoài, tiếp nhận vốn đầu tư từ nước ngoài và đầu tư ra nước ngoài: đến ngày 31-12-2016, Bộ Quốc phòng vẫn còn 16 dự án có vốn đầu tư nước ngoài đang hoạt động với tổng vốn đầu tư là hơn 651,2 triệu USD, tổng vốn pháp định là hơn 303,1 triệu USD, trong đó phía Việt Nam góp hơn 134,5 triệu USD; hoạt động đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp quân đội được bắt đầu từ năm 2003 và phát triển mạnh từ năm 2006, đến ngày 31-12-2016, Bộ Quốc phòng có 33 dự án đầu tư ra nước ngoài với tổng vốn hơn 5,46 tỉ USD, gồm 12 dự án viễn thông (hơn 4,88 tỉ USD), 9 dự án trồng cây công nghiệp (hơn 263,9 triệu USD), 12 dự án xây dựng, khai khoáng, khách sạn (hơn 315,2 triệu USD)…
Bẵng đi, thế mà đã gần 10 năm. Ngày 23-6-2017, nhiều trang mạng lề phải lại đưa tin về ý kiến của thượng tướng Lê Chiêm, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng tại buổi làm việc của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc với lãnh đạo TP Hồ Chí Minh vào buổi sáng cùng ngày: Thanh niên Online "phấn khởi" giật tít "Quân đội sẽ không làm kinh tế nữa" và trích dẫn lời tướng Chiêm như sau: "Quan điểm này là quan điểm của thường vụ, của Quân ủy trung ương. Hiện nay Bộ Quốc phòng có chủ trương là quân đội không làm kinh tế nữa mà tập trung cho xây dựng quân đội vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại để bảo vệ đảng, nhân dân. Quân đội sẽ không làm kinh tế nữa. Tất cả các doanh nghiệp quân đội sẽ cổ phần hóa, thoái vốn hết. Cái nào của quốc phòng chỉ để phục vụ cho quốc phòng chứ không có lăn tăn gì hết. Quân đội sẽ không làm kinh tế vì như thế sẽ không thể hiện sức mạnh quân đội"; Tuổi trẻ Online có vẻ dè dặt hơn: "Tướng Lê Chiêm: Đã có chủ trương quân đội không làm kinh tế"; Trithucvn cho hay chủ trương nói trên mới chỉ là của Bộ Quốc phòng: "Thượng tướng Lê Chiêm: Bộ đã có chủ trương quân đội không làm kinh tế"; Info net dè dặt hơn nữa: "Thượng tướng Lê Chiêm: Quân đội xem xét khả năng chấm dứt mọi hoạt động kinh tế"…
Nhớ lại lời giải trình ngày 18-12-2007 trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội về dự án Pháp lệnh Công nghiệp quốc phòng và cái hẹn 2012 của tướng Thanh, mới ghép hai câu ca dao để thành một bài thơ rằng:
Nói lời phải giữ lấy lời,
Đừng như con bướm đậu rồi lại bay.
Ngày xưa quả báo còn chầy,
Ngày nay quả báo thấy ngay nhãn tiền.
V.M.T.
Một số nguồn tham khảo:
Tác giả gửi BVN
https://boxitvn.blogspot.com/2017/06/i-mom.html
Ông Chiêm bảo "Quân đội sẽ không làm kinh tế nữa", liệu có như lời nói của ông PQT ngày xưa? Khó lắm vì lợi quyền quá lớn và hầu như bất khả xâm phạm! Có ai tự dưng quăng hũ vàng của mình cho người khác để trở lại cuộc sống thanh sạch? Nhưng nếu không làm được thế thì quân đội sẽ chỉ là một nhóm lợi ích đặc biệt và khi giặc đến thì họ chỉ lo ôm tài sản của mình mà chạy!
Trả lờiXóaĐến giờ mà ai còn tin vào mấy câu nói của đám này thì đúng là ..đần di truyền .
Trả lờiXóaThử đố xem ai có thể chứng minh được rằng với cái chính quyền hiện nay,những quan lớn nào đã nói và làm đúng những gì mình tuyên bố không ?hay chỉ tuyến bố thề thốt rồi xong thì chuồn êm.
Những lời tuyên bố hứa hẹn như "chống tham nhũng không xong thì xin từ chức" của đc cựu TT tên X ấy ,trơ mặt hơn đít khỉ.
Ngay cả mới vừa đây có người hùng ấn tượng Đinh la # cũng làm cho cả nước lên đồng khen nức nở và kì vọng hết biết thì đùng 1 cái lặn không xủi tăm .
Và cái tay gì phó CT tên Hải quận 1 với chiến dịch vỉa hè đấy,chả thấy ai từ quan làm dân cả...
Xin nhắc lại là cho đến hôm nay chưa thấy có thằng cha nào nói và làm được . Vãi !
Chắc có lẽ chỉ có đất Việt ta mới đi lính chăn bò được phong quân hàm,không muốn đi lính phải mất tiền,muốn ở lại cũng mất tiền ,chả biết sức mạnh quốc phòng ở đâu nữa,.
Trả lờiXóa