Thứ Bảy, 12 tháng 8, 2023

VN tự hào dẫn đầu Thế Giới về công nghiệp hàng "Âm phủ"

Việt Nam tự hào dẫn đầu Thế Giới về công nghiệp hàng "Âm phủ"
Kinh tế Việt Nam đang gặp khó khăn, đặc biệt là các ngành công nghiệp, vì sức cạnh tranh yếu và thị trường thế giới bị thu hẹp. Tuy nhiên, ngay tại thời điểm khó khăn này, Việt Nam vẫn có một ngành công nghiệp phát triển đứng đầu thế giới. Đó là ngành công nghiệp sản xuất hàng “Âm phủ”.

Ngành công nghiệp “Âm Phủ” của Việt Nam đã và đang sản xuất ra đủ loại sản phẩm đáp ứng nhu cầu cho 
sản xuất và tiêu dùng trong tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân. Từ công nghiệp vũ trụ hàng không, điện tử... tới người mẫu, ô sin...; tất tần tật những gì mà người dân mong muốn và có nhu cầu. 

MỠ ĐẤY MÀ HÚP

Tại sao tôi rất ghét người Pháp, người Mỹ và người phương tây ? Bài dưới đây là một lời giải thích. Mỹ và các nước phương Tây khác cũng dã man tàn ác không khác gì Pháp, có điều chúng kín đáo hơn. Đâu phải chủ nghĩa đế quốc chỉ dã man tàn ác và cướp bóc ở châu Phi. Chúng cũng hành xử y như thế ở VN chúng ta trước đây. Ngoài cướp tài nguyên và sưu cao thuế nặng, mọi công trình của Pháp xây dựng ở VN đều nhằm mục đích phục vụ khai thác thuộc địa nhưng đều tính vào nợ và các thế hệ nhân dân VN sẽ phải trả trong tương lai. Thời Mỹ, anh em Tổng thống Ngô Đình Diệm vì muốn đàm phán với chính quyền miền Bắc nên bị Mỹ đảo chính và giết chết. Nhiều tổng thống, quốc trưởng VNCH như Nguyễn Khánh, Phan Khắc Sửu, Dương Văn Minh... cũng bị Mỹ lật đổ vì không ngoan ngoãn vâng lời Mỹ. Thế hệ trẻ bây giờ rất nhiều người không chịu học lịch sử, không có thói quen tư duy lô gíc, như bầy cừu đi làm thuê chỉ biết vâng dạ, sống thụ động, chủ bảo sao làm vậy, rồi báo chí internet toàn dịch tin tuyên truyền lừa bịp từ báo phương Tây nên không hiểu bản chất của chủ nghĩa tư bản - đế quốc, mở mồm ra là ca ngợi chúng và phê phán việc đánh Pháp đuổi Mỹ. Quá ngu xuẩn.
MỠ ĐẤY MÀ HÚP
Là nói chuyện các xứ thuộc địa châu Phi được Pháp trao trả độc lập hồi cuối thập niên 1950, đầu thập niên 1960. Mang tiếng độc lập nhưng tệ hơn khi còn thuộc địa.
Thất trận Điện Biên Phủ, năm 1954 Pháp phải bỏ Đông Dương. Algeria noi gương, vùng lên kháng chiến giành độc lập năm 1962. Không thể cưỡng lại xu thế đòi độc lập của các thuộc địa ở châu Phi, Pháp chơi trò trao trả độc lập.

Đầu tiên là Guinea năm 1958. Khi người Pháp rút đi, họ phá hủy sạch sành sanh mọi thứ không mang theo được như nhà cửa, đường sá, trường học, vườn tược, xe hơi, máy kéo… giết hết ngựa bò, đốt cháy sách vở, thuốc men và lương thảo.

Phương Tây bất an trước cuộc phản công của Ukraine

Phương Tây bất an trước cuộc phản công của Ukraine
Cuộc phản công của Ukraine diễn ra chậm hơn dự kiến, và theo thời gian, ngày càng có nhiều quan chức phương Tây đặt câu hỏi về khả năng giành lại lãnh thổ của quân đội Ukraine trong cuộc phản công.

Một người lính thuộc lữ đoàn tấn công Ukraine đi bộ băng qua con đường lầy lội được sử dụng để vận chuyển và định vị các khẩu pháo L118 105mm do Anh sản xuất vào ngày 04/03/2023 gần Bakhmut, Ukraine. (Ảnh: John Moore/Getty Images)

Thứ Sáu, 11 tháng 8, 2023

Những bài học khốc liệt trả giá cho sự phát triển Tây Nguyên

Những bài học khốc liệt trả giá cho sự phát triển Tây Nguyên
Với đặc điểm là vùng cao, là thượng nguồn của những con sông vùng Nam Bộ và Đông Nam Bộ, Tây Nguyên không tiếp nhận bất cứ nguồn nước nào từ bên ngoài mà hoàn toàn phụ thuộc vào lượng mưa hàng năm và khả năng hấp thụ nước mưa của thảm thực vật ở đây. Khi thảm thực vật mất đi, vào mùa khô, Tây Nguyên nhanh chóng trở thành hoang mạc. Vào mùa mưa, núi đồi sẽ sạt lở, lũ quét, lũ ống, lũ bùn sẽ tàn phá đường xá, cầu cống, công trình xây dựng, nhà máy…
Chiều 30 Tháng Bảy 2023, đèo Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng xảy ra vụ sạt lở làm ba cảnh sát giao thông (CSGT) chết và một người dân tử vong, dưới chân một ngọn đồi bị cạo trọc để xây dựng công trình trạm CSGT và làm đồn điền trồng sầu riêng. Vụ sạt lở không chỉ gây tổn thất nhân mạng mà còn làm ách tắc tuyến đường huyết mạch trong nhiều ngày.

Vì sao các nước châu Phi quý nước Nga ?

Vì sao các nước châu Phi quý nước Nga ?
Vì Nga cư xử rất đàng hoàng và hào hiệp tại châu Phi, khác với chiến lược nợ để cột chân các nước châu Phi của Trung Quốc, cũng như ‘áp đặt dân chủ – nhân quyền’ và ‘trộm’ tài nguyên của phương tây. Điện Kremlin không phải là bên khởi xướng một số cuộc đảo chính gần đây ở Tây Phi, điều này cả thế giới đều thừa nhận. Trong trường hợp của Niger, người Mỹ đã thừa nhận rằng, họ không tìm thấy bất kỳ “dấu vết nào của Nga”. 
Hội nghị thượng đỉnh Nga - châu Phi. Ảnh TASS

Vì sao Châu Phi thân Nga ghét Mỹ và đồng minh ?

Vì sao Châu Phi thân Nga ghét Mỹ và đồng minh của Mỹ ?
Time (Mỹ) viết: Moscow chiếm một vị trí độc tôn ở châu Phi. Các cuộc đảo chính gần đây là ví dụ điển hình cho điều này. Việc chứng kiến ​​những người Niger xuống đường mang theo các biểu ngữ ủng hộ Putin và vẫy cờ Nga đã khiến nhiều người ở Mỹ và châu Âu cảm thấy khó chịu, bất an. Đoạn phim quay lại cảnh này, tương phản hoàn toàn với những tuyên bố được công chúng phương tây coi là hiển nhiên – họ cho rằng Vladimir Putin đã trở thành “kẻ bị cả thế giới ruồng bỏ”.
Người châu Phi thích Nga hơn phương tây. Ảnh FT

Ukraine không có chủ quyền, thực sự là con tốt của NATO

Kinh tởm. Hoa Kỳ và các đồng minh NATO đang cung cấp vũ khí, trong khi những người Ukraina (và cả Đông Âu) đang và sẽ làm bia đỡ đạn cho cuộc xâm lược của Mỹ và NATO vào Nga. Tuy nhiên, cuộc xung đột Ukraina đang thực sự chứng minh sự bất lực của Hoa Kỳ trong cuộc chiến tranh thông thường quy mô lớn, chống lại một cường quốc quân sự hùng mạnh là Nga với sự ủng hộ của một số nước đang phát triển. Đấy là khi Nga còn chưa phải sử dụng đến vũ khí hạt nhân. Châu Á, gồm cả Trung Quốc và Ấn Độ, sẽ phải tham gia giải quyết xung đột. Rồi cả thế giới sẽ chung tay cùng nhau kết thúc quyền bá chủ thống trị và bóc lột nhân dân thế giới vô cùng dã man của phương tây đã kéo dài gần 500 năm. Và điều này có nghĩa là NATO sẽ phải tan rã.
Ukraine không có chủ quyền, thực sự là con tốt của NATO
Cuộc khủng hoảng Ukraine sẽ không chấm dứt cho đến khi Moscow đạt được tất cả các mục tiêu. Phương Tây đã nhiều lần thất hứa với Nga. Tuy nhiên, 
chắc chắn rằng, bắt đầu từ năm 2024, bất kỳ cuộc bỏ phiếu nào của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc sẽ biến thành đa số ủng hộ một thế giới đa cực mới. Các trung tâm phát triển mới sẽ mọc lên ở khắp mọi nơi để thông báo về sự kết thúc của quyền bá chủ của phương tây. Và một thế giới mới sẽ được thiết lập trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, trong đó cơ bản là Hiến chương Liên Hợp Quốc, tôn trọng sự đa dạng về văn hóa, văn minh thế giới, quyền của các dân tộc tự lựa chọn vận mệnh và con đường phát triển của mình. Đây cũng là một trong những mục tiêu của chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga chống lại NATO.
Nhiều nhà lãnh đạo thế giới đã bày tỏ mong muốn đóng vai trò trung gian hòa giải trong cuộc khủng hoảng Ukraine. Họ cố gắng thuyết phục Moscow và Kiev ngồi vào bàn đàm phán. Điều này tất nhiên là ‘đáng khen ngợi’, nhưng có một vấn đề khác.

Gần một nửa dân số Ukraine đã biến đi đâu trong 20 năm qua?

Đọc lịch sử cổ kim mình chưa thấy thứ chính quyền nào ngu xuẩn như chính quyền Ukraine hiện nay. Tất cả các nước khi chiến tranh với nhau, đến một lúc nào đó thấy thiệt hại quá lớn, thì đều phải đàm phán, chấp nhận thua thiệt, kể cả mất một số đất đai, hay đầu hàng vô điều kiện..., để cứu dân và tài sản của người dân. Chỉ khi còn dân, còn tài sản, còn lãnh thổ, còn quốc gia thì mới còn hy vọng để sau này báo thù và khôi phục lại chủ quyền và toàn vẹn đất nước. Nếu để Nga và các nước khác xé Ukraine chia nhau thì người dân Ukraine sẽ trở thành nô lệ cho các dân tộc khác mãi mãi. Đất nước chỉ còn một nửa dân số; 80% gia đình ở Ukraine đã mất ít nhất 1 người thân trong cuộc xung đột Nga với Ukraine; hơn 10 triệu người Ukraine trở thành người tị nạn cả trong và ngoài nước; cả nước đã trở thành đống đổ nát... Vậy mà chính quyền Zelenskyy vẫn khăng khăng không đàm phán với Nga. Vậy chính quyền này quá ngu hay hoàn toàn bị Biden điều khiển và phải làm theo lệnh của Biden: Chiến đấu với Nga đến người Ukraine cuối cùng ?
Gần một nửa dân số Ukraine đã biến đi đâu trong 20 năm qua?
Theo cơ quan thống kê EU – Eurostat trong giai đoạn từ 2014 đến 2022, một phần đáng kể người Ukraine – khoảng 4,8 triệu người – đã nhận được giấy phép cư trú ở châu Âu. Và khoảng 3 triệu người, đã nhận được quyền cư trú tại Nga. Báo cáo của Trung tâm nghiên cứu Hoa Kỳ nói rằng, nếu chúng ta trừ đi số người Ukraine đã rời khỏi đất nước và những người hiện đang sống ở các vùng lãnh thổ đã đi đến Nga (khoảng hơn 2 triệu người), thì hóa ra rằng, dân số Ukraine hiện tại thậm chí chưa đến 31 triệu người.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky phát biểu online tại Liên Hợp Quốc vào Thứ Ba, ngày 5 tháng 4 năm 2022, tại Thành phố New York (John Lamparski/NurPhoto qua AP)

Văn hóa của quan chức Việt thời nay

Văn hóa của quan chức Việt thời nay
.

“Cá mập” nước ngoài bắt đầu đi săn DN bất động sản VN

“Cá mập” bắt đầu đi săn và nỗi lo doanh nghiệp trong nước phải “bán mình” giá rẻ
Lê Sáng | 11/08/2023 Nhiều chỉ báo trên thị trường bất động sản cho thấy trong khi các doanh nghiệp bất động sản trong nước vẫn đang hết sức khó khăn về dòng tiền thì vẫn có những “cá mập”, trong đó đa phần là các nhà đầu tư nước ngoài đang tìm kiếm và sẵn sàng thâu tóm các tài sản giá rẻ.

Khó khăn khiến không ít doanh nghiệp bất động sản trong nước phải tính tới phương án bán bớt tài sản là các dự án đang triển khai dở dang của mình. Ảnh minh họa, nguồn - Int

Năm bài học để hôn nhân vững chắc và hạnh phúc

Tôi muốn bổ sung một bài học để hôn nhân bền lâu và hạnh phúc là người vợ và người chồng phải không có lòng tham, phải biết giới hạn nhu cầu theo năng lực của mình. Chỉ cần một người tham tiền, tham danh, tham chức vụ, tham bằng cấp... thì cặp đôi khó có thể hạnh phúc.
Năm bài học để hôn nhân vững chắc và hạnh phúc
FB Orlean Koehle • Tôi vừa đọc được rằng Hoa Kỳ hiện có tỷ lệ ly hôn cao thứ sáu trên thế giới. Theo số liệu thống kê năm 2023 từ trang worldpopulationreview.com, thì ở Mỹ có khoảng 42 đến 53 phần trăm tỷ lệ ly hôn. Hôm nay là kỷ niệm 54 năm ngày cưới của vợ chồng tôi. Tôi nghĩ rằng một cuộc hôn nhân kéo dài lâu như vậy bắt đầu trở nên khá bất thường trong thế giới của chúng ta ngày nay.

Orlean và Kurt Koehle tại tiệc cưới của họ ở Roberts, Idaho, vào ngày 1 tháng 8 năm 1969. (Được phép của Orlean Koehle)

Cháy rừng tại Hawaii bùng lên dữ dội như thế nào?

Chính quyền Biden đang dành toàn bộ tâm chí vào cuộc chiến với Nga nên để nước Mỹ thế này đây. 53 người chết trong 1 vụ cháy rừng trên một cái đảo nhỏ Maui... Không thể tưởng tượng nổi. Thế mà đám thân Mỹ cứ bảo chính quyền Mỹ rất quý trọng tính mạng của người Mỹ. Càng ngày càng thấy ông Trump giỏi, vì ông luôn nói và làm theo nguyên tắc "Nước Mỹ trên hết"; Nga và Ukraine chả là cái gì để Trump quan tâm, thậm chí để ông chấp nhận hy sinh mạng sống của người Mỹ. Trump là tổng thống Mỹ duy nhất không gây ra bất cứ một cuộc chiến tranh nào, thậm chí ông còn đưa quân Mỹ ở khắp nơi về nước, rút nước Mỹ ra khỏi các tổ chức quốc tế, thậm chí định đưa nước Mỹ ra khỏi NATO... Maui là đảo lớn thứ hai trong số 8 đảo lớn của quần đảo Hawaii, nằm trên biển Thái Bình Dương, Maui có diện tích 1883 km2 và có số dân (117 nghìn người), bằng khoảng 1/2 Hà Nội.
Cháy rừng tại Hawaii bùng lên dữ dội như thế nào?
11/08/2023 - NDO - Ngày 10/8 (giờ địa phương), theo thông tin mới nhất từ giới chức hạt Maui, bang Hawaii, Mỹ, tổng cộng 53 người được xác nhận đã thiệt mạng trong đám cháy rừng đang tàn phá thành phố nghỉ dưỡng Lahaina trên đảo Maui.

Đám cháy trên đảo Maui, Hawaii, nhìn từ trên không, ngày 9/8/2023. (Ảnh: Reuters)

Thứ Năm, 10 tháng 8, 2023

Nga thắng lớn bằng hai đòn "thỏa thuận ngũ cốc" và "tỷ giá"

Nga thắng lớn bằng hai đòn "thỏa thuận ngũ cốc" và "tỷ giá"
Hà Huy Thành - Một trong những điểm nổi bật trong chiến lược tiến hành CDQSĐB của Nga là không có những sự kết hợp đơn giản, hay nói chính xác hơn là các hoạt động đơn giản không nằm trong bản thân chúng, mà là một phần không thể thiếu của một kế hoạch toàn diện. Và những người cố gắng đánh giá chỉ từ một hành động riêng biệt luôn bị mắc lừa bởi chính các giả định của họ, và sau đó ngạc nhiên khi toàn bộ chiều sâu của kế hoạch tổng thể đến với họ. 
Ví dụ thì có nhiều, như việc Nga rút quân khỏi TP Kherson về Tả ngạn, hay như Nga dễ dàng chấp nhận “thỏa thuận ngũ cốc” năm 2022.

Tin này đúng hay sai ?

Tin này đúng hay sai ?
1. CỦA BIẾU LÀ CỦA LO...
Ngày 7/8 vừa qua, ông Doug Bush - phụ trách mua sắm khí tài của Lục quân Mỹ, trong buổi họp báo đã phát biểu: "Quá trình phê duyệt đã hoàn tất. Những chiếc Abrams đang chờ được chuyển tới châu Âu và sang Ukraine, cùng với toàn bộ khí tài đi kèm gồm đạn dược, linh kiện, máy bơm nhiên liệu và thiết bị sửa chữa. Chúng tôi không chỉ cung cấp xe tăng, mà là cả gói khí tài đi kèm".

Cần phải nhìn lại quá trình viện trợ cho chính quyền Ukraine của Mỹ và Phương Tây. Kể từ khi Mỹ và Phương Tây tiến hành chiến tranh ủy nhiệm ở Ukraine, họ đã chi rất nhiều tỷ Mỹ kim thông qua các gói khí tài và một phần để duy trì sự tồn tại cho chính quyền Ukraine. Trừ máy bay F16, tầu ngầm và tên lửa đạn đạo tầm xa, còn lại chẳng thiếu thứ gì như: tên lửa vác vai Javelin, Stinger, tên lửa hành trình Storm Shadow, hệ thống tên lửa phóng loạt HIMARS, xe tăng Leopard...

Hướng bắc Ukraine: Quân đội Nga tiến công thuận lợi

Ukraine tập trung quân đội và vũ khí phía Đông và phía Nam để giành lại lãnh thổ từ tay Nga nên có thể hướng Bắc không đủ lực lượng đối phó với Nga. Tôi tin là chỉ khi Nga đạt được các mục tiêu một cách chắc chắn và lâu dài thì họ mới chấp nhận dừng chiến dịch quân sự đặc biệt. Mà dừng cũng chỉ ở mức ngừng bắn giống Nam - Bắc Triều Tiên để Nga có thể tái khởi động một chiến dịch quân sự đặc biệt mới nếu cần.
Hướng chiến trường phía bắc Ukraine: Quân đội Nga tiến công thuận lợi
10/08/2023 Trên hướng chiến trường phía bắc Kharkov, theo hướng Kupyansk, quân Nga đang phát triển tiến công thuận lợi, tràn ngập 4 cứ điểm của Ukraine trong 24 giờ; trong đó chiếm làng Novosholovskoye làm đầu cầu.

Pháo phản lực hạng nặng của quân đội Nga, đang phóng đạn vào khu vực Kupyansk. Nguồn Topwar

Vì sao châu Phi rơi vào làn sóng nổi dậy mới?

Vì sao châu Phi rơi vào làn sóng nổi dậy mới?
0/08/2023 Sau hàng loạt cuộc đảo chính, hết nước này đến nước khác ở châu Phi đang tiến hành xóa bỏ dấu vết của các đế chế thực dân cũ. Sự ủng hộ dành cho nước Nga đã lan khắp lục địa châu Phi, vượt ra ngoài cả các thuộc địa cũ của Pháp. Lúc này, một cảm giác thực sự về sự thay đổi dường như đang lan rộng khắp châu Phi, khi châu lục này đang tìm cách thoát khỏi cái bóng của chế độ thực dân kiểu cũ và hướng tới một thế giới đa cực mới.
Những người ủng hộ phe đảo chính biểu tình ở thủ đô. Niamey vào ngày 6/8/2023. Ảnh: AFP

Mô hình đô thị TOD tạo động lực phát triển

Mô hình đô thị TOD tạo động lực phát triển
Mô hình đô thị TOD tạo động lực phát triển không gian đô thị phía Đông TP.HCM
03/08/2023 Transit Oriented Development - TOD, mô hình phát triển đô thị lấy hệ thống giao thông công cộng làm xương sống chính là chìa khóa phát triển không gian đô thị của TP.HCM, đồng thời tạo cú huých bứt phá cho bất động sản xung quanh tuyến metro.

Glory Heights là một trong những dự án nằm trong vùng lõi phát triển của mô hình đô thị TOD tại TP.HCM.

Nhân loại trước ngã ba đường?

Nhân loại trước ngã ba đường? 
10/08/2023 Nhìn lại, cả 3 thách thức đang đặt ra: dịch bệnh, chiến tranh, biến đổi khí hậu đều trực tiếp hoặc gián tiếp bắt nguồn từ ứng xử của con người với thiên nhiên và với nhau. Biến đổi khí hậu do hoạt động của con người gây ra, dịch bệnh cũng đến từ các tác nhân gây bệnh được phóng thích khi con người ảo tưởng về sức mạnh của mình, làm đảo lộn cả hệ sinh thái, hủy hoại môi trường sống của các giống loài khác. Còn chiến tranh, không nghi ngờ gì nữa, xuất phát từ lòng tham vô tận của con người.

Một trong những thách thức cấp bách mà nhân loại đang phải đối mặt là biến đổi khí hậu trên phạm vi toàn cầu, cực kỳ gay gắt từ đầu năm nay. Trong ảnh: Cánh đồng chết do hạn mặn khốc liệt ở miền Tây. Ảnh: Hữu Khoa

Thứ Tư, 9 tháng 8, 2023

Khâm phục Tổng Thống Burkina Faso

Khâm phục Tổng Thống Burkina Faso
Video dưới đây là toàn văn Bài phát biểu của Tổng Thống Burkina Faso Ibrahim Traore tại Hội Nghị Thượng Đỉnh Nga và Châu Phi. Ông đúng là một vị Tổng thống trẻ tuổi có khí chất với những phát ngôn quá đỉnh, nói chính xác từng câu từ và đi luôn vào trọng tâm. Khâm phục ông phát biểu như một nhà hùng biện, không cần dùng giấy làm phao để đọc. Theo quan sát của tôi, tất cả các nhà lãnh đạo Việt Nam không ai làm được như ông.
Theo wiki, Burkina Faso (phiên âm Tiếng Việt: Buốc-ki-na Pha-xô) là một quốc gia nằm ở Tây Phi và có biên giới với Mali, Niger, Bénin, Togo, Ghana và Bờ Biển Ngà. Trước đây, nước này gọi là nước Cộng hòa Thượng Volta, sau đó tháng 4 năm 1984, tổng thống Thomas Sankara đổi tên gọi để có nghĩa "Đất nước của những người ngay thẳng" trong tiếng Moré và Dioula, ngôn ngữ dân tộc chính của nước này.

Sợ uy lực của Nga, Mỹ và NATO ko dám can thiệp vào Tây Phi ?

Nhìn Nga đánh Mỹ và NATO ở Ukraine, các nước châu Phi chợt hiểu thời kỳ dối trá và bóc lột của các nước phương Tây ở châu Phi đã hết. Người châu Phi cũng đã hiểu ra dân chủ kiểu phương Tây là mạnh bắt nạt yếu và chia để trị. Chúc mừng các nước Châu Phi đã thức tỉnh! Cứ đoàn kết với nhau và sát cánh cùng Nga thì mọi thứ ở châu Phi dần dần sẽ tốt lên; tài nguyên và sức lao động của người dân ở đây sẽ không còn bị phương Tây cướp bóc trắng trợn như những gì đã diễn ra hàng trăm năm nay. Tuy nhiên quá trình này phải từ từ vì chủ nghĩa đế quốc với tài sản khổng lồ cướp đoạt được tích lũy từ 3-400 trăm năm nay, nên vẫn còn mạnh lắm.
Sợ uy lực của Nga, Mỹ và NATO không dám can thiệp vào Tây Phi ?
FB Hà Huy Thành - Thế giới đang chứng kiến một hiện tượng thú vị là hiện nay, các nước thuộc thế giới thứ ba đang dần hết ngưỡng mộ phương Tây. Ở đây chúng ta không nên nhầm lẫn giữa ngưỡng mộ và phụ thuộc kinh tế. Thoát khỏi sự phụ thuộc kinh tế một cách nhanh chóng là khá khó khăn. 
Với Châu Phi, sự nghèo đói của rất nhiều quốc gia nằm ở chỗ các nguồn tài nguyên khổng lồ của họ bị phương Tây lấy đi với giá rẻ mạt, chỉ còn lại một phần rất nhỏ, nhưng lại bị giới thượng lưu tham nhũng chia nhau. 

Ngày của Bố

Ngày của Bố
Anh Bông thức giấc thấy vợ đã đứng bên giường. Ánh sáng từ bên ngoài lùa qua khe cửa sổ rực rỡ làm anh giật bắn người, theo phản ứng tự nhiên anh vụt ngồi nhỏm dậy, tung mền nhảy xuống đất:

– Chết rồi, anh ngủ quên, muộn quá rồi hở em? Nào các con ra bố rửa mặt, theo thứ tự ưu tiên bé trước lớn sau.

Nga đang mạnh mẽ hất cẳng Pháp ra khỏi Châu Phi

Đọc tin về các cuộc cách mạng ở châu Phi làm tôi nhớ hồi học thạc sĩ và tiến sĩ ở Pháp. Rất nhiều người Pháp da trắng, kể cả các giảng viên Pháp da trắng, vừa kín đáo, vừa công khai khinh thường sinh viên da đen. Tôi có một anh bạn người Camerun cũng làm tiến sĩ như tôi. Anh rất chăm chỉ và làm việc rất cẩn thận. Có lần anh và tôi có cuộc hẹn để được gặp thầy giáo hướng dẫn sau nhiều tháng chờ đợi (thầy ở tỉnh khác, thỉnh thoảng mới đến trường tôi). Trước khi gặp thầy, anh Camerun chuẩn bị rất vất vả, thức đêm thức hôm sửa luận án, rồi in và đóng quyển rất đẹp để nộp xin ý kiến thầy... Hôm gặp thày, anh vào trước tôi. Khi anh ra, tôi vào và... sốc khi nhìn thấy bản luận án của anh đã nằm gọn trong sọt rác. Kể từ đó tôi mất hết cảm tình với ông thầy này, đến mức tôi đã gặp ông hiệu trưởng đề nghị tìm cho tôi thầy hướng dẫn khác, nếu không tôi sẽ bỏ về nước, không làm luận án nữa. Cuối cùng trường đã đổi giáo viên hướng dẫn cho tôi, đồng thời tôi cũng phải vứt bỏ toàn bộ luận án đã viết, chuyển sang làm luận án mới với đề tài hoàn toàn mới để phù hợp với kiến thức chuyên môn của thầy mới.
Nga đang mạnh mẽ hất cẳng Pháp ra khỏi Châu Phi
Cuộc khủng hoảng chính trị và xã hội ở Niger (một nước thuộc châu Phi) là một ví dụ cho thấy, ảnh hưởng của Nga ngày càng tăng trên Lục địa đen. Nga gần như dễ dàng đẩy Pháp ra khỏi Niger. Nga đang xây dựng ảnh hưởng khắp châu Phi - với cơ hội thành công cao. Phương tây đã thua, Pháp đã thua. Michael Lambert, nhà phân tích tình báo tại Tổ chức Pinkerton, Dublin, đã có bài trả lời phỏng vấn dưới đây.
Người dân châu Phi cầm cờ Nga. Ảnh AP_ Sam Mednick
Atlantico: Trong 2 ngày 27 và 28/7/2023, Vladimir Putin đã tiếp 17 nguyên thủ quốc gia châu Phi và hàng chục phái đoàn tại hội nghị thượng đỉnh Nga – châu Phi.

Thứ Ba, 8 tháng 8, 2023

Nga đang thay thế Phương Tây ở Châu Phi

Nga đang thay thế Phương Tây ở Châu Phi
Mỹ và EU đang “cô lập quốc tế” đối với Nga, nhưng Moscow đã nói, không có hạn chế nào đối với điều đó. Nga đã tìm đến châu Phi. 
Vladimir Putin sẽ tiếp tục mở rộng quan hệ đối tác ở cấp độ ‘Liên minh châu Phi’, cũng như riêng lẻ với từng quốc gia ở Lục địa đen, với mục đích đưa Nga thâm nhập các thị trường mới. Động thái chính trị và xoay trục sang châu Phi này, sẽ mang lại cho Nga sức mạnh khi đối mặt với ảnh hưởng của Mỹ và phương tây trên lục địa này.
Hội nghị thượng đỉnh Nga – châu Phi

Uranium và Wagner: Cánh tay nối dài của Putin

Tôi rất hoan nghênh các cuộc đảo chính ở châu Phi và những ‘tình cảm chống Pháp và Mỹ’ ở đây. Riêng trong vùng hạ Sahara Sahel, kể từ năm 2020, các vùng lãnh thổ này đã chứng kiến ​​làn sóng đảo chính, bao gồm ở Burkina Faso, Chad, Guinea, Mali, Sudan và nay là Niger. Quá tuyệt vời. Cái được phương Tây gọi là đảo chính ở đây thực chất là các nhà cách mạng dám dũng cảm đứng lên lật đổ các chính quyền bán nước cho phương Tây để cầu vinh, đi ngược lại lợi ích của nhân dân châu Phi, đồng thời xóa bỏ những hiệp định bất bình đẳng mà các nước này buộc phải ký với các nước phương Tây. Rất mong những nhà cách mạng này lấy lợi ích của nhân dân, của dân tộc làm mục tiêu hàng đầu trong mọi hoạt động của mình. Bài dưới đây cho biết "Điện Kremlin dường như không liên quan trực tiếp đến cuộc đảo chính ở Niger". Đây là điều đặc biệt của Nga. Nga hầu như không bao giờ can thiệp vào công việc nội bộ của các nước, trừ 2-3 lần thời kỳ những năm 1950 và 1960 đã can thiệp vào 2-3 nước XHCN để ổn định tình hình ở đó nhằm đảm bảo an ninh cho Liên Xô. Thái độ này của Nga khác hẳn với Mỹ và NATO, những nước giầu có sẵn sàng đe dọa rồi ngang nhiên can thiệp bằng đủ mọi hình thức, thậm chí mang quân xâm lược các nước có chủ quyền để áp đặt hoặc duy trì ách áp bức bóc lột của chúng ở đó.
Uranium và Wagner: Cánh tay nối dài của Putin
Cuộc đảo chính ở Niger là một chiến thắng cho Putin, châu Âu đã thực sự mất châu Phi. Niger xích lại gần Nga khiến phương tây lo lắng. Châu Âu nhập khẩu 25% uranium từ Niger. Nga chiếm gần 1/2 công suất làm giàu Uranium của thế giới.
Người dân châu Phi cầm cờ Nga. Ảnh FT
Arlit, một thành phố buồn tẻ ở rìa phía nam của sa mạc Sahara, đột nhiên trở thành điểm khởi đầu cho một trận chiến địa chính trị mới để kiểm soát uranium, nhiên liệu cung cấp năng lượng cho ngành công nghiệp hạt nhân.

Siêu vòi rồng tàn phá Trung Quốc

Siêu vòi rồng tàn phá Trung Quốc
Con người đối xử tàn nhẫn với tự nhiên thế nào thì trước sau gì thiên nhiên cũng đáp trả tương xứng. Trung Quốc thế nào thì Việt Nam cũng thế đó vì đều là những nước coi tự nhiên là nô lệ, là tài nguyên vô hạn... để ra sức bóc lột.
.

Việt Nam chính thức bày tỏ mong muốn gia nhập BRICS (?)

Hoan hô lãnh đạo VN sáng suốt, có tầm nhìn chiến lược khi chính thức gửi đơn xin gia nhập BRICS, đây là cơ hội để đồng thời có thể nâng quan hệ Việt - Mỹ lên tầm cao mới mà không làm mất lòng các đối tác lớn, qua đó đảm bảo lợi ích cốt lõi của Việt Nam trong quan hệ với Nga, Trung Quốc và Hoa Kỳ. Tin cho biết Tổng thống Nam Phi Ramaposa đã mời lãnh đạo 67 quốc gia và đại diện 20 tổ chức tới dự hội nghị thượng đỉnh BRICS sắp tới, nhằm tổ chức thật thành công sự kiện kết nối BRICS-Châu Phi và đối thoại BRICS plus với nhiều đối tác trên khắp thế giới. Dĩ nhiên các nước Mỹ và NATO không được chào đón ở đây, và rõ ràng sự kiện quốc tế to lớn này đang làm các nước đế quốc này rất đau đầu.
Việt Nam chính thức bày tỏ mong muốn gia nhập BRICS (?)
07.08.2023 - 
Moskva (Sputnik) - Các nhà lãnh đạo 23 quốc gia chính thức bày tỏ mong muốn gia nhập BRICS, Ngoại trưởng Nam Phi Naledi Pandor cho biết trong cuộc họp báo. "Chúng tôi nhận được những quan tâm chính thức từ các nhà lãnh đạo 23 quốc gia về việc gia nhập BRICS và thậm chí có nhiều yêu cầu không chính thức hơn về khả năng trở thành thành viên BRICS", Pandor nói trong cuộc họp báo được phát trên YouTube.

Trong số 23 quốc gia này, theo Bộ trưởng Ngoại giao Nam Phi, có Algeria, Argentina, Bangladesh, Bahrain, Belarus, Bolivia, Cuba, Egypt, Ethiopia, Honduras, Indonesia, Iran, Kazakhstan, Kuwait, Morocco, Nigeria, Palestine, Ả Rập Saudi, Senegal, Thái Lan, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Venezuela và Việt Nam.

**CUBA - LIỆU CÓ ĐÁNG?**

Trên Blog và FB cá nhân, nhiều lần tôi không tán thành viện trợ, giúp đỡ của chính phủ và nhân dân VN dành cho Cu Ba mỗi khi nước bạn khó khăn, vì khối lượng viện trợ, giúp đỡ của ta quá nhỏ bé, thậm chí đến mức thảm hại, như tặng Cuba 5000 tấn gạo nhỏ nhoi trong bài này, không tương xứng với sự giúp đỡ chí tình, hết mình của Cuba dành cho nhân dân ta thời trước.
**CUBA - LIỆU CÓ ĐÁNG?**
- Nếu một ai đó có 100, họ cho bạn 10. Họ là những người bạn tốt.
- Nếu một ai đó có 20, họ cho bạn 10, họ là ân nhân của bạn.
- Nếu một ai đó có 10, họ cho bạn tất cả những gì họ có, đó chỉ có thể là bố mẹ bạn.
- Liệu có ai đó có 10, họ đi vay thêm 10 nữa để cho bạn 20? Bạn nghĩ là không? Tôi xin trả lời luôn là có!
Đó là người Bạn Cu-Ba của Việt Nam.

Năm 1960, Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên Cuba thiết lập quan hệ ngoại giao. Không những thế, Cuba là quốc gia đầu tiên công nhận Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam. Trong giai đoạn chiến tranh Việt Nam diễn ra ác liệt, Chủ tịch Fidel đã tuyên bố: Vì Việt Nam, Cuba sẵn sàng hiến dâng cả máu!

'Cuộc phản công của Ukraine đã kết thúc'

Theo tôi, chế độ Ukraine đã hoàn toàn sai lầm khi sử dụng chiến thuật của Nato và Mỹ trong cuộc chiến với Nga. Đó là thứ chiến thuật của kẻ mạnh đánh kẻ yếu, khi kẻ mạnh kiểm soát hoàn toàn trên không và vượt trội hoàn toàn về hỏa lực pháo binh tên lửa. Nato và Mỹ cậy số đông và vũ khí mạnh nên đã dùng chiến thuật này đi xâm lược và thành công với những nước nhỏ yếu, những đối thủ yếu kém hơn họ rất nhiều. Hỏa lực của Nato và Mỹ cực mạnh nên tấn công Irak, Lybie như đi săn gà. Nhưng đối thủ của Ukraine bây giờ là Nga, 1 siêu cường quân sự và đương nhiên vượt trội hơn Ukraine toàn diện. Còn Ukraine chỉ là đội quân tay sai, ô hợp, tham nhũng, chưa đánh đã rêu rao sẽ đánh thế này thế nọ, lộ hết bí mật... Và với bản chất thiếu khôn ngoan và linh hoạt của mình, Ukraine sẽ không bao giờ có thể học được chiến thuật yếu chống mạnh, nhỏ thắng lớn của Việt Nam. Chiến dịch phản công của Ukraine là liều lĩnh xông lên để hứng đạn nên chết nhiều và thất bại trước Nga là điều đã được dự báo báo. Thêm nữa vũ khí Mỹ cũng chẳng hơn gì vũ khí Nga, thậm chí kém vũ khí Nga. Bằng chứng là người Việt chúng ta và nhiều nước khác xài vũ khí Nga vẫn khiến Mỹ và Pháp thua tan tác. Mỹ và NATO chỉ hơn Nga là cậy số đông, nắm trong tay hệ thống thông tin khổng lồ nên to mồm lừa bịp và áp bức nhân dân thế giới. Kết quả Putin nhận ra đã đến lúc Nga cần phải đưa mọi thứ trở lại mặt đất và đưa mọi thứ trở về nguyên hiện trạng ban đầu của nó. Nghĩa là không ai có quyền được áp bức người khác. Mỹ đánh Việt Nam còn không được làm sao đánh lại được Nga nên Nga không sợ và dám chơi đến cùng để đưa thế giới đơn cực về đa cực có lợi cho nhân loại. Hoan hô Putin và nước Nga.
'Cuộc phản công của Ukraine đã kết thúc'
05/08/2023 GD&TĐ -Theo chuyên gia Michael Maloof, với tỷ lệ tiêu hao của lực lượng Ukraine cho thấy cuộc phản công đã kết thúc.

Theo Michael Maloof, về cơ bản cuộc phản công của Ukraine đã kết thúc.

Xung đột Nga - Ukraine sẽ kết thúc ra sao?

Xung đột Nga - Ukraine sẽ kết thúc ra sao?
Vào tháng 6 năm nay, chính quyền Kyiv đã phát động một cuộc phản công quy mô lớn được chờ đợi từ lâu, và cuộc chiến Nga - Ukraine bước vào một giai đoạn mới. Tuy nhiên, trước sự kiên cố của quân đội Nga, cuộc phản công của quân đội Ukraine đang tiến triển rất chậm chạp, trong khi các nước châu u và Mỹ không thể hỗ trợ cho Kyiv vô hạn. Do đó, Ukraine cần phải lựa chọn cách thức và thời điểm để kết thúc cuộc chiến tranh tiêu hao này.

Vào ngày 11/6/2022, quân đội Nga đã tiến hành một cuộc tấn công ném bom vào thành phố Lysychansk ở vùng Donbas, miền đông Ukraine. 

Sự vĩ đại và vượt trội của đường sắt Trung Quốc

Cả đời tôi, tôi không mơ ước lớn lao mà tôi chỉ mơ ước VN xây được tuyến đường sắt cao tốc Bắc Nam trước khi tôi rời khỏi thế giới này. Câu chuyện trở lại năm 1983 khi tôi được tham dự một cuộc họp bàn về phát triển giao thông vận tải ở VN có sự tham gia của Phó thủ tướng Đỗ Mười. Lúc đó sếp của tôi, bác Dương Bạch Liên, nguyên Bộ trưởng Bộ giao thông, báo cáo về phương hướng phát triển các ngành giao thông ở VN đến năm 2000. Bác nói về khả năng và tầm quan trọng của việc phát triển đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường sông, đường biển, đường ống... Và qua cuộc họp, tự nhiên tôi thấy đường sắt phải là ngành giao thông quan trọng số 1 để phát triển kinh tế và vận chuyển hành khách ở nước ta. Đáng tiếc, nhà nước ta chỉ quan tâm tới phát triển đường bộ để vận chuyển hàng hóa và hàng không để vận chuyển hành khách. Tôi thường hỏi các quan chức tại sao không phát triển đường sắt, thì họ cười và ngầm trả lời "vì tham nhũng khi làm đường sắt rất khó". Mấy năm nay nhìn ông Thủ tướng chạy ngược chạy xuôi đốc thúc công nhân làm đường bộ cao tốc y như một ông chủ doanh nghiệp, tôi vừa buồn vừa thương, vì hiệu quả kinh tế xã hội của đường bộ rất thấp. Nếu sau này xây được tuyến đường sắt cao tốc Bắc Nam thì phần lớn các đường cao tốc của ông Chính sẽ ít được sử dụng. Nhiều lúc tôi nghĩ hay là ông vội vã làm đường bộ cao tốc để sớm thu thật nhiều phí BOT (dự kiến đường do nhà nước xây bằng tiền ngân sách cũng bị thu phí BOT) để làm giầu siêu khủng cho ngân sách giống như các đại gia xây đường BOT để cướp của dân ? Nếu đúng như thế thì kinh tế nước ta càng khó ngóc đầu trở lại như thời ông Đỗ Mười làm Tổng bí thư. Đọc những bài viết về đường sắt Trung Quốc, tôi ước ao TQ có thể giúp VN làm những tuyến đường chất lượng cao giống như bên Trung Quốc, thay vì những tuyến đường rởm như Cát Linh - Hà Đông.
Sự vĩ đại và vượt trội của đường sắt Trung Quốc
Giống như bước ra từ phim viễn tưởng, công nghệ xây đường sắt cao tốc 2.0 của Trung Quốc đã phát triển tới mức khó tin đến thế này sao? Máy móc và công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) đang đảm trách những phần công việc khó khăn nhất trên mạng lưới đường sắt tốc độ cao với chiều dài lớn nhất thế giới của Trung Quốc.

Bước ngoặt trong ngành xây dựng Trung Quốc

LẠNH

LẠNH
LẠNH là cách làm tổn thương người khác một cách đau đớn và sâu sắc nhất, nhưng nhiều người lại không biết. Sự thật là chúng ta có thể làm tổn thương người rất quan tâm đến mình dù muốn hay không bằng thái độ lạnh lùng, vô tâm trong quan hệ, mà không cần cãi cọ hay đánh mắng !

Ngược lại, chúng ta càng quan tâm đến ai đó, mà người đó LẠNH với chúng ta, thì người đó sẽ càng làm tổn thương chúng ta! Đừng dễ dàng làm tổn thương người khác, đặc biệt là những người quan tâm đến bạn, bằng một từ LẠNH nhé.

Tiền lương của bạn cao hay thấp và có đủ sống ?

Tiền lương của bạn cao hay thấp và có đủ sống ?
Là một người lao động, nếu tiền lương hàng tháng của bạn (không bao gồm tiền làm thêm giờ và các nguồn thu nhập khác) cao hơn mức 6 triệu đồng (tương đương 255 USD), thì bạn có thể tạm yên tâm là bạn đang có tiền lương cao hơn mức trung bình của người Việt Nam, còn nếu thấp hơn thì bạn nằm trong số những người cần lao động nhiều hơn và phải đấu tranh nhiều hơn với giới chủ để đòi tăng lương.

Khoảng 3/4 số người lao động Việt Nam cho biết thu nhập hàng tháng không đủ đáp ứng thu nhu cầu chi tiêu của họ. 

Thứ Hai, 7 tháng 8, 2023

Tại sao suy thoái tốt cho nền kinh tế ?

Tại sao suy thoái tốt cho nền kinh tế ?
Graham Young • Suy thoái, mặc dù gây nhiều đau đớn khi diễn ra, lại là một điều bình thường và có lợi cho nền kinh tế. Nhưng hiện nay, các chính phủ đang cố gắng né tránh các cuộc suy thoái, và các hành vi xấu xa của họ khiến chúng ta có thể phải đối mặt với một cuộc Đại khủng hoảng mới.

Một đám đông người gửi tiền bên ngoài Ngân hàng Liên hiệp Mỹ ở New York. Họ không thể rút tiền tiết kiệm trước khi ngân hàng sụp đổ vào ngày 30/06/1931. (Ảnh: FPG/Hulton Archive/Getty Images)

10 hiện tượng lạ lùng xưa nay chưa từng có

10 hiện tượng lạ lùng xưa nay chưa từng có 
Ngày nay, có rất nhiều hiện tượng kỳ lạ vốn không nên tồn tại lại tồn tại, nhiều người không những không cảm thấy kỳ lạ mà còn dần quen. Vấn đề này thật sự chúng ta phải để tâm. Không biết có phải do xã hội thay đổi quá nhanh hay do không theo kịp tốc độ của thời đại mà hiện nay có nhiều hiện tượng lạ lùng xưa nay chưa từng có, lại tồn tại. Nhiều người đã quen, chấp nhận và coi nó như điều tự nhiên. Đó là những điều nào vậy?
1. Những người bán rau không ăn rau mình bán, đầu bếp không ăn thức ăn của nhà hàng mình làm

55% người Mỹ phản đối viện trợ cho Ukraine

55% người Mỹ phản đối việc tiếp tục viện trợ cho Ukraine
Một năm rưỡi sau khi chiến tranh Nga - Ukraine nổ ra, các cuộc thăm dò cho thấy ngày càng nhiều người Mỹ phản đối việc Quốc hội tiếp tục cấp thêm ngân sách cho Ukraine. "Chúng ta không thể cứu Ukraine bằng cách hy sinh nền kinh tế Mỹ, với cái giá phải trả là sự phá sản của Hoa Kỳ", Thượng nghị sĩ Paul của tiểu bang Kentucky nói.

Một chiếc xe tăng của Ukraine trên một con đường gần Bakhmut, vùng Donetsk, hôm 30/11/2022. (Ảnh: Anatolii Stepanov/AFP/Getty Images)