Ukraine phải làm gì để được chuyển giao máy bay F-16 ?
Một phát ngôn viên của Lầu Năm Góc cho biết Mỹ đã nhận được yêu cầu từ Hà Lan và Đan Mạch về việc chuyển giao máy bay chiến đấu F-16 cho Ukraine, nhưng Kyiv phải đáp ứng ‘các tiêu chí nhất định’ trước khi nhận được sự chấp thuận của Washington.Máy bay chiến đấu F-16 tham gia cuộc tập trận Che chắn đường không của NATO gần căn cứ không quân ở Lask, Ba Lan vào ngày 12/10/2022...
1. Điều kiện của Mỹ
Phó Thư ký báo chí Sabrina Singh nêu rõ trong cuộc họp giao ban hôm thứ Hai (21/8): "Để hoàn tất việc chuyển giao cho bên thứ ba, [Ukraine] phải đáp ứng một số tiêu chí nhất định, bao gồm đào tạo tiếng Anh và những thứ khác, chẳng hạn như công tác hậu cần mặt đất... Khi những tiêu chí này được đáp ứng, chúng tôi sẽ sẵn sàng phê chuẩn việc chuyển giao".
Lầu Năm Góc cũng nhấn mạnh rằng các phi công Ukraine cần phải học tốt tiếng Anh trước khi có thể lái máy bay F-16 và cũng thừa nhận rằng quá trình này sẽ mất "một số thời gian".
Theo đài RT, hồi đầu tháng 8, tờ Politico đưa tin rằng việc huấn luyện F-16 cho người Ukraine do các nước châu Âu cung cấp có thể bị cản trở bởi rào cản ngôn ngữ.
Ukraine đã gửi cho Mỹ danh sách 32 phi công Ukraine sẵn sàng tham gia khóa huấn luyện quân sự. Nhưng chỉ có 8 người đạt trình độ tiếng Anh cần thiết để hoàn thành khóa học. 24 phi công khác trước tiên phải tham gia một khóa đào tạo tiếng Anh được tổ chức tại Anh trước khi tham gia khóa huấn luyện lái chiến đấu cơ F-16.
Đan Mạch, Hà Lan nêu điều kiện khi tặng F-16 cho Ukraine
Bà Singh cũng thừa nhận Mỹ sẵn sàng huấn luyện phi công Ukraine lái F-16 nếu Hà Lan và Đan Mạch không đủ năng lực để huấn luyện tất cả phi công Ukraine cùng một lúc.
Bà nói, Ukraine sẽ là bên quyết định xem họ muốn huấn luyện bao nhiêu phi công lái F-16 và nói thêm rằng Kyiv vẫn chưa đưa ra con số cuối cùng.
Phó Thư ký báo chí Sabrina Singh nêu rõ trong cuộc họp giao ban hôm thứ Hai (21/8): "Để hoàn tất việc chuyển giao cho bên thứ ba, [Ukraine] phải đáp ứng một số tiêu chí nhất định, bao gồm đào tạo tiếng Anh và những thứ khác, chẳng hạn như công tác hậu cần mặt đất... Khi những tiêu chí này được đáp ứng, chúng tôi sẽ sẵn sàng phê chuẩn việc chuyển giao".
Lầu Năm Góc cũng nhấn mạnh rằng các phi công Ukraine cần phải học tốt tiếng Anh trước khi có thể lái máy bay F-16 và cũng thừa nhận rằng quá trình này sẽ mất "một số thời gian".
Theo đài RT, hồi đầu tháng 8, tờ Politico đưa tin rằng việc huấn luyện F-16 cho người Ukraine do các nước châu Âu cung cấp có thể bị cản trở bởi rào cản ngôn ngữ.
Ukraine đã gửi cho Mỹ danh sách 32 phi công Ukraine sẵn sàng tham gia khóa huấn luyện quân sự. Nhưng chỉ có 8 người đạt trình độ tiếng Anh cần thiết để hoàn thành khóa học. 24 phi công khác trước tiên phải tham gia một khóa đào tạo tiếng Anh được tổ chức tại Anh trước khi tham gia khóa huấn luyện lái chiến đấu cơ F-16.
Đan Mạch, Hà Lan nêu điều kiện khi tặng F-16 cho Ukraine
Bà Singh cũng thừa nhận Mỹ sẵn sàng huấn luyện phi công Ukraine lái F-16 nếu Hà Lan và Đan Mạch không đủ năng lực để huấn luyện tất cả phi công Ukraine cùng một lúc.
Bà nói, Ukraine sẽ là bên quyết định xem họ muốn huấn luyện bao nhiêu phi công lái F-16 và nói thêm rằng Kyiv vẫn chưa đưa ra con số cuối cùng.
2. Chỉ sử dụng F-16 trên đất Ukraine
Hôm Chủ nhật (20/8), Cả Hà Lan và Đan Mạch đều xác nhận rằng họ sẽ cung cấp cho Ukraine máy bay chiến đấu F-16, loại máy bay mà Ukraine đã yêu cầu trong nhiều tháng trong bối cảnh xung đột với Nga.
Hãng thông tấn Ritzau dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Đan Mạch Jakob Ellemann-Jensen hôm 21/8 tuyên bố, Ukraine chỉ có thể sử dụng máy bay chiến đấu F-16 do Đan Mạch và Hà Lan tặng trên lãnh thổ của mình.
"Chúng tôi tặng vũ khí với điều kiện chúng được sử dụng để đánh đuổi kẻ thù ra khỏi lãnh thổ Ukraine và chỉ có thế", Bộ trưởng Ellemann-Jensen nhấn mạnh.
Cùng ngày, Đại sứ Nga tại Đan Mạch Vladimir Barbin đã lên án quyết định của Đan Mạch và Hà Lan về việc tặng F-16 cho Ukraine. Ông cho rằng động thái này sẽ làm leo thang xung đột, theo hãng tin Ritzau.
"Bằng cách che giấu tiền đề rằng chính Ukraine phải xác định các điều kiện cho hòa bình, Đan Mạch tìm cách bằng hành động và lời nói của mình để khiến Ukraine không còn lựa chọn nào khác ngoài việc tiếp tục đối đầu quân sự với Nga", ông Barbin cảnh báo.
Không quân Hà Lan hiện có tổng cộng 42 chiếc F-16, nhưng đang chuyển đổi sang máy bay chiến đấu tàng hình F-35.
Hà Lan không nói rõ sẽ gửi bao nhiêu chiếc cho Ukraine, nhưng Tổng thống Ukraine Vladimir Zelenskyy tuyên bố rằng ông đã nhận được cam kết từ Hà Lan và Đan Mạch cung cấp tổng cộng 61 chiếc F-16 khi ông thăm hai quốc gia này vào ngày 20/8.
"Ông Mark Rutte và tôi đã đồng ý về số lượng F-16 sẽ được cung cấp cho Ukraine sau khi huấn luyện các phi công và kỹ sư của chúng tôi. 42 chiếc và đây mới là khởi đầu", Tổng thống Zelensky viết trên Telegram sau cuộc gặp với Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte, theo trang The Kyiv Independent.
Cũng theo hãng tin này, Thủ tướng Đan Mạch Mette Frederiksen cam kết cung cấp 19 chiếc F-16 cho Ukraine, trong đó có 6 chiếc đầu tiên sẽ được chuyển giao vào cuối năm nay. Bà Frederiksen cho hay Ukraine sẽ nhận thêm 8 chiếc F-16 vào năm 2024 và 5 chiếc còn lại vào năm 2025.
Hôm Chủ nhật (20/8), Cả Hà Lan và Đan Mạch đều xác nhận rằng họ sẽ cung cấp cho Ukraine máy bay chiến đấu F-16, loại máy bay mà Ukraine đã yêu cầu trong nhiều tháng trong bối cảnh xung đột với Nga.
Hãng thông tấn Ritzau dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Đan Mạch Jakob Ellemann-Jensen hôm 21/8 tuyên bố, Ukraine chỉ có thể sử dụng máy bay chiến đấu F-16 do Đan Mạch và Hà Lan tặng trên lãnh thổ của mình.
"Chúng tôi tặng vũ khí với điều kiện chúng được sử dụng để đánh đuổi kẻ thù ra khỏi lãnh thổ Ukraine và chỉ có thế", Bộ trưởng Ellemann-Jensen nhấn mạnh.
Cùng ngày, Đại sứ Nga tại Đan Mạch Vladimir Barbin đã lên án quyết định của Đan Mạch và Hà Lan về việc tặng F-16 cho Ukraine. Ông cho rằng động thái này sẽ làm leo thang xung đột, theo hãng tin Ritzau.
"Bằng cách che giấu tiền đề rằng chính Ukraine phải xác định các điều kiện cho hòa bình, Đan Mạch tìm cách bằng hành động và lời nói của mình để khiến Ukraine không còn lựa chọn nào khác ngoài việc tiếp tục đối đầu quân sự với Nga", ông Barbin cảnh báo.
Không quân Hà Lan hiện có tổng cộng 42 chiếc F-16, nhưng đang chuyển đổi sang máy bay chiến đấu tàng hình F-35.
Hà Lan không nói rõ sẽ gửi bao nhiêu chiếc cho Ukraine, nhưng Tổng thống Ukraine Vladimir Zelenskyy tuyên bố rằng ông đã nhận được cam kết từ Hà Lan và Đan Mạch cung cấp tổng cộng 61 chiếc F-16 khi ông thăm hai quốc gia này vào ngày 20/8.
"Ông Mark Rutte và tôi đã đồng ý về số lượng F-16 sẽ được cung cấp cho Ukraine sau khi huấn luyện các phi công và kỹ sư của chúng tôi. 42 chiếc và đây mới là khởi đầu", Tổng thống Zelensky viết trên Telegram sau cuộc gặp với Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte, theo trang The Kyiv Independent.
Cũng theo hãng tin này, Thủ tướng Đan Mạch Mette Frederiksen cam kết cung cấp 19 chiếc F-16 cho Ukraine, trong đó có 6 chiếc đầu tiên sẽ được chuyển giao vào cuối năm nay. Bà Frederiksen cho hay Ukraine sẽ nhận thêm 8 chiếc F-16 vào năm 2024 và 5 chiếc còn lại vào năm 2025.
3. Tuyên bố cứng rắn của Nga
Hãng tin AFP đưa tin, ngày 13/7, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tuyên bố, nếu Mỹ và các nước phương Tây khác cung cấp máy bay chiến đấu F-16 cho Ukraine, Nga sẽ coi đây là "mối đe dọa hạt nhân" vì F-16 có thể gắn tên lửa mang đầu đạn hạt nhân.
Trả lời phỏng vấn nhật báo Nga Lenta.ru hôm 12/7, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov cho biết: “Bằng cách tiếp tục cung cấp vũ khí tinh vi hơn cho Ukraine, Mỹ và các đồng minh NATO đang tạo ra nguy cơ đối đầu vũ trang trực tiếp với Nga. Điều này có thể dẫn đến hậu quả thảm khốc”.
Ông Lavrov cho rằng kế hoạch cung cấp máy bay chiến đấu F-16 cho Kyiv là một ví dụ khác về động thái leo thang của phương Tây và là một diễn biến vô cùng nguy hiểm.
Moscow đã nhiều lần cảnh báo rằng việc Mỹ và các đồng minh cung cấp vũ khí tinh vi hơn cho Ukraine có thể vượt qua “lằn ranh đỏ” và dẫn đến leo thang chiến sự nghiêm trọng.
Nga lập luận rằng việc cung cấp vũ khí, chia sẻ thông tin tình báo và huấn luyện cho quân đội của Kyiv đã có nghĩa là các quốc gia phương Tây trên thực tế là các bên tham gia cuộc xung đột.
Hãng tin AFP đưa tin, ngày 13/7, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tuyên bố, nếu Mỹ và các nước phương Tây khác cung cấp máy bay chiến đấu F-16 cho Ukraine, Nga sẽ coi đây là "mối đe dọa hạt nhân" vì F-16 có thể gắn tên lửa mang đầu đạn hạt nhân.
Trả lời phỏng vấn nhật báo Nga Lenta.ru hôm 12/7, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov cho biết: “Bằng cách tiếp tục cung cấp vũ khí tinh vi hơn cho Ukraine, Mỹ và các đồng minh NATO đang tạo ra nguy cơ đối đầu vũ trang trực tiếp với Nga. Điều này có thể dẫn đến hậu quả thảm khốc”.
Ông Lavrov cho rằng kế hoạch cung cấp máy bay chiến đấu F-16 cho Kyiv là một ví dụ khác về động thái leo thang của phương Tây và là một diễn biến vô cùng nguy hiểm.
Moscow đã nhiều lần cảnh báo rằng việc Mỹ và các đồng minh cung cấp vũ khí tinh vi hơn cho Ukraine có thể vượt qua “lằn ranh đỏ” và dẫn đến leo thang chiến sự nghiêm trọng.
Nga lập luận rằng việc cung cấp vũ khí, chia sẻ thông tin tình báo và huấn luyện cho quân đội của Kyiv đã có nghĩa là các quốc gia phương Tây trên thực tế là các bên tham gia cuộc xung đột.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét