Vì sao 'lưu đày' là tội chỉ xếp sau 'tử hình' trong thời Xuân Thu?
Tác giả: Chương Thiên Lượng • Vào thời Xuân Thu, con người sống trong xã hội cộng đồng nhỏ, đều biết nhau, họ dựa vào ấm áp thân tình mà duy trì ổn định xã hội. Lưu đày chỉ thua tử hình, nó còn nặng hơn cả bỏ tù, đánh bằng gậy lớn gậy nhỏ. Vì sao? Bởi vì hễ một người bị trục xuất khỏi cộng đồng nhỏ, họ không chỉ không có đất đai canh tác, mất đi tư liệu sản xuất, mà còn cắt đứt quan hệ với thân bằng quyến thuộc. Dưới điều kiện như vậy vào thời đó, thì dù cấp cho họ một miếng đất, họ cũng không có cách nào sinh tồn, bởi vì phải hợp tác với người khác.Tranh vẽ người bị lưu đày. Ảnh chụp từ ‘Tần Hán sử’ tập 10.
1. 4 đặc điểm của xã hội cộng đồng nhỏ
Đặc điểm thứ nhất là 'vị phụ tuyệt quân', chứ không 'vị quân tuyệt phụ' (vì cha mà đoạn tuyệt vua, chứ không vì vua mà đoạn tuyệt cha), ý tứ là căn cứ vào việc ai có huyết thống xa gần đối với mình, mà quyết định nên trung với ai.
Thứ hai, xã hội cộng đồng nhỏ là xã hội quen biết nhau và tràn đầy ấm áp thân tình.
Thứ ba, xã hội cộng đồng nhỏ coi trọng đạo đức và tình cảm con người, chứ không chú trọng pháp trị.
Thứ tư, trao đổi hàng hoá vô cùng có hạn.
Một xã hội như thế là một sự trở ngại cho chiến tranh. Bởi vì khi bạn điều động tài nguyên có hạn, mọi người không có tâm lý 'đấu đá chém giết', trong tâm đều là ấm áp thân tình, mọi người trong cộng đồng nhỏ thì khá nghèo khó... cho nên không có cách nào phát động chiến tranh quy mô lớn.
Chu Thiên tử sau khi mất quyền uy, dù đã không còn là 'thiên hạ cộng chủ' (天下共主: chủ chung của thiên hạ), mọi người có thể tranh bá, nhưng thời đó không có một chư hầu nào có thực lực để làm việc ấy cả.
Nếu muốn đoạt thiên hạ, thì phải phá vỡ cộng đồng nhỏ, kiến lập một 'quân quốc thể chế' (軍國體制: thể chế quân phiệt). Quá trình kiến lập thể chế quân phiệt này có sự thúc đẩy của điều kiện khách quan, cũng có một bộ phận là chư hầu có dã tâm, chủ động thông qua thiết kế chế độ để phá vỡ cộng đồng nhỏ. Cho nên ở đây vừa có sự thúc đẩy khách quan, vừa có nguyện vọng chủ quan.
Hai lực lượng là 'sự thúc đẩy khách quan' và 'nguyện vọng chủ quan', thuận theo theo thời gian từ Xuân Thu đến Chiến Quốc, thì hình thái chiến tranh cũng đã phát sinh biến hóa rất lớn.
2. 'Tỉnh điền chế' và vì sao 'lưu đày' là tội rất nặng
Chúng ta biết rằng vào thời Xuân Thu, đã thực hành chế độ 'tỉnh điền chế' (井田制: Chế độ canh tác mà ruộng đất được xếp theo hình chữ Tỉnh - 井).Tranh vẽ ruộng xếp thành chữ Tỉnh - 井.
Tỉnh điền chế này không phải là công hữu, cũng không phải là tư hữu; nó không phải quy về sở hữu quốc gia, cũng không quy về sở hữu tư nhân, mà là một loại sở hữu của cộng đồng nhỏ.
Nhìn vào bức ảnh trên, có 8 khối 'tư điền', 1 khối 'công điền', trên thực tế là phân cho 8 nhà. Ban đầu họ canh tác ở công điền (ruộng chung), sau khi trồng trọt xong thì hợp tác canh tác ở tư điền (ruộng riêng). Trong quá trình canh tác tư điền, thì thông thường một nhà hoàn thành không nổi, mà là mọi người phải cùng nhau làm.
Cho nên trên thực tế trong xã hội như vậy, thì không có bất cứ gia đình nào có thể sinh tồn độc lập, họ phải dựa vào sự hợp tác lẫn nhau trong cộng đồng nhỏ, mới có thể hoàn thành sản lượng nông nghiệp.
Minh bạch được đạo lý 'chỉ có hợp tác mới có thể sinh tồn', thì chúng ta sẽ biết rằng: Bị lưu đày là một hình phạt rất nặng.
Chúng ta biết rằng hình phạt phân thành 5 cấp gọi là Si Trượng Đồ Lưu Tử (笞 仗 徒 流 死).
Si (笞) là lấy roi nhỏ để đánh.
Trượng (仗) là lấy gậy lớn để đánh.
Đồ (徒) là giam vào ngục, hạn chế tự do bản thân, sau đó cưỡng bức lao động,
Lưu (流) chính là lưu đày.
Tử (死) là tử hình.
Ở đây thấy rằng, lưu đày chỉ thua tử hình, nó còn nặng hơn cả bỏ tù, đánh bằng gậy lớn gậy nhỏ. Vì sao? Bởi vì hễ một người bị trục xuất khỏi cộng đồng nhỏ, họ không chỉ không có đất đai canh tác, mất đi tư liệu sản xuất, mà còn cắt đứt quan hệ với thân bằng quyến thuộc. Dưới điều kiện như vậy vào thời đó, thì dù cấp cho họ một miếng đất, họ cũng không có cách nào sinh tồn, bởi vì phải hợp tác với người khác.
Cho nên lưu đày không chỉ cắt đứt nguồn sống của họ, mà còn 'tử vong xã hội' (xã hội chết), hoặc là cancel culture (văn hoá xóa bỏ). Đây là lý do vì sao lưu đày là một hình phạt rất nghiêm trọng vào thời đó.
Ở đây thấy rằng, lưu đày chỉ thua tử hình, nó còn nặng hơn cả bỏ tù, đánh bằng gậy lớn gậy nhỏ. Vì sao? Bởi vì hễ một người bị trục xuất khỏi cộng đồng nhỏ, họ không chỉ không có đất đai canh tác, mất đi tư liệu sản xuất, mà còn cắt đứt quan hệ với thân bằng quyến thuộc. Dưới điều kiện như vậy vào thời đó, thì dù cấp cho họ một miếng đất, họ cũng không có cách nào sinh tồn, bởi vì phải hợp tác với người khác.
Cho nên lưu đày không chỉ cắt đứt nguồn sống của họ, mà còn 'tử vong xã hội' (xã hội chết), hoặc là cancel culture (văn hoá xóa bỏ). Đây là lý do vì sao lưu đày là một hình phạt rất nghiêm trọng vào thời đó.
3. Những nguyên nhân phá vỡ cộng đồng nhỏ
Khách quan: Sự xuất hiện của đồ sắt và trâu kéo
Đến thời Xuân Thu, có điều kiện khách quan dẫn đến sự phá vỡ cộng đồng nhỏ đó là: Sự xuất hiện của đồ sắt và trâu kéo, đã phá vỡ 'tỉnh điền chế'.
Về sự xuất hiện của đồ sắt và trâu kéo, có một số người cho rằng, từ cuối thời Xuân Thu đã có rồi, bởi vì Khổng Tử có 'Khổng môn thập triết' (孔門十哲: 10 học trò hiền triết của Khổng Tử), tức 10 đệ tử mà Khổng Tử tâm đắc nhất, thì trong đó có một người tên là Nhiễm Canh (冉耕), tự là Bá Ngưu (伯牛).
Chúng ta biết rằng thời cổ đại, giữa 'danh' (名: tên) và 'tự' (字: tên tự) có mối quan hệ với nhau. Ví như tên là Quan Vũ (關羽), thì lông vũ như thế nào? Trắng và dài như mây, nên tên tự gọi là Vân Trường (雲長). Tên là Trương Phi (張飛) thì bay như thế nào? Dựa vào đức hạnh của đôi cánh, mà đôi cánh trong Hán tự là Dực (翼), cho nên Trương Phi (張飛) tự là Dực Đức (翼德). Tức là giữa 'danh' và 'tự' có mối quan hệ liên đới như vậy.
Cho nên Nhiễm Canh (冉耕) tự là Bá Ngưu (伯牛), thì Canh (耕: canh tác) và Ngưu (牛: trâu) gắn chặt với nhau. Vì thế vào thời Xuân Thu, người ta đã biết được vấn đề sự xuất hiện của đồ sắt và trâu kéo, cho nên nhiều người cho rằng thời đó đã xuất hiện Ngưu Canh (牛耕: trâu kéo).
Sau khi có được đồ sắt và trâu kéo, người ta không cần hợp tác, mà 'một nhà một hộ' là một đơn vị sinh tồn. Khi 'một nhà một hộ' là đơn vị sinh tồn, thì họ không những trồng tốt trên 'tư điền' của họ, đồng thời khi họ còn dư sức thì khai khẩn đất hoang. Điều này đưa đến việc: Sau khi xuất hiện đồ sắt và trâu kéo đã dẫn đến lượng lớn đất hoang được khai khẩn.
Đương nhiên chư hầu cũng muốn hoa lợi từ những mảnh đất này, cho nên chư hầu có thể quy hoạch những mảnh đất đó thuộc về mình để quản lý. 'Tỉnh điền chế' chính là bị phá vỡ như vậy.
Chúng ta biết rằng vào thời Xuân Thu - Chiến Quốc có một số người 'biến pháp' (變法: sửa đổi pháp luật - cải cách), trong đó có một điều kiện rất quan trọng gọi là 'phế tỉnh điền, khai thiên mạch' (廢井田,開阡陌: phế bỏ chế độ tỉnh điền, mở rộng bờ ruộng, tức khai hoang), tức là phế trừ chế độ 'tỉnh điền' trong quá khứ, sau đó chia đất cho các hộ gia đình, điều này tương đương với việc đem đất đai của cộng đồng nhỏ trong quá khứ trở thành sở hữu của mỗi gia đình.
Trên thực tế sau khi 'Thương Ưởng biến pháp' (cải cách Thương Ưởng), không chỉ là gia đình tư hữu, thậm chí cưỡng bức anh em trong gia đình cắt hộ khẩu ra ở riêng, sau đó phân cho họ một miếng đất. Điều này nghĩa là: Từ chế độ 'sở hữu tập thể', hoặc chế độ sở hữu cộng đồng nhỏ, trở thành chế độ 'tư hữu'.
Chúng ta biết rằng chế độ 'tư hữu' có thể thường xuyên kích thích kinh tế. Vì sao chủ nghĩa tư bản hiện nay làm người ta có cảm giác phồn vinh và giàu có? Bởi vì thứ bạn làm ra là thuộc về bạn, tiền bạn kiếm là thuộc về bạn.
Chế độ tư hữu còn kích phát nhiệt tình lao động. Khi mọi người không ngừng sản xuất, sản phẩm càng ngày càng nhiều, thì họ bắt đầu trao đổi hàng hoá. Mọi người có thể không cần trồng trọt cũng có thể sinh sống được, họ có thể làm một số tác phẩm nghệ thuật, đồ gốm, nông cụ... để bán. Như thế đã bắt đầu xuất hiện trao đổi hàng hoá quy mô lớn.
Khi trao đổi hàng hoá càng ngày càng thường xuyên hơn, thì sẽ thúc đẩy sự phồn vinh, và một lượng lớn tiền tệ được chảy vào thị trường.
Cho nên vào hậu kỳ thời Xuân Thu, chúng ta có thể thấy một lượng lớn tiền tệ bắt đầu xuất hiện, còn sơ kỳ và trung kỳ thì không thấy bất cứ miêu tả nào về tiền tệ.
Đồng thời lúc này rất nhiều người đã có thể giải phóng khỏi sự ràng buộc của đất đai, họ không cần dựa vào trồng trọt để sinh sống. Như thế liền xuất hiện rất nhiều du sĩ (遊士: kẻ sĩ du thuyết) giống như là Tô Tần, Trương Nghi v.v.
Cho nên khi xuất hiện đồ sắt và trâu kéo, đã phá vỡ cộng đồng nhỏ. Đây là điều kiện khách quan. Đương nhiên còn có nguyện vọng chủ quan để phá vỡ cộng đồng nhỏ.
Đến thời Xuân Thu, có điều kiện khách quan dẫn đến sự phá vỡ cộng đồng nhỏ đó là: Sự xuất hiện của đồ sắt và trâu kéo, đã phá vỡ 'tỉnh điền chế'.
Về sự xuất hiện của đồ sắt và trâu kéo, có một số người cho rằng, từ cuối thời Xuân Thu đã có rồi, bởi vì Khổng Tử có 'Khổng môn thập triết' (孔門十哲: 10 học trò hiền triết của Khổng Tử), tức 10 đệ tử mà Khổng Tử tâm đắc nhất, thì trong đó có một người tên là Nhiễm Canh (冉耕), tự là Bá Ngưu (伯牛).
Chúng ta biết rằng thời cổ đại, giữa 'danh' (名: tên) và 'tự' (字: tên tự) có mối quan hệ với nhau. Ví như tên là Quan Vũ (關羽), thì lông vũ như thế nào? Trắng và dài như mây, nên tên tự gọi là Vân Trường (雲長). Tên là Trương Phi (張飛) thì bay như thế nào? Dựa vào đức hạnh của đôi cánh, mà đôi cánh trong Hán tự là Dực (翼), cho nên Trương Phi (張飛) tự là Dực Đức (翼德). Tức là giữa 'danh' và 'tự' có mối quan hệ liên đới như vậy.
Cho nên Nhiễm Canh (冉耕) tự là Bá Ngưu (伯牛), thì Canh (耕: canh tác) và Ngưu (牛: trâu) gắn chặt với nhau. Vì thế vào thời Xuân Thu, người ta đã biết được vấn đề sự xuất hiện của đồ sắt và trâu kéo, cho nên nhiều người cho rằng thời đó đã xuất hiện Ngưu Canh (牛耕: trâu kéo).
Sau khi có được đồ sắt và trâu kéo, người ta không cần hợp tác, mà 'một nhà một hộ' là một đơn vị sinh tồn. Khi 'một nhà một hộ' là đơn vị sinh tồn, thì họ không những trồng tốt trên 'tư điền' của họ, đồng thời khi họ còn dư sức thì khai khẩn đất hoang. Điều này đưa đến việc: Sau khi xuất hiện đồ sắt và trâu kéo đã dẫn đến lượng lớn đất hoang được khai khẩn.
Đương nhiên chư hầu cũng muốn hoa lợi từ những mảnh đất này, cho nên chư hầu có thể quy hoạch những mảnh đất đó thuộc về mình để quản lý. 'Tỉnh điền chế' chính là bị phá vỡ như vậy.
Chúng ta biết rằng vào thời Xuân Thu - Chiến Quốc có một số người 'biến pháp' (變法: sửa đổi pháp luật - cải cách), trong đó có một điều kiện rất quan trọng gọi là 'phế tỉnh điền, khai thiên mạch' (廢井田,開阡陌: phế bỏ chế độ tỉnh điền, mở rộng bờ ruộng, tức khai hoang), tức là phế trừ chế độ 'tỉnh điền' trong quá khứ, sau đó chia đất cho các hộ gia đình, điều này tương đương với việc đem đất đai của cộng đồng nhỏ trong quá khứ trở thành sở hữu của mỗi gia đình.
Trên thực tế sau khi 'Thương Ưởng biến pháp' (cải cách Thương Ưởng), không chỉ là gia đình tư hữu, thậm chí cưỡng bức anh em trong gia đình cắt hộ khẩu ra ở riêng, sau đó phân cho họ một miếng đất. Điều này nghĩa là: Từ chế độ 'sở hữu tập thể', hoặc chế độ sở hữu cộng đồng nhỏ, trở thành chế độ 'tư hữu'.
Chúng ta biết rằng chế độ 'tư hữu' có thể thường xuyên kích thích kinh tế. Vì sao chủ nghĩa tư bản hiện nay làm người ta có cảm giác phồn vinh và giàu có? Bởi vì thứ bạn làm ra là thuộc về bạn, tiền bạn kiếm là thuộc về bạn.
Chế độ tư hữu còn kích phát nhiệt tình lao động. Khi mọi người không ngừng sản xuất, sản phẩm càng ngày càng nhiều, thì họ bắt đầu trao đổi hàng hoá. Mọi người có thể không cần trồng trọt cũng có thể sinh sống được, họ có thể làm một số tác phẩm nghệ thuật, đồ gốm, nông cụ... để bán. Như thế đã bắt đầu xuất hiện trao đổi hàng hoá quy mô lớn.
Khi trao đổi hàng hoá càng ngày càng thường xuyên hơn, thì sẽ thúc đẩy sự phồn vinh, và một lượng lớn tiền tệ được chảy vào thị trường.
Cho nên vào hậu kỳ thời Xuân Thu, chúng ta có thể thấy một lượng lớn tiền tệ bắt đầu xuất hiện, còn sơ kỳ và trung kỳ thì không thấy bất cứ miêu tả nào về tiền tệ.
Đồng thời lúc này rất nhiều người đã có thể giải phóng khỏi sự ràng buộc của đất đai, họ không cần dựa vào trồng trọt để sinh sống. Như thế liền xuất hiện rất nhiều du sĩ (遊士: kẻ sĩ du thuyết) giống như là Tô Tần, Trương Nghi v.v.
Cho nên khi xuất hiện đồ sắt và trâu kéo, đã phá vỡ cộng đồng nhỏ. Đây là điều kiện khách quan. Đương nhiên còn có nguyện vọng chủ quan để phá vỡ cộng đồng nhỏ.
4. Chủ quan: Quân chủ muốn tập hợp toàn bộ tài nguyên quốc gia
Chính trị thời Tây Chu và đầu thời Xuân Thu là kết cấu 'gia quốc đồng cấu' (家國同構: kết cấu quốc gia giống kết cấu gia đình). Ngoài việc giữa các quốc gia đều có quan hệ thân thuộc với nhau, thì phương thức quản lý quốc gia cũng là phương thức quản lý trong gia tộc.
Điều này nghĩa là gì? Nghĩa là tính mở rộng của cách quản lý này rất kém, nó không có cách nào tổ chức những người lạ với nhau.
Nói rõ hơn, trong xã hội mà mọi người đều biết nhau, họ biết được khoảng 100 người, thì nhiều người hơn, họ không biết, ngay cả tên cũng không nhớ, thì bạn càng không thể bồi dưỡng mối quan hệ thân cận, sau đó liễu giải tư tưởng của họ. Cho nên dưới tình huống này, bạn không thể quản lý tốt một quốc gia rất lớn.
Cũng giống như trong doanh nghiệp, nếu bạn không có chế độ quản lý phân cấp, không có hệ thống điều lệ, thì bạn rất khó làm doanh nghiệp lớn lên. Cho nên bạn nhất định phải có hệ thống điều lệ để các bộ phận phối hợp.
Với đạo lý đồng dạng, khi một quốc gia muốn tập hợp tài nguyên, thì họ không thể lại đi con đường quản lý như gia tộc trong quá khứ.
Dưới tình huống này, thì quốc quân phải làm một việc đó là: Chế định chế độ chính trị mới, phương thức quản lý quốc gia mới.
Khi bạn cần quản lý một quốc gia rất lớn, bạn không thể có nhiều huynh đệ đến thế, hoặc nếu bạn có nhiều huynh đệ, nhưng họ lại không có năng lực. Vậy phải làm sao? Lúc này bạn phải tìm người có năng lực để làm những việc đó. Bởi vì sự việc thay đổi càng ngày càng nhiều, càng ngày càng phức tạp, lúc này bạn cần sử dụng quan liêu (官僚: quan chức), chứ không phải dùng huynh đệ để trị lý quốc gia.
Như thế, quốc gia này bắt đầu tập hợp tài nguyên, sau đó kiến lập thể chế quan liêu, để chuẩn bị tranh bá hoặc là tự bảo vệ mình. Lúc này quốc gia liền bắt đầu đi trên con đường 'quân quốc chủ nghĩa' (軍國主議: chủ nghĩa quân phiệt).
Nhưng chủ nghĩa quân phiệt lại khiến những quốc gia khác bị gắn chặt với chiến xa, mà không cách nào gỡ ra được. Rốt cuộc đây là những sự việc gì, kính mời quý độc giả đón xem phần tiếp theo.
Chương Thiên Lượng - purespring.tv
Chú thích:
(*) Link Tần Hán sử tập 10: Sự giải thể của cộng đồng nhỏ và sự xuất hiện của thể chế quân phiệt.
(**) Ảnh trong bài chụp từ Tần Hán sử tập 10.
Phụ chú:
'Tần Hán sử' là loạt bài lịch sử quy mô lớn thứ ba của Giáo sư Chương Thiên Lượng, sau 'Tiếu đàm phong vân' và 'Trung Hoa văn minh sử'.
Loạt bài này đăng trên mạng thành viên, nhưng chúng ta xem được là do Giáo sư Chương cho phép xem miễn phí, chỉ cần có email là vào xem được. Giáo sư Chương đã cho thì chúng ta xin nhận, đồng thời gửi lời cảm ơn chân thành đến Giáo sư Chương.
Loạt 'Tần Hán sử' không phải là giảng sử đơn thuần, mà trong đó thể hiện 'lịch sử quan' (góc nhìn lịch sử) của Giáo sư Chương. Khi chúng ta có được chủ tuyến lịch sử, cùng một bộ lịch sử quan, thì có thể phán đoán được những sự kiện xảy ra tiếp theo, xu thế phát triển của xã hội. Tôi cho rằng đây thật sự là điều có giá trị.
Cả 'Trung Hoa văn minh sử' và 'Tần Hán sử' là một môn học 3 tín chỉ ở Đại học Phi Thiên, 3 tín chỉ trị giá 1000 đô (khoảng 23 triệu đồng), còn phí trên trang mạng thành viên là 99 đô/năm (2 triệu 3), đôi lúc có khuyến mãi là 69 đô/năm (1 triệu 6). Cho nên khi chúng ta nhận được những bài mà Giáo sư Chương cho miễn phí, chúng ta nên giữ một sự cảm ân và trân trọng.
Chúng tôi tin rằng những kiến thức/thông tin đó thật sự có giá trị và có tính gợi mở trong tương lai. Vì loạt bài này là môn học ở đại học, cho nên mang tính học thuật cao. Về phần mình, chúng tôi sẽ cố gắng truyền tải đến quý độc giả một cách đơn giản và dễ hiểu nhất.
Chính trị thời Tây Chu và đầu thời Xuân Thu là kết cấu 'gia quốc đồng cấu' (家國同構: kết cấu quốc gia giống kết cấu gia đình). Ngoài việc giữa các quốc gia đều có quan hệ thân thuộc với nhau, thì phương thức quản lý quốc gia cũng là phương thức quản lý trong gia tộc.
Điều này nghĩa là gì? Nghĩa là tính mở rộng của cách quản lý này rất kém, nó không có cách nào tổ chức những người lạ với nhau.
Nói rõ hơn, trong xã hội mà mọi người đều biết nhau, họ biết được khoảng 100 người, thì nhiều người hơn, họ không biết, ngay cả tên cũng không nhớ, thì bạn càng không thể bồi dưỡng mối quan hệ thân cận, sau đó liễu giải tư tưởng của họ. Cho nên dưới tình huống này, bạn không thể quản lý tốt một quốc gia rất lớn.
Cũng giống như trong doanh nghiệp, nếu bạn không có chế độ quản lý phân cấp, không có hệ thống điều lệ, thì bạn rất khó làm doanh nghiệp lớn lên. Cho nên bạn nhất định phải có hệ thống điều lệ để các bộ phận phối hợp.
Với đạo lý đồng dạng, khi một quốc gia muốn tập hợp tài nguyên, thì họ không thể lại đi con đường quản lý như gia tộc trong quá khứ.
Dưới tình huống này, thì quốc quân phải làm một việc đó là: Chế định chế độ chính trị mới, phương thức quản lý quốc gia mới.
Khi bạn cần quản lý một quốc gia rất lớn, bạn không thể có nhiều huynh đệ đến thế, hoặc nếu bạn có nhiều huynh đệ, nhưng họ lại không có năng lực. Vậy phải làm sao? Lúc này bạn phải tìm người có năng lực để làm những việc đó. Bởi vì sự việc thay đổi càng ngày càng nhiều, càng ngày càng phức tạp, lúc này bạn cần sử dụng quan liêu (官僚: quan chức), chứ không phải dùng huynh đệ để trị lý quốc gia.
Như thế, quốc gia này bắt đầu tập hợp tài nguyên, sau đó kiến lập thể chế quan liêu, để chuẩn bị tranh bá hoặc là tự bảo vệ mình. Lúc này quốc gia liền bắt đầu đi trên con đường 'quân quốc chủ nghĩa' (軍國主議: chủ nghĩa quân phiệt).
Nhưng chủ nghĩa quân phiệt lại khiến những quốc gia khác bị gắn chặt với chiến xa, mà không cách nào gỡ ra được. Rốt cuộc đây là những sự việc gì, kính mời quý độc giả đón xem phần tiếp theo.
Chương Thiên Lượng - purespring.tv
Chú thích:
(*) Link Tần Hán sử tập 10: Sự giải thể của cộng đồng nhỏ và sự xuất hiện của thể chế quân phiệt.
(**) Ảnh trong bài chụp từ Tần Hán sử tập 10.
Phụ chú:
'Tần Hán sử' là loạt bài lịch sử quy mô lớn thứ ba của Giáo sư Chương Thiên Lượng, sau 'Tiếu đàm phong vân' và 'Trung Hoa văn minh sử'.
Loạt bài này đăng trên mạng thành viên, nhưng chúng ta xem được là do Giáo sư Chương cho phép xem miễn phí, chỉ cần có email là vào xem được. Giáo sư Chương đã cho thì chúng ta xin nhận, đồng thời gửi lời cảm ơn chân thành đến Giáo sư Chương.
Loạt 'Tần Hán sử' không phải là giảng sử đơn thuần, mà trong đó thể hiện 'lịch sử quan' (góc nhìn lịch sử) của Giáo sư Chương. Khi chúng ta có được chủ tuyến lịch sử, cùng một bộ lịch sử quan, thì có thể phán đoán được những sự kiện xảy ra tiếp theo, xu thế phát triển của xã hội. Tôi cho rằng đây thật sự là điều có giá trị.
Cả 'Trung Hoa văn minh sử' và 'Tần Hán sử' là một môn học 3 tín chỉ ở Đại học Phi Thiên, 3 tín chỉ trị giá 1000 đô (khoảng 23 triệu đồng), còn phí trên trang mạng thành viên là 99 đô/năm (2 triệu 3), đôi lúc có khuyến mãi là 69 đô/năm (1 triệu 6). Cho nên khi chúng ta nhận được những bài mà Giáo sư Chương cho miễn phí, chúng ta nên giữ một sự cảm ân và trân trọng.
Chúng tôi tin rằng những kiến thức/thông tin đó thật sự có giá trị và có tính gợi mở trong tương lai. Vì loạt bài này là môn học ở đại học, cho nên mang tính học thuật cao. Về phần mình, chúng tôi sẽ cố gắng truyền tải đến quý độc giả một cách đơn giản và dễ hiểu nhất.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét