Kinh tế Mỹ cũng đợi ngày khủng hoảng y như Trung Quốc
FB Mark Hendrickson • Nếu nền kinh tế Trung Quốc đã trở thành một “quả bom hẹn giờ” do sự can thiệp thiếu sáng suốt và phản tác dụng của chính phủ, thì một kết quả tương tự đang chờ đợi bất kỳ nền kinh tế nào bị áp đặt các biện pháp can thiệp tương tự, kể cả nền kinh tế Mỹ. Sự thật mỉa mai là Kinh tế Mỹ cũng là một ‘quả bom hẹn giờ' giống y chang như Trung QuốcTổng thống Hoa Kỳ Joe Biden tham gia cuộc họp video với nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình vào ngày 15/11/2021. (Ảnh: Alex Wong/Getty Images)
1. Phát biểu sốc của Tổng thống Joe Biden
Đầu tháng này, tại một sự kiện gây quỹ, Tổng thống Joe Biden đã gọi nền kinh tế Trung Quốc là “quả bom hẹn giờ”. Chúng ta nên nhìn nhận phát biểu này như thế nào?
Về mặt tích cực, thật thú vị khi biết rằng ai đó ở phe cấp tiến trong chính trường sẵn sàng công khai chỉ trích nền kinh tế Trung Quốc. Những người cấp tiến liên minh với Tổng thống Barack Obama thực tế đã ca ngợi “mô hình kinh tế vượt trội của Trung Quốc”.
Nhà lãnh đạo của nước láng giềng phía bắc của Mỹ, Thủ tướng Canada Justin Trudeau, đã tỏ ý ghen tị với mô hình Trung Quốc và thứ quyền lực được nắm giữ bởi “nhà lãnh đạo tối cao” của Trung Quốc, ông Tập Cận Bình. Đây là một câu phát biểu của ông Trudeau: “Bạn biết đấy, tôi thực sự ngưỡng mộ Trung Quốc ở một mức độ nào đó bởi vì chế độ độc tài cơ bản của họ đang cho phép họ thực sự xoay chuyển tình thế nền kinh tế của mình một cách nhanh chóng và nói rằng 'chúng ta cần phải xanh hoá nhanh nhất… chúng ta cần bắt đầu đầu tư vào năng lượng mặt trời'”.
Kể từ khi tiết lộ khuynh hướng của mình cách đây một thập kỷ, ông Trudeau đã học được cách bày tỏ sự ngưỡng mộ công khai đối với Trung Quốc một cách khéo léo hơn. Tuy nhiên, cuộc đàn áp những người biểu tình ôn hòa năm 2022 của ông Trudeau tương tự như kiểu đàn áp nặng tay mà người ta mong đợi từ ông Tập, chẳng hạn như đe dọa tịch thu giấy phép lái xe tải để họ không thể lái xe một cách hợp pháp và thậm chí đóng băng tài khoản ngân hàng của những công dân Canada dám ủng hộ người biểu tình.
Đúng là nền kinh tế Trung Quốc hiện nay đang phải trải qua những thách thức nghiêm trọng. Tỷ lệ thất nghiệp ở thanh niên đã tăng cao đến mức Đảng Cộng sản Trung Quốc đã ngừng công bố con số đó. Đã có những khoản vỡ nợ đối với các khoản vay liên quan đến bất động sản, điều có thể báo hiệu sự suy thoái nghiêm trọng trong ngành này. Sản xuất công nghiệp, chi tiêu tiêu dùng, đầu tư kinh doanh và ngoại thương - cả xuất khẩu và nhập khẩu - đều giảm. Nền kinh tế Trung Quốc thực sự đang ở trong tình thế bấp bênh.
2. Ý nghĩa của lời phát biểu
Nhưng tại sao Tổng thống Biden lại công khai chế nhạo Trung Quốc?
Tôi không phải là chuyên gia về ngoại giao quốc tế. Nhưng với tình trạng căng thẳng gia tăng giữa Trung Quốc và Mỹ, liệu một động thái như vậy có phải là điều khôn ngoan? Tôi luôn nghĩ cách tiếp cận của Tổng thống Theodore Roosevelt - “nói nhẹ nhàng và mang theo một cây gậy to [ám chỉ một biện pháp có sức mạnh]” - là hợp lý hơn là những lời lăng mạ mang tính khiêu khích. Tôi không chắc ta sẽ thu được gì khi chế nhạo hoặc khiêu khích kẻ thù - đặc biệt là khi các chính phủ chuyên quyền thường dùng đến biện pháp gây hấn quân sự để giúp đánh lạc hướng và phân tán sự chú ý của những công dân xấu số khỏi những tai ương kinh tế. Nói xấu nền kinh tế Trung Quốc có vẻ là một hành động trẻ con, với nguy cơ bị đáp trả bằng các hành động vũ lực.
Đây là một suy nghĩ khá tiêu cực: Có lẽ Tổng thống Biden đang cố gắng thuyết phục công chúng Mỹ rằng ông cứng rắn với Trung Quốc trong khi trên thực tế, ông không hề cứng rắn như vậy.
Hãy xem xét việc chính quyền Biden dỡ bỏ lệnh cấm của cựu Tổng thống Donald Trump đối với TikTok, sự thu hẹp của Hải quân Hoa Kỳ trong khi Trung Quốc đang nhanh chóng mở rộng lực lượng hải quân và các chính sách về năng lượng (ví dụ: hạn chế sản xuất nhiên liệu hóa thạch trong nước và thúc đẩy người Mỹ tăng cường sử dụng năng lượng mặt trời, thứ đi cùng với linh kiện được sản xuất tại Trung Quốc).
3. Tính mỉa mai trong lời nhận xét của ông Biden
Có một lý do khác khiến việc công khai chế nhạo Trung Quốc của Tổng thống Biden có vấn đề. Tôi đang nghĩ đến câu nói cổ xưa: “Người sống trong nhà kính không nên ném đá”. Người ta có thể lập luận một cách mạnh mẽ rằng bản thân nền kinh tế Hoa Kỳ là một quả bom hẹn giờ và tổng thống đang cố gắng chuyển hướng sự chú ý của người Mỹ khỏi các vấn đề kinh tế trong nước bằng cách hướng sự chú ý đến Trung Quốc.
Quả bom hẹn giờ trong nền kinh tế Mỹ là khoản nợ quốc gia tích lũy gần 33 nghìn tỷ USD, cùng với triển vọng chi phí lãi vay hàng năm cho khoản nợ đó sẽ vượt quá 1 nghìn tỷ USD vào năm tới, và sau đó sẽ tăng tốc. Đó là một phần lý do khiến nợ chính phủ Mỹ mới đây bị hạ cấp bậc tín nhiệm (đây mới chỉ là lần thứ 2 trong lịch sử nợ chính phủ Mỹ bị như vậy) .
Ngoài khoản nợ khổng lồ, chính quyền Biden đang làm mọi cách có thể để mở rộng quyền lực và quyền kiểm soát của các cơ quan liên bang, đơn phương viết lại các quy tắc lâu đời, bao gồm cả việc từ bỏ mọi nỗ lực phân tích thực tế về tổn thất/lợi ích của các quy định mới.
Có một lý do khác khiến việc công khai chế nhạo Trung Quốc của Tổng thống Biden có vấn đề. Tôi đang nghĩ đến câu nói cổ xưa: “Người sống trong nhà kính không nên ném đá”. Người ta có thể lập luận một cách mạnh mẽ rằng bản thân nền kinh tế Hoa Kỳ là một quả bom hẹn giờ và tổng thống đang cố gắng chuyển hướng sự chú ý của người Mỹ khỏi các vấn đề kinh tế trong nước bằng cách hướng sự chú ý đến Trung Quốc.
Quả bom hẹn giờ trong nền kinh tế Mỹ là khoản nợ quốc gia tích lũy gần 33 nghìn tỷ USD, cùng với triển vọng chi phí lãi vay hàng năm cho khoản nợ đó sẽ vượt quá 1 nghìn tỷ USD vào năm tới, và sau đó sẽ tăng tốc. Đó là một phần lý do khiến nợ chính phủ Mỹ mới đây bị hạ cấp bậc tín nhiệm (đây mới chỉ là lần thứ 2 trong lịch sử nợ chính phủ Mỹ bị như vậy) .
Ngoài khoản nợ khổng lồ, chính quyền Biden đang làm mọi cách có thể để mở rộng quyền lực và quyền kiểm soát của các cơ quan liên bang, đơn phương viết lại các quy tắc lâu đời, bao gồm cả việc từ bỏ mọi nỗ lực phân tích thực tế về tổn thất/lợi ích của các quy định mới.
Thật đáng buồn, tình trạng quan liêu ngày càng gia tăng ở Washington là gần giống với những gì chúng ta thấy ở Trung Quốc, trong đó phương thức cai trị là chế độ độc tài bằng quan liêu. Trong một cuộc tấn công trắng trợn vào Hiến pháp của Mỹ, chính quyền Biden đang thúc đẩy các cơ quan liên bang thách thức các phán quyết gần đây của Tòa án Tối cao.
Giống như chính sách kế hoạch hóa tập trung điển hình của chính phủ Trung Quốc, chính quyền Biden đang tìm cách mở rộng đáng kể quyền kiểm soát của chính phủ liên bang đối với các doanh nghiệp. Như một bài báo trên tờ The Economist đã tuyên bố vào năm ngoái: “Từ chất bán dẫn đến xe điện, chính phủ Mỹ đang thâm nhập vào kinh doanh”.
Nếu có một sự thật kinh tế quan trọng mà các nhà lãnh đạo Mỹ nên biết lúc này thì đó là sự vận hành của chính phủ không thể sánh kịp với năng suất kinh tế của thị trường tự do. Việc Tổng thống Biden đi theo con đường gia tăng kiểm soát của chính phủ đối với nền kinh tế trong khi cảnh báo về sự nguy hiểm của hệ thống do nhà nước kiểm soát của Trung Quốc là một điều hơi mỉa mai. Các nguyên tắc kinh tế có tính phổ quát và không thể bị bỏ qua mà không bị trừng phạt.
Nếu nền kinh tế Trung Quốc đã trở thành một “quả bom hẹn giờ” do sự can thiệp thiếu sáng suốt và phản tác dụng của chính phủ, thì một kết quả tương tự đang chờ đợi bất kỳ nền kinh tế nào bị áp đặt các biện pháp can thiệp tương tự, kể cả nền kinh tế Mỹ.
Mark Hendrickson
Tác giả Mark Hendrickson là một nhà kinh tế học đã nghỉ hưu tại trường Đại học Grove City ở Pennsylvania, nơi ông vẫn là thành viên về chính sách kinh tế và xã hội tại Viện Đức tin và Tự do. Ông là tác giả của một số cuốn sách về các chủ đề đa dạng như lịch sử kinh tế Hoa Kỳ, các nhân vật ẩn danh trong Kinh thánh, vấn đề bất bình đẳng giàu nghèo và biến đổi khí hậu, cùng nhiều vấn đề khác.
Giống như chính sách kế hoạch hóa tập trung điển hình của chính phủ Trung Quốc, chính quyền Biden đang tìm cách mở rộng đáng kể quyền kiểm soát của chính phủ liên bang đối với các doanh nghiệp. Như một bài báo trên tờ The Economist đã tuyên bố vào năm ngoái: “Từ chất bán dẫn đến xe điện, chính phủ Mỹ đang thâm nhập vào kinh doanh”.
Nếu có một sự thật kinh tế quan trọng mà các nhà lãnh đạo Mỹ nên biết lúc này thì đó là sự vận hành của chính phủ không thể sánh kịp với năng suất kinh tế của thị trường tự do. Việc Tổng thống Biden đi theo con đường gia tăng kiểm soát của chính phủ đối với nền kinh tế trong khi cảnh báo về sự nguy hiểm của hệ thống do nhà nước kiểm soát của Trung Quốc là một điều hơi mỉa mai. Các nguyên tắc kinh tế có tính phổ quát và không thể bị bỏ qua mà không bị trừng phạt.
Nếu nền kinh tế Trung Quốc đã trở thành một “quả bom hẹn giờ” do sự can thiệp thiếu sáng suốt và phản tác dụng của chính phủ, thì một kết quả tương tự đang chờ đợi bất kỳ nền kinh tế nào bị áp đặt các biện pháp can thiệp tương tự, kể cả nền kinh tế Mỹ.
Mark Hendrickson
Tác giả Mark Hendrickson là một nhà kinh tế học đã nghỉ hưu tại trường Đại học Grove City ở Pennsylvania, nơi ông vẫn là thành viên về chính sách kinh tế và xã hội tại Viện Đức tin và Tự do. Ông là tác giả của một số cuốn sách về các chủ đề đa dạng như lịch sử kinh tế Hoa Kỳ, các nhân vật ẩn danh trong Kinh thánh, vấn đề bất bình đẳng giàu nghèo và biến đổi khí hậu, cùng nhiều vấn đề khác.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét