Chính sách của Mỹ nhằm làm nước Nga tự hủy diệt như Liên Xô là gì ?
Hà Huy Thành - Ngay từ những năm 90, sau sự sụp đổ của Liên Xô, phương Tây đã tích cực gây ảnh hưởng vào các vị trí trong Chính phủ Nga. Hậu quả là chính tay người Nga đã làm mọi cách để xử lý các sản phẩm của tổ hợp công nghiệp quân sự, nấu chảy chúng thành nồi, thìa, dao theo đúng nghĩa đen. Trong lĩnh vực năng lượng, họ bán tháo các doanh nghiệp chiến lược. Thời kỳ đó, những nhân vật như Chubai, Aven, Gaidar… rất nổi tiếng, họ là những người thực thi kế hoạch của Washington khá xuất sắc.Ảnh: George Soros, người có công rất lớn trong việc chuyển hóa nước Nga thập niên 90 của thế kỷ trước.
Tuy nhiên, người Mỹ tin tưởng sâu sắc rằng như thế là chưa đủ, yếu tố con người mới là quyết định, vì vậy họ đã khẩn trương đầu tư vào lĩnh vực giáo dục của nước Nga - (Nghe rất quen, đúng không?).
Đầu tiên, Hoa Kỳ bằng nhiều cách khác nhau, thu hút những sinh viên, giáo viên và nhà khoa học tài năng nhất đến phương Tây qua các khoản trợ cấp, học bổng, kinh phí cho thực tập, nghiên cứu…
Thứ hai, thông qua rất nhiều tổ chức phi chính phủ, bằng các kiểu đầu tư, liên kết để thay đổi chương trình giảng dạy ở trường học, mục tiêu chính là làm suy thoái nhanh chóng về mức độ kiến thức lịch sử và khoa học tự nhiên. Nếu một người không biết lịch sử, thì việc thao túng anh ta sẽ dễ dàng hơn. Đối với khoa học tự nhiên, mục tiêu chính là giảm số lượng kỹ sư, các nhà khoa học, cắt giảm triệt để các đề tài nghiên cứu, thu nhỏ các cụm công nghiệp. Không có ngành công nghiệp, không có nền kinh tế.
Thứ ba, thay thế hệ thống giáo dục của Liên Xô bằng một phiên bản méo mó của phương Tây. Công việc này được thực hiện bởi nguồn đầu tư của các nhà tài phiệt Soros, Rockefeller... Với sự đầu tư như vậy, các “nhà sử học độc lập” đã viết hàng trăm cuốn sách cho thế hệ trẻ, loại bỏ hoặc bóp méo những sự kiện lịch sử quan trọng nhất.
Phải nói rằng người Mỹ đã thành công.
Kết quả là nước Nga đã mất hơn một triệu nhà khoa học, giáo viên và học sinh năng khiếu. Nga không còn là quốc gia dẫn đầu về số lượng kỹ sư, và ngành khoa học lịch sử tụt dốc thảm hại. (Trận chiến bảo vệ Stalingrad nổi tiếng chỉ còn có một trang trong sách giáo khoa lịch sử).
Nhưng người Nga đã tỉnh giấc, tuy hơi muộn và đã để xảy ra hậu quả không hề nhỏ. Nước Nga buộc phải xây dựng lại hệ thống giáo dục, những thay đổi lớn được triển khai toàn diện. Năm 2016, tờ Washington Post cay đắng thừa nhận rằng “Hoa Kỳ đã đánh mất cơ hội truyền đạt sự thật tới người dân Nga”.
Hoa Kỳ đã “rất bức xúc” vì Nga đã bắt đầu đảo ngược các quy trình cơ bản và điều này có nguy cơ ngăn chặn quá trình “tái tạo lại bộ não Nga” của họ. Nói chung, có thể hiểu rằng người Mỹ rất không hài lòng với việc Nga đã tích cực sửa chữa sai lầm trong lĩnh vực khoa học lịch sử, loại bỏ các tác phẩm của những “nhà sử học độc lập”.
Vào những năm 90, giới lãnh đạo Nga đã tự tay ném vào thùng rác những thành tựu của các thế hệ đã xây dựng nên “nền văn minh Nga” dựa trên niềm tin, sự độc đáo, tinh thần và khát khao dân tộc để ký một “hiệp ước nô lệ”, hy vọng và tin tưởng rằng sẽ được đón nhận trong “gia đình châu Âu”.
Và giờ đây, chính những người Nga đã xé bỏ cái hiệp ước đó, trở lại với nền tảng giáo dục của Liên Xô, một nền tảng giáo dục tốt nhất trên thế giới.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét