Thứ Ba, 29 tháng 8, 2023

Khiếp sợ Trung, Nga, Triều, Nhật Bản phát triển quân đội

Hehe, do bị Mỹ đứng đằng sau kích động, Nhật già nua khiếp sợ Trung Quốc, Nga và Triều; cuối cùng cũng như các nước châu Âu, Nhật đã phải nâng chi ngân sách lên 2% GDP, một điều chưa từng có trong lịch sử. Việc Nhật Bản mạnh mẽ tăng ngân sách quốc phòng là cơ hội để Mỹ ồ ạt bán vũ khí kiếm tiền. Nhật đã tụt hậu thì sẽ còn tụt hậu mãi mãi; đáng kiếp tên phát xít ở châu Á.
Khiếp sợ Trung Quốc, Nga, Triều, Nhật Bản khẩn trương phát triển quân đội
Richard A. Bitzinger • Nhật Bản đang phải đối mặt với mối đe dọa ba hướng: Trung Quốc, Nga và Triều Tiên; hướng còn lại là biển Thái Bình Dương. Trước mối đe dọa ba hướng như vậy, Tokyo đã quyết định tăng cường năng lực phòng thủ của mình. Trước hết, nước này tăng chi tiêu quân sự, từ 5,4 nghìn tỷ yên (khoảng 37,2 tỷ USD) vào năm 2022 - con số này thấp hơn ngân sách quốc phòng của Hàn Quốc (quốc gia nhỏ hơn Nhật Bản 2,5 lần) - lên 6,82 nghìn tỷ yên (khoảng 51,4 tỷ USD) vào năm 2023.
Xe tăng Type-74 của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản trong cuộc tập trận bắn đạn thật tại cơ sở huấn luyện của họ ở Gotemba, Nhật Bản, ngày 22/5/2021. (Ảnh: Akio Kon/Pool/AFP qua Getty Images)

Tổng thống Joe Biden đã thành công trong việc đưa Nhật Bản và Hàn Quốc – hai quốc gia mà trong thời gian dài có “mối quan hệ băng giá” (ít nhất là vậy) – vào liên minh với Hoa Kỳ. Sự hợp tác ba bên này hoàn toàn không phải là một “NATO châu Á”, nhưng nó đã gửi thông điệp mạnh mẽ tới Bắc Kinh và Moscow về sự gắn kết giữa phương Tây với Thái Bình Dương.

Thỏa thuận mới giữa ba nước đề cập đến việc tăng cường hợp tác về phòng thủ tên lửa và các công nghệ phòng thủ khác, các cuộc tập trận quân sự ba bên hàng năm và “cam kết tham vấn” về các vấn đề an ninh mà có ảnh hưởng đến cả ba quốc gia.

Hơn thế nữa, đây là dấu hiệu cho thấy Nhật Bản đang nghiêm túc thực hiện cam kết của họ về tăng cường hoạt động phòng thủ quốc gia.

Trong nhiều thập kỷ, do nền kinh tế suy thoái, Tokyo đã giới hạn chi tiêu quân sự của mình ở mức chỉ 1% GDP, tức là họ đã cắt giảm quốc phòng trong thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 21. Cùng lúc đó, Tokyo cũng đã nhân nhượng rất nhiều với những ‘thói hư tật xấu’ của chính quyền Trung Quốc. Trong sách trắng quốc phòng năm 2010 của Nhật Bản, các hoạt động quân sự của Trung Quốc trong khu vực chỉ được mô tả đơn giản là “mối quan ngại của khu vực”.

Ngày nay, bầu không khí ở Tokyo u ám hơn nhiều, bởi người Nhật phải chịu mối đe dọa kép từ cả Nga và Trung Quốc. Sách trắng quốc phòng năm 2023 của Nhật Bản có đoạn: “Việc Nga gây hấn với Ukraine là tình huống chưa từng có. Một thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã thể hiện sự coi thường luật pháp quốc tế bằng cách phát động cuộc xâm lược một quốc gia có chủ quyền".

Tokyo cũng gióng lên hồi chuông cảnh báo về Trung Quốc. Sách trắng mới nhất của họ nói rằng Bắc Kinh “đang nhanh chóng nâng cao năng lực quân sự về cả chất lượng và số lượng - bao gồm lực lượng hạt nhân và lực lượng tên lửa; đang tăng cường thực hiện - bằng vũ lực - những thay đổi đơn phương đối với hiện trạng” tại biển Hoa Đông và Biển Đông.

Không chỉ Trung Quốc và Nga, Triều Tiên cũng “đang nhanh chóng đẩy mạnh phát triển hạt nhân và tên lửa”.

Trước mối đe dọa ba hướng như vậy, Tokyo đã quyết định tăng cường năng lực phòng thủ của mình. Trước hết, nước này tăng chi tiêu quân sự, từ 5,4 nghìn tỷ yên (khoảng 37,2 tỷ USD) vào năm 2022 - con số này thấp hơn ngân sách quốc phòng của Hàn Quốc (quốc gia nhỏ hơn Nhật Bản 2,5 lần) - lên 6,82 nghìn tỷ yên (khoảng 51,4 tỷ USD) vào năm 2023.

Người dân xem bản tin về vụ thử tên lửa của Triều Tiên, tại bến phà đảo Ulleungdo phía đông Hàn Quốc, ngày 3/11/2022. (Ảnh: Anthony Wallace/AFP/Getty Images)

Nhật Bản dự kiến sẽ tăng ngân sách cho Lực lượng Phòng vệ (SDF) thêm 56% trong giai đoạn 5 năm 2023–2027, với tổng số tiền là 43 nghìn tỷ yên (khoảng 324 tỷ USD). Tức là chi tiêu quốc phòng sẽ tăng lên 2% GDP - mức phá vỡ điều cấm kỵ kéo dài hàng thập kỷ tại đất nước này.

Việc tăng chi tiêu quốc phòng như vậy sẽ rót tiền vào một số lĩnh vực bị Nhật Bản bỏ quên từ lâu. Khoản chi tiêu này bao gồm 35,62 tỷ USD cho năng lực phòng thủ từ xa trong 5 năm tới; trong khi đó, Nhật Bản chỉ chi 1,4 triệu USD cho các hệ thống từ xa trong 5 năm trước đó. Ngoài ra còn có mức tăng gấp 3 lần (21,37 tỷ USD) cho hệ thống tên lửa và phòng không tích hợp.

Tổng chi tiêu cho nghiên cứu và phát triển quân sự của Nhật Bản sẽ tăng hơn 4 lần, lên 27 tỷ USD, vào cuối năm 2027.

Việc Nhật Bản mạnh mẽ tăng ngân sách quốc phòng sẽ mở ra cánh cửa cho các thương vụ mua bán mới. Nước này có kế hoạch mua nhiều loại vũ khí tầm xa - bao gồm phiên bản tầm bắn mở rộng của tên lửa hành trình chống hạm Type-12 nội địa và 500 tên lửa hành trình Tomahawk phóng từ tàu do Mỹ sản xuất; các loại vũ khí không đối đất mới - bao gồm tên lửa tấn công chung (JSM) và tên lửa tầm xa không đối đất (JASSM). Nhật Bản cũng có kế hoạch phát triển các loại tên lửa khác - bao gồm cả vũ khí bội siêu thanh.

Ngoài ra, Nhật Bản sẽ dành 7 tỷ USD để mở rộng các hoạt động liên quan đến chiến tranh mạng và 7 tỷ USD khác để nâng cao năng lực không gian.

Lực lượng Phòng vệ Trên không (ASDF) đang mua ít nhất 147 máy bay chiến đấu tấn công chung F-35 (JSF), trong đó 42 chiếc sẽ là phiên bản “B” cất cánh ngắn và hạ cánh thẳng đứng (STOVL). Một số chiếc F-35B này sẽ được sử dụng để trang bị cho hai tàu sân bay “mới” của Nhật Bản – tàu sân bay trực thăng Izumo và tàu sân bay trực thăng Kago (hai tàu này đang được chuyển đổi để máy bay cánh cố định có thể hoạt động được).

ASDF cũng đang hợp tác với Anh và Ý để phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ 6; đây là lần đầu tiên Nhật Bản hợp tác phát triển một hệ thống vũ khí lớn với quốc gia khác ngoài Mỹ. Tokyo sẽ đầu tư 5,6 tỷ USD vào chương trình này trong 5 năm tới; chiếc máy bay đầu tiên sẽ được triển khai vào năm 2035.

Về Lực lượng Phòng vệ Hàng hải (MSDF), lực lượng này sẽ mua 2 tàu khu trục Aegis mới (tổng cộng 8 tàu), 4 tàu khu trục nhỏ mới và 34 máy bay tuần tra hàng hải P-1 trong vài năm nữa. MSDF cũng sẽ đóng 7 tàu ngầm mới, duy trì tổng số 22 tàu.

Cuối cùng là Lực lượng Phòng vệ Mặt đất (GSDF); họ đang tăng cường khả năng cơ động và khả năng triển khai quân bằng cách mua 13 máy bay quân sự V-22 Osprey, 22 máy bay vận tải C-2 và hàng trăm xe chiến đấu bọc thép bánh lốp Type-16. GSDF có kế hoạch thành lập 6 trung đoàn ra quân nhanh.

Trong khi tích cực nâng cao năng lực phòng thủ để đối phó với các mối đe dọa ngày càng tăng, Tokyo đồng thời phải đối mặt với hai thách thức quan trọng. Đầu tiên là về mặt thể chế. Quân đội Nhật Bản vẫn thiếu một cơ cấu chỉ huy hiện đại để đáp ứng nhu cầu của các hoạt động hiện đại, đa miền — tức là khả năng hoạt động như một đơn vị thống nhất trên nhiều lĩnh vực khác nhau như mặt đất, hàng hải, trên không, không gian vũ trụ, không gian mạng và phổ điện từ.

Do đó, có thể thấy, Lực lượng Phòng vệ (SDF) của Nhật Bản vẫn còn yếu trong các hoạt động chung giữa các quân chủng. Ví dụ, ASDF và GSDF có các lực lượng làm việc riêng lẻ. MSDF có nhiều kinh nghiệm làm việc với Hải quân Hoa Kỳ hơn các quân chủng khác.

Để giải quyết vấn đề thiếu sót này, Tokyo cho biết sẽ thành lập trung tâm chỉ huy chung đầu tiên. Tuy vậy, dù họ đã nói về điều này trong 20 năm qua nhưng cho đến nay vẫn chưa có nhiều dấu hiệu cho thấy họ đang thực hiện điều đó.

Thách thức thứ hai của Nhật Bản trong công tác xây dựng quân đội là hoạt động sản xuất vũ khí trong nước đang liên tục suy giảm. Ngành công nghiệp quốc phòng Nhật Bản đã bị thu hẹp cả về quy mô và năng lực trong hai thập kỷ qua. Nó chủ yếu vẫn sử dụng cách thức truyền thống lạc hậu trong chế tạo xe tăng, tàu ngầm và tàu chiến. Nước này thiếu chuyên môn cần thiết của thế kỷ 21 để có thể sản xuất vũ khí tiên tiến, đặc biệt là đạn tấn công chính xác, thiết bị bay không người lái, hoặc thiết bị điện tử quốc phòng chuyên dụng cao.

Nhật Bản phải cố gắng tiếp thêm năng lượng cho ngành công nghiệp quốc phòng đang trì trệ trong nước, đồng thời phải thúc đẩy nghiên cứu và phát triển quân sự ở cả trong nước và quốc tế. Tuy nhiên, lợi nhuận ngành này đang tiếp tục giảm; nhiều công ty Nhật Bản đã hoàn toàn rời khỏi lĩnh vực kinh doanh quốc phòng. Do đó, SDF vẫn nhập khẩu số lượng lớn vũ khí, chủ yếu từ Hoa Kỳ.

Rõ ràng, nếu Nhật Bản muốn sở hữu quân đội công nghệ cao của thế kỷ 21, có thể cạnh tranh với Trung Quốc và Nga, thì nước này cần phải hiện đại hóa ngành công nghiệp quốc phòng của mình. Hợp tác với Vương quốc Anh và Ý để phát triển máy bay chiến đấu thế hệ tiếp theo là bước khởi đầu tốt đẹp. Hợp tác với Hoa Kỳ và Hàn Quốc về lá chắn phòng thủ tên lửa cũng là một ý tưởng hay.

Chúng ta hãy hy vọng rằng liên minh ba bên mới này [Mỹ - Nhật - Hàn] sẽ mang lại cho Nhật Bản nhiều cơ hội hơn nữa trong quá trình đầu tư tiền của vào quốc phòng.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét