Chủ Nhật, 20 tháng 8, 2023

Nước Nga, tiếng Nga trong lòng chúng tôi

Nước Nga, tiếng Nga trong lòng chúng tôi
Lịch sử là sự thật đã từng xảy ra trong quá trình tiến hóa, phát triển của nhân loại. Thay đổi, bôi đen hay tô hồng lịch sử, che giấu hay xuyên tạc lịch sử với bất kỳ động cơ, mục đích gì đều là tội ác chống nhân loại. Đây là quan điểm lịch sử của tôi. 
Đất nước Ucraine đang phải trả giá cho quá trình xuyên tạc lịch sử trong 30 năm qua. Việt Nam cũng đang trong một quá trình như vậy dù quy mô, mức độ còn khá thấp. Nhưng không phải vì thấp mà nhà nước chưa cần áp dụng những biện pháp ngăn chặn. 

Đọc lại các sách giáo khoa lịch sử và văn học mà xem; thông tin sai lệch, xuyên tạc về lịch sử đất nước không ít; rồi phát biểu của một số quan chức lãnh đạo, của giới văn nghệ sĩ, của người Việt ở nước ngoài, thực tế cũng tương tự. Buồn nhất là đánh giá, xét lại vai trò lịch sử to lớn của cách mạng tháng 8/1945 và hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ để thống nhất đất nước. Vì thế, nếu không sớm ra luật BẢO VỆ LỊCH SỬ thì nguy cơ đất nước đi chệch khỏi con đường trung lập giống như Ucraine để theo Mỹ chống lại nước khác, dẫn tới đẩy đất nước vào những cuộc chiến tranh mới, là khó tránh khỏi.

Đọc trên mạng thấy có 2 bài khá hay của GS Nguyễn Cảnh Toàn và FB Minh Chau Pham, xin đăng lại cho các bạn cùng đọc.

1. Nguyen Canh Toan - KHÔNG AI TOÀN BÍCH.

Các thầy được nhiều thế hệ SV tôn vinh là “tứ trụ” ở khoa Sử, ĐHTH HN cũng thế.
Khoa học và chính trị là 2 lĩnh vực khác nhau. Cả hai đều cần sự cẩn trọng trong phát ngôn hay bài viết.

Xuất sắc khoa học chuyên ngành như các thầy thuộc diện “tứ trụ” ở khoa Sử, ĐHTH HN vẫn có thể có phát ngôn không phù hợp với công luận và thể chế hiện hành khi gọi tên đúng hoặc không đúng sự vật.

Là CCB-TB, cựu SV trường ĐHTH HN, thế hệ SV gác bút nghiên lên đường ra trận trong cuộc kháng chiến CMCN và sau này trở thành nhà khoa học, tôi cho rằng bất cứ sự kiện, hiện tượng nào cũng cần có đủ độ lùi, để thời gian có thể lắng dịu. Binh tình thế thái cũng vậy.

Khoa học lịch sử vốn dĩ luôn khách quan, trung thực sẽ chứng minh đúng sai của bất kỳ ai, kể cả cố GS Trần Huy Liệu hay cố GS Phan Huy Lê.

Còn ai đó muốn hạ thấp môn lịch sử, giảm thiểu nó, tích hợp nó với các môn khác, tệ hơn đó là xuyên tạc và làm sai lệch lịch sử, với tôi - đó là tội ác.

Các nhà làm luật và quốc hội cần sớm xây dựng và thông qua bộ Luật cùng khung hình phạt về xuyên tạc và làm sai lệch lịch sử.

Các nhà làm Luật đã kịp thời soạn thảo bộ Luật và Duma Quốc gia đã có Nghị quyếtQ thông qua và thực tế đã áp dụng phạt tù hoặc phạt tiền rất nặng trong mấy năm qua nên hạn chế được nhiều phát ngôn cố tình làm sai sự thật. Nhờ đó nó góp phần làm ổn định xã hội Nga hơn.
Hơn 20 năm tôi sống học tập, làm việc ở , tôi thấy hậu quả khủng khiếp của việc biên soạn mới SGK của Ukraina từ lớp 1 đến lớp 10 ở bậc phổ thông và giáo dục đại học, đủ để đứa trẻ từ bé đến trưởng thành của Ukraina theo hướng phủ nhận sạch trơn lịch sử dân tộc mình, lịch sử của cuộc chiến tranh ái quốc vĩ đại của nhân dân LX trong WW-2, tôn thờ CNPX Badera dẫn đến Maidan 2014. Đất nước Ukraina giàu có, tươi đẹp năm nào chỉ đứng sau Nga, hơn nhiều nước khác ở châu Âu, từ chỗ hơn hẳn VN nhiều mặt nay 2023 tan hoang, thua kém xa VN không chỉ GDP mà còn nhiều mặt khác.

Để kết thúc, tôi muốn nói: lịch sử luôn công bằng và khách quan.

Xuyên tạc, làm sai lệch lịch sử là một tội ác và bị lên án và bị nghiêm trị.

Thay cho lời kết

Bức ảnh dưới được chụp khi Juliana Kuznetsova (cô gái người Nga trong ảnh) và vị hôn phu người Ukraine của mình đang tham dự một buổi hòa nhạc của rapper người Belarus Max Korzh ở Warsaw, Ba Lan năm 2019. Tại thời điểm đó, căng thẳng giữa Nga và Ukraine cũng đã diễn ra trong nhiều năm.

Trong lúc dự hòa nhạc, Juliana tình cờ thấy trong đám đông có người mang theo quốc kỳ của quê hương hai người. Điều này đã khiến cô nảy ra một ý tưởng. Juliana đã mượn những lá cờ và nhờ người chụp ảnh giúp mình với hôn phu sau buổi hòa nhạc.
Mong rằng trong tương lai gần, ngày mai thôi, hai quốc gia anh em Nga -Ukraina sẽ trở lại là anh em theo đúng nghĩa của nó.
Nguồn ảnh: Washington Post

2. FB Minh Chau Pham - Vài cảm thán

Nhân đọc STT của một cựu sinh viên học Liên Xô về hồi ức lại ngày rời Việt Nam sang Liên Xô du học 52 năm trước- ngày 27/7/1971 (không tiện nêu tên tác giả). Kỷ niệm thật ấn tượng. Người ra đi được quan tâm chu đáo của các cấp chính quyền. Được người thân bạn bè lưu luyến tiễn đưa. Bất chợt tôi có liên hệ về thời gian đó. 

Lúc này đất nước cả hai miền Nam-Bắc đang trong mịt mù khói lửa chiến tranh. Những ngày tháng năm đó hàng ngày cũng có những đoàn tàu từ ga hàng Cỏ tiến về phương Nam. Đầy ắp trên các toa tàu là những học sinh, sinh viên, có cả những sinh viên vừa tốt nghiệp ở nước ngoài về. Cũng là những cuộc ra đi, nhưng hai bối cảnh hoàn toàn trái ngược. Một sự tương phản quá lớn về số phận con người. Bởi vậy, xin có vài cảm thán.

Những cảm thán về những nhân vật lịch sử là những cựu hoc sinh, sinh viên – cựu chiến binh mà tài sản cá nhân họ mang theo ra chiến trường ngày đó là những cuốn từ điển tiếng Nga. Về phương diện nào đó cũng có sự liên tưởng với những hoài niệm của những cựu sinh viên được cử đi học tại Liên Xô lúc bấy giờ.

Ngày những người may mắn được sang trời Tây học tập thật êm ái, ngọt ngào, nhưng lại được diễn ra trong tiếng bom gầm đạn réo trên quê hương Nam-Bắc của những người ở lại. Một năm sau, tháng 5/1972, bằng mọi giá để giữ được thành cổ Quảng Trị, lớp lớp học sinh, sinh viên (trong đó có Giáo sư Nguyễn Cảnh Toàn bây giờ là QTV của trang “Hoài niệm Liên Xô”) và những sinh viên đã học hành thành đạt ở nước ngoài về tình nguyện ôm súng ra chiến trường. 

Đêm vượt sông Thạch Hãn, trong bom chùm, pháo bầy của địch, xương thịt của những người lính đã bị xé nát nổi lềnh bềnh trên mặt nước với những trang từ điển Nga-Việt mà họ đã khư khư mang theo người với một ý chí mãnh liệt : ngày thống nhất sẽ tiếp tục học tập và làm việc với những trang từ điển này. Tháng 5 năm ngoái - 2022, nhân kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng Quảng Trị, một cựu chiến binh (CCB) nguyên là kỹ sư chế tạo máy học Liên Xô về, nguyên trung uý đại đội trưởng chỉ huy đêm vượt sông Thạch Hãn nhớ lại. Xin trích ra đây những đoạn CCB này nói trong STT của mình với tựa đề “Dòng sông Từ điển”.

“… Có một ông già, vận bộ quân phục đã bạc màu thường lang thang ở các hiệu sách cũ và các điểm bán sách vỉa hè. Ông già thường hỏi những người bán sách:
-Có quyển “Từ điển tiếng Nga” nào không? Càng cũ càng tốt…

Lúc đầu, những người bán sách cũ không khỏi ngạc nhiên.
Có người nói:
-Bây giờ còn có ma nào mó đến “Từ điển tiếng Nga” nữa đâu, cụ khốt?

Người khác lại nói:
-“Từ điển tiếng Anh” đang hot, sao cụ lại hỏi “Từ điển tiếng Nga”?

Cũng có người sẵng giọng:
-Ai còn bán cái thứ sách cổ lỗ sĩ ấy nữa mà hỏi! Mất thì giờ…

Tuy nhiên, như người ta nói “Trăm bó đuốc bắt được con ếch”, trong một lần ông già ghé vào một hiệu sách cũ khá khuất nẻo ở phố HB thì ông suýt reo lên khi thấy có hẳn một kệ sách xếp toàn “Từ điển tiếng Nga”! Ông già cặm cụi lật giở từng cuốn và thường dừng lại rất lâu ở những cuốn xuất bản từ năm 1970 đến năm 1972 của thế kỉ trước.

Chủ hiệu sách cũ cũng là một người lớn tuổi. Thấy có một ông già cứ đứng chôn chân ở kệ sách “Từ điển tiếng Nga”, ông chủ bèn đến gần và hỏi:
-Thưa ông, ông có vẻ thích những cuốn sách cũ này?

Ông già khẽ giật mình:
-À… Ờ… Nói thế nào nhỉ… Nó là “nhân chứng” của một thời đấy…
-Chắc ngày xưa, ông là lính Thành Cổ Quảng Trị?

Ông già ngạc nhiên:
-Sao ông biết?
-Bởi ngày xưa tôi cũng từng là lính Thành Cổ Quảng Trị mà…

Ông già xoay người, nhìn thẳng vào ông chủ hiệu sách:
-Thế thì ông đúng là sinh viên Khoa Nga văn mặc áo lính rồi!

Đến lượt ông chủ hiệu sách trố mắt kinh ngạc:
-Sao ông biết ạ?
-À… Ờ… Chuyện dài lắm…

Ông chủ hiệu sách cúi đầu buồn bã:
-Tôi bị thương nặng và được đưa ra bắc nên đã may mắn sống sót… “.

Ông già vận bộ quân phục ấy tên là Khoa.

Mùa hè năm 1972, Khoa là đại đội trưởng từ chiến trường Quảng Trị ra Bắc nhận tân binh. Hầu hết tân binh đều trẻ măng, đa số là người thành phố, đã tốt nghiệp cấp 3 và rất nhiều sinh viên đại học…”. “… Buổi chiều cuối cùng ở bờ bắc sông Thạch Hãn, đơn vị tổ chức kiểm tra quân trang và vũ khí trang bị để đêm sẽ vượt sông. Lính dàn hang ngang, trải tấm nilon màu cỏ úa trước mặt, sau đó xếp hết vũ khí và tư trang lên tấm nilon đó. Khoa đi kiểm tra nhanh một lượt và kinh ngạc khi thấy gã lính nào cũng có một cuốn “Từ điển tiếng Nga” dày cộp. 

Khoa lạnh lùng ra lệnh:
-Bỏ hết sách từ điển ra bên cạnh tấm nilon!

Một gã lính hỏi:
-Sau đó thì sao hả thủ trưởng?

Khoa vẫn lạnh lùng:
-Đốt hết!

Cả hàng quân nhao nhao phản ứng. Một gã lính lầu bầu:
-Đồ vô học!

Khoa lập tức bước tới trước mặt gã lính, quắc mắt:
-Mày vừa nói gì?

Gã lính ngẩng cao đầu, giọng đầy thách thức:
-Tôi bảo ông là đồ vô học! Rõ chưa?

Khoa cười nhạt:
-Mày hãy giở một trang bất kì và đọc một từ bất kì xem sao!

Gã lính có vẻ ngạc nhiên nhưng vẫn làm theo lời Khoa. Gã vừa đọc một từ lên thì Khoa lập tức dịch ngay sang tiếng Việt và nói:
-Tiếp!
…. ….


Liên tiếp mười từ ở mười trang sách khác nhau, Khoa đều dịch ngay tắp lự. Gã lính trố mắt, lắp bắp:
-Thủ trưởng… Thủ trưởng…

Khoa dịu giọng:
-Nói để mày biết, tao học chế tạo máy ở Nga 5 năm, tốt nghiệp kĩ sư bằng đỏ đấy, rõ chưa?!................ “.

-“… Bỗng Khoa dán mắt xuống mặt sông. Có cái gì tung tóe trăng trắng nhờ nhờ? Khoa nhảy đại xuống sông, vừa dìu một người lính, vừa vơ vội một nắm “trăng trắng nhờ nhờ”… Giấy… Đúng hơn, đó là những trang sách… Trời ơi! Đã bảo vứt bỏ hết những cuốn từ điển mà sao chúng nó vẫn cố tình mang theo?.............”.

- “… Vậy là số tân binh vốn là sinh viên khoa Nga văn đã hi sinh gần hết…

Khoa gạt nước mắt, hô khẽ:
-Tất cả mang vũ khí! Vận động gấp!

Thấy gã lính mình vừa dìu từ sông lên cứ loay hoay với chiếc ba lô, Khoa rít lên:
- Đồ khốn! Vứt hết!

Vừa nói, Khoa vừa mở cái ba lô ra xem… Cha mẹ ơi! Lại một cuốn “Từ điển tiếng Nga” dày cộp… Khoa ném bẹt cuốn từ điển xuống đất, lệnh:
-Đứng dậy! Vận động gấp!

Nhưng thật bất ngờ, gã lính vừa lao tới nhặt cuốn từ điển, vừa mếu máo:
-Biết đâu em sống sót và lại về học tiếp thì sao, thủ trưởng ơi…

-Cậu tên gì?
-Dạ, em là Mậu ạ!………..”.
-“…Tiểu đội Mậu hi sinh hết, còn Mậu thì bị thương rất nặng, nằm vắt người lên một đống gạch đổ nát.

Bọn TQLC (thuỷ quân lục chiến) hò reo xông tới. Bất thần, Mậu vùng dậy và quét hết một băng AK 47, trước khi bị hàng trăm viên đạn địch găm vào người.

Khi Khoa dẫn quân đến tiếp ứng và đánh lui bọn TQLC thì Mậu chỉ còn là một đống giẻ sũng máu…

Khoa ôm đống giẻ sũng máu ấy vào lòng rất lâu, nước mắt lã chã… Bất giác Khoa mở hai nắp túi áo của Mậu để thử tìm xem có thư, ảnh gì không… Và Khoa sững người… Trong hai túi áo ngực của Mậu có vài trang từ điển tiếng Nga đẫm máu được gấp làm tư và trang nào cũng có một dòng chữ ngoằn ngoèo: “Hẹn ngày trở về giảng đường”…

Khoa nấc lên… Trời ơi, một người lính, ngay cả khi đang cận kề cái chết vẫn nuôi ước mơ có ngày được trở lại giảng đường…”.

-“…Người ta bảo Thạch Hãn là dòng sông máu cũng không ngoa, bởi ngày ấy lính ta chết nhiều đến nỗi nghẽn cả dòng chảy…

Khoa khẽ thở dài, ngước mắt lên bầu trời xanh thẳm đầy những chòm mây trắng lang thang, thủng thẳng:
-Với tôi thì Thạch Hãn còn là “Dòng sông từ điển”……”.

Tôi đọc những dòng của bài viết này mà nước mắt lăn dài. Tôi cũng là CCB Quảng Trị nhưng là lính thông tin vô tuyến điện phục vụ Bộ Tư lệnh tiền phương xa mặt trận nên may mắn sống sót trở về.

Trở lại với STT của tác giả về ký ức của 52 năm trước.

Ngày đó các bạn ra đi học cũng là làm nhiệm vụ xây dựng đất nước sau chiến tranh. Những kiến thức khoa học kỹ thuật Xô viết tiên tiến mà các bạn tiếp nhận được đã góp phần không nhỏ công sức của mình trong sự nghiệp chấn hưng đất nước. Song cũng đáng buồn là một số trong họ đã không phải là con người hoàn thiện. 

Họ có kiến thức khoa học kỹ thuật nhưng họ đã thiếu đi những phẩm chất cần có của một con người chân chân chính, mà chắc chắn trong quá trình giảng dạy các thầy cô giáo đã truyền đạt cho họ, cũng như tính cách Nga mà người Nga thể hiện trong cuộc sống hàng ngày với họ. Đáng tiếc họ đã không “ngộ” được. 

Họ có trình độ nên về nước họ được bố trí làm lãnh đạo ở một số doanh nghiệp, một số tổ chức kinh tế-xã hội nào đó. Họ coi khoa học kỹ thuật mà họ sở hữu là tất cả. Pháp luât là ở họ. Họ coi những suy nghĩ và hành động của họ là khuôn vàng thước ngọc. Họ sở hữu và cai trị bằng chính sách đó nên đã làm cho doanh nghiệp đang đầu đàn của ngành thì nay đang trên đường phá sản, thậm chí một vài vị giám đốc (có người đã “hạ cánh”) mà vẫn phải lâm vào vòng lao lý vì tham nhũng thời tại chức. 

Tệ hơn nữa, một số người đã từng “ăn nhờ ở độ” trên đất Liên Xô để thành tài. Về nước chẳng làm nên “ông nọ bà kia” nên phải tiếp tục nhờ người Nga mà sống bằng cách đi làm hướng dẫn viên du lịch cho các tour du khách Nga sang du lịch tại Việt Nam vốn là thời hoàng kim trước đại dịch Covid-19. 

Vậy mà họ đã rũ sạch những gì Liên Xô đã từng giúp đỡ Việt Nam trong những cuộc trường chinh giữ nước, mà quay sang xài xể, chê bai, thoá mạ nước Nga, người Nga bằng những từ thiếu văn hoá như Nga ngố, Nga svinhi-a…(xin không dịch từ này). 

Thậm chí họ còn lên án nước Nga (thừa kế Liên Xô) xâm lược Ucraina, trong lúc trong cuộc xung đột Nga – Ucraina hiện nay về bản chất là cuộc chiến tự vệ của Nga từ xa với Mỹ và phương Tây mà Ucraina là người được Mỹ và phương Tây uỷ nhiệm.

Mới hôm qua hôm kia thôi, một số sĩ quan cao cấp và là lãnh đạo cấp cao của Quân đội và Công an rất mẫn cán, thì nay họ đã thành thế lực thù địch do bất mãn vì phải nghỉ hưu theo tuổi tác. Mất quyền lợi và danh vọng. Họ nhanh chóng lật sử, trở cờ trong tư duy của ho. Họ cho rằng, cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc với hàng triệu người hi sinh là cuộc nội chiến huynh đệ tương tàn. Họ cho là miền Bắc xâm lược miền Nam. 

Xoá bỏ đi một chính quyền “rước voi về dày mả tổ” là đúng đạo lý của một quốc gia mà, “Nước Việt Nam là một. Dân tộc Việt Nam là một…” như tư tưởng và ý chí của vị Lãnh tụ vĩ đại vô cùng kính yêu – Chủ tịch Hồ Chí Minh. 

Cứ đà này, vài thế hệ nữa thôi, khi lãnh đạo đất nước này là con em của lãnh đạo cao cấp bây giờ được đào tạo từ thế giới tư bản hoặc từ những trường của tư bản đang được hân hoan chào đón tại Việt Nam như đại học Fullbright, RMIT, v.v.. mà kiến thức thu được từ đó chỉ là sự tôn sùng giá trị Mỹ và phương Tây. Thì ôi thôi! Những thi thể người lính nổi lềnh bềnh với những trang Từ điển tiếng Nga trên dòng sông Thạch Hãn, họ chiến đấu vì độc lập tự của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân sẽ thành vô nghĩa. Chẳng đau xót lắm ru ?!!!.

Những người nhận lãnh sứ mệnh ngày đó ra đi du học để về làm giàu cho đất nước, nay đã là ông, bà. Hoài niệm lại như là một sự nhắc nhở con cháu, hãy vì đất nước này mà không bị quyến rũ bởi những thế lực ngoại lai nào.

Thành phố Hồ Chí Minh, mùa Thu 2023 – mùa đại Lễ.





1 nhận xét:

  1. Nuoc Nga vi dai ---luon biet on su gup do cua ho -nhungn ke len an Nga trong chien tranh Nga -Ukreina l nhung ke bat man voi che do ,nhung hen ha gian ca chem thot len an ca sang Nga .cuoc chien tranh VN ,mien bac danh vao mien MNam la dung vi :Mot quoc gia khong the co 2 che do ---gia ngay ay mien Nam chiem duoc mien Bac thi cung Ok---VN may man tro thanh nuoc tu ban tu nam 75 thi hay qua boi vi lanh dao VN ngay nay la mot lu MAFIA.

    Trả lờiXóa