Kinh tế Việt Nam và Trung Quốc đều đang khó khăn như nhau
Chính sách nới lỏng tiền tệ để thúc tăng trưởng trong khi tiêu dùng tiêu điều, sản xuất thu hẹp, phụ thuộc thị trường xuất khẩu đã và đang không khởi tác dụng như mong muốn ở cả Trung Quốc và Việt Nam. Rõ ràng nền kinh tế thâm dụng vốn, còn hạn chế về tri thức và công nghệ, tỷ lệ người không có quyền tiêu dùng quá cao đang là nút thắt tăng trưởng rất lớn của cả hai quốc gia này.
Các chỉ số chứng khoán của Trung Quốc rực lửa trong tuần vừa qua và suy giảm mạnh tính trong cả năm qua (Nguồn: Trading Economics)
Chu kỳ kinh tế của Trung Quốc dường như đi ngược lại với nền kinh tế đối thủ khi tăng trưởng thấp nhưng lại bị giảm phát sau đại dịch. Điều này khiến PBoC phải duy trì chính sách nới lỏng tiền tệ để thúc đẩy tăng trưởng, việc làm.
Bloomberg cũng cho biết, ở thời điểm sụt giảm nghiêm trọng nhất, chỉ số MSCI China Index đã giảm gần 20% so với mức đỉnh vào ngày 27/01, dẫn đến thiệt hại khoảng 1,5 nghìn tỷ USD.
Hiện tại, các chỉ số chứng khoán của Trung Quốc mất 3% trong tuần qua, chỉ số của 50 doanh nghiệp lớn nhất trên sàn giao dịch Thượng Hải mất 8,15% so với cùng kỳ năm ngoái. Chỉ số 300 doanh nghiệp công nghiệp lớn nhất của Trung Quốc cũng giảm 7,32% so với năm ngoái.
Việt Nam dường như đang lặp lại chu kỳ của Trung Quốc, chỉ là chậm hơn một nhịp. Hiện tại, TTCK Việt Nam phục hồi mạnh sau 4 đợt giảm lãi suất mạnh tay của NHNN; về mức của những tháng cuối năm 2023. Hiện tại, cả VN-index và HXH-index đều tăng 6,76 và 7,15% trong tháng qua, tưng ứng đạt 1.232 và 245.35 điểm.
Giống như Trung Quốc, tiền lãi suất thấp hơn đã thành công thúc đẩy chứng khoán tăng trở lại, nhưng hoàn toàn là tăng dựa trên đầu cơ, đòn bảy nợ, không phải tăng trở lại nhờ hàng hoá trên thị trường (là các doanh nghiệp) hấp dẫn hơn, sinh lời tốt hơn.
Theo một bài báo trên CafeF ngày 10/8/2023, TTCK Việt Nam dường như đang được thúc đẩy bởi nợ; vay margin đầu cơ chứng khoán đang đạt đỉnh lịch sử. Theo bài báo này, tại thời điểm cuối quý 2/2023, chỉ số VN-Index có mức điểm tương đương với vùng đỉnh cuối quý 1/2018. Tuy nhiên, tỷ lệ margin/vốn hóa thị trường hiện đã gấp hơn 2 lần. cuối quý 2/2023, dư nợ cho vay tại các công ty chứng khoán ước tính lên đến 150.000 tỷ đồng, tăng 27.000 tỷ so với cuối quý 1. Trong đó, dư nợ margin cũng tăng khoảng 24.000 tỷ sau một quý, ước đạt 142.000 tỷ đồng.
Đây là dấu hiệu không tốt của bất kỳ nền kinh tế nào. Nó có thể tiếp tục tạo ra lạm phát trong tương lai. Lúc đó, dư địa chính sách tài khoá, tiền tệ không còn dồi dào để "tiêm giảm đau" cho nền kinh tế thì "nỗi đau" sẽ lớn hơn.
Hơn nữa, rủi ro kinh tế Trung Quốc và Mỹ cũng như EU chưa qua đi, Việt Nam cũng cần tính tới khả năng phơi nhiễm với rủi ro khủng hoảng kinh tế đến từ các quốc gia này. Lý do là Việt Nam là nền kinh tế có độ mở (tỷ lệ tổng kim ngạch xuất nhập khẩu/GDP) cao nhất trong số các nền kinh tế có quy mô tương đương trong khu vực và thế giới.
Đồng nội tệ mất giá, tăng trưởng khó...cưỡng cầu
Hiện tại, đồng CNY tiếp tục mất giá, đang ở mức mất giá cao thứ hai trong lịch sử, 7,22 CNY đổi lấy 1 USD.
Giá trị đồng CNY suy giảm sau hàng loạt các dữ liệu xấu về kinh tế Trung Quốc được công bố. Tại tháng 7/2023, lạm phát tiêu dùng của Trung Quốc giảm 0,3% so với một năm trước đó, thấp hơn dự báo của thị trường về mức giảm 0,4%. Tuy nhiên, đó là mức giảm đầu tiên trong hơn hai năm. Bên cạnh đó, lạm phát sản xuất của Trung Quốc giảm trong tháng thứ mười liên tiếp. Dữ liệu mới nhất cũng cho thấy xuất khẩu của Trung Quốc trong tháng 7 giảm 14,5% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi nhập khẩu giảm 12,4%, giảm với tốc độ mạnh nhất kể từ tháng 2/2020 do nhu cầu trong và ngoài nước suy giảm.
Tháng trước, chính quyền Trung Quốc đã cam kết tăng cường hỗ trợ chính sách để thúc đẩy nền kinh tế đang phát triển chậm lại, nhưng việc thiếu các kế hoạch cụ thể và các biện pháp mạnh mẽ đã khiến thị trường thất vọng.
Đồng nội tệ của Việt Nam tuy mới mất giá 1,48% so với USD. Đây là mức mất giá thấp so với nhiều loại tiền tệ trong khu vực và thế giới. Tuy nhiên, áp lực đồng nội tệ Việt Nam tiếp tục mất giá trong 5 tháng cuối năm 2023 ngày một lớn, đến từ cả trong và ngoài nước. Theo phân tích của NTDVN, dự kiến đồng VND có thể mất giá thêm 2%, thậm chí nhiều hơn nếu chính sách tiền tệ tiếp tục nới lỏng, hy sinh tỷ giá để đổi lấy lãi suất thấp hơn nữa như chủ trương của Chính phủ hiện nay. Nếu tiếp tục nới lỏng, Việt Nam có thể phải trả giá không chỉ là tỷ giá mà còn là lạm phát (đã bắt đầu xu hướng tăng trong vài tháng gần đây) trong khi không thể đổi lấy tăng trưởng như kỳ vọng.
Ngoài ra, một lý do nữa khiến PBoC buộc phải mở rộng chính sách tiền tệ của mình là nợ xấu. Nợ xấu từ các doanh nghiệp phát triển BĐS, từ trái phiếu doanh nghiệp, trái phiếu phát triển đô thị của chính quyền địa phương đang nằm trong hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM) nước này đang tạo áp lực lên thanh khoản NHTM. PBoC liên tiếp giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc, duy trì chính sách lãi suất thấp để bơm tiền cho hệ thống ngân hàng.
Việc bơm tiền với khối lượng khổng lồ và bất thường không tạo ra lạm phát ngay có thể lý giải do tiêu dùng nội địa quá yếu khiến giá cả không tăng được; có thể hàng hoá nội địa ở Trung Quốc vẫn bán theo mức giá của hàng hoá tồn kho trước đó, vốn tích tụ suốt 3 năm nền kinh tế đóng cửa vì Covid-19. Tình trạng dư cung đang buộc Trung Quốc phải tái cấu trúc nền sản xuất cũng giải thích một phần cho lý do giá cả tại Trung Quốc giảm phát bất chấp PBoC bơm tiền.
Như vậy, điều xấu nhất mà Trung Quốc phải đối mặt không phải là tăng trưởng thấp mà là rơi vào bẫy "mất niềm tin" trong cả tiêu dùng và đầu tư (của khối kinh tế tư nhân cũng như nước ngoài).
Về mặt chính sách tiền tệ, PBOC đã hạ lãi suất ngắn hạn chính vào tháng 6, lần đầu tiên sau 10 tháng, giữ nguyên lãi suất vào tháng Bảy. Tuy nhiên, chính sách nới lỏng tiền tệ không hề phát huy chút tác dụng nào với nền kinh tế nơi mà hơn 2/3 người dân không có quyền tiêu dùng.
Tín dụng tăng rất thấp
Các ngân hàng Trung Quốc đã gia hạn khoản vay mới trị giá 345,9 tỷ nhân dân tệ (CNY) vào tháng 7/2023, mức thấp nhất kể từ tháng 11/2009 và thấp hơn nhiều so với dự đoán của thị trường là 800 tỷ CNY, theo Trading Economics.
Mức tăng thêm của khoản vay mới đối với nền kinh tế trong tháng 7/2023 thấp hơn nhiều so với 679 tỷ CNY một năm trước đó và 3,05 nghìn tỷ CNY vào tháng 6, sau khoản vay kỷ lục 15,73 nghìn tỷ CNY trong nửa đầu năm.
Theo Trading Economics, dữ liệu này tăng trưởng tín dụng yếu bổ sung thêm bằng chứng về sự phục hồi kinh tế mờ nhạt ở Trung Quốc mặc dù tháng 7 thường là tháng mà tín dụng tăng trưởng yếu, các ngân hàng không vội vàng cho vay vào đầu quý. Các khoản vay hộ gia đình, chủ yếu là thế chấp, đã giảm 200,7 tỷ CNY so với 963,9 tỷ CNY trong tháng 6, trong khi các khoản vay doanh nghiệp giảm từ 2,28 nghìn tỷ CNY xuống 237,8 tỷ CNY. Trong khi đó, dư nợ cho vay bằng nhân dân tệ tăng 11,1% trong tháng 7, mức thấp nhất từ đầu năm đến nay sau khi tăng 11,3% trong tháng 6. Tăng trưởng cung tiền M2 đã giảm xuống 10,7% từ 11,3% trong tháng 6 và thấp hơn dự báo là 11%.
Chứng khoán Trung Quốc đang rớt mạnh, Việt Nam thì sao?
Trong khi Fed tăng lãi suất lần thứ 11 liên tiếp, Trung Quốc buộc phải liên tục duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng dù phải chịu "thua thiệt" với đối thủ chiến lược này.
Thoạt đầu, việc nới lỏng tiền tệ đã dẫn tới thị trường chứng khoán (TTCK) tăng giá trong khi TTCK của Mỹ và khắp toàn cầu suy giảm. Rất nhiều doanh nghiệp, nhà đầu tư cá nhân Trung Quốc vay tiền để đầu tư chứng khoán thay vì đổ vào sản xuất và kinh doanh trong nền kinh tế thực. Nhưng hoạt động đầu cơ đó không được lâu. Từ tháng 6/2023, khi thị trường chứng khoán một số nền kinh tế có dấu hiệu phục hồi, Trung Quốc đã không còn sức sống.
Vào ngày 10/06, Bloomberg đưa tin rằng, thị trường chứng khoán Trung Quốc đã bị mất 1,5 nghìn tỷ USD giá trị thị trường. Các nhà phân tích chiến lược từ Goldman Sachs, Nomura Holdings và Morgan Stanley đã điều chỉnh giảm các mục tiêu của họ đối với Chỉ số MSCI Trung Quốc ít nhất 11% vào các thời điểm khác nhau. Dự báo mới nhất của họ chỉ ra rằng, mặc dù chỉ số này có thể phục hồi từ mức hiện tại, nhưng việc đạt đến mức cao được thiết lập vào tháng 1 sẽ là một thách thức.
Việc bơm tiền với khối lượng khổng lồ và bất thường không tạo ra lạm phát ngay có thể lý giải do tiêu dùng nội địa quá yếu khiến giá cả không tăng được; có thể hàng hoá nội địa ở Trung Quốc vẫn bán theo mức giá của hàng hoá tồn kho trước đó, vốn tích tụ suốt 3 năm nền kinh tế đóng cửa vì Covid-19. Tình trạng dư cung đang buộc Trung Quốc phải tái cấu trúc nền sản xuất cũng giải thích một phần cho lý do giá cả tại Trung Quốc giảm phát bất chấp PBoC bơm tiền.
Như vậy, điều xấu nhất mà Trung Quốc phải đối mặt không phải là tăng trưởng thấp mà là rơi vào bẫy "mất niềm tin" trong cả tiêu dùng và đầu tư (của khối kinh tế tư nhân cũng như nước ngoài).
Về mặt chính sách tiền tệ, PBOC đã hạ lãi suất ngắn hạn chính vào tháng 6, lần đầu tiên sau 10 tháng, giữ nguyên lãi suất vào tháng Bảy. Tuy nhiên, chính sách nới lỏng tiền tệ không hề phát huy chút tác dụng nào với nền kinh tế nơi mà hơn 2/3 người dân không có quyền tiêu dùng.
Tín dụng tăng rất thấp
Các ngân hàng Trung Quốc đã gia hạn khoản vay mới trị giá 345,9 tỷ nhân dân tệ (CNY) vào tháng 7/2023, mức thấp nhất kể từ tháng 11/2009 và thấp hơn nhiều so với dự đoán của thị trường là 800 tỷ CNY, theo Trading Economics.
Mức tăng thêm của khoản vay mới đối với nền kinh tế trong tháng 7/2023 thấp hơn nhiều so với 679 tỷ CNY một năm trước đó và 3,05 nghìn tỷ CNY vào tháng 6, sau khoản vay kỷ lục 15,73 nghìn tỷ CNY trong nửa đầu năm.
Theo Trading Economics, dữ liệu này tăng trưởng tín dụng yếu bổ sung thêm bằng chứng về sự phục hồi kinh tế mờ nhạt ở Trung Quốc mặc dù tháng 7 thường là tháng mà tín dụng tăng trưởng yếu, các ngân hàng không vội vàng cho vay vào đầu quý. Các khoản vay hộ gia đình, chủ yếu là thế chấp, đã giảm 200,7 tỷ CNY so với 963,9 tỷ CNY trong tháng 6, trong khi các khoản vay doanh nghiệp giảm từ 2,28 nghìn tỷ CNY xuống 237,8 tỷ CNY. Trong khi đó, dư nợ cho vay bằng nhân dân tệ tăng 11,1% trong tháng 7, mức thấp nhất từ đầu năm đến nay sau khi tăng 11,3% trong tháng 6. Tăng trưởng cung tiền M2 đã giảm xuống 10,7% từ 11,3% trong tháng 6 và thấp hơn dự báo là 11%.
Tình trạng tương tự cũng diễn ra ở Việt Nam, tăng trưởng tín dụng 6 tháng đầu năm 2023 chỉ đạt 4,73% dù lãi suất cho vay (bình quân) đã giảm 3%, theo Ngân hàng nhà nước (NHNN). NHNN đã liên tiếp hạ lãi suất chính sách 4 lần trong vòng ba tháng (tháng 3 - 5/2023). Lãi suất chính sách của Việt Nam, lần đầu tiên trong lịch sử, thấp hơn lãi suất chính sách đồng USD của Cục dự trữ liên bang (Fed).
Cả năm 2023, NHNN có kế hoạch tăng trưởng tín dụng 14%; đây là mức tăng trưởng tín dụng được tính toán để có thể đạt tăng trưởng kinh tế ở mức 6,5%. Nhưng tiêu dùng bị thu hẹp sau 3 năm thu nhập của người dân kiệt quệ vì Covid-19.
Ngành sản xuất tiêu điều khi nhiều doanh nghiệp, hộ kinh doanh phải tạm thời rời bỏ thị trường, đơn hàng bị thu hẹp, khoảng 10% lao động ở các khu công nghiệp bị mất việc, các doanh nghiệp lớn ở khu công nghiệp đều phải giãn, giảm giờ làm. Điều này khiến doanh nghiệp không vay vốn để sản xuất kinh doanh với tốc độ của các năm trước đó.
Hiện chưa rõ liệu NHNN sẽ có chính sách gì để đáp ứng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng 14% của năm nay trong 5 tháng cuối năm 2023.
Cả năm 2023, NHNN có kế hoạch tăng trưởng tín dụng 14%; đây là mức tăng trưởng tín dụng được tính toán để có thể đạt tăng trưởng kinh tế ở mức 6,5%. Nhưng tiêu dùng bị thu hẹp sau 3 năm thu nhập của người dân kiệt quệ vì Covid-19.
Ngành sản xuất tiêu điều khi nhiều doanh nghiệp, hộ kinh doanh phải tạm thời rời bỏ thị trường, đơn hàng bị thu hẹp, khoảng 10% lao động ở các khu công nghiệp bị mất việc, các doanh nghiệp lớn ở khu công nghiệp đều phải giãn, giảm giờ làm. Điều này khiến doanh nghiệp không vay vốn để sản xuất kinh doanh với tốc độ của các năm trước đó.
Hiện chưa rõ liệu NHNN sẽ có chính sách gì để đáp ứng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng 14% của năm nay trong 5 tháng cuối năm 2023.
Chứng khoán Trung Quốc đang rớt mạnh, Việt Nam thì sao?
Trong khi Fed tăng lãi suất lần thứ 11 liên tiếp, Trung Quốc buộc phải liên tục duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng dù phải chịu "thua thiệt" với đối thủ chiến lược này.
Thoạt đầu, việc nới lỏng tiền tệ đã dẫn tới thị trường chứng khoán (TTCK) tăng giá trong khi TTCK của Mỹ và khắp toàn cầu suy giảm. Rất nhiều doanh nghiệp, nhà đầu tư cá nhân Trung Quốc vay tiền để đầu tư chứng khoán thay vì đổ vào sản xuất và kinh doanh trong nền kinh tế thực. Nhưng hoạt động đầu cơ đó không được lâu. Từ tháng 6/2023, khi thị trường chứng khoán một số nền kinh tế có dấu hiệu phục hồi, Trung Quốc đã không còn sức sống.
Vào ngày 10/06, Bloomberg đưa tin rằng, thị trường chứng khoán Trung Quốc đã bị mất 1,5 nghìn tỷ USD giá trị thị trường. Các nhà phân tích chiến lược từ Goldman Sachs, Nomura Holdings và Morgan Stanley đã điều chỉnh giảm các mục tiêu của họ đối với Chỉ số MSCI Trung Quốc ít nhất 11% vào các thời điểm khác nhau. Dự báo mới nhất của họ chỉ ra rằng, mặc dù chỉ số này có thể phục hồi từ mức hiện tại, nhưng việc đạt đến mức cao được thiết lập vào tháng 1 sẽ là một thách thức.
Bloomberg cũng cho biết, ở thời điểm sụt giảm nghiêm trọng nhất, chỉ số MSCI China Index đã giảm gần 20% so với mức đỉnh vào ngày 27/01, dẫn đến thiệt hại khoảng 1,5 nghìn tỷ USD.
Hiện tại, các chỉ số chứng khoán của Trung Quốc mất 3% trong tuần qua, chỉ số của 50 doanh nghiệp lớn nhất trên sàn giao dịch Thượng Hải mất 8,15% so với cùng kỳ năm ngoái. Chỉ số 300 doanh nghiệp công nghiệp lớn nhất của Trung Quốc cũng giảm 7,32% so với năm ngoái.
Việt Nam dường như đang lặp lại chu kỳ của Trung Quốc, chỉ là chậm hơn một nhịp. Hiện tại, TTCK Việt Nam phục hồi mạnh sau 4 đợt giảm lãi suất mạnh tay của NHNN; về mức của những tháng cuối năm 2023. Hiện tại, cả VN-index và HXH-index đều tăng 6,76 và 7,15% trong tháng qua, tưng ứng đạt 1.232 và 245.35 điểm.
Giống như Trung Quốc, tiền lãi suất thấp hơn đã thành công thúc đẩy chứng khoán tăng trở lại, nhưng hoàn toàn là tăng dựa trên đầu cơ, đòn bảy nợ, không phải tăng trở lại nhờ hàng hoá trên thị trường (là các doanh nghiệp) hấp dẫn hơn, sinh lời tốt hơn.
Theo một bài báo trên CafeF ngày 10/8/2023, TTCK Việt Nam dường như đang được thúc đẩy bởi nợ; vay margin đầu cơ chứng khoán đang đạt đỉnh lịch sử. Theo bài báo này, tại thời điểm cuối quý 2/2023, chỉ số VN-Index có mức điểm tương đương với vùng đỉnh cuối quý 1/2018. Tuy nhiên, tỷ lệ margin/vốn hóa thị trường hiện đã gấp hơn 2 lần. cuối quý 2/2023, dư nợ cho vay tại các công ty chứng khoán ước tính lên đến 150.000 tỷ đồng, tăng 27.000 tỷ so với cuối quý 1. Trong đó, dư nợ margin cũng tăng khoảng 24.000 tỷ sau một quý, ước đạt 142.000 tỷ đồng.
Đây là dấu hiệu không tốt của bất kỳ nền kinh tế nào. Nó có thể tiếp tục tạo ra lạm phát trong tương lai. Lúc đó, dư địa chính sách tài khoá, tiền tệ không còn dồi dào để "tiêm giảm đau" cho nền kinh tế thì "nỗi đau" sẽ lớn hơn.
Hơn nữa, rủi ro kinh tế Trung Quốc và Mỹ cũng như EU chưa qua đi, Việt Nam cũng cần tính tới khả năng phơi nhiễm với rủi ro khủng hoảng kinh tế đến từ các quốc gia này. Lý do là Việt Nam là nền kinh tế có độ mở (tỷ lệ tổng kim ngạch xuất nhập khẩu/GDP) cao nhất trong số các nền kinh tế có quy mô tương đương trong khu vực và thế giới.
Đồng nội tệ mất giá, tăng trưởng khó...cưỡng cầu
Hiện tại, đồng CNY tiếp tục mất giá, đang ở mức mất giá cao thứ hai trong lịch sử, 7,22 CNY đổi lấy 1 USD.
Giá trị đồng CNY suy giảm sau hàng loạt các dữ liệu xấu về kinh tế Trung Quốc được công bố. Tại tháng 7/2023, lạm phát tiêu dùng của Trung Quốc giảm 0,3% so với một năm trước đó, thấp hơn dự báo của thị trường về mức giảm 0,4%. Tuy nhiên, đó là mức giảm đầu tiên trong hơn hai năm. Bên cạnh đó, lạm phát sản xuất của Trung Quốc giảm trong tháng thứ mười liên tiếp. Dữ liệu mới nhất cũng cho thấy xuất khẩu của Trung Quốc trong tháng 7 giảm 14,5% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi nhập khẩu giảm 12,4%, giảm với tốc độ mạnh nhất kể từ tháng 2/2020 do nhu cầu trong và ngoài nước suy giảm.
Tháng trước, chính quyền Trung Quốc đã cam kết tăng cường hỗ trợ chính sách để thúc đẩy nền kinh tế đang phát triển chậm lại, nhưng việc thiếu các kế hoạch cụ thể và các biện pháp mạnh mẽ đã khiến thị trường thất vọng.
Đồng nội tệ của Việt Nam tuy mới mất giá 1,48% so với USD. Đây là mức mất giá thấp so với nhiều loại tiền tệ trong khu vực và thế giới. Tuy nhiên, áp lực đồng nội tệ Việt Nam tiếp tục mất giá trong 5 tháng cuối năm 2023 ngày một lớn, đến từ cả trong và ngoài nước. Theo phân tích của NTDVN, dự kiến đồng VND có thể mất giá thêm 2%, thậm chí nhiều hơn nếu chính sách tiền tệ tiếp tục nới lỏng, hy sinh tỷ giá để đổi lấy lãi suất thấp hơn nữa như chủ trương của Chính phủ hiện nay. Nếu tiếp tục nới lỏng, Việt Nam có thể phải trả giá không chỉ là tỷ giá mà còn là lạm phát (đã bắt đầu xu hướng tăng trong vài tháng gần đây) trong khi không thể đổi lấy tăng trưởng như kỳ vọng.
Nguồn: Trên mạng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét