Có thể bạn chưa biết: Hậu trục xuất
Khanh Lam Nguyen - PHẠM MINH HOÀNG KHÔNG PHẢI LÀ NGƯỜI ĐẦU TIÊN. TRƯỚC ÔNG CÒN CÓ NHIỀU TẤM GƯƠNG KHÁC, TIÊU BIỂU ĐÓ LÀ TRẦN ĐỨC THẢO - CŨNG LÀ MỘT NGƯỜI TRỞ VỀ TỪ NƯỚC PHÁP VÀ SAU ĐÓ PHẢI QUAY LẠI PHÁP. Ông không bị tù hay hành hạ thân xác, nhưng công an bao vây, cô lập ông không cho ai tiếp xúc… Nếu ông Thảo tiếp xúc với ai, chẳng hạn một người bạn trên đường phố, thì người đó sẽ bị bắt giữ để điều tra.Trần Đức Thảo sinh ngày 26/9/1917, tại làng Thái Bình, quê quán tại làng Song Tháp, Châu Khê, Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Ông là học sinh xuất sắc của trường trung học Pháp Albert Sarraut (Hà Nội): giải nhì cuộc thi triết học các trường trung học toàn quốc Pháp, đỗ tú tài Pháp năm 1935.
Năm 1936, ông nhận học bổng của Phủ toàn quyền Đông Dương sang Paris, Pháp, và thi đậu vào trường École normale supérieure (Paris) năm 1939. Ông đậu thủ khoa đồng hạng bằng Thạc sĩ triết học, ngang điểm với Jules Vuillemin) tại Pháp lúc mới 26 tuổi (1942), thành người Việt Nam đầu tiên trúng tuyển kỳ thi thạc sĩ triết học.
Năm 1955, ông trở thành giáo sư Triết học và là Phó Giám đốc Đại học Sư phạm Văn khoa, Chủ nhiệm khoa Lịch sử, Đại học Tổng hợp Hà Nội (nay là Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội).
Năm 1957-1958, Ông bị quy tội dính líu đến phong trào Nhân văn Giai phẩm khi công bố hai bài báo có bàn đến một số vấn đề về tự do, dân chủ. Sau vụ Nhân văn Giai phẩm, ông bị mất chức Phó Giám đốc trường ĐHSP Hà Nội, chức Trưởng khoa Lịch sử chung cho cả ĐHSP và ĐHTH Hà Nội, Trần Ðức Thảo bị cấm giảng dạy, phải dịch thuật lặt vặt để sống, phải bán dần bán mòn những bộ từ điển để ăn. Ông bị chặt đứt mọi liên hệ với thế giới, bị cô lập ngay giữa đồng bào của mình.
Học trò của ông kể : ""việc gặp thầy Trần Đức Thảo từ nước Pháp tư bản trở về là rất dễ bị quy tội như bên Trung Quốc trong Đại Cách mạng Văn hoá. Gặp thầy lủi thủi đạp chiếc xe đạp mini cộc cạch cũng đành làm ngơ, nhiều khi không dám nhìn."
Năm 1991, ông sang Pháp chữa bệnh kết hợp với "nghiên cứu khoa học, do Ban bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam cử" và mất tại Paris vào năm sau.
Theo luật sư Trương Như Tảng:
Ông không bị tù hay hành hạ thân xác, nhưng công an bao vây, cô lập ông không cho ai tiếp xúc… Nếu ông Thảo tiếp xúc với ai, chẳng hạn một người bạn trên đường phố, thì người đó sẽ bị bắt giữ để điều tra.
Bề ngoài xem ra triết gia sống cuộc đời bình thường. Nhưng thực tế ông sống như Robinson Crusoe, hoàn toàn cô độc, mặc dầu có nhiều người ở xung quanh. Ngay họ hàng thân thích cũng không được phép nói chuyện với ông. Đối với một trí thức như vậy là một sự tra tấn dã man.
Năm 1991 – năm mà ông được nhà nước tha và cho trở lại Paris, theo như tường thuật của tác giả Minh Diện:
Bảy mươi tuổi Trần Đức Thảo mới quay về chốn xưa. Tiếc thay thời huy hoàng của ông đã qua lâu rồi. Rất ít người còn nhớ tới ông. Suốt 40 năm ông cô đơn bên trời Nam, giờ lại cô đơn bên trời Tây. Khi người ta đã bỏ lỡ cơ hội thì khó mà tìm lại được.
Quay lại Pari, Trần Đức Thảo sống tạm bợ trong căn phòng xép trên tầng 5, nhà khách của Đại sứ quán Việt Nam. Nhà báo Nguyễn Đức Hiền tả lại cảnh sống của ông như sau: “Một ông già ở độ tuổi cổ lai hy, khoác chiếc áo cũ màu tím dài chấm gót, bưng bê lỉnh kỉnh mọi thứ xoong chảo, chai lọ leo lên, leo xuống hàng trăm bậc thang tự lo lấy bữa ăn cho mình. Ông già ấy cứ hành trình chừng mười bậc thì dừng lại, tựa người vào hành lang đứng nhắm mắt, há miệng thở như thổi bễ.”
Một chiều mùa Hè năm 1993, ông già ấy gục xuống tại bậc cầu thang, không bao giờ gượng đứng dậy được nữa…
Năm 2000, ông được nhà nước Việt Nam truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Khoa học Xã hội.
Tin: fb Dương Hoài Linh
Khanh Nguyen
Tin: fb Dương Hoài Linh
Khanh Nguyen
CS vắt chanh bỏ vỏ.
Trả lờiXóa